Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

DHAMMACAKKAPPAVATTANASUTTA

(Kệ khai kinh Chuyển-pháp-luân)

Bhikkhūnaṃ pañcavaggīnaṃ,  

Isipatana nāmake.   

Migadāye dhammavaraṃ,  

yaṃ taṃ nibbānapāpakaṃ. 

 

Sahampati nāmakena,  

mahābrahmena yācito. 

Catusaccaṃ pakāsento,  

Lokanātho adesayi. 

 

Nanditaṃ sabbavedehi,  

sabbasampatti sādhakaṃ. 

Sabbalokahitatthāya, 

Dhammacakkaṃ bhaṇāma he. 

Dhammacakkappavattanasutta

1- Evaṃ me sutaṃ, ekaṃ samayaṃ Bhagavā Bārāṇasiyaṃ  viharati,  Isipatane  migadāye. Tatra kho Bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi.

2- Dveme bhikkhave, antā pabbajitena na sevitabbā. Katame dve?

* Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anattha- saṃhito,

* Yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito.

3- Ete kho bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Katamā ca sā bhikkhave, majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. 

Seyyathidaṃ-Sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto,  sammā-ājivo,  sammāvāyamo, sammāsati, sammāsamādhi.

Ayaṃ kho sā bhikkhave, majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

*4-   Idaṃ   kho   pana   bhikkhave,   dukkhaṃ ariyasaccaṃ.

Jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇaṃpi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati, tampi dukkhaṃ, saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

*5- Idaṃ kho pana bhikkhave, dukkha- samudayaṃ ariyasaccaṃ.

Yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāga- sahagatā tatratatrābhinandinī.

Seyyathidaṃ-Kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā.

*6- Idaṃ kho pana bhikkhave, dukkha- nirodhaṃ ariyasaccaṃ.

Yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.

*7- Idaṃ kho pana bhikkhave, dukkha- nirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ. 

Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. 

Seyyathidaṃ-Sammādiṭṭhi,   sammāsaṅkappo,   sammāvācā, sammākammanto,  sammā-ājivo,  sammāvāyamo, sammāsati, sammāsamādhi.

8- “Idaṃ dukkhaṃ ariyasaccan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

9- “Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

10- “Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariya- saccaṃ pariññātan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

11- “Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

12- “Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ  pahātabban”ti  me  bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

13- “Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīnan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

14-  “Idaṃ  dukkhanirodhaṃ  ariyasaccan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

15- “Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabban”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

16- “Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ  sacchikatan”ti  me  bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

17- “Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.  

18- “Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabban”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

19- “Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodha- gāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

20- Yāvakīvañca me bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi.

Neva tāvā’haṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya “anuttaraṃ sammā- sambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ.

21- Yato ca kho me bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi.

Athā’haṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya “anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ. 

22- Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi, “akuppā me vimutti, ayamantimā jāti, natthi dāni punabbhavo”ti.

23- Idamavoca Bhagavā.

Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū Bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

24- Imasmiṃ ca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne āyasmato Koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi “yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodha- dhamman”ti.

25- Pavattite ca pana Bhagavatā dhamma- cakke bhummā devā saddamanussāvesuṃ “etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā cātumahārājikā devā saddamanussāvesuṃ “etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭi- vattiyaṃ samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Cātumahārājikānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tāvatiṃsā devā saddamanussāvesuṃ “etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭi- vattiyaṃ samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

*   Tāvatiṃsānaṃ   devānaṃ   saddaṃ   sutvā yāmā devā saddamanussāvesuṃ “etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

*  Yāmānaṃ  devānaṃ  saddaṃ  sutvā  tusitā devā saddamanussāvesuṃ “etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Tusitānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā nimmānaratī devā saddamanussāvesuṃ “etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭi- vattiyaṃ samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Nimmanaratīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā paranimmitavasavattī devā saddamanussāvesuṃ “etaṃ     Bhagavatā     Bārāṇasiyaṃ     Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ “etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

Itiha  tena  khaṇena  tena  layena  tena muhuttena yāva brahmalokā saddo abbhuggacchi.

26- Ayañca dasasahassilokadhātu saṃkampi sampakampi sampavedhi.

27- Appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pāturahosi atikkamma devānaṃ devā- nubhāvanti.

28- Atha kho Bhagavā imaṃ udānaṃ udānesi

“Aññāsi vata bho Koṇḍañño

Aññāsi vata bho Koṇḍañño” ti.

Iti hidaṃ āyasmato Koṇḍaññassa “Aññāsi- koṇḍañño” tveva nāmaṃ ahosī’ti.

29- Atha kho āyasmā Aññāsikoṇḍañño diṭṭha- dhammo  pattadhammo  viditadhammo  pariyo gāḷhadhammo tiṇṇavicikiccho vigatakathaṃkatho vesārajjappatto aparappaccayo satthusāsane Bhagavantaṃ etadavoca.

“Labheyyā’haṃ Bhante, Bhagavato santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampadan”ti.

30- “Ehi bhikkhū”ti Bhagavā avoca, “svākkhāto  dhammo,  cara  brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāyā”ti.

Sāva tassa āyasmato upasampadā ahosī’ti.

(Dhammacakkappavattanasuttaṃ niṭṭhitaṃ)


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức- Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác.

Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân

(Dhammacakkappavattanasutta)

Ý nghĩa kệ khai Kinh Chuyển-Pháp-Luân

“Bhikkhūnaṃ pañcavaggīnaṃ…” 

 

Vị Đại-Phạm-thiên Sa-ham-pa-ti, 

Thỉnh cầu Đức-Phật, thuyết pháp độ sinh, 

Đức-Phật đại bi nhận lời cầu thỉnh. 

Thuyết pháp giảng giải pháp tứ Thánh-đế. 

Chánh-pháp cao thượng chứng ngộ Niết-bàn. 

Tế độ chúng-sinh, nhóm năm tỳ-khưu. 

Tại khu rừng rậm, nơi phóng sinh nai. 

Tên gọi là I-si-pa-ta-na. 

Mong sự lợi ích cho toàn chúng-sinh. 

Lắng nghe bài kinh Chuyển-pháp-luân này. 

Thành tựu kết quả cõi người, cõi trời. 

Niết-bàn tịch tịnh an-lạc tuyệt đối. 

Chúng tôi tụng kinh Chuyển-pháp-luân ấy.

Ý nghĩa bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 

Lời Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch với Ngài

Đại-Trưởng-lão Mahākassapa rằng:

– “Evaṃ me sutaṃ …”

– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā- kassapa khả kính, con là Ānanda được nghe bài kinh Chuyển-pháp-luân từ Đức-Thế-Tôn như vầy: 

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh nai, tên là Isipatana, trước kia Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác, chư Phật Độc-Giác đã từng ngự xuống đây. Tại nơi ấy, Đức-Thế-Tôn gọi nhóm 5 tỳ-khưu là Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Trưởng-lão Vappa, Ngài Trưởng lão Bhaddiya, Ngài Trưởng-lão Mahānāma và Ngài Trưởng-lão Assaji mà truyền dạy rằng: 

Hai pháp thấp hèn (Dve antā)

– Này chư tỳ-khưu! Có 2 pháp thấp hèn cực đoan thuộc về hai biên kiến mà người xuất gia không nên hành.

Hai pháp ấy như thế nào? 

* Một là việc thường thụ hưởng dục lạc trong ngũ-dục do tâm tham-ái hợp với thường-kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm-nhân trong đời, không phải là pháp-hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại lợi ích an-lạc.

* Hai là việc thường tự ép xác hành khổ mình do tâm sân và có đoạn-kiến, thuộc pháp-hành khổ-hạnh của ngoại đạo, không phải là pháp- hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại lợi ích an-lạc.

Pháp-Hành Trung-Đạo (Majjhimapaṭipadā)

– Này chư tỳ-khưu! Không thiên về 2 pháp thấp hèn thuộc về thường-kiến và đoạn-kiến ấy, Như-Lai đã thực-hành theo pháp-hành trung- đạo nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ   siêu-tam-giới,   làm   cho   tuệ- nhãn (cakkhu) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, làm cho trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam- giới (ñāṇa) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, để chứng ngộ Niết-bàn làm vắng lặng mọi  phiền-não,  để  phát  sinh  trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đặc biệt chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, để tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

–  Này  chư  tỳ-khưu!  Như-Lai  đã  thực-hành theo pháp-hành trung-đạo nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới, làm cho tuệ-nhãn (cakkhu) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, làm cho trí-tuệ- thiền-tuệ siêu-tam-giới (ñāṇa) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, để chứng ngộ Niết-bàn làm vắng lặng mọi phiền não, để phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đặc biệt chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, để tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Pháp-hành trung-đạo như thế nào?

– Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo đó chính là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh- nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này gọi là pháp-hành trung-đạo.

–  Này  chư  tỳ-khưu!  Như-Lai  đã  thực-hành theo pháp-hành trung-đạo này đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới, làm cho tuệ-nhãn (cakkhu) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, làm cho trí-tuệ- thiền-tuệ siêu-tam-giới (ñāṇa) đã phát sinh thấy rõ, biết rõ tứ Thánh-đế, để chứng ngộ Niết-bàn làm vắng lặng mọi phiền não, để phát sinh trí- tuê-thiền-tuệ siêu-tam-giới đặc biệt chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, để tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Tứ Thánh-Đế

1- Khổ-Thánh-đế (Dukkha Ariyasacca)

– Này chư tỳ-khưu! Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:

* Tái-sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ.

* Phải gần gũi, thân cận với người không thương yêu là khổ.

* Phải xa lìa người thương yêu là khổ.

*  Mong  muốn  đừng  có  sinh,  đừng  có  già, đừng có bệnh, đừng có chết … mà điều ấy không thể nào được như ý là khổ.

Tóm lại, chấp trong ngũ-uẩn chấp-thủ do tâm tham-ái và tà-kiến là khổ.

Những thật-tánh khổ ấy gọi là khổ-Thánh-đế.

2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế

(Dukkhasamudaya Ariyasacca)

– Này chư tỳ-khưu! Nhân sinh khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là tham-ái là nhân dắt dẫn tái-sinh kiếp sau, hợp với tham muốn, ái-dục say mê trong mỗi kiếp ấy, say mê trong các đối-tượng, đắm say trong kiếp sống.

Nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy là:

* Dục-ái (kāmataṇhā): tham-ái trong 6 đối- tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc- ái, pháp-ái).

* Hữu-ái (bhavataṇhā): tham-ái trong 6 đối- tượng  ái  hợp  với  thường-kiến,  hoặc  tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới, vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.

* Phi-hữu-ái (vibhavataṇhā): tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với đoạn-kiến.

Những thật-tánh tham-ái ấy gọi là nhân sinh khổ-Thánh-đế.

3- Diệt khổ-Thánh-đế (Dukkhanirodha Ariyasacca)

–  Này  chư  tỳ-khưu!  Diệt  khổ-Thánh-đế  là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn là pháp diệt tận được mọi tham-ái ấy không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, Niết- bàn xả ly tất cả, Niết-bàn từ bỏ chấp trong ngũ- uẩn chấp-thủ, Niết-bàn giải thoát khổ, Niết-bàn không còn luyến ái, không còn dính mắc.

Những thật-tánh Niết-bàn ấy gọi là diệt khổ- Thánh-đế.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Dukkhanirodhagaminī Paṭipadā Ariyasacca)

– Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Thánh- đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư- duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

Những  thật-tánh  pháp-hành  bát-chánh-đạo ấy gọi là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.

Tam-Tuệ-Luân Trong Tứ Thánh-Đế

1- Tam-tuệ-luân trong khổ-Thánh-đế

1.1- Trí-tuệ-học biết khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh  khổ-Thánh-đế  đã  phát  sinh,  trí-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ tái-sinh là khổ sinh, già là khổ,… tóm lại ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí- tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ khổ- Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ- Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ- Thánh-đế.”

1.2- Trí-tuệ-hành phận sự biết khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh khổ- Thánh-đế  đã  phát  sinh,  trí-tuệ-thiền-tuệ  sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ tái-sinh là khổ sinh, già là khổ,… tóm lại ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che  phủ  khổ-Thánh-đế  đã  phát  sinh  đến  với Như-Lai  trong  mọi  pháp  khổ-Thánh-đế,  mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như- Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ- Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết rõ ngũ-uẩn chấp-thủ bằng trí-tuệ- thiền-tuệ tam-giới.”

1.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự biết khổ-Thánh-đế (Katañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh khổ- Thánh-đế  đã  phát  sinh,  trí-tuệ-thiền-tuệ  sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ tái-sinh là khổ sinh, già là khổ,… tóm lại ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che  phủ  khổ-Thánh-đế  đã  phát  sinh  đến  với Như-Lai  trong  mọi  pháp  khổ-Thánh-đế,  mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như- Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của ngũ-uẩn chấp-thủ là khổ- Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết rõ, thì trí-tuệ-thành đã biết rõ ngũ-uẩn chấp-thủ bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi.”

2- Tam-tuệ-luân trong nhân sinh khổ-Thánh-đế

2.1- Trí-tuệ-học biết nhân sinh khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ 108 loại tham-ái đó là 3 loại taṇhā là kāma- taṇhā,  bhavataṇhā,  vibhavataṇhā  nhân  với  6 loại đối-tượng là sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị- ái, xúc-ái, pháp-ái thành 18 loại tham-ái, rồi nhân với 2 bên là bên trong của mình và bên ngoài mình của người khác thành 36 loại, rồi nhân với 3 thời là thời quá-khứ, thời hiện-tại, thời vị-lai gồm có 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn nhân sinh khổ- Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ nhân sinh khổ-Thánh- đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh  của  tham-ái  là  nhân  sinh  khổ-Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ tham-ái là nhân sinh khổ- Thánh-đế.”

2.2- Trí-tuệ-hành phận sự diệt nhân sinh khổ- Thánh-đế (Kiccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ 108 loại tham-ái đó là 3 loại taṇhā là kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā … gồm có 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô- minh che phủ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của tham-ái là nhân sinh khổ- Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt tham-ái bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam- giới.”

2.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự diệt tận nhân sinh khổ-Thánh-đế (Katañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền- tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ 108 loại tham-ái đó là 3 loại taṇhā là kāmataṇhā, bhava- taṇhā, vibhavataṇhā … gồm có 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy đã phát sinh, tuệ- minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh- đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của tham-ái là nhân sinh khổ- Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên  diệt,  thì  trí-tuệ-thành  đã  diệt  tận  được tham-ái bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi.”

3- Tam-tuệ-luân trong diệt khổ-Thánh-đế

3.1-Trí-tuệ-học biết diệt khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ 2 loại Niết-bàn là sa-upādisesanibbāna, anupādisesanibbāna, biết rõ 3 loại Niết-bàn là animitanibbāna, appaṇihitanibbāna,   suññatanibbāna   đã   phát sinh, tuệ-minh (vijjā) biết rõ thấu suốt hoàn toàn diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ diệt khổ- Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của Niết-bàn là diệt khổ-Thánh- đế là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế.”

3.2- Trí-tuệ-hành phận sự chứng ngộ diệt khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí- tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ 2 loại Niết-bàn là sa- upādisesanibbāna, anupādisesanibbāna, biết rõ 3 loại Niết-bàn là animitanibbāna, appaṇihita- nibbāna, suññatanibbāna đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn diệt khổ-Thánh-đế  đã  phát  sinh,  ánh  sáng  trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ diệt khổ-Thánh-đế  đã  phát  sinh  đến  với  Như-Lai trong  mọi  pháp  diệt  khổ-Thánh-đế,  mà  trước đây,  khi  chưa  trở  thành  Đức-Phật,  Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của Niết-bàn là diệt khổ-Thánh- đế là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng   ngộ   Niết-bàn   bằng   trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.”

3.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ-Thánh-đế (Katañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí- tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ 2 loại Niết-bàn là sa- upādisesanibbāna, anupādisesanibbāna, biết rõ 3 loại Niết-bàn là animitanibbāna, appaṇihita- nibbāna, suññatanibbāna đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ- thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ diệt khổ-Thánh-đế  đã  phát  sinh  đến  với  Như-Lai trong  mọi  pháp  diệt  khổ-Thánh-đế,  mà  trước đây,  khi  chưa  trở  thành  Đức-Phật,  Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của Niết-bàn là diệt khổ-Thánh-đế  là  pháp  mà  trí-tuệ-hành  có  phận  sự  nên chứng  ngộ,  thì  trí-tuệ-thành  đã  chứng  ngộ Niết-bàn bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi.”

4- Tam-tuệ-luân trong pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế

4.1- Trí-tuệ-học biết pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ (ñāṇa) biết rõ thật-tánh pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) biết rõ pháp-hành bát-chánh- đạo có 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh- tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đã phát sinh, tuệ-minh  (vijjā)  biết  rõ  thấu  suốt  hoàn  toàn pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp- hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi  chưa  trở  thành  Đức-Phật,  Như-Lai  chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của pháp-hành bát-chánh-đạo có 8  chánh  là  chánh-kiến,  chánh-tư-duy,  chánh-ngữ,  chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, là pháp mà trí-tuệ-học có phận sự học hỏi, hiểu biết rõ pháp-hành bát-chánh-đạo có 8 chánh là chánh-kiến, … là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.”

4.2- Trí-tuệ-hành phận sự tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế  đã  phát  sinh,  trí-tuệ-thiền-tuệ  sáng suốt (paññā) thấy rõ, biết rõ pháp-hành bát- chánh-đạo hợp với 8 chánh là chánh-kiến, … đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền- tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế,  mà  trước  đây,  khi  chưa  trở  thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh của pháp-hành bát-chánh-đạo hợp với 8 chánh là chánh-kiến, … là pháp mà trí- tuệ-hành có phận sự nên tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới.”

4.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế (Katañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhu) thấy rõ, biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ, biết rõ thật-tánh pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế  đã  phát  sinh,  trí-tuệ-thiền-tuệ  sáng suốt (paññā) biết rõ pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, … đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, biết rõ thấu suốt hoàn toàn pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ-thiền-tuệ (āloko) diệt màn vô-minh che phủ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế  đã  phát  sinh  đến  với  Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế, mà trước đây, khi chưa trở thành Đức-Phật, Như-Lai chưa từng nghe, chưa từng biết rằng:

“Thật-tánh   của   pháp-hành   bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, … là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp mà trí-tuệ- hành có phận sự nên tiến hành, thì trí-tuệ-thành đã tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi.”

Vai trò quan trọng của tam-tuệ-luân

– Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ- thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn  toàn  trong sáng, thanh-tịnh chưa phát sinh đến với Như-Lai.

– Này chư tỳ-khưu! Khi ấy Như-Lai chưa truyền dạy rằng: “Như-Lai chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh: nhân-loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương và phạm-thiên cả thảy.”

– Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ- thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn  toàn  trong sáng, thanh-tịnh đã phát sinh đến với Như-Lai.

– Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng  dạc khẳng  định  truyền  dạy  rằng:  “Như-Lai  đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô   thượng   trong   toàn   cõi-giới   chúng-sinh: nhân-loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư- thiên, ma-vương và phạm-thiên cả thảy.”

Trí-tuệ quán-triệt (Paccavekkhaṇañāṇa)

Trí-tuệ quán-triệt đã phát sinh đến với Như- Lai, biết rõ rằng: “A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như-Lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp này, chắc chắn không còn tái-sinh kiếp nào nữa.”

Ngài Trưởng-Lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức-Phật.

Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết bài kinh Chuyển-Pháp-luân toàn văn xuôi này xong, thì Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã phát sinh dhammacakkhu: pháp-nhãn chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo- pháp của Đức-Phật Gotama, nên Ngài thấy rõ, biết rõ chắc chắn rằng:

“Tất cả các pháp-hữu-vi nào trong tam-giới có trạng-thái-sinh, thì tất cả pháp-hữu-vi ấy đều có trạng-thái-diệt.”

Toàn thể chư-thiên, phạm-thiên đồng tán dương ca tụng

Khi Đức-Thế-Tôn thuyết giảng kinh Chuyển- pháp-luân vừa xong, toàn thể chư-thiên trên địa cầu đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển- pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, chưa từng  có  sa-môn  nào,  bà-la-môn  nào,  vị  chư- thiên  nào,  ma-vương  nào,  vị  phạm-thiên  nào hoặc bất cứ một ai nào trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”

* Toàn thể chư-thiên cõi Tứ-Đại-thiên-vương nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên trên địa cầu, cũng đồng thanh tán dương ca tụng như chư-thiên trên địa cầu rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển- pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, …”

* Toàn thể chư-thiên cõi Tam-thập-Tam-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tứ-Đại-thiên-vương,   cũng   đồng   thanh   tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển- pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, …”

* Toàn thể chư-thiên cõi Dạ-Ma-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tam- thập-Tam-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển- pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, …”

* Toàn thể chư-thiên cõi Đâu-suất-đà-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Dạ-ma-thiên,  cũng  đồng  thanh  tán  dương  ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển- pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, …”

* Toàn thể chư-thiên cõi Hóa-lạc-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Đâu- suất-đà-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển- pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, …”

* Chư-thiên cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Hóa-lạc- thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển- pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, …”

* Toàn thể chư phạm-thiên cõi trời sắc-giới nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển- pháp-luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, chưa từng  có  sa-môn  nào,  bà-la-môn  nào,  vị  chư- thiên  nào,  ma-vương  nào,  vị  phạm-thiên  nào hoặc bất cứ một ai nào trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”

Ngay thời khắc ấy, ngay lúc ấy, ngay tích tắc ấy, lời tán dương ca tụng vang dội lên đến cõi sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh là “Sắc-cứu-cánh- thiên” (Akaniṭṭhā).

Mười ngàn thế giới này đều chuyển động lên xuống, chuyển động nhấc lên nhấc xuống, chuyển động bên này sang bên kia.

Ánh sáng hào quang của Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác lan tỏa rộng vô biên khắp cùng toàn cõi-giới chúng-sinh, gấp bội lần ánh sáng hào quang do oai lực chư-thiên, phạm-thiên cả thảy.

Ngài Đại-Trưởng-Lão Koṇḍañna có tên gọi là Aññāsikoṇḍañña

Khi Ngài Đại-Trưởng-Lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, Đức-Thế-Tôn hoan hỷ tự thốt lên cho toàn thế giới biết rằng:

– Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế rồi!

– Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế rồi!

Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña có tên gọi là Aññāsikoṇḍañña (Ngài Đại-Trưởng- lão Koṇḍañña đã chứng ngộ).

Ngài Đại-Trưởng-Lão Aññāsikoṇḍañña xin thọ tỳ-khưu

Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsi- koṇḍañña   thấy   đúng   chân-lý   tứ   Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, đã biết rõ thật- tánh đúng chân-lý tứ Thánh-đế, đã thấu suốt chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới, đã thoát ra khỏi mọi hoài-nghi, không còn nghi ngờ thế này thế kia nữa, đạt đến tâm dũng mãnh vững chắc, do nhân-duyên tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, nên không còn tin nơi người khác nữa, có đức-tin vững chắc trong lời giáo huấn của Đức-Phật.

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn rồi bạch rằng:

– Kính bạch Đức-Thế-Tôn cao thượng! Con xin nương nhờ nơi Đức-Thế-Tôn, kính xin Ngài cho phép con được thọ sa-di và tỳ-khưu.

Đức-Thế-Tôn đưa bàn tay phải ra, chỉ bằng ngón tay trỏ truyền dạy rằng:

– “Ehi bhikkhu Svākkhāto dhammo cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

–  Này  Aññāsikoṇḍañña!  Con  hãy  đến  với Như-Lai. Con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng, hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên  cố  gắng  tinh-tấn  hành  phạm  hạnh  cao thượng để chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra- hán Thánh-quả và Niết-bàn, cuối cùng giải thoát khổ tử sinh luân-hồi.

Đức-Phật truyền dạy như vậy, Ngài Đại-Trưởng- lão Aññāsikoṇḍañña đã trở thành vị tỳ-khưu.

(Xong bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app