4- Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 Udayabbayānupassanāñāṇa

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, có trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 3 sammasanañāṇa làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí- tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại do nhân- duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng- thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa này phát sinh do nương nhờ trí-tuệ thứ nhất cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 3 làm nền tảng, làm nhân-duyên như sau:

– Trí-tuệ thứ nhất thấy rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp đúng theo chân-nghĩa- pháp (paramatthadhamma).

– Trí-tuệ thứ nhì thấy rõ sự sinh của mỗi sắc- pháp, của mỗi danh-pháp do nhân-duyên-sinh.

– Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 3 thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi sắc-pháp, của mỗi danh-pháp do nhân-duyên-diệt.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 là tổng hợp 3 loại trí-tuệ trước làm nền tảng, làm nhân-duyên để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayab- bayānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh- pháp hiện-tại do nhân-duyên-sinh, do nhân- duyên-diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp hiện- tại do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên có 4 trường hợp như sau:

1- Sự sinh của sắc-pháp là do nhân-duyên-sinh.

2- Sự diệt của sắc-pháp là do nhân-duyên-diệt.

3- Sự sinh của danh-pháp là do nhân-duyên-sinh.

4- Sự diệt của danh-pháp là do nhân-duyên-diệt.

Sự sinh của sắc-pháp là do nhân-duyên-sinh

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh của sắc-pháp là do 5 nhân-duyên-sinh:

1- Sự sinh của sắc-pháp là do vô-minh sinh.

2- Sự sinh của sắc-pháp là do tham-ái sinh.

3- Sự sinh của sắc-pháp là do nghiệp sinh.

4- Sự sinh của sắc-pháp là do vật-thực sinh.

5- Trạng-thái-sinh của sắc-pháp.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 này có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh của sắc-pháp là do nhân- duyên-sinh, nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ quả sinh là do thấy rõ, biết rõ nhân- duyên-sinh.

Sự diệt của sắc-pháp là do nhân-duyên-diệt

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp là do 5 nhân-duyên-diệt:

1- Sự diệt của sắc-pháp là do vô-minh diệt.

2- Sự diệt của sắc-pháp là do tham-ái diệt.

3- Sự diệt của sắc-pháp là do nghiệp diệt.

4- Sự diệt của sắc-pháp là do vật-thực diệt.

5- Trạng-thái-diệt của sắc-pháp.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 này có khả năng thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp là do nhân- duyên-diệt, nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ quả diệt là do thấy rõ, biết rõ nhân- duyên-diệt.

Sự sinh của danh-pháp là do nhân-duyên-sinh

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh của danh-pháp là do 5 nhân-duyên-sinh:

1- Sự sinh của danh-pháp là do vô-minh sinh.

2- Sự sinh của danh-pháp là do tham-ái sinh.

3- Sự sinh của danh-pháp là do nghiệp sinh.

4- Sự sinh của danh-pháp là do danh-pháp, sắc-pháp sinh.

5- Trạng-thái-sinh của danh-pháp.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 này có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh của danh-pháp là do nhân- duyên-sinh, nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ quả sinh là do thấy rõ, biết rõ nhân- duyên-sinh.

Sự diệt của danh-pháp là do nhân-duyên-diệt

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp là do 5 nhân-duyên-diệt:

1- Sự diệt của danh-pháp là do vô-minh diệt.

2- Sự diệt của danh-pháp là do tham-ái diệt.

3- Sự diệt của danh-pháp là do nghiệp diệt.

4- Sự diệt của danh-pháp là do danh-pháp, sắc-pháp diệt.

5- Trạng-thái-diệt của danh-pháp.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 này có khả năng thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp là do nhân- duyên-diệt, nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ quả diệt là do thấy rõ, biết rõ nhân- duyên-diệt.

* Sự sinh, sự diệt của danh-pháp

– Danh-pháp đó là tâm với tâm-sở có sự sinh, sự diệt vô cùng mau lẹ. Đức-Phật dạy trong Chi- bộ-kinh, phần Ekakanipāta rằng:

– Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy pháp nào có sự sinh, sự diệt vô cùng mau lẹ như tâm.

Trong Chú-giải Pāḷi giảng giải rằng:

“Chỉ một lần búng đầu móng tay, tâm với tâm-sở (danh-pháp) sinh rồi diệt 1.000 tỷ lần.”

Mỗi tâm với tâm-sở có 3 sát-na:

1- Upāda khaṇa: Sát-na-sinh.

2- Ṭhiti khaṇa: Sát-na-trụ.

3- Bhaṅga khaṇa: Sát-na-diệt.

* Sự sinh, sự diệt của sắc-pháp

– Sắc-pháp đó là nipphannarūpa, có 18 sắc- pháp thật thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramat-thadhamma), nên có sự sinh, sự diệt chậm hơn sự sinh, sự diệt của danh-pháp so sánh với thời gian 3 sát-na: sinh – trụ – diệt của danh-pháp.

Sắc-pháp có 4 lakkhaṇarūpa là:

1- Upacayarūpa: Sắc-pháp-sinh.

2- Santatirūpa: Sắc-pháp liên-tục.

3- Jaratārūpa: Sắc-pháp già-giặn.

4- Aniccatārūpa: Sắc-pháp-diệt.

Sắc-pháp có 4 trạng-thái: sắc-pháp-sinh, sắc- pháp liên-tục, sắc-pháp già-giặn, sắc-pháp-diệt, so sánh với 3 sát-na: sát-na-sinh, sát-na-trụ, sát- na-diệt của danh-pháp:

– Sắc-pháp-sinh của sắc-pháp là tương đương với sát-na-sinh của danh-pháp.

– Sắc-pháp liên-tục và sắc-pháp già-giặn là tương đương với sát-na-trụ của danh-pháp.

– Sắc-pháp-diệt của sắc-pháp là tương đương với sát-na-diệt của danh-pháp.

Sắc-pháp-sinh và sắc-pháp-diệt có thời gian 1 sát-na giống như sát-na-sinh và sát-na-diệt của danh-pháp.

Nhưng sắc-pháp trụ (sắc-pháp liên-tục và sắc-pháp già-giặn) có thời gian trụ lâu hơn sát- na-trụ của danh-pháp, bằng 49 sát-na-nhỏ của danh-pháp.

Ví dụ: Nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāra- vīthicitta) có đối-tượng sắc hình dạng rõ ràng gồm có đủ 17 sát-na-tâm, mỗi sát-na-tâm có 3 sát-na-nhỏ: sát-na-sinh, sát-na-trụ, sát-na-diệt, nên 17 sát-na-tâm gồm có 51 sát-na nhỏ.

* Thời gian sinh, trụ, diệt của mỗi danh-pháp chỉ có 1 sát-na-sinh, 1 sát-na-trụ, 1 sát-na-diệt mà thôi.

* Thời gian sinh, trụ, diệt của sắc-pháp có 1 sát-na-sinh, 1 sát-na-diệt giống như danh-pháp. Nhưng mà thời gian trụ (sắc-pháp liên-tục và sắc-pháp già-giặn) của sắc-pháp chậm hơn của danh-pháp, tương đương với 49 sát-na-nhỏ của danh-pháp.

Xem nhãn-môn lộ-trình-tâm gồm có số tâm sinh rồi diệt theo tuần tự liên tục, có đối-tượng sắc rõ ràng, bắt đầu từ hộ-kiếp-tâm quá-khứ thứ nhất cho đến tiếp-đối-tượng-tâm thứ 17 là chấm dứt nhãn môn lộ-trình-tâm.

* Sự sinh, sự diệt của tứ oai-nghi

Tứ oai-nghi là oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm gọi là sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm như sau:

1- Sắc đi là sắc-pháp phát sinh do tâm đó là tư thế đi, dáng đi một cách tự nhiên.

2- Sắc đứng là sắc-pháp phát sinh do tâm đó là tư thế đứng, dáng đứng một cách tự nhiên.

3- Sắc ngồi là sắc-pháp phát sinh do tâm đó là tư thế ngồi, dáng ngồi một cách tự nhiên.

4- Sắc nằm là sắc-pháp phát sinh do tâm đó là tư thế nằm, dáng nằm một cách tự nhiên.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại do 5 nhân- duyên-sinh.

1- Sự sinh của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại là do vô-minh sinh.

2- Sự sinh của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại là do tham-ái sinh.

3- Sự sinh của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại là do nghiệp sinh.

4- Sự sinh của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại là do vật-thực sinh.

5- Trạng-thái-sinh của sắc đi, sắc đứng, sắc- ngồi, sắc nằm hiện-tại.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại do 5 nhân- duyên-diệt như sau:

1- Sự diệt của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại là do vô-minh diệt.

2- Sự diệt của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại là do tham-ái diệt.

3- Sự diệt của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại là do nghiệp diệt.

4- Sự diệt của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại là do vật-thực diệt.

5- Trạng-thái-diệt của sắc đi, sắc đứng, sắc- ngồi, sắc nằm hiện-tại.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên- diệt như vậy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm hiện-tại ấy.

* Sự sinh, sự diệt của ngũ-uẩn

Ngũ-uẩn là sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn, mà sự sinh, sự diệt của mỗi uẩn có 5 trạng-thái như sau:

1- Sự sinh, sự diệt của sắc-uẩn

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự sinh của sắc-uẩn hiện-tại do 5 nhân-duyên-sinh như sau:

1- Sự sinh của sắc-uẩn là do vô-minh sinh.

2- Sự sinh của sắc-uẩn là do tham-ái sinh.

3- Sự sinh của sắc-uẩn là do nghiệp sinh.

4- Sự sinh của sắc-uẩn là do vật-thực sinh.

5- Trạng-thái-sinh của sắc-uẩn.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-uẩn hiện-tại do 5 nhân-duyên-diệt như sau:

1- Sự diệt của sắc-uẩn do vô-minh diệt.

2- Sự diệt của sắc-uẩn do tham-ái diệt.

3- Sự diệt của sắc-uẩn do nghiệp diệt.

4- Sự diệt của sắc-uẩn do vật-thực diệt.

5- Trạng-thái-diệt của sắc-uẩn.

2- Sự sinh, sự diệt của thọ-uẩn

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự sinh của thọ-uẩn hiện-tại do 5 nhân-duyên-sinh như sau:

1- Sự sinh của thọ-uẩn do vô-minh sinh.

2- Sự sinh của thọ-uẩn do tham-ái sinh.

3- Sự sinh của thọ-uẩn do nghiệp sinh.

4- Sự sinh của thọ-uẩn do xúc sinh.

5- Trạng-thái-sinh của thọ-uẩn.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự diệt của thọ-uẩn hiện-tại do 5 nhân-duyên-diệt như sau:

1- Sự diệt của thọ-uẩn do vô-minh diệt.

2- Sự diệt của thọ-uẩn do tham-ái diệt.

3- Sự diệt của thọ-uẩn do nghiệp diệt.

4- Sự diệt của thọ-uẩn do xúc diệt.

5- Trạng-thái-diệt của thọ-uẩn.

3-4- Sự sinh, sự diệt của tưởng-uẩn, hành-uẩn

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự sinh của tưởng-uẩn, hành-uẩn hiện-tại do 5 nhân-duyên-sinh giống thọ-uẩn như sau:

1- Sự sinh của tưởng-uẩn, hành-uẩn do vô- minh sinh.

2- Sự sinh của tưởng-uẩn, hành-uẩn do tham- ái sinh.

3- Sự sinh của tưởng-uẩn, hành-uẩn do

nghiệp sinh.

4- Sự sinh của tưởng-uẩn, hành-uẩn do xúc sinh.

5- Trạng-thái-sinh của tưởng-uẩn, hành-uẩn.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự diệt của tưởng-uẩn, hành-uẩn hiện-tại do 5 nhân-duyên-diệt giống thọ-uẩn như sau:

1- Sự diệt của tưởng-uẩn, hành-uẩn do vô- minh diệt.

2- Sự diệt của tưởng-uẩn, hành-uẩn do tham- ái diệt.

3- Sự diệt của tưởng-uẩn, hành-uẩn do

nghiệp diệt.

4- Sự diệt của tưởng-uẩn, hành-uẩn do xúc diệt.

5- Trạng-thái-diệt của tưởng-uẩn, hành-uẩn.

5- Sự sinh, sự diệt của thức-uẩn

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự sinh của thức-uẩn hiện-tại do 5 nhân-duyên- sinh như sau:

1- Sự sinh của thức-uẩn do vô-minh sinh.

2- Sự sinh của thức-uẩn do tham-ái sinh.

3- Sự sinh của thức-uẩn do nghiệp sinh.

4- Sự sinh của thức-uẩn do danh-pháp, sắc- pháp sinh.

5- Trạng-thái-sinh của thức-uẩn.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 thấy rõ, biết rõ sự diệt của thức-uẩn hiện-tại do 5 nhân-duyên-diệt như sau:

1- Sự diệt của thức-uẩn do vô-minh diệt.

2- Sự diệt của thức-uẩn do tham-ái diệt.

3- Sự diệt của thức-uẩn do nghiệp diệt.

4- Sự diệt của thức-uẩn do danh-pháp, sắc- pháp diệt.

5- Trạng-thái-diệt của thức-uẩn.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa có khả năng thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi uẩn hiện-tại do nhân-duyên- sinh, do nhân-duyên-diệt như vậy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng- thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi uẩn hiện-tại.

* Sắc-uẩn thuộc về sắc-pháp.

* Thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn thuộc về danh-pháp.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại do nhân-duyên-sinh, nên diệt được tà-kiến loại ucchedadiṭṭhi: đoạn-kiến, và thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại do nhân-duyên-diệt, nên diệt được tà- kiến loại sassatadiṭṭhi: thường-kiến.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanā- ñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh và sự diệt của sắc- pháp, danh-pháp hiện-tại do nhân-duyên-sinh và do nhân-duyên-diệt, nên diệt được tà-kiến loại attadiṭṭhi: ngã-kiến thấy sai, chấp lầm nơi danh-pháp, nơi sắc-pháp cho là ngã, là ta, là người, là người nam, là người nữ, là chúng- sinh, v.v…

Trạng-thái-chung sāmaññalakkhaṇa

Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp là pháp- hữu-vi (saṅkhatadhamma) thuộc về chân-nghĩa- pháp (paramatthadhamma) trong tam-giới đều có sự sinh, sự diệt, đều có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã:

1- Trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) với ý nghĩa là tất cả mọi danh-pháp, mọi sắc-pháp sinh rồi diệt (aniccaṃ khayaṭṭhena), vì có rồi không có (hutvā abhavaṭṭhena aniccā).

2- Trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) với ý nghĩa là tất cả mọi danh-pháp, mọi sắc-pháp thật là đáng kinh sợ, (dukkhaṃ bhayaṭṭhena), vì sinh rồi diệt, luôn luôn hành hạ (uppādavaya- paṭipīlanaṭṭhena dukkhā).

3- Trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa) với ý nghĩa là tất cả mọi danh-pháp, mọi sắc-pháp đều là vô dụng (anattā asārakaṭṭhena), vì không chiều theo ý muốn của ai cả (avasavatta- naṭṭhena anattā).

Mỗi danh-pháp nào, mỗi sắc-pháp nào phát sinh do nhân-duyên nào sinh, rồi danh-pháp ấy, sắc-pháp ấy cũng diệt do nhân-duyên ấy diệt.

Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 Udayabbayānupas- sanāñāṇa có 2 loại:

4.1- Taruṇa udayabbayānupassanāñāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu.

4.2- Balava udayabbayānupassanāñāṇa là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 có nhiều năng lực.

4.1- Taruṇa Udayabbayānupassanāñāṇa

Taruṇa udayabbayānupassanāñāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu, nên vipassanupakkilesa: 10 pháp bẩn của trí- tuệ-thiền-tuệ, gọi là phi-đạo (amagga) phát sinh xen vào làm trở ngại trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayab- bayānupassanāñāṇa còn non yếu ấy không thể phát triển lên các trí-tuệ-thiền-tuệ bậc cao được.

4.2- Balava Udayabbayānupassanāñāṇa

Balava udayabbayānupassanāñāṇa là trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa có nhiều năng lực thoát ra khỏi 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ gọi là vipassanupakkilesavimutta.

Hành-giả tiếp tục thực-hành đúng theo pháp- hành trung-đạo (majjhimāpaṭipadā), thực-hành đúng theo chánh-đạo (maggapaṭipadā), thực- hành đúng theo pháp-hành thiền-tuệ, để các trí- tuệ-thiền-tuệ bậc cao phát triển, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

Giảng giải Taruṇa Udayabbayānupassanāñāṇa

Hành-giả có đủ các pháp-hạnh ba-la-mật, thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn làm nền tảng, có định tâm vững vàng, có sự tinh-tấn không ngừng, đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanā- ñāṇa phát sinh, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp do nhân- duyên-sinh, do nhân-duyên-diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp.

Đối với hành-giả ấy ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, tuy trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa này đã phát sinh, nhưng vẫn còn non yếu, gọi là taruṇa udayab- bayānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu, nên vipassanupakkilesa pháp bẩn của trí-tuệ-thiền- tuệ phát sinh xen vào làm trở ngại trí-tuệ-thiền- tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu ấy, không thể phát triển lên các trí-tuệ-thiền- tuệ bậc cao hơn được.

Vipassanupakkilesa là thế nào? 

Vipassanupakkilesa là do 2 danh từ ghép: Vipassanā + upakkilesa

– Vipassanā đó là trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu.

– upakkilesa: pháp bẩn đó là tà-kiến, ngã- mạn, tham-ái phát sinh xen vào làm trở ngại trí- tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu không thể phát triển lên trí-tuệ- thiền-tuệ bậc cao được.

Vipassanupakkilesa: 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanā- ñāṇa còn non yếu đó là obhāsa, ñāṇa, pīti, passaddhi, sukha, adhimokkha, paggaha, upaṭṭhāna, upekkhā, nikanti.

Trong 10 pháp bẩn này có 9 loại pháp bẩn kể từ obhāsa cho đến upekkhā thuộc về thiện-pháp, không phải ác-pháp, mà chỉ là đối-tượng của tà- kiến, ngã-mạn, tham-ái mà thôi. Còn nikanti không chỉ là đối-tượng của tà-kiến, ngã-mạn, tham-ái mà còn là phiền-não vô cùng vi-tế khó biết được nữa.

Vipassanupakkilesa: Pháp bẩn của trí-tuệ-thiền- tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu ấy thật là lạ thường, chưa từng có từ trước đây đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, làm cho hành-giả hài lòng hoan hỷ dính mắc nơi pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy, rồi thấy sai, chấp lầm nơi pháp bẩn ấy không phải Thánh-đạo cho là Thánh-đạo, không phải Thánh-quả cho là Thánh-quả. Vì vậy, các trí-tuệ- thiền-tuệ bậc cao không phát triển được.

Giảng giải 10 pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ

Vipassanupakkilesa có 10 pháp bẩn:

1- Obhāsa: Ánh sáng đặc biệt phát sinh từ trí- tuệ-thiền-tuệ.

2- Ñāṇa: Trí-tuệ xuất sắc của trí-tuệ-thiền-tuệ.

3- Pīti: Hỷ đặc biệt đồng sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ.

4- Passadhi: An-tịnh đặc biệt đồng sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ.

5- Sukha: An-lạc đặc biệt đồng sinh với trí- tuệ-thiền-tuệ.

6- Adhimokkha: Đức-tin trong sạch đặc biệt phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ.

7- Paggaha: Tinh-tấn không ngừng phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ.

8- Upaṭṭhāna: Niệm khắng khít liên tục đặc biệt phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ.

9- Upekkhā: Xả tự nhiên đồng sinh với trí- tuệ-thiền-tuệ.

10- Nikanti: Tâm hài lòng phát sinh từ 9 pháp bẩn từ obhāsa cho đến upekkhā ở trên.

Hành-giả ban đầu thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, có sự tinh-tấn không ngừng, đến khi trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh còn non yếu nên 10 loại pháp bẩn của trí- tuệ-thiền-tuệ này phát sinh đối với hành-giả ấy.

* Hành-giả hiểu lầm, bị dính mắc trong pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy, nên trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 ấy không thể phát triển lên trí-tuệ-thiền-tuệ bậc cao được, bởi vì hiểu sai chấp lầm nơi pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy, rồi cho rằng: “Ta đã chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán rồi!”

Cho nên, hành-giả vô cùng hoan hỷ hài lòng trong pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy.

1- Obhāsa đó là vipassanobhāsa: ánh sáng đặc biệt phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ.

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh, đang còn non yếu, đồng thời ánh sáng đặc biệt chưa từng thấy này cũng phát sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Vipassanobhāsa: Ánh sáng đặc biệt phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ thật là lạ thường chưa từng thấy trước đây bao giờ, nên hành-giả hiểu sai chấp lầm rằng: “Ánh sáng như thế này chưa từng có từ trước đây bao giờ! Vậy, chắc chắn ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả rồi!”

Do hiểu sai như vậy, nên hành-giả chấp lầm pháp bẩn ánh sáng đặc biệt ấy không phải là Thánh-đạo cho là Thánh-đạo, pháp bẩn ánh sáng đặc biệt ấy không phải là Thánh-quả cho là Thánh-quả.

Vì vậy, hành-giả bỏ đối-tượng thiền-tuệ sắc- pháp, danh-pháp gốc mà trước đây trí-tuệ-thiền- tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa đã thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện tại ấy.

Bây giờ, hành-giả hài lòng hoan hỷ nơi vipassanobhāsa: ánh sáng đặc biệt lạ thường ấy phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Vipassanobhāsa: Ánh sáng đặc biệt lạ thường ấy phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy tỏa ra hẹp hoặc rộng như thế nào tuỳ theo năng lực định-tâm của mỗi hành-giả.

– Ánh sáng này tỏa ra trong căn phòng.

– Ánh sáng này tỏa rộng ra nửa do-tuần.

– Ánh sáng này tỏa rộng ra 1 do-tuần.

– Ánh sáng này tỏa rộng ra 2, 3, 4, 5, do-tuần.

– Ánh sáng này tỏa rộng ra từ mặt đất lên đến các tầng trời dục-giới, đến các tầng trời sắc-giới phạm-thiên, cho đến tầng trời sắc-giới Akaniṭṭha tột đỉnh.

Vipassanobhāsa: Ánh sáng đặc biệt lạ thường ấy phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ này thường phát sinh đối với hành-giả trước kia đã từng thực-hành pháp-hành thiền-định, đã chứng đắc các bậc thiền, rồi tiếp theo thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh còn non yếu, nên ánh sáng ấy cũng phát sinh.

Vipassanobhāsa: Ánh sáng đặc biệt lạ thường phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy gọi là vipassanupakkilesa, bởi vì không chỉ làm trở ngại cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayab- bayānupassanāñāṇa còn non yếu không thể phát triển lên các trí-tuệ-thiền-tuệ bậc cao, mà còn làm đối-tượng của tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến chấp thủ nữa.

* Tuy nhiên, trong trường hợp ánh sáng phát sinh từ trí-tuệ toàn-giác (sabbaññutañāṇa) của Đức-Phật Gotama có khả năng chiếu sáng thấu suốt 10.000 thế giới chúng-sinh, thì không phải là vipassanupakkilesa.

2- Ñāṇa đó là vipassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền- tuệ xuất sắc đặc biệt vô cùng sắc bén thấu suốt.

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh còn non yếu, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 này đang thấy rõ, biết rõ sâu sắc sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, trí-tuệ-thiền-tuệ này đặc biệt vô cùng sắc bén, thấu suốt các pháp như thế này chưa từng có từ trước đây bao giờ.

Vì vậy, hành-giả hiểu sai, chấp lầm rằng: “Ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả rồi!”

Do hiểu sai như vậy, nên hành-giả chấp lầm trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không phải là Thánh-đạo cho là Thánh-đạo, trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không phải là Thánh-quả cho là Thánh-quả.

Cho nên hành-giả bỏ đối-tượng thiền-tuệ sắc- pháp, danh-pháp gốc, …

Bây giờ, hành-giả vô cùng hoan hỷ hài lòng nơi trí-tuệ-thiền-tuệ đặc biệt này.

3- Pīti đó là vipassanāpīti: hỷ phát sinh cùng với trí-tuệ-thiền-tuệ.

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh còn non yếu có hỷ tâm-sở (pīti) đồng sinh với trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Pīti có 5 loại:

1- Khuddakāpīti: Hỷ chút ít có cảm giác nổi da gà.

2- Khaṇikāpīti: Hỷ từng thời có cảm nhận như tia chớp.

3- Okkantikāpīti: Hỷ có trạng-thái rung người qua lại, như ngồi trên thuyền có sóng nhấp nhô.

4- Ubbegāpīti: Hỷ có trạng-thái làm cho thân tâm nhẹ như bay bổng lên.

5- Pharaṇāpīti: Hỷ có trạng-thái tỏa khắp toàn thân, tâm an-lạc trong thời gian lâu.

Pharaṇāpīti: Hỷ có trạng-thái tỏa khắp toàn thân, tâm an-lạc trong thời gian lâu phát sinh cùng với trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayā-nupassanāñāṇa còn non yếu, nên hành-giả cảm giác pháp hỷ có trạng-thái tỏa khắp toàn thân, tâm an-lạc trong thời gian lâu như thế này chưa từng có từ trước đây bao giờ.

Vì vậy, hành-giả hiểu sai, chấp lầm rằng: “Ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả rồi!”

Do hiểu sai như vậy, nên hành-giả chấp lầm pháp hỷ ấy không phải là Thánh-đạo cho là Thánh-đạo, pháp hỷ ấy không phải là Thánh- quả cho là Thánh-quả.

Cho nên hành-giả bỏ đối-tượng thiền-tuệ sắc- pháp, danh-pháp gốc, …

Bây giờ, hành-giả hài lòng hoan hỷ nơi pháp hỷ ấy.

4- Passaddhi đó là vipassanāpassaddhi: pháp an-tịnh phát sinh cùng với trí-tuệ-thiền-tuệ.

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh đang còn non yếu có an-tịnh tâm-sở đồng sinh với trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Khi hành-giả ấy thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, ban đêm hoặc ban ngày, cảm giác thân và tâm an-tịnh, có những điều như:

– Không có sự nóng nảy bực dọc.

– Không có sự nặng nề khó chịu.

– Tay chân không cứng nhắc.

– Không có sự cử động khó khăn.

– Không có sự khổ thân, khổ tâm, …

Mà chỉ có cảm giác thân và tâm an-tịnh như:

– Thân tâm thanh-tịnh an lạc.

– Thân tâm nhẹ nhàng.

– Thân tâm nhu nhuyến.

– Thân tâm uyển chuyển.

– Thân tâm trong sáng, …

Hành-giả cảm giác thân tâm an-tịnh như thế này chưa từng có từ trước đây bao giờ.

Vì vậy, hành-giả hiểu sai, chấp lầm rằng: “Ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả rồi!”

Do hiểu sai như vậy, nên hành-giả chấp lầm pháp an-tịnh ấy không phải là Thánh-đạo cho là Thánh-đạo, pháp an-tịnh ấy không phải là Thánh- quả cho là Thánh-quả.

Cho nên hành-giả bỏ đối-tượng thiền-tuệ sắc- pháp, danh-pháp gốc, …

Bây giờ, hành-giả hài lòng hoan hỷ nơi thân tâm an-tịnh ấy.

5- Sukha đó là vipassanāsukha: an-lạc phát sinh cùng với trí-tuệ-thiền-tuệ.

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh còn non yếu, thọ lạc tâm-sở đồng sinh với trí-tuệ-thiền- tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Pháp an-lạc vô cùng vi-tế phát sinh làm cho toàn thân và tâm cảm giác an-lạc không sao diễn tả được. Pháp an-lạc lạ thường như thế này chưa từng có từ trước đây bao giờ.

Vì vậy, hành-giả hiểu sai, chấp lầm rằng: “Ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả rồi!”

Do hiểu sai như vậy, nên hành-giả chấp lầm thọ lạc ấy, không phải là Thánh-đạo cho là Thánh-đạo; thọ lạc ấy không phải là Thánh- quả cho là Thánh-quả.

Cho nên hành-giả bỏ đối-tượng thiền-tuệ sắc- pháp, danh-pháp gốc, …

Bây giờ, hành-giả hài lòng hoan hỷ nơi thọ lạc ấy.

6- Adhimokkha đó là vipassanāsaddhā: đức- tin đồng sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ.

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh còn non yếu có đức-tin tâm-sở đồng sinh với trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Adhimokkha ấy trở nên vipassanupakkilesa là sự trong sáng của đại-thiện-tâm có đức-tin vô cùng trong sạch và nhiều năng lực. Vì vậy, đại-thiện-tâm với tâm-sở trong sáng có đức-tin trong sạch hoàn toàn như vậy, nên hành-giả nghĩ rằng: “Ta muốn những người thân của ta cũng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để họ có đức-tin trong sạch như ta.”

“Ta có được đức-tin hoàn toàn trong sạch nơi Tam-Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo như thế này là nhờ vị Thầy chỉ dạy pháp-hành thiền-tuệ cho ta. Ân-đức Thầy thật vô cùng lớn lao quá đối với ta.”

Nghĩ về chuyện này sang chuyện khác, hành- giả hài lòng hoan hỷ trong những chuyện phước-thiện ấy với đức-tin hoàn toàn trong sạch của mình.

Thấy đức-tin hoàn toàn trong sạch như vậy, nên hành-giả nghĩ rằng:

“Đức-tin hoàn toàn trong sạch như thế này chưa từng có từ trước đây bao giờ.”

Vì vậy, hành-giả hiểu sai, chấp lầm rằng: “Ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả rồi!”

Do hiểu sai như vậy, nên hành-giả chấp lầm nơi đức-tin ấy, không phải là Thánh-đạo cho là Thánh-đạo, đức-tin ấy không phải là Thánh- quả cho là Thánh-quả.

Cho nên hành-giả bỏ đối-tượng thiền-tuệ sắc- pháp, danh-pháp gốc, …

Bây giờ, hành-giả hài lòng hoan hỷ nơi đức- tin ấy.

Thật ra, đức-tin hoàn toàn trong sạch là điều tốt, dù đức-tin đồng sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu vẫn là đức-tin trong sạch thanh- tịnh mà người thường không dễ có được, nhưng đức-tin ấy trở thành vipassanupakkilesa, bởi vì tâm hài lòng hoan hỷ trong đức-tin ấy, mà xao lãng phận sự thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, làm cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayā-nupassanāñāṇa còn non yếu không phát triển lên các trí-tuệ-thiền-tuệ bậc cao.

7- Paggāha đó là vipassanāvīriya: tinh-tấn đồng sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ.

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh, đang còn non yếu có tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với trí- tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Đại-thiện-tâm có tinh-tấn không hăng hái quá cũng không chểnh mảng quá, tâm tinh-tấn đều đặn không ngừng thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, không có cảm giác mệt nhọc, nên hành-giả nghĩ rằng:

“Từ trước đây, dù có vị Thiền-sư thường động viên khuyến khích ta cố gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, mà ta vẫn cảm thấy khó khăn, mệt nhọc, không thể cố gắng tinh-tấn nổi, nhưng bây giờ, ta có đại-thiện-tâm có tinh-tấn đặc biệt tự nhiên, thuận lợi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, thì thật là lạ thường chưa từng có từ trước đây bao giờ.”

Vì vậy, hành-giả hiểu sai, chấp lầm rằng: “Ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả rồi!”

Do hiểu sai như vậy, nên hành-giả chấp lầm pháp tinh-tấn ấy không phải là Thánh-đạo cho là Thánh-đạo, pháp tinh-tấn ấy không phải là Thánh-quả cho là Thánh-quả.

Cho nên, hành-giả bỏ đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp gốc …

Bây giờ, hành-giả hài lòng hoan hỷ nơi pháp tinh-tấn ấy.

8- Upaṭṭhāna đó là sati: niệm đồng sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ.

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh đang còn non yếu, đồng thời niệm tâm-sở đồng sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Nếu sati là sammāsati: chánh-niệm thì đó là niệm-thân, niệm-thọ, niệm-tâm, niệm-pháp mà thôi, gọi là pháp-hành tứ-niệm-xứ.

Upaṭṭhāna đó là sati là vipassanupakkilesa là niệm tâm-sở đồng sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa có khả năng đặc biệt niệm ghi nhớ vững các đối-tượng, không bị lay động.

Nếu hành-giả niệm đến đối-tượng nào thì đối- tượng ấy hiện rõ trong tâm ngay. Ví như hành- giả có nhãn-thông, muốn nhìn thấy cõi chúng- sinh nào dù gần dù xa thì cõi chúng-sinh ấy hiện rõ trong tâm ngay như thế ấy. Niệm là upaṭṭhāna phát sinh đến với hành-giả như thế này chưa từng có từ trước đây bao giờ.

Vì vậy, hành-giả hiểu sai, chấp lầm rằng: “Ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả rồi!”

Do hiểu sai như vậy, nên hành-giả chấp lầm pháp upaṭṭhāna là sati ấy không phải là Thánh- đạo cho là Thánh-đạo, pháp upaṭṭhāna là sati ấy không phải là Thánh-quả cho là Thánh-quả.

Cho nên hành-giả bỏ đối-tượng thiền-tuệ sắc- pháp, danh-pháp gốc, …

Bây giờ, hành-giả hài lòng hoan hỷ nơi pháp upaṭṭhāna là sati ấy.

9- Upekkhā đó là vipassanupekkhā và āvajja- nupekkhā:

– Vipassanupekkhā là tâm trung-dung trong tất cả mọi pháp hữu-vi.

– Āvajjanupekkhā là tâm trung-dung khi phát sinh trong ý môn.

Upekkhā này phát sinh đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh đang còn non yếu, đồng thời upekkhā phát sinh với trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Khi hành-giả hướng tâm đến bất cứ đối-tượng nào thì đại-thiện-tâm có upekkhā đặc biệt nhiều năng lực này phát sinh, không hài lòng cũng không nhàm chán các đối-tượng ấy, giống như hành-giả không có phiền-não, tâm hành-giả không hề rung động đối với tất cả các đối-tượng, đó là tâm upekkhā nhiều năng lực vững chắc, dù cho đối-tượng như thế nào tiếp xúc với tâm, tâm vẫn không lay động, tâm có upekkhā trung-dung trong mọi đối-tượng. Cho nên hành-giả cảm thấy quá lạ thường chưa từng có bao giờ. Vì vậy, hành-giả hiểu sai chấp lầm rằng: “Ta là bậc Thánh A-ra-hán rồi! Bởi vì tâm upekkhā của ta đặt trung-dung trong mọi đối-tượng, không còn tham muốn hoặc nhàm chán đối-tượng nữa.

“Diệt tận được mọi phiền-não, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn là như vậy!”

Đó là do tà-kiến nương nhờ upekkhā ấy.

Tiếp theo nghĩ sai rằng: “Ta là người có đầy đủ các pháp-hạnh ba-la-mật, nên thực-hành không lâu thì chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não dễ dàng như vậy, không có ai như ta”.

Đó là do ngã mạn nương nhờ upekkhā ấy.

Tiếp theo nghĩ sai rằng: “* Ta được an nhiên tự tại rồi. Đối với tất cả mọi đối-tượng, ta không còn tham muốn, cũng không nhàm chán nữa. Đối với mọi người, ta không còn thương, không còn ghét, không còn vui, không còn buồn, không còn lo lắng khổ tâm như mọi người nữa. Xin cho tôi luôn luôn được như vậy”.

Đó là do tham-ái nương nhờ upekkhā ấy.

Thật ra, tâm upekkhā này là vipassanupakkilesa thuộc về thiện-pháp, không phải ác-pháp, nhưng hành-giả hiểu sai, chấp lầm upekkhā này nên làm nơi nương nhờ của tà-kiến, ngã-mạn, tham- ái phát sinh.

10- Nikanti đó là vipassanānikanti: tâm hài lòng phát sinh từ trí-tuệ-thiền-tuệ.

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh đang còn non yếu, có tâm hài lòng phát sinh từ trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Nikanti: Tâm hài lòng này vô cùng vi-tế, có trạng-thái an-tịnh phát sinh đến với hành-giả, làm cho hành-giả hài lòng tha thiết trong các pháp vipassanupakkilesa từ obhāsa, ñāṇa, pīti, passaddhi, sukha, adhimokkha, paggaha, upaṭṭhāna, upekkhā.

Nikanti: tâm hài lòng vô cùng vi-tế, có trạng- thái an-tịnh gắn bó tha thiết với các pháp vipassanupakkilesa, mà không dễ có ai biết được rằng: tâm hài lòng này là kilesa: phiền-não tham-ái.

Cũng như các pháp vipassanupakkilesa như obhāsa, ñāṇa, v.v… khác, nikanti: tâm hài lòng tha thiết trong các pháp từ obhāsa cho đến upekkhā thật là lạ thường như thế này chưa từng có từ trước đây bao giờ, nên hành-giả hiểu sai chấp lầm rằng: “Chắc chắn ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả rồi!”

Do hiểu sai như vậy, nên hành-giả chấp lầm pháp nikanti ấy, không phải là Thánh-đạo cho là Thánh-đạo, pháp nikanti ấy không phải là Thánh-quả cho là Thánh-quả.

Vì vậy, hành-giả bỏ đối-tượng thiền-tuệ sắc- pháp, danh-pháp gốc mà trước đây trí-tuệ-thiền- tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa đã thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp hiện-tại.

Bây giờ, hành-giả hài lòng hoan hỷ nơi nikanti: tâm hài lòng phát sinh từ 9 pháp phiền- não từ obhāsa cho đến upekkhā.

* Tích Ngài Trưởng-Lão Mahānāgatthera

Tích Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera được tóm lược như sau:

Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera trú tại Uccavālika là vị Thầy của Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera.

Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera ở tại Talaṅgara, chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ tuệ-phân-tích, các phép thần-thông.

Một hôm, ngồi nghỉ trưa, Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera suy xét rằng:

“Kinnu kho amhākaṇ ācariyassa Uccavālika- vāsīmahānāgattherassa samaṇabhāvakiccaṃ matthakaṃ pattaṃ, no.”

Phận sự của bậc xuất gia nên thực-hành của Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera trú tại Uccavā- lika, vị Thầy của chúng ta đã hoàn thành hay chưa?

Với tâm thần-thông, Ngài Trưởng-lão thấy rõ, biết rõ Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera vẫn còn là hạng phàm-nhân, chưa phải bậc Thánh- nhân. Nếu Ngài không đến thức tỉnh thì Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera sẽ vẫn còn là hạng phàm-nhân đến khi chết.

Sau khi suy xét như vậy, sử dụng phép thần- thông bay lên hư không, Ngài Trưởng-lão Dhamma- dinnatthera đến hầu đảnh lễ Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera, rồi ngồi một nơi hợp lẽ.

Thấy Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera đến không phải lúc, nên Ngài Trưởng-lão Mahā- nāgatthera bèn hỏi rằng:

– Này Dhammadinna! Có việc gì mà con đến gặp thầy lúc này vậy con?

Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera bạch:

– Kính bạch Thầy, con đến để hỏi những câu hỏi, kính xin Thầy giải đáp.

– Này Dhammadinna! Con hãy hỏi những câu hỏi ấy, nếu biết thì Thầy giải đáp cho con rõ.

Được có cơ hội, Ngài Trưởng-lão Dhamma- dinnatthera bạch hỏi hằng ngàn câu hỏi, câu hỏi nào Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera đều giải đáp rành rẽ đúng đắn hợp với giáo pháp của Đức-Phật. Ngài Trưởng-lão Dhammadinnat- thera tán dương ca tụng trí-tuệ của Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera, tiếp theo Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera bạch hỏi rằng:

– Kính bạch Thầy, Thầy đã chứng đắc A-ra- hán Thánh-đạo cùng với tứ tuệ-phân-tích từ khi nào vậy? Bạch Thầy.

Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera cho biết rằng:

“Ito saṭṭhivassakāle, āvuso.”

– Này Dhammadinna! Thầy đã chứng đắc cách đây 60 năm qua rồi.

– Kính bạch Thầy, kính xin Thầy hoá phép thần-thông.

– Này Dhammadinna! Điều ấy không khó đối với Thầy.

– Kính bạch Thầy, kính xin Thầy hoá ra một con voi.

Nghe Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera yêu cầu như vậy, Ngài Trưởng-lão Mahānāgat- thera liền hoá ra một con bạch tượng to lớn.

Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera yêu cầu Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera sai khiến cho con bạch tượng dựng 2 lỗ tai, dựng thẳng đuôi, dở vòi chạy đến.

Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera sai khiến con bạch tượng làm như vậy.

Khi con bạch tượng chạy nhào đến như gây tai hoạ cho Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera. Nhìn thấy con bạch tượng như vậy, nên Ngài Trưởng- lão Mahānāgatthera đứng dậy để chạy thoát thân.

Ngay khi ấy, Ngài Trưởng-lão Dhammadin- natthera nắm chéo y của Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera, rồi bạch rằng:

“Bhante, Khīṇāsavassa sārajjaṃ nāma hoti.”

– Kính bạch Thầy, gọi là bậc Thánh A-ra-hán thì không còn sợ hãi nữa.

Ngay khi ấy, mới biết mình còn là phàm- nhân, nên Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera ngồi chồm hổm xuống dưới chân của Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera (padamūle ukkuṭikaṃ nisīdi), thưa rằng:

Avassayo me āvuso Dhammadinna hohi!

– Này Dhammadinna! Xin con làm nơi nương nhờ của Thầy.

Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera bạch với Thầy rằng:

– Kính bạch Thầy, con đã đến đây, chỉ làm nơi nương nhờ của Thầy mà thôi. Kính xin Thầy không nên bận tâm.

Bạch với Thầy như vậy, Ngài Trưởng-lão Dhammadinnatthera hướng dẫn đối-tượng thiền- tuệ cho Thầy.

Sau khi học đối-tượng thiền-tuệ ấy xong, Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera bắt đầu thực- hành pháp-hành thiền-tuệ, sử dụng oai-nghi đi gọi là sắc đi đến bước thứ ba, (tatiye padavāre), liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán ngay khi ấy.

Qua tích Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera từ trước đây vốn đã chứng đắc các bậc thiền sắc- giới, mà thiền sắc-giới thì chỉ có khả năng diệt- phiền-não bằng cách chế-ngự, đè nén phiền-não (vikkhambhanappahāna) mà thôi, cho nên suốt 60 năm, phiền-não nào cũng không phát sinh.

Vì vậy, Ngài Trưởng-lão Mahānāgatthera tưởng lầm rằng: “Ngài đã trở thành bậc Thánh A-ra-hán”.

Thật ra, chỉ có 4 Thánh-đạo-tuệ mới có khả năng diệt-tận được (samucchedappahāna) phiền- não mà thôi. Phiền-não nào đã bị diệt-tận được rồi, vĩnh viễn bất cứ trường hợp nào, phiền-não ấy cũng không bao giờ phát sinh lên nữa.

Vấn: Vipassanupakkilesa: Pháp bẩn của trí- tuệ-thiền-tuệ phát sinh đối với hành-giả thực- hành pháp-hành thiền-tuệ khi nào? Và không phát sinh đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thuộc hạng hành-giả nào?

Đáp: Vipassanupakkilesa: Pháp bẩn của trí- tuệ-thiền-tuệ này phát sinh đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có sự tinh- tấn thực-hành đúng theo pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc đúng pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh còn non yếu.

Và vipassanupakkilesa: pháp bẩn của trí-tuệ- thiền-tuệ không phát sinh đối với 4 hạng hành- giả như sau:

1- Bậc Thánh-nhân đã từng chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn rồi.

2- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không đúng theo pháp-hành trung-đạo, nghĩa là không đúng theo pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc không đúng theo pháp-hành thiền-tuệ.

3- Hành-giả không tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-tuệ nữa (nghỉ không thực-hành pháp- hành thiền-tuệ).

4- Hành-giả tuy thực-hành pháp-hành thiền- tuệ đúng ở giai đoạn ban đầu, nhưng là hạng hành-giả không có sự tinh-tấn nhiều.

Vipassanupakkilesa: Pháp bẩn của trí-tuệ- thiền-tuệ không phát sinh đối với 4 hạng hành- giả này.

10 Loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ

Tóm lại, 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền- tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu:

* 9 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu kể từ obhāsa cho đến upekkhā thuộc về thiện-pháp, không phải là ác-pháp, chỉ là đối-tượng của tà- kiến, ngã-mạn, tham-ái mà thôi.

* Nikanti không chỉ là đối-tượng của phiền- não tà-kiến, ngã-mạn, tham-ái mà còn là phiền- não nữa.

Tà-kiến, ngã-mạn, tham-ái chấp thủ trong 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayab- bayānupassanāñāṇa còn non yếu như thế nào?

Đối với hành-giả ban đầu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh đang còn non yếu, nên thường phát sinh vipassanu- pakkilesa gồm có 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

10 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không những làm trở ngại cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu không thể phát triển lên trí-tuệ-thiền-tuệ bậc cao được, mà còn làm đối-tượng của tà-kiến, ngã- mạn, tham-ái dính mắc trong 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy nữa.

Bộ Visuddhimagga, trong phầnVipassanupak- kilesakathā giảng giải về sự dính mắc như sau:

Ví dụ: Obhāso: Ánh sáng phát sinh từ trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu ấy rằng:

* “Mama obhāso uppanno.”

Ánh sáng đã phát sinh đến với ta rồi!

Nếu hành-giả cố chấp như vậy, gọi là diṭṭhi- gāha: cố chấp do năng lực của tà-kiến.

* “Manāpo vata obhāso uppanno.”

Ánh sáng đã phát sinh đối với ta, xinh đẹp lạ thường thật đáng hài lòng hoan hỷ quá!

Nếu hành-giả cố chấp như vậy, gọi là māna- gāha: cố chấp do năng lực của ngã-mạn.

* “Obhāsaṃ assādayato.”

Hành-giả vô cùng hài lòng hoan hỷ nơi ánh sáng ấy.

Nếu hành-giả cố chấp như vậy, gọi là taṇhāgāha: cố chấp do năng lực của tham-ái.

9 pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu còn lại cũng tương tư như obhāsa, mỗi vipassanupak- kilesa đều có tà-kiến, ngã-mạn, tham-ái cố chấp như vậy, nên 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ- thiền-tuệ ấy gồm có 30 loại pháp bẩn của trí- tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu ấy.

Không nhận thức được pháp bẩn của thiền-tuệ

Hành-giả ban đầu thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, chưa có đủ kinh nghiệm, đến khi trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh còn non yếu, nên thường phát sinh 10 vipassanupakkilesa: 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ thiền-tuệ ấy đó là obhāsa, ñāṇa, pīti, passaddhi, sukha, adhimokkha, paggaha, upaṭṭhāna, upekkhā, nikanti thật lạ thường như thế này hành-giả chưa từng có từ trước đây bao giờ.

Hơn nữa, hành-giả là người ban đầu có trí- tuệ-thiền-tuệ còn non yếu, chưa sáng suốt, tâm không vững vàng, nên phát sinh tâm dõi theo 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy, do năng lực của tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến cố chấp rằng:

“Etaṃ mama, eso’ham’asmi, eso me attā.”

* Pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy là của ta (etaṃ mama) cố chấp do năng lực của tâm tham-ái.

* Pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy là ta (eso’ ham’asmi) cố chấp do năng lực của tâm ngã- mạn.

* Pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy là tự ngã của ta (eso me attā) cố chấp do năng lực của tâm tà-kiến.

10 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy đều bị cố chấp do năng lực của tham- ái, ngã-mạn, tà-kiến, nên gồm có 30 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy.

Thật ra, trong 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy, có 9 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayā- nupassanāñāṇa còn non yếu kể từ obhāsa, ñāṇa, pīti, passaddhi, sukha, adhimokkha, paggaha, upaṭṭhāna, upekkhā thuộc về thiện-pháp, không phải là ác-pháp, bởi vì 9 loại pháp bẩn của trí- tuệ-thiền-tuệ thứ 4 còn non yếu ấy phát sinh do hành-giả đã thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 tuy còn non yếu, nhưng không phải là dễ dàng có được.

Như vậy, 9 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy vốn là thiện-pháp, không phải ác-pháp.

Sở dĩ 9 loại pháp ấy gọi là pháp bẩn là vì tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh, cố chấp trong 9 loại pháp ấy làm cho 9 pháp ấy trở nên bẩn, nên gọi là 9 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền- tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu ấy.

Còn nikanti là phiền-não vô cùng vi-tế thật là khó biết.

Nhận thức được pháp bẩn của thiền-tuệ

Khi hành-giả là bậc thiện-trí có trí-tuệ sâu sắc nhận thức thấy rõ, biết rõ được rằng:

* 10 loại pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu ấy là phi-đạo (amagga) không dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

* Còn đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp mà trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanā- ñāṇa đã thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, đã thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại. Đó chính là chánh-đạo (magga) dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Khi ấy, 9 loại pháp gọi là pháp bẩn của trí- tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa không còn bẩn nữa, bởi vì tham-ái, ngã-mạn, tà- kiến không còn nương nhờ nơi 9 pháp vipassanu- pakkilesa ấy nữa. Cho nên, 9 loại pháp ấy trở lại thuần tuý thiện-pháp mà thôi.

Hành-giả có trí-tuệ sáng suốt nhận thức thấy rõ, biết rõ được rằng:

“Netaṃ mama, neso’ham’asmi, na meso attā”

* Pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không phải là của ta (netaṃ mama), không còn cố chấp do năng lực của tâm tham-ái.

* Pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không phải là ta (neso’ham’asmi), không còn cố chấp do năng lực của tâm ngã-mạn.

* Pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không phải là tự ngã của ta (na meso attā), không còn cố chấp do năng lực của tâm tà-kiến.

Ví dụ: Ñāṇa đó là vipassanāñāṇa là vipassanupakkilesa như sau:

* Ñāṇa: Trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không phải là của ta (netaṃ mama), không còn cố chấp do năng lực của tâm tham-ái.

* Ñāṇa: Trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không phải là ta (neso’ham’asmi), không còn cố chấp do năng lực của tâm ngã-mạn.

* Ñāṇa: Trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không phải là tự ngã của ta (na meso attā), không còn cố chấp do năng lực của tâm tà-kiến.

8 vipassanupakkilesa còn lại cũng được thấy rõ, biết rõ tương tự như Ñāṇa vậy.

Khi ấy, hành-giả là bậc thiện-trí có trí-tuệ sáng suốt, sâu sắc thấu suốt, nhận thức, thấy rõ, biết rõ rằng:

* 10 pháp vipassanupakkilesa là amagga: phi-đạo không phải là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không phải là pháp-hành dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

* Và đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại mà trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayā- nupassanāñāṇa đã thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, đã thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng- thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô- ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại. Đó chính là magga: chánh-đạo đúng là pháp-hành trung- đạo, pháp-hành tứ-niệm-xứ, hoặc pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, là pháp-hành dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết- bàn, diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Sau khi nhận thức thấy rõ, biết rõ như vậy, hành-giả từ bỏ 10 vipassanupakkilesa pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ là phi-đạo (amagga), rồi thực-hành theo pháp-hành chánh-đạo (sammā- magga) đó là thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo, thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ, hoặc pháp-hành thiền-tuệ như trước, đến khi trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa phát sinh trở lại có nhiều năng lực, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, do nhân-duyên-sinh, do nhân-duyên- diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayā- nupassanāñāṇa có năng lực phát sinh, chính thức đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 5 gọi là maggāmaggañāṇadassanavisuddhi: chánh-đạo phi-đạo tri-kiến thanh-tịnh là pháp-thanh-tịnh thứ 3 trong pháp-hành thiền-tuệ.

Khi đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 5, maggā- maggañāṇadassanavisuddhi: chánh-đạo phi-đạo tri-kiến thanh-tịnh, thì xem như hành-giả biết rõ được 3 sự thật chân-lý với trí-tuệ trong tam-giới (lokiyañāṇa) như sau:

1- Hành-giả biết rõ sự-thật chân-lý khổ-đế (dukkhasacca) với trí-tuệ thứ nhất nāmarūpa- paricchedañāṇa, đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 3 diṭṭhivisuddhi: chánh-kiến-thanh-tịnh.

2- Hành-giả biết rõ sự-thật chân-lý nhân sinh khổ-đế (samudayasacca) với trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa, đạt đến pháp- thanh-tịnh thứ 4 kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: trí-tuệ thoát-ly hoài-nghi thanh-tịnh.

3- Hành-giả biết rõ sự-thật chân-lý đạo-đế (maggasacca) với trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 3 và 4 sammasanañāṇa và udayabbayānupassanāñāṇa, đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 5 maggāmagga- ñāṇadassanavisuddhi: chánh-đạo phi-đạo tri- kiến thanh-tịnh.

4.2- Balava Udayabbayānupassanāñāṇa

Sau khi hành-giả là bậc thiện-trí có trí-tuệ sáng suốt nhận thức thấy rõ, biết rõ phi-đạo (amagga), và pháp-hành chánh-đạo (sammā- magga), nên từ bỏ 10 pháp-bẩn của trí-tuệ- thiền-tuệ là phi-đạo, rồi thực-hành theo pháp- hành chánh-đạo là thực-hành đúng theo pháp- hành trung-đạo (majjhimāpaṭipadā), là tiếp tục thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp- hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa có nhiều năng lực (balava udayabbayānupassanāñāṇa) phát sinh, nên có khả năng thoát khỏi 10 pháp bẩn của trí- tuệ-thiền-tuệ (upakkilesavimutta udayabbayānu- passanāñāṇa) thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại.

Tính chất của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4

* Khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānu- passanāñāṇa có nhiều năng lực đạt đến pháp- thanh-tịnh thứ 5 gọi là maggāmaggañāṇa- dassanavisuddhi: chánh-đạo phi-đạo tri-kiến thanh-tịnh là pháp-thanh-tịnh thứ 3 trong pháp- hành thiền-tuệ.

* Khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānu- passanāñāṇa có nhiều năng lực (balava udayab- bayānupassanāñāṇa) có khả năng thoát khỏi 10 pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ (upakkilesavimutta udayabbayānupassanāñāṇa) đạt đến pháp- thanh-tịnh thứ 6 gọi là paṭipadāñāṇadassana- visuddhi: pháp-hành tri-kiến thanh-tịnh là pháp- thanh-tịnh thứ 4 của pháp-hành thiền-tuệ.

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa này thuộc về tiraṇapariññā: trí-tuệ- thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp sắc-pháp hiện-tại.

Ba gút mắt của pháp-hành thiền-tuệ

Hành-giả ban đầu thực-hành pháp-hành thiền- tuệ thường gặp phải 3 điều gút mắt là:

1- Gút mắt thứ nhất về pháp-học của pháp-hành thiền-tuệ

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, trước tiên hành-giả cần phải học hỏi, nghiên cứu kỹ tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp một cách rành rẽ từng chi tiết trạng- thái-riêng của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.

Sắc-pháp, danh-pháp mà hành-giả đang học hỏi, nghiên cứu ấy thuộc về vijjamānapaññatti: chế-định-pháp về danh từ ngôn-ngữ có thật- tánh-pháp làm nền tảng, không phải là chân- nghĩa-pháp (paramatthadhamma), nhưng đối- tượng của pháp-hành thiền-tuệ chỉ là sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp mà thôi; bởi vì chỉ có mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp mới có thật-tánh, có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: trạng- thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô- ngã của sắc-pháp, danh-pháp mà thôi.

Cho nên, hành-giả cần phải có trí-tuệ sáng suốt phân biệt rõ mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp như thế nào gọi là:

* Sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chế-định- pháp (paññattidhamma).

* Sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa- pháp (paramatthadhamma).

Bởi vì mỗi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp có tính chất hoàn toàn khác nhau:

* Nếu đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chế-định-pháp thì không có thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp, không có sự sinh, sự diệt, không có 3 trạng-thái-chung của sắc-pháp, danh-pháp, nên không phải là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

* Nếu đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp thì có thật-tánh của sắc- pháp, danh-pháp, có sự sinh, sự diệt của sắc- pháp, danh-pháp, có 3 trạng-thái-chung: trạng- thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô- ngã của sắc-pháp, danh-pháp, là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

Pháp-hành thiền-tuệ chỉ có sắc-pháp, danh- pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp mới thật là đối- tượng của pháp-hành thiền-tuệ mà thôi.

Cho nên, hành-giả cần phải phân biệt rõ được mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp thuộc về chân- nghĩa-pháp (paramatthadhamma), để sử dụng khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.

Như vậy, hành-giả đã tháo gỡ được gút mắt quan trọng đầu tiên, trước khi bắt đầu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, biết sử dụng mỗi sắc-pháp mỗi danh-pháp tam-giới thuộc về chân-nghĩa- pháp (paramatthadhamma) làm đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

2- Gút mắt thứ nhì về pháp-hành thiền-tuệ

Sau khi học hỏi, nghiên cứu, phân biệt hiểu biết rõ được tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh- pháp tam-giới thuộc về chân-nghĩa-pháp, không phải sắc-pháp, danh-pháp thuộc về vijjamāna- paññatti: chế-định-pháp danh từ ngôn-ngữ có thật-tánh-pháp làm nền tảng.

Hành-giả bắt đầu thực-hành pháp-hành thiền- tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật- tánh của sắc-pháp, hoặc thật-tánh của danh- pháp tam-giới đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

Thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp tam- giới là sự-thật chân-lý hiển nhiên trong đời, sở dĩ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp không hiện rõ là vì vô-minh (avijjā) che phủ.

Vậy, để thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc- pháp, danh-pháp, hành-giả cần phải luôn luôn có yonisomanasikāra: trí-tuệ hiểu biết rõ trong tâm đúng theo 4 trạng-thái của tất cả mọi sắc- pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới đều là vô- thường, khổ, vô-ngã, bất-tịnh làm nhân-duyên phát sinh chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác mới ngăn được tâm vô-minh (avijjā) không phát sinh; đồng thời ngăn được 3 pháp-điên-đảo (vipallāsa) là tưởng-điên-đảo, tâm-điên-đảo, tà- kiến-điên-đảo thấy sai, hiểu lầm cho rằng: Sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là thường, lạc, ngã, tịnh không phát sinh, để hỗ trợ cho chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác phát sinh, thực-hành pháp- hành thiền-tuệ để phát sinh trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, phân biệt rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới đúng theo sự-thật chân-nghĩa-pháp.

Trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa là trí-tuệ đầu tiên trong 16 trí-tuệ-thiền-tuệ, đóng vai trò quan trọng, làm nền tảng, làm nhân- duyên để hỗ-trợ cho 15 trí-tuệ-thiền-tuệ tuần tự phát sinh.

Như vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã tháo gỡ được gút mắt thứ nhì rồi, chỉ còn gút mắt cuối cùng nữa mà thôi.

3- Gút mắt thứ ba ở giai đoạn trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa

Hành-giả ban đầu thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, đến khi trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayā- upassanāñāṇa phát sinh còn non yếu, thường có vipassanupakkilesa là 10 pháp bẩn của trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu ấy phát sinh, các pháp bẩn của trí-tuệ- thiền-tuệ ấy rất lạ thường mà hành-giả chưa từng thấy từ trước đây bao giờ, nên hành-giả thấy sai chấp lầm rằng:

“Chắc chắn ta đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh quả, và Niết-bàn rồi!”

Như vậy, pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy không phải là Thánh-đạo cho là Thánh-đạo, không phải là Thánh-quả cho là Thánh-quả. Chính pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ ấy làm trở ngại trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanā-ñāṇa còn non yếu không phát triển lên các trí- tuệ-thiền-tuệ bậc cao được.

Đó là điều gút mắt thứ ba của pháp-hành thiền-tuệ.

* Khi hành-giả là bậc thiện-trí có trí-tuệ sáng suốt nhận thức biết rõ được rằng: “Vipassanu- pakkilesa là 10 pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa còn non yếu ấy là phi-đạo (amagga), không dẫn đến chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn”.

* Và tiếp theo trí-tuệ sáng suốt nhận thức biết rõ rằng: “Sắc-pháp, danh-pháp hiện-tại mà trí- tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa đã thấy rõ, đã biết rõ sự sinh, sự diệt, đã thấy rõ, đã biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp tam-giới. Đó chính là chánh-đạo (sammāmagga), dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn”.

Hành-giả từ bỏ phi-đạo (amagga), trở lại thực-hành theo chánh-đạo (sammāmagga), đó là thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo là thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đến khi trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa có nhiều năng lực phát sinh, mới thoát khỏi 10 pháp bẩn của trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 non yếu ấy, gọi là upakkilesavimutta udayabbayānupassanā- ñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupas- sanāñāṇa đã thoát khỏi 10 pháp bẩn của trí-tuệ- thiền-tuệ thứ 4 non yếu ấy.

Như vậy, hành-giả đã thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đến giai đoạn đã tháo gỡ được gút mắt thứ ba cuối cùng, hành-giả không còn gút mắt nào trong pháp-hành thiền-tuệ nữa.

Nếu hành-giả có đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la- mật, và có đủ 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp- chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp- chủ, tuệ-pháp-chủ thì có khả năng tiếp tục thực- hành pháp-hành thiền-tuệ, làm cho trí-tuệ-thiền- tuệ phát triển theo tuần tự từ trí-tuệ-thiền-tuệ thứ

5 cho đến trí-tuệ thứ 16 của pháp-hành thiền- tuệ, nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ phát triển từ trí- tuệ-thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.

Cho nên, trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 udayabbayā- nupassanāñāṇa có nhiều năng lực này làm nền tảng, làm nhân-duyên để cho trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 5 gọi là bhaṅgānupassanāñāṇa phát sinh liền tiếp theo sau.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app