12- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 Saccānulomañāṇa

Hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân đã tích luỹ đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, có đủ 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn ngay trong kiếp hiện-tại. 

 Hành-giả là người có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, có giới-hạnh trong sạch, có quyết tâm tinh-tấn không ngừng kiên trì thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, nên các trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự, từ trí-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa có nhiều năng lực đặc biệt, nên hành-giả nghĩ rằng: 

 “Dāni maggo uppajjissati” 

 “Bây giờ Thánh-đạo-tâm sẽ phát sinh” 

 Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) chỉ phát sinh trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta). 

 Trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm gồm có 4 loại trí-tuệ-thiền-tuệ là: 

 1- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa. 

 2- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa. 

 3- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 Maggañāṇa. 

 4- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 Phalañāṇa. 

Đồ biểu Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpattimaggavīthicitta)

rWH4Rdt4fD5Dh48yAnOoUScNGq zT9c3gCCtuHBc46zQgkQ9O5shXFoL3T9UOHPv0R HTdupzr3xaXyQJ qj4dTZ0ZqZATp5i1a4cgMdvgc1 YnT3K6VX5VeMDHjjnf0lRP d KgJQPGDcyeEg

Giải thích Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm

1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trước, viết tắt (bha)

2- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động, vt (na)

3- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt, vt (da)

4- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm, vt (ma)

5- Parikamma: Tâm chuẩn bị Thánh-đạo-tâm, vt (pari)

6- Upacāra: Tâm cận Thánh-đạo-tâm, vt (upa)

7- Anuloma: Tâm thuận dòng trước-sau, vt (anu)

8- Gotrabhu: Tâm chuyển dòng phàm-nhân, vt (got)

9- Sotāpattimaggacitta: Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm, vt (mag)

10- Sotāpattiphalacitta: Nhập-lưu Thánh-quả-tâm, vt (phal)

11- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau, viết tắt (bha)

Chấm dứt Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm. 

Xem xét Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm kể từ Manodvāravajjanacitta: ý-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na tiếp nhận đối-tượng sắc-pháp hoặc đối-tượng danh-pháp tam-giới có 1 trong 3 trạng-thái chung là trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã làm đối-tượng sinh rồi diệt, làm duyên cho Javanacitta: tác-hành-tâm phát sinh liên tục gồm có 7 sát-na-tâm là:

1- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma: chuẩn-bị-tâm cho Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm, có 1 trong 3 trạng-thái-chung làm đối-tượng giống như ý-môn-hướng-tâm, sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:

2- Sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra: cận-tâm gần Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm, có 1 trong 3 trạng-thái-chung làm đối-tượng giống như ý-môn-hướng-tâm, sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:

3- Sát-na-tâm thứ ba gọi là anuloma: tâm-thuận-dòng trước và sau phát sinh 1 sát-na-tâm có 1 trong 3 trạng-thái-chung làm đối-tượng giống như ý-môn-hướng-tâm, sinh rồi diệt làm duyên cho sát-na-tâm sau là:

4- Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu: trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa làm phận sự chuyển dòng từ phàm-nhân lên dòng bậc Thánh Nhập-lưu phát sinh 1 sát-na-tâm. Tuy tâm này còn là dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, nhưng có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới mở đầu sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:

5- Sát-na-tâm thứ 5 gọi là Magga: Thánh-đạo-tâm, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới trong Thánh-đạo-tâm gọi là Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ đó là Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ trong Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh chỉ 1 sát-na-tâm mà thôi có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, có khả năng đặc biệt diệt tận được (samucchedap-pahāna) 2 loại phiền-não là diṭṭhi: tà-kiến và vicikicchā: hoài-nghi không còn dư sót, sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:

6-7- Sát-na-tâm thứ 6, thứ 7 gọi là Phala: Thánh-quả-tâm, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới trong Thánh-quả-tâm gọi là Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ đó là Nhập-lưu Thánh-quả-tuệ trong Nhập-lưu Thánh-quả-tâm phát sinh 2 sát-na-tâm có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới có phận-sự làm vắng lặng phiền-não mà Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được, sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:

* Hộ-kiếp-tâm sau bhavaṅgacitta chấm dứt Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

Như vậy, trong Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta) có 7 sát-na-tâm javanacitta đặc biệt có 2 loại tâm, 2 loại đối-tượng, 4 loại trí-tuệ-thiền-tuệ như sau:

* 2 Loại tâm

– Dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ có 4 sát-na-tâm là sát-na-tâm thứ nhất gọi là pari-kamma, sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra, sát-na-tâm thứ 3 gọi là anuloma, sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu.

– Siêu-tam-giới-tâm có 3 sát-na-tâm là sát-na-tâm thứ 5 gọi là Sotāpattimaggacitta thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm, và sát-na-tâm thứ 6, và thứ 7 gọi là Sotāpattiphalacitta thuộc về siêu-tam-giới quả-tâm.

* 2 Loại đối-tượng

– Đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới (lokiya-ārammaṇa) có 3 sát-na-tâm là sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma, sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra, sát-na-tâm thứ 3 gọi là anuloma.

– Đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới (lokuttara-ārammaṇa) có 4 sát-na-tâm là sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu, sát-na-tâm thứ 5 gọi là Sotāpattimaggacitta, sát-na-tâm thứ 6, và thứ 7 gọi là Sotāpattiphalacitta.

* Tuy nhiên sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu là 1 sát-na-tâm đặc biệt, tuy tâm còn là dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, nhưng có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.

* Bốn Loại trí-tuệ-thiền-tuệ

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 Maggañāṇa.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 Phalañāṇa.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa có 3 sát-na-tâm đầu:

1- Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma: tâm chuẩn bị cho Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:

2- Sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra: cận-tâm gần với Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm, sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm sau là:

3- Sát-na-tâm thứ ba gọi là anuloma: tâm-thuận-dòng 8 loại trí-tuệ-thiền-tuệ trước và thuận-dòng 37 pháp bodhipakkhiyadhamma sau phát sinh 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt, đồng thời diệt buông bỏ đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới.

3 sát-na-tâm này gọi là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa, trí-tuệ này có 2 phận sự:

– Thuận dòng theo 8 trí-tuệ-thiền-tuệ phần trước kể từ trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānu-passanāñāṇa cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa đã được thuần thục có nhiều năng lực, để có khả năng dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo.

– Thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiya-dhamma phần sau chắc chắn dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo.

Giảng giải saccānulomañāṇa: sacca+anuloma

* Sacca: Chân-lý tứ Thánh-đế là 4 sự thật chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ đó là:

1- Khổ-Thánh-đế (dukkha-ariyasacca) đó là 81 tam-giới-tâm (trừ 8 siêu-tam-giới-tâm), 51 tâm-sở (trừ tham tâm-sở) và 28 sắc-pháp, gọi là khổ-Thánh-đế, hoặc tóm lại là ngũ-uẩn chấp-thủ.

2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế (dukkhasamudaya-ariyasacca) đó là tham tâm-sở (lobhacetasika), gọi là nhân sinh khổ-Thánh-đế.

3- Diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodha-ariya-sacca) đó là Niết-bàn (Nibbāna), gọi là diệt khổ-Thánh-đế.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca) đó là pháp-hành bát-chánh-đạo: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, gọi là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.

* Anuloma: Thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ-thiền-tuệ phần trước, và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau.

* Thuận dòng theo 8 loại trí-tuệ-thiền-tuệ phần trước đó là:

1- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 Udayabbayānupas-sanāñāṇa.

2- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 Bhaṅgānupassanā-ñāṇa.

3- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 Bhayatupaṭṭhānañāṇa,

4- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 Ādīnavānupassanā-ñāṇa.

5- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 Nibbidānupassanā-ñāṇa.

6- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 Muñcitukamyatā-ñāṇa.

7- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 Paṭisaṅkhānupas-sanāñāṇa.

8- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 Saṅkhārupekkhā-ñāṇa.

* Thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiya-dhamma chứng đắc Thánh-đạo phần sau là:

* Satipaṭṭhāna: 4 pháp-niệm-xứ:

1- Thân niệm-xứ. 2- Thọ niệm-xứ.

3- Tâm niệm-xứ. 4- Pháp niệm-xứ.

* Samappadhāna: 4 pháp-tinh-tấn:

1- Tinh-tấn ngăn ác-pháp chưa sinh, không sinh.

2- Tinh-tấn diệt ác-pháp đã sinh.

3- Tinh tấn làm cho thiện-pháp sinh.

4-Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện-pháp đã sinh.

* Iddhipāda: 4 pháp-thành-tựu:

1- Thành-tựu do hài lòng.

2- Thành-tựu do tinh-tấn.

3- Thành-tựu do quyết tâm.

4- Thành-tựu do trí-tuệ.

* Indriya: 5 pháp-chủ:

1- Tín-pháp-chủ. 2- Tấn-pháp-chủ.

3- Niệm-pháp-chủ. 4- Định-pháp-chủ.

5- Tuệ-pháp-chủ.

* Bala: 5 pháp-lực:

1- Tín-pháp-lực. 2- Tấn-pháp-lực.

3- Niệm-pháp-lực. 4- Định-pháp-lực.

5- Tuệ-pháp-lực.

* Bojjhaṅga: 7 pháp-giác-chi:

1- Niệm-giác-chi. 2- Phân-tích-giác-chi.

3- Tinh-tấn-giác-chi. 4- Hỷ-giác-chi.

5- Tịnh-giác-chi. 6- Định-giác-chi.

7- Xả-giác-chi.

* Magga: 8 pháp-chánh-đạo:

1- Chánh-kiến. 2- Chánh-tư-duy.

3- Chánh-ngữ. 4- Chánh-nghiệp.

5- Chánh-mạng. 6- Chánh-tinh-tấn.

7- Chánh-niệm. 8- Chánh-định.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ có đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới cuối cùng trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta) cũng là trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới cuối cùng trong pháp-thanh-tịnh thứ 6 gọi là paṭipadāñāṇadassanavisuddhi pháp-hành tri-kiến-thanh-tịnh gồm có 9 loại trí-tuệ thiền-tuệ là:

1-Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanā-ñāṇa đã thoát khỏi 10 bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ.

2- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 bhaṅgānupassanā-ñāṇa.

3- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 6 bhayatupaṭṭhāna-ñāṇa.

4- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 7 ādīnavānupassanā-ñāṇa.

5- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 8 nibbidānupassanāñāṇa.

6- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 9 muñcitukamyatāñāṇa.

7- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 10 paṭisaṅkhānupas-sanāñāṇa.

8- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhā-ñāṇa.

9- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa còn có 2 phận sự cuối cùng của sắc-pháp hoặc danh-pháp trong tam-giới như sau:

* Phận sự cuối cùng thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, rồi buông bỏ sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.

* Phận sự cuối cùng diệt-từng-thời (tadaṅgap-pahāma) được các phiền-não làm ô nhiễm che phủ sự thật chân-lý tứ Thánh-đế nhờ 37 pháp bodhipakkhiyadhamma, để cho Thánh-đạo-tâm (Maggacitta) sẽ phát sinh.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa sinh rồi diệt, làm nền tảng, làm duyên (paccaya) có 6 duyên là anantarapaccaya: liên-tục-duyên, samanantarapaccaya: liên-tục-hệ-duyên, āsevana-paccaya: tác-hành-duyên, upanissayapaccaya: tiềm-năng-duyên, natthipaccaya: vô-hiện-duyên, vigatapaccaya: ly-duyên, để trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.

13- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 Gotrabhuñāṇa

Trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpattimaggavīthicitta) có 7 sát-na-tâm javana-citta, theo tuần tự: sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma, sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra, sát-na-tâm thứ 3 gọi là anuloma, 3 sát-na-tâm đầu này gọi là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thuận dòng theo 8 trí-tuệ-thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp bodhipakkhiyadhamma phần sau, sinh rồi diệt, đồng thời buông bỏ cả đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới có trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, rồi làm duyên cho sát-na-tâm liền tiếp theo sau là:

* Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu đó là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa trong dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới mở đầu, làm phận sự chuyển-dòng từ thiện-trí phàm-nhân lên dòng bậc Thánh Nhập-lưu như thế nào?

Ví dụ: Một người nhận thức thấy rõ, biết rõ bờ bên này đầy nguy hiểm, còn bờ bên kia là an toàn, an-lạc tuyệt đối, nên người ấy tìm phương pháp sang bờ bên kia cho được an toàn, an-lạc tuyệt đối.

Người ấy cột sợi dây trên cành cây cao (hoặc cầm cây sào), rồi chạy nhanh lấy trớn, nắm đầu sợi dây nhảy tung người lên cao, lao người qua bờ bên kia, rồi buông sợi dây, đứng vững trên bờ bên kia an toàn, vẫn còn bỡ ngỡ như thế nào.

Cũng như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã nhận thức thấy rõ, biết rõ 3 giới: dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới này như 3 hầm lửa than hồng cháy đỏ vô cùng nóng nảy đang thiêu đốt tất cả mọi chúng-sinh trong 4 loài: thai-sinh, noãn-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh phải chịu mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, nên chỉ muốn chứng đắc Niết-bàn giải thoát khổ tử sinh luân-hồi, được an toàn, an-lạc tuyệt đối mà thôi.

Hành-giả chạy lấy trớn từ trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa, v.v… nắm sợi dây đó là 1 trong 5 uẩn chấp-thủ hoặc sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, có 1 trong 3 trạng-thái-chung làm đối-tượng là trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānu-lomañāṇa phát sinh trong Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm có 7 sát-na-tâm javanacitta: tác-hành-tâm phát sinh theo tuần tự.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa có 3 sát-na-tâm đầu:

– Sát-na-tâm thứ nhất gọi là parikamma phát sinh lấy trớn tung người lên cao rồi diệt, làm nhân-duyên cho sát-na-tâm tiếp theo.

– Sát-na-tâm thứ nhì gọi là upacāra phát sinh lao người qua gần bờ bên kia là Niết-bàn siêu-tam-giới rồi diệt, làm nhân-duyên cho sát-na-tâm tiếp theo.

– Sát-na-tâm thứ ba gọi là anuloma phát sinh sắp đến sát bờ bên kia là Niết-bàn siêu-tam-giới, nên buông bỏ sợi dây đó là buông bỏ đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới có 1 trong 3 trạng-thái-chung rồi diệt, đồng thời trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa đã hoàn thành xong phận sự rồi diệt, làm nhân-duyên cho sát-na-tâm tiếp theo là,

* Sát-na-tâm thứ 4 gọi là gotrabhu phát sinh đứng bên bờ kia là Niết-bàn siêu-tam-giới, an toàn, an-lạc tuyệt đối, gọi là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa trong dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ tiếp nhận đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới mở đầu, làm phận sự chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana) lên dòng bậc Thánh Nhập-lưu.

Như vậy, hành-giả vẫn còn là bậc thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana), dù cho dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, nhưng vẫn chưa có khả năng diệt tận được (samucchedap-pahāna) phiền-não.

* Tính chất Gotrabhuñāṇa

Gotrabhuñāṇa trong 4 Thánh-đạo lộ-trình-tâm có phận sự:

– Chuyển dòng từ bậc thiện-trí phàm-nhân lên dòng bậc Thánh Nhập-lưu.

– Chuyển dòng từ bậc Thánh Nhập-lưu lên dòng bậc Thánh Nhất-lai.

– Chuyển dòng từ bậc Thánh Nhất-lai lên dòng bậc Thánh Bất-lai.

– Chuyển dòng từ bậc Thánh Bất-lai lên dòng bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

Anulomañāṇa và Gotrabhuñāṇa

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa là 2 trí-tuệ-thiền-tuệ cùng trong Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Sotāpattimaggavīthicitta). Hai trí-tuệ-thiền-tuệ này có pháp giống nhau và khác nhau như sau: 

Xét về tâm: Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānu-lomañāṇa với trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhu-ñāṇa cùng có dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ làm phận-sự trong javanacitta hoàn toàn giống nhau trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

Xét về đối-tượng: Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa với trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa có đối-tượng hoàn toàn khác nhau trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa có đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới có 1 trong 3 trạng-thái: trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ hoặc trạng-thái vô-ngã.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, không có trạng-thái nào cả.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa có khả năng đặc biệt làm tan biến màn vô-minh che phủ sự thật chân-lý Thánh-đế, nhưng không có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa có khả năng đặc biệt có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, nhưng không có khả năng làm tan biến màn vô-minh che phủ sự thật chân-lý tứ Thánh-đế.

Vuṭṭhānagāminīvipassanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ dẫn đến giải thoát khỏi đối-tượng thiền-tuệ tam-giới (lokiya ārammaṇa: sắc-pháp, danh-pháp tam-giới) và giải thoát khỏi trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanāñāṇa), có 2 loại trí-tuệ-thiền-tuệ là:

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ cuối cùng của đối-tượng sắc-pháp, hoặc danh-pháp tam-giới (lokiya āram-maṇa) tiếp theo sau là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới (lokuttara ārammaṇa).

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ cuối cùng của trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā), tiếp theo sau là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 (lokuttara-vipassanāñāṇa) gọi là Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, mở đầu làm phận sự chuyển dòng từ hạng thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana), sang dòng bậc Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm (Sotāpattimaggacitta).

Cho nên, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhu-ñāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ cuối cùng của trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) không ghép vào pháp-thanh-tịnh thứ 6 paṭipadāñāṇadas-sanavisuddhi thuộc về lokiyavisuddhi: pháp-thanh-tịnh tam-giới, bởi vì trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 này không thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.

Và trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa cũng không ghép vào pháp-thanh-tịnh thứ 7 ñāṇadassanavisuddhi thuộc về lokuttaravisuddhi pháp-thanh-tịnh siêu-tam-giới, bởi vì trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 này không có khả năng diệt tận được phiền-não.

Vì vậy, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhu-ñāṇa này ở khoảng giữa pháp-thanh-tịnh thứ 6 paṭipadāñāṇadassanavisuddhi và pháp-thanh-tịnh thứ 7 ñāṇadassanavisuddhi.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa này đặc biệt có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn-siêu-tam-giới mở đầu sinh rồi diệt, làm duyên (paccaya), có 6 duyên là anantarapaccaya: liên-tục-duyên, samanantarapaccaya: liên-tục hệ-duyên, āsevanapaccaya: tác-hành-duyên, upanis-sayapaccaya: tiềm-năng-duyên, natthipaccaya: vô-hiện-duyên, vigatapaccaya: ly-duyên, để trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 phát sinh liền tiếp theo sau.

14- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 Maggañāṇa,

15- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 Phalañāṇa.

Trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta) có 7 sát-na-tâm javanacitta:

– Sát-na-tâm thứ 5 gọi là Magga: Thánh-đạo-tâm đó là Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm, trí-tuệ trong Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm gọi là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 Sotāpattimaggañāṇa: Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ.

14- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14

Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ đồng sinh với Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm này có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, có phận sự diệt tận được tham-ái trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn dư sót, và diệt tận được 2 loại phiền-não là diṭṭhi: tà-kiến trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và vicikicchā: hoài-nghi trong si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót, sinh rồi diệt, làm duyên (paccaya), có 6 duyên là anantarapaccaya: liên-tục-duyên, samanantarapaccaya: liên-tục-hệ-duyên, āsevanapaccaya: tác-hành-duyên, upanissaya-paccaya: tiềm-năng-duyên, natthipaccaya: vô-hiện-duyên, vigatapaccaya: ly-duyên, để trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ phát sinh liền tiếp theo sau.

– Sát-na-tâm thứ 6 và thứ 7 gọi là Phala: Phalacitta:Thánh-quả-tâm đó là Nhập-lưu Thánh-quả-tâm, trí-tuệ trong Nhập-lưu Thánh-quả-tâm gọi là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 Sotāpattiphalañāṇa: Nhập-lưu Thánh-quả-tuệ.

15- Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15

Nhập-lưu Thánh-quả-tuệ đồng sinh với Nhập-lưu Thánh-quả-tâm có 2 sát-na-tâm là thứ 6 và thứ 7 có đối-tượng danh-pháp Niết-bàn siêu-tam-giới, có phận sự làm an tịnh phiền-não mà Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được rồi diệt, đồng thời chấm dứt Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna) trong Phật-giáo, tiếp theo trí-tuệ thứ 16 cuối cùng.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app