Tam-Bảo xuất hiện trên thế gian

Đức-Phật  Gotama  thuyết  giảng  bài  kinh

Chuyển-Pháp-Luân này xong, trong nhóm 5 tỳ- khưu chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Aññasi- koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo,  Nhập-lưu  Thánh-quả  và  Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, cùng với 180 triệu chư-thiên, phạm-thiên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật Gotama, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Sau khi trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, Ngài Đại-Trưởng-lão   Aññāsikoṇḍañña   được   Đức- Phật cho phép xuất gia tỳ-khưu theo cách Ehi bhikkhūpasampadā.

Đức-Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ về phía Ngài Đại Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña truyền dạy rằng:

“Ehi Bhikkhu Svākkhāto dhammo cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

Thật kỳ diệu thay! Khi Đức-Phật vừa chấm dứt câu, ngay khi ấy, hình tướng cũ của Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña biến mất, thay vào tăng tướng mới, đạo mạo là một vị tỳ-khưu có  đầy  đủ  8  thứ  vật  dụng  của  tỳ-khưu  được thành tựu do quả phước như thần thông. Vị tỳ- khưu  có  tăng  tướng  trang  nghiêm,  lục-môn thanh-tịnh như một vị tỳ-khưu có 60 hạ.

Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân lần đầu tiên vào ngày rằm tháng sáu (âm-lịch). Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsi- koṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama. Đức- Phật cho phép Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsi- koṇḍañña xuất gia trở thành vị tỳ-khưu đầu tiên.

Ngay khi ấy, Tam-Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn 3 ngôi Tam- Bảo đầu tiên xuất hiện trên thế gian vào ngày rằm tháng 6 âm-lịch.

Đức-Phật tiếp tục dạy 4 vị tỳ-khưu

Trong nhóm 5 tỳ-khưu, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññasikoṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên và cũng trở thành vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, còn lại 4 vị tỳ-khưu, Đức-Phật còn phải chỉ dạy.

* Sáng ngày 16 tháng 6, Đức-Phật không ngự đi khất thực mà ở lại tại khu rừng, để chỉ dạy Ngài Vappa và Ngài Bhaddiya, còn 3 vị tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji đi khất thực, đem về kính dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại phân chia đều cho 5 vị thọ thực trong ngày.

Ngày hôm ấy, Ngài Vappa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả trở thành bậc Thánh Nhập- lưu  và  được  Đức-Phật  cho  phép  xuất  gia  trở thành tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhū- pasampadā.

* Ngày 17 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Bhaddiya và Ngài Mahānāma, còn Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Trưởng-lão Vappa và Ngài Assaji đi khất thực, đem về kính dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại phân chia đều cho 5 vị.

Ngày hôm ấy, Ngài Bhaddiya chứng ngộ chân-lý   tứ   Thánh-đế,   chứng   đắc   Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, trở thành bậc Thánh  Nhập-lưu  và  được  Đức-Phật  cho  phép xuất gia trở thành tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

* Ngày 18 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Mahānāma và Ngài Assaji, còn Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Trưởng-lão Vappa và Ngài Trưởng-lão Bhaddiya đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại phân chia đều cho 5 vị.

Ngày hôm ấy, Ngài Mahānāma chứng ngộ chân-lý   tứ   Thánh-đế,   chứng   đắc   Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, trở thành bậc Thánh  Nhập-lưu  và  được  Đức-Phật  cho  phép xuất gia trở thành tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

* Ngày 19 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Assaji, còn 4 vị tỳ-khưu đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần còn lại chia đều đến 5 vị.

Ngày hôm ấy, Ngài Assaji chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả trở thành bậc Thánh Nhập- lưu và được Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

Như vậy, nhóm 5 tỳ-khưu đều trở thành 5 bậc Thánh Nhập-lưu trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama.

Để nâng đỡ nhóm 5 tỳ-khưu Thánh Nhập-lưu lên bậc Thánh A-ra-hán,

* Ngày 20 tháng 6, Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-thái vô-ngã.

Thật vậy, sau khi nghe Đức-Phật thuyết giảng bài Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-thái vô-ngã xong, nhóm 5 tỳ-khưu đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama.

Như  vậy,  ngoài  Đức-Phật  ra,  còn  có  5  vị Thánh A-ra-hán đã xuất hiện trên thế gian này.

Tóm lược tứ Thánh-đế

Trong bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân:

Ariyasacca: Thánh-đế là sự thật chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ.

Ariyasacca: Thánh-đế có 4 pháp:

1- Dukkha ariyasacca: Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ là sắc-uẩn chấp-thủ, thọ-uẩn chấp-thủ, tưởng-uẩn chấp-thủ, hành-uẩn chấp- thủ, thức-uẩn chấp-thủ thuộc về tam-giới, là đối- tượng của 4 pháp chấp-thủ đều là khổ-Thánh-đế.

2- Dukkhasamudaya ariyasacca: Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham tâm-sở gọi là tham-ái có 3 loại tham-ái (taṇhā):

– Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối- tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc- ái, pháp-ái) trong cõi dục-giới.

– Bhavataṇhā: Hữu-ái là tham-ái trong 6 đối- tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc- ái,  pháp-ái)  hợp  với  thường-kiến  và  tham-ái

Tam-Tuệ-Luân Trong Tứ Thánh-Đế                                       39

trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.

– Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với đoạn-kiến.

3- Dukkhanirodha ariyasacca: Diệt khổ-thánh-đế đó là Niết-bàn.

4- Dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca: Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh- nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

* Trong Bộ Visuddhimagga: Thanh-Tịnh-Đạo giảng giải về 16 thật-tánh của tứ Thánh-đế:

1- Khổ-Thánh-đế (dukkha-ariyasacca) đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hoặc sắc-pháp và danh-pháp tam-giới đó là 81 tam-giới-tâm (trừ 8 siêu-tam- giới-tâm) và 51 tâm-sở (trừ tham tâm-sở) có 4 thật-tánh:

– Thật-tánh khổ là luôn hành hạ.

– Thật-tánh khổ là do nhân-duyên cấu tạo.

– Thật-tánh khổ làm nóng nảy.

– Thật-tánh khổ là luôn luôn biến đổi.

2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế (dukkhasamudaya ariyasacca) đó là tham tâm-sở gọi là tham-ái, có 3 loại tham-ái (taṇhā) là nhân sinh khổ- Thánh-đế, có 4 thật-tánh là:

– Thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế.

– Thật-tánh làm cho phát sinh khổ-Thánh-đế.

– Thật-tánh ràng buộc trong khổ-Thánh-đế.

– Thật-tánh dính mắc trong khổ-Thánh-đế.

3- Diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodha ariya- sacca) đó là Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế, có 4 thật-tánh:

– Thật-tánh giải thoát khổ-Thánh-đế.

– Thật-tánh không bị ràng buộc trong khổ- Thánh-đế.

– Thật-tánh không bị nhân-duyên cấu tạo.

– Thật-tánh không tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodhagaminī paṭipadā ariyasacca) đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh- nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm chánh-định, có 4 thật-tánh là:

– Thật-tánh pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn.

– Thật-tánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.

– Thật-tánh là pháp-hành giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

– Thật-tánh là pháp-hành dẫn đầu làm phận sự:

– Biết khổ-Thánh-đế.

– Diệt nhân sinh khổ-Thánh-đế.

– Chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ-Thánh-đế.

Tất cả 16 thật-tánh của tứ Thánh-đế này đồng thành tựu cùng một lúc trong 4 Thánh-đạo-tâm.

Tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế

1- Saccañāṇa: Trí-tuệ-học hiểu biết trong tứ thánh-đế.

2- Kiccañāṇa: Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế.

3- Katañāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế.

1- Tam-tuệ-luân trong khổ-Thánh-đế

1.1-  Trí-tuệ-học  là  trí-tuệ-học  hiểu  biết  rõ khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ (dukkhaṃ ariyasaccaṃ).

1.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực-hành phận sự của pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền- tuệ thấy rõ, biết rõ khổ-đế là pháp nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyaṃ).

1.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận

sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo- tuệ biết rõ khổ-Thánh-đế là pháp nên biết thì đã biết bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhaṃ ariya- saccaṃ pariññātaṃ).

2- Tam-tuệ-luân trong nhân sinh khổ-Thánh-đế

2.1-  Trí-tuệ-học  là  trí-tuệ-học  hiểu  biết  rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là 3 loại tham-ái (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ).

2.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực-hành phận sự của pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền- tuệ thấy rõ, biết rõ nhân sinh khổ-đế là pháp nên diệt bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabbaṃ).

2.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự  của  trí-tuệ-thiền-tuệ  siêu-tam-giới,  chứng ngộ  chân-lý  nhân  sinh  khổ-Thánh-đế,  chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ biết rõ nhân sinh khổ- Thánh-đế là pháp nên diệt thì đã diệt tận được bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīnaṃ).

3- Tam-tuệ-luân trong diệt khổ-Thánh-đế

3.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ-học hiểu rõ diệt khổ Thánh-đế đó là Niết-bàn (dukkhanirodhaṃ ariya- Saccaṃ).

Tam-Tuệ-Luân Trong Tứ Thánh-Đế                                       43

3.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực-hành pháp- hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ diệt khổ-đế là pháp nên chứng ngộ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabbaṃ).

3.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý diệt khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo-tuệ biết rõ diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ thì đã chứng ngộ bằng 4 Thánh-đạo- tuệ rồi (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikatam).

4- Tam-tuệ-luân trong pháp-hành dẫn đến Diệt khổ-Thánh-đế

4.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ-học hiểu biết rõ pháp-hành  dẫn  đến  diệt  khổ-Thánh-đế  đó  là pháp-hành bát-chánh-đạo (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ).

4.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực-hành pháp- hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-đế là pháp nên tiến-hành bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbaṃ).

4.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ biết rõ pháp-hành dẫn  đến  diệt  khổ-Thánh-đế  là  pháp  nên  tiến hành thì đã tiến hành bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitaṃ).

Tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế gồm có 12 (3×4) loại trí-tuệ có vai trò quan trọng làm phận sự chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế mà Đức-Phật đã thuyết giảng trong bài kinh Dhammacakkap- pavattanasutta: Kinh Chuyển-pháp-luân rằng:

– Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân, (trí-tuệ-học, trí-tuệ hành, trí-tuệ thành) (4×3) thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh đã phát sinh đến Như-Lai.

– Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng: “Anuttaraṃ sammā sambodhiṃ abhisambuddho” Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh: nhân-loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên cả thảy.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app