10- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatā-ñāṇa có nhiều năng lực làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 gọi là  paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ trạng-thái vô-thường,  trạng-thái khổ, trạng-thái  vô-ngã  của các pháp-hữu-vi trong tam-giới.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatā-ñāṇa trí-tuệ-thiền-tuệ mong muốn tha thiết giải thoát ra khỏi các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng nhàm chán tột độ làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 gọi là paṭisaṅkhānu-passanāñāṇa như sau:

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupas-sanāñāṇa là tổng hợp 9 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 gọi là paṭisaṅkhānupassa-nāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi trong tam-giới.

Theo bộ Visuddhimagga, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa này thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ 4 trạng-thái gồm có 53 trạng-thái chi-tiết.

– Trạng-thái vô-thường có 12 trạng-thái chi-tiết.

– Trạng-thái khổ có 27 trạng-thái chi-tiết.

– Trạng-thái vô-ngã có 7 trạng-thái chi-tiết.

– Trạng-thái bất-tịnh có 7 trạng-thái chi-tiết.

Trí-tuệ-thiền-tuệ  thứ  10  paṭisaṅkhānupas-sanāñāṇa này thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ 4 trạng-thái: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái  vô-ngã,  trạng-thái  bất-tịnh  của  các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới một cách rõ ràng đầy đủ các trạng-thái chi-tiết, nên  diệt-từng-thời  (tadaṅgappahāma)  được  3 pháp-điên-đảo: tưởng-điên-đảo (saññāvipallāsa), tâm-điên-đảo  (cittavipallāsa),  tà-kiến-điên-đảo (diṭṭhivipallāsa) cho sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là thường, lạc, ngã, tịnh.

Cho nên, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 này sáng suốt tìm ra phương-pháp giải thoát khổ khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới này.

Hành-giả tiếp tục cố gắng tinh-tấn không ngừng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với phương-pháp ấy trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānu-passanāñāṇa phát sinh có nhiều năng lực.

Trong Visuddhimagga, phần trí-tuệ-thiền-tuệ thứ  10  paṭisaṅkhānupassanāñāṇakathā  giảng giải rằng:

“Aniccato manasikaroto nimittaṃ paṭisaṅkhā ñāṇaṃ uppajjati.

“Dukkhato manasikaroto pavattaṃ paṭisaṅkhā ñāṇaṃ uppajjati.

“Anattato manasikaroto nimittañca pavattañca paṭisaṅkhā ñāṇaṃ uppajjati.”

“Hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, biết rõ pháp-hữu-vi không bền lâu, chốc lát, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭi-saṅkhānupassanāñāṇa phát sinh.”

“Hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ, biết rõ sự hiện hữu các pháp-hữu-vi, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupas-sanāñāṇa phát sinh.”

“Hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã, biết rõ pháp-hữu-vi không bền lâu và sự hiện hữu các pháp-hữu-vi, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupassanāñāṇa phát sinh.”

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupas-sanāñāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhā-ñāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.

11- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 Saṅkhārupekkhāñāṇa

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupas-sanāñāṇa  nhiều  năng  lực  làm  nền  tảng,  làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 gọi là saṅkhārupekkhāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ràng thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, nên đặt tâm trung-dung giữa mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, để quyết định phương pháp giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhā-ñāṇa là tổng hợp 10 loại trí-tuệ trên từ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ràng sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, nên đặt tâm trung-dung (majjhatta) giữa mọi sắc-pháp,  mọi danh-pháp tam-giới, để quyết định phương-pháp giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.

Khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhā-nupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ trở lại đầy đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi trong tam-giới, để tìm ra phương-pháp giải thoát ra khỏi các pháp hữu-vi sắc-pháp, danh-pháp này. Cho nên hành-giả trở lại suy xét rằng:

“Sabbe saṅkhārā suññā”

Tất cả các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là ngũ-uẩn, 6 xứ bên trong với 6 xứ bên ngoài, 18 tự-tánh (dhātu), … đều là hoàn toàn không (không phải ta, không phải của ta).

Thật vậy, hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa thấy rõ, biết rõ 2 pháp:

“Suññamidaṃ attanena vā attaniyena vā” 

Thật-tánh  của  các  pháp-hữu-vi  sắc-pháp, danh-pháp tam-giới này không phải ta và không phải của ta.

Khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa thấy rõ, biết rõ các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là hoàn toàn không phải ta, không phải của ta với paccakkhañāṇa: trí-tuệ trực tiếp thấy rõ, biết rõ bên trong của mình như vậy, và cũng thấy rõ, biết  rõ  các  pháp-hữu-vi  bên  trong  của  người khác bằng anumānañāṇa: trí-tuệ gián tiếp thấy rõ, biết rõ 4 pháp rằng:

1- Nāhaṃ kvacani.

2- Kassaci kiñcanatasmiṃ.

3- Na ca mama kvacani.

4- Kismiñci kiñcanatatthi.

1- Hành-giả không thấy có ta trong bất cứ sắc-pháp, danh-pháp nào, thời gian nào, trong pháp nào cả.

2- Hành-giả không thấy ta có quan hệ mật thiết đến một ai cả.

3-  Hành-giả  thấy  không  có  của  ta,  cũng không có của người khác, bất cứ sắc-pháp, danh-pháp nào, thời gian nào, trong pháp nào cả.

4- Hành-giả không thấy người khác có quan hệ với ta.

Như vậy, các pháp hữu-vi là hoàn toàn không. 

Hành-giả  thực-hành  pháp-hành  thiền-tuệ  có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ các pháp-hữu-vi rằng:

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 6 xứ bên trong: nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ là hoàn toàn không (suñña), không phải ta, không  phải  của  ta,  là  vô-thường,  không  bền vững, …

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 6 xứ bên ngoài: sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ là hoàn toàn không (suñña), không phải ta, không phải của ta, là vô-thường, không bền vững, …

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 6 thức-tâm: nhãn-thức-tâm, nhĩ-thức-tâm, tỷ-thức-tâm, thiệt-thức-tâm,  thân-thức-tâm,  ý-thức-tâm  là  hoàn toàn không (suñña), không phải ta, không phải của ta, là vô-thường, không bền vững, …

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn là hoàn toàn không (suñña), không phải ta, không phải của ta, là vô dụng vì không có lõi, không bền vững, là vô-thường, không an-lạc, vô-ngã, luôn luôn biến đổi, ví như cây sậy, cây chuối, bong bóng nước, bọt nước, giọt sương, …

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn với 10 tính chất như sau:

Sắc-uẩn có 10 tính chất:

1- Rūpaṃ rittato passati: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là vô ích, bởi vì vô-thường, khổ, vô-ngã.

2- Tuccho: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là rỗng tuếch, bởi vì không có cốt lõi.

3- Suññato: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là rỗng không, không phải ta, không phải của ta.

4- Anattato: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là vô-ngã, bởi vì vô chủ, không chiều theo ý muốn của ai.

5- Anissariyato: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không có chủ quyền, bởi vì không ai có quyền sai khiến theo ý của mình.

6- Akāmakāriyato: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không làm theo ý muốn của ai.

7- Alabbhanīyato: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ không thể muốn sắc-uẩn như thế này, đừng như thế kia được.

8- Avasavattakato: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không chiều theo ý muốn của ai.

9- Parato: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là khác lạ.

10- Vivittato pasati: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là vô chủ, bởi vì không phải người, không phải chúng-sinh nào cả.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là hoàn toàn không với 10 tính chất ấy như thế nào.

Cũng như vậy, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn cũng là hoàn toàn không với 10 tính chất cũng như thế ấy.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn là hoàn toàn không, có 12 tính chất.

Sắc-uẩn có 12 tính chất:

1- Rūpaṃ na satto: Trí-tuệ -hiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là chúng-sinh.

2- Na jīvo: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là sinh-mạng vĩnh cửu như ngoại đạo.

3- Na naro: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là người.

4- Na māṇavo: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là cậu trai trẻ.

5- Na itthī: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là người nữ.

6- Na puriso: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là người nam.

7- Na attā: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải ta (ngã).

8- Na attaniyaṃ: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải thuộc về của ta (ngã).

9- Nāhaṃ: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải là ta.

10- Na mama: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải của ta.

11-  Na  aññassa:  Trí-tuệ-thiền-tuệ  thấy  rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải của người khác.

12- Na kassaci: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn không phải của một ai cả.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là hoàn toàn không với 12 tính chất ấy như thế nào.

Cũng  như  vậy,  thọ-uẩn,  tưởng-uẩn,  hành-uẩn, thức-uẩn cũng là hoàn toàn không với 12 tính chất cũng như thế ấy.

* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-uẩn là hoàn toàn không với trạng-thái vô-thường có 12 trạng-thái chi-tiết, trạng-thái khổ có 27 trạng-thái chi-tiết, trạng-thái vô-ngã có 7 trạng-thái chi-tiết của sắc-uẩn.

Cũng như vậy, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn hoàn toàn không với trạng-thái vô-thường có 12 trạng-thái chi-tiết, trạng-thái khổ có 27 trạng-thái chi-tiết, trạng-thái vô-ngã có 7 trạng-thái chi-tiết như sắc-uẩn.

Khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp hoàn toàn không như vậy, gọi là trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới hoàn toàn không, không phải ta, không phải của ta.

Đức-Phật dạy Ngài Trưởng-lão Mogharāja:

“Suññato lokaṃ avekkhassu, 

Mogharāja sadā sato. 

Attānudiṭṭhiṃ ūhacca,

evaṃ maccutaro siyā. 

Evaṃ lokaṃ avekkhantaṃ, 

maccurājā na passati.

“Này Mogharāja! Con nên tinh-tấn ngày đêm,  

Thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ.  

Từ bỏ tà-kiến theo chấp ngã, 

Con nên có trí-tuệ-thiền-tuệ,    

Thấy rõ, biết rõ các pháp-hữu-vi,  

Trong tam-giới hoàn toàn không.  

Được như vậy, con thoát khỏi tử thần, 

Tử thần không thấy người thấy rõ, biết rõ, 

Pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp,  

Trong tam-giới hoàn toàn không như vậy.”  

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới hoàn toàn không với nhiều phương pháp như vậy, tâm của hành-giả đặt trung-dung giữa tất cả các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.

Như vậy, hành-giả đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 gọi là saṅkhārupekkhāñāṇa.

Tính chất của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11

Khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhā-ñāṇa thấy rõ, biết rõ các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới hoàn toàn không (không phải ta, không phải của ta), thấy rõ, biết rõ đầy đủ các trạng-thái chi-tiết của trạng-thái vô-thường,  của  trạng-thái  khổ,  của  trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới. Cho nên, hành-giả có được tính chất đặc biệt của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa như sau:

– Hành-giả diệt được bhayañca nandiñca vippahāya: tâm kinh-sợ (bhaya) và tâm hoan-hỷ (nandi) trong các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, bởi vì đặt tâm trung-dung (majjhatta) giữa các sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.

– Hành-giả không chấp-thủ trong sắc-pháp, danh-pháp cho là ta (ahaṃ), của ta (mama), bởi vì thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp thật đáng kinh-sợ, đầy tội-chướng  thật đáng nhàm-chán tột độ.

Ví dụ: Một chàng trai yêu say đắm người vợ trẻ đẹp, không muốn rời xa vì quá yêu vợ. Nếu thấy người vợ đứng, ngồi nói chuyện, cười cợt với người đàn ông nào thì chàng trai ấy nổi cơn ghen tức, khổ tâm cùng cực.

Một hôm, chàng trai ấy bắt gặp vợ của mình ngoại tình với người đàn ông khác, thấy rõ, biết rõ người vợ phụ bạc, không có lòng chung thủy với mình, đầy tội-lỗi như vậy, nên phát sinh tâm nhàm-chán tột độ, không còn yêu say đắm người vợ như trước nữa.

Chàng trai ấy quyết tâm ly dị với vợ, rồi đuổi vợ ra khỏi nhà, không còn chấp nhận là vợ của mình nữa.

Từ đó về sau, dù chàng trai trẻ thấy người vợ cũ đi theo người người đàn ông khác, chuyện trò cười cợt với người đàn ông khác, vẫn tự nhiên, không hề nổi cơn ghen tức như trước nữa, bởi vì chàng trai trẻ đặt tâm trung-dung giữa người vợ cũ và người đàn ông khác ấy.

Cũng như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa thấy rõ, biết rõ ràng sắc-pháp, danh-pháp hoàn toàn không, là pháp-vô-ngã, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái  vô-ngã,  nên  không  còn  chấp-thủ trong  sắc-pháp,  danh-pháp  cho  là  ta  (ahaṃ), của ta (mama), đặt tâm trung-dung giữa tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp ấy.

Hành-giả đã đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 này thấy rõ, biết rõ tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thật đáng kinh sợ, đầy tội-chướng, thật đáng nhàm-chán tột độ, chỉ mong giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới mà thôi.

Hành-giả trở lại thấy rõ, biết rõ tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp hoàn toàn không, không phải ta, không phải của ta, nên đặt tâm trung-dung giữa tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp, đó là tâm có nhiều năng lực chỉ có hướng tâm đến Niết-bàn giải thoát khổ mà thôi.

Nếu  tâm  chưa  thấy  đối-tượng  danh-pháp Niết-bàn thì hành-giả trở lại với đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, và tiếp tục thực-hành như vậy, cho đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ có khả năng thấy được đối-tượng Niết-bàn.

Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ có khả năng thấy được đối-tượng Niết-bàn  siêu-tam-giới,  khi  ấy, mới buông bỏ đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.

Ví dụ: Chiếc thương thuyền đi trên đại dương. 

Thời xưa, con người chưa có chiếc la-bàn chỉ phương hướng. Chiếc thương thuyền trước khi khởi hành đi ra biển đại dương, người thuyền trưởng bắt một con quạ đem theo để chỉ phương hướng. Nếu khi chiếc thuyền bị gió mạnh đi lạc hướng, nhìn không thấy bến thì khi ấy người thuyền trưởng thả con quạ bay đi tìm bến.

Con quạ rời từ đỉnh cột buồm bay thẳng lên hư không, bay quanh các hướng, nếu nó thấy bến thì nó bay thẳng về hướng ấy, nhưng nếu nó chưa thấy bến thì nó bay trở lại đậu trên đỉnh cột buồm như trước. Con quạ ấy tiếp tục bay như vậy, cho đến khi tìm thấy bến bay thẳng về hướng ấy, chiếc thuyền cũng đi theo hướng ấy đến bến.

Cũng như vậy, hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa, nếu khi thấy được đối-tượng santipada; Niết-bàn siêu-tam-giới thì buông bỏ đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới  sinh  rồi  diệt  liên  tục  không  ngừng,  có trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã.

Nếu khi hành-giả chưa thấy được đối-tượng santipada: Niết-bàn siêu-tam-giới thì hành-giả vẫn còn có đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới  sinh  rồi  diệt  liên  tục  không  ngừng,  có trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã.

Hành-giả tiếp tục thực-hành như vậy, bởi vì trí-tuệ-thiền-tuệ  thứ  11  saṅkhārupekkhāñāṇa này phát sinh càng lâu càng vi-tế sâu sắc, thì càng có nhiều năng lực tâm trung-dung giữa sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.

Ba trí-tuệ-thiền-tuệ cùng mục đích

Ba trí-tuệ-thiền-tuệ có cùng mục đích giống nhau là:

1- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatā-ñāṇa thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới thật đáng nhàm-chán tột độ, nên chỉ mong giải thoát ra khỏi các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới mà thôi.

2- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānu-passanāñāṇa  thấy  rõ,  biết  rõ  trở  lại  đầy  đủ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi trong tam-giới, để tìm ra phương-pháp giải thoát ra khỏi các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.

3- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhā-ñāṇa thấy rõ, biết rõ ràng thật-tánh của danh-pháp, sắc pháp là pháp-vô-ngã, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, đặt tâm trung-dung giữa tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới, nên có khả năng đặc biệt quyết định phương pháp thực-hành để giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.

Như vậy, 3 trí-tuệ-thiền-tuệ này đều giống nhau về phận sự, về mục đích giải thoát ra khỏi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, nhưng chỉ có khác nhau về thời gian qua ba giai đoạn:

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa ở giai đoạn đầu.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupas-sanāñāṇa ở giai đoạn giữa.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhā-ñāṇa ở giai đoạn cuối.

Tính Chất Của Saṅkhārupekkhāñāṇa

Hành-giả  thực-hành  pháp-hành  thiền-tuệ  đã đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhā-ñāṇa nên có những tính chất đặc biệt như sau:

– Hành-giả không thoái chí nản lòng, chỉ có quyết tâm kiên trì thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để mong chóng chứng ngộ Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài mà thôi.

* Hành-giả có 5 pháp đặc biệt là:

1- Bojjhaṅgavisesa: Pháp đặc biệt thất-giác-chi: niệm-giác-chi, phân-tích-giác-chi, tinh-tấn-giác-chi, hỷ-giác-chi, tịnh-giác-chi, định-giác-chi, xả-giác-chi. Đó là 7 pháp-giác-chi hỗ trợ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn.

2- Maggaṅgavisesa: Pháp đặc biệt bát-chánh-đạo: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ,  chánh-nghiệp,  chánh-mạng,  chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định. Đó là 8 pháp-chánh-đạo hỗ trợ chính trực tiếp chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả  và  Niết-bàn,  diệt  tận  được  mọi phiền-não, mọi tham-ái.

3- Jhānaṅgavisesa: Pháp đặc biệt chi thiền Jhāna nghĩa là định-tâm trong đối-tượng, có 2 loại định:

– Lakkhaṇūpanijjhāna: Định-tâm trong mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, để trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, thấy rõ, biết rõ ba trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.

– Ārammaṇūpaṇūpanijjhāna: Định-tâm trong 40 đề mục thiền-định.

4- Paṭipadāvisesa: Pháp-hành đặc biệt có 4 pháp-hành:

4.1- Dukkhāpaṭipadā dandhābhiññā: Thực-hành   pháp-hành   thiền-tuệ   khó   nhọc,   chậm chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.

4.2- Dukkhāpaṭipadā khippābhiññā: Thực-hành pháp-hành thiền-tuệ khó nhọc, mau chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.

4.3- Sukhāpaṭipadā dandhābhiññā: Thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dễ dàng, chậm chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.

4.4- Sukhāpaṭipadā khippābhiññā: Thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dễ dàng, mau chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.

Nguyên nhân của mỗi pháp-hành

* Do nguyên nhân nào mà hành-giả  thực-hành pháp-hành thiền-tuệ khó nhọc, chậm chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả?

Do 10 vipassanupakkilesa: Pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh xen vào làm trở ngại cho hành-giả  đang  thực-hành  pháp-hành  thiền-tuệ khó phát triển.

Khi hành-giả thực-hành khó nhọc mới thoát ra khỏi 10 pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa phát sinh gần chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả vẫn còn chút trở ngại mới chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.

Vì vậy, gọi là “dukkhāpaṭipadā dandhā-bhiññā:   thực-hành   pháp-hành   thiền-tuệ   khó nhọc, chậm chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả”.

* Do nguyên nhân nào mà hành-giả  thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dễ dàng, mau chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả?

Do hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dễ dàng thoát ra khỏi 10 vipassanupakkilesa: pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ, và đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa phát sinh gần chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả cũng dễ dàng chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.

Vì vậy, gọi là “sukhāpaṭipadā khippābhiññā: thực-hành pháp-hành dễ dàng, mau chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả”.

* Đối với chư Phật chỉ có điều thứ 4 là “sukhāpaṭipadā khippābhiññā” thực-hành pháp-hành  thiền-tuệ  dễ  dàng,  mau  chứng  đắc  4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả mà thôi.

* Đối với Ngài Đại-trưởng-lão Sāriputta chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả thuộc về pháp-hành thứ 4 “sukhāpaṭipadā khippābhiññā”.

* Đối với Ngài Đại-trưởng-lão Mahā-moggallāna khi chứng đắc Sotāpattimagga, Sotāpattiphala thuộc về pháp-hành thứ 4 “sukhāpaṭipadā khippābhiññā”, nhưng đến khi chứng đắc 3 Thánh-đạo và 3 Thánh-quả bậc cao thuộc về pháp-hành thứ nhất “dukkhāpaṭipadā dandhābhiññā”.

* Đối với các hành-giả khác thành tựu 1 trong 4 pháp-hành tuỳ theo khả năng của mỗi hành-giả.

5- Vimokkhavisesa: Pháp đặc biệt vimokkha có 3 pháp:

*   Animittavimokkha:   Vô-hiện-tượng   giải-thoát là giải thoát khỏi các pháp-hữu-vi tam-giới (animitta), chứng ngộ Niết-bàn animitta-nibbāna: vô-hiện-tượng Niết-bàn.

* Appaṇihitavimokkha: Vô-tham-ái giải thoát là giải thoát khỏi tham-ái trong các pháp-hữu-vi tam-giới (appaṇihita), chứng ngộ Niết-bàn appa-ṇihitanibbāna: vô-tham-ái Niết-bàn.

* Suññatavimokkha: Chơn-không-vô-ngã giải-thoát là giải thoát khỏi chấp ngã trong các pháp-hữu-vi tam-giới (suññata), chứng ngộ Niết-bàn suññatanibbāna: chơn-không-vô-ngã Niết-bàn.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 dõi theo 3 loại anupassanā cơ bản là:

1-Aniccānupassanā: Dõi theo trạng-thái vô-thường.

2-Dukkhānupassanā: Dõi theo trạng-thái khổ.

3- Anattānupassanā: Dõi theo trạng-thái vô-ngã.

Khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhā-ñāṇa dõi theo 3 loại anupassanā này liên quan đến 3 loại indriya, có khả năng đạt đến 3 pháp-giải-thoát vimokkha, chứng ngộ 3 loại Nibbāna, chứng đắc thành bậc Thánh-nhân Ariya-puggala, phân định 7 nhóm Thánh-nhân trong Phật-giáo.

* Hành-giả đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 gọi là saṅkhārupekkhāñāṇa này có một tiềm lực mãnh liệt, có khả năng đặc biệt quyết định chọn phương pháp thực-hành để giải thoát khổ khỏi tam-giới như sau:

– Bằng 1 trong 3 pháp-chủ indriya: saddhin-driya, samādhindriya, paññindriya.

– Bằng 1 trong 3 anupassanā: aniccānu-passanā, dukkhānupassanā, anattānupassanā.

– Bằng 1 trong 3 sāmaññalakkhaṇa: anicca-lakkhaṇa, dukkhalakkhaṇa, anattalakkhaṇa.

– Bằng 1 trong 3 pháp-giải-thoát vimokkha: animittavimokkha, appaṇihitavimokkha, suññata-vimokkha.

– Bằng 1 trong 3 loại nibbāna: animitta-nibbāna, appaṇihitanibbāna, suññatanibbāna.

* Phân-định 7 nhóm Thánh-nhân:

1- Nhóm Thánh-nhân Saddhānusārī.

2- Nhóm Thánh-nhân Saddhāvimutta.

3- Nhóm Thánh-nhân Kāyasakkhi.

4- Nhóm Thánh-nhân Ubhatobhāgavimutta.

5- Nhóm Thánh-nhân Dhammānusārī.

6- Nhóm Thánh-nhân Diṭṭhipatta.

7- Nhóm Thánh-nhân Paññāvimutta.

1- Nếu hành-giả nào là hạng người có đức-tin trong sạch đặc biệt thì saddhindriya: tín-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), dõi theo aniccānupassanā, thấy rõ, biết rõ aniccalakkhaṇa: trạng-thái vô-thường, dẫn đến pháp-giải-thoát animittavimokkha: vô-hiện-tượng giải-thoát  là  giải  thoát  khỏi  các  pháp  hữu-vi tam-giới (animitta), chứng ngộ Niết-bàn animitta-nibbāna: vô-hiện-tượng Niết-bàn, hành-giả ấy chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả như sau:

– Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo thuộc về nhóm   Saddhānusārī:   Bậc   Thánh   Nhập-lưu chứng đắc bằng đức-tin trong sạch.

– Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo,  Bất-lai  Thánh-quả,  A-ra-hán  Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả gồm có 7 bậc Thánh-nhân thuộc  về  nhóm  Saddhāvimutta:  Bậc  Thánh-nhân giải thoát bằng đức-tin trong sạch.

2- Nếu hành-giả nào là hạng người có định-tâm  vững  chắc  đặc  biệt  thì  samādhindriya: định-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), dõi theo dukkhānu-passanā, thấy rõ, biết rõ dukkhalakkhaṇa: trạng-thái khổ, dẫn đến pháp-giải-thoát appaṇihitavimokkha: vô-tham-ái giải thoát là giải thoát khỏi tham-ái trong các pháp-hữu-vi tam-giới (appaṇihita), chứng ngộ Niết-bàn appaṇihitanibbāna: vô-tham-ái Niết-bàn, hành-giả ấy chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả như sau:

– Chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả gồm có 8 bậc Thánh-nhân đều thuộc về nhóm Kāyasakkhi: Bậc Thánh-nhân trước có các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm làm nền tảng, sau thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.

– Nếu hành-giả, trước đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, sau đó thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả thì thuộc về nhóm Ubhatobhāgavimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải thoát cả 2: tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm  và A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả.

3- Nếu hành-giả nào là hạng người có trí-tuệ siêu-việt đặc biệt thì paññindriya: tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ), dõi theo anattānupassanā, thấy rõ, biết rõ anattalakkhaṇa: trạng-thái vô-ngã, dẫn đến pháp-giải-thoát suññatavimokkha: chơn-không giải-thoát là giải thoát khỏi các pháp-hữu-vi tam-giới, chứng ngộ Niết-bàn suññata-nibbāna: chơn-không Niết-bàn, hành-giả ấy chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả như sau:

– Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo thuộc về nhóm Dhammānusārī: Bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng trí-tuệ-siêu-việt.

– Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo gồm có 6 bậc Thánh-nhân này thuộc về nhóm Diṭṭhipatta: Bậc Thánh-nhân giải thoát bằng trí-tuệ-siêu-việt.

– Chứng đắc A-ra-hán Thánh-quả thuộc về nhóm Paññāvimutta: Bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng trí-tuệ-siêu-việt, (không có bậc thiền nào làm nền tảng).

Bảy nhóm Thánh-nhân theo 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả

Phân loại 7 nhóm Thánh-nhân tương xứng với 8 bậc Thánh-nhân như sau:

1- Nhóm Thánh-nhân Saddhānusārī có 1 bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng đức-tin trong sạch.

2- Nhóm Thánh-nhân Dhammānusārī có 1 bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bằng trí-tuệ-siêu-việt.

3- Nhóm Thánh-nhân Diṭṭhipatta gồm có 6 bậc Thánh-nhân giải thoát bằng trí-tuệ-siêu-việt, đó là Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo.

4- Nhóm Thánh-nhân Saddhāvimutta gồm có 7 bậc Thánh-nhân giải thoát bằng đức-tin trong sạch, đó là Nhập-lưu Thánh-quả, Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.

5- Nhóm Thánh-nhân Kāyasakkhi gồm có 8 bậc Thánh-nhân: trước có các bậc thiền sắc-giới  thiện-tâm  làm  nền  tảng,  sau  thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng đắc đầy đủ 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.

6-  Nhóm  Thánh-nhân  Ubhatobhāgavimutta có 1 bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng cả 2 pháp: tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm và A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.

7- Hạng Thánh-nhân Paññāvimutta có 1 bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng trí-tuệ-siêu-việt, (không có bậc thiền nào làm nền tảng).

Đối-tượng trước Thánh-đạo-lộ-trình-tâm

Trong bộ Visuddhimagga, phần saṅkhāru-pekkhāñāṇa trình bày nhiều trường hợp hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ ban đầu có đối-tượng thiền-tuệ khi thì sắc-pháp, khi thì danh-pháp khác nhau, trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới, hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái  vô-thường,  trạng-thái  khổ,  trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới. Những trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 Saṅkhārupekkhā-ñāṇa có những đối-tượng thiền-tuệ tam-giới này không  chắc  chắn,  có  thể  thay  đổi  đối-tượng thiền-tuệ   theo   mỗi   lộ-trình-tâm,   trước   khi Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta) có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta), có  đối-tượng  thiền-tuệ  tam-giới  chắc  chắn, không thay đổi, đó là đối-tượng sắc-pháp hoặc đối-tượng danh-pháp tam-giới, có 1 trong 3 trạng-thái-chung là trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, có 1 trong 3 pháp-chủ là tín-pháp-chủ, hoặc định-pháp-chủ, hoặc tuệ-pháp-chủ tuỳ theo năng lực pháp-chủ đặc biệt của hành-giả.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa này làm nền tảng, làm nhân-duyên để trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa phát sinh tiếp theo.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app