Bốn Thánh-đạo-tuệ (Maggañāṇa)   

 Thánh-đạo-tuệ  (Maggañāṇa)  có  4  bậc,  mà  mỗi bậc Thánh-đạo-tuệ có khả năng đặc biệt diệt  tận được (samucchedappahāna) tham-ái, phiền-não, ác-pháp theo năng lực của mỗi Thánh-đạo-tuệ như sau:  

* Ba Loại tham-ái (taṇhā) 

 Tham-ái  (taṇhā)  đó  là  tham  tâm-sở  (lobha-cetasika) đồng sinh với 8 tham-tâm (lobhacitta)  là nhân sinh khổ-Thánh-đế dẫn dắt tái-sinh kiếp  sau trong ba giới bốn loài. 

 Tham-ái có 3 loại: 

 1- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối- tượng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. 

 2- Bhavataṇhā:  Hữu-ái  là  tham-ái  trong  6  đối-tượng hợp với thường-kiến, và tham-ái trong  5 bậc  thiền  sắc-giới  thiện-tâm, 4 bậc  thiền vô-sắc-giới  thiện-tâm,  trong  16  tầng  trời  sắc-giới  phạm-thiên, 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.  

 3- Vibhavataṇhā:  Phi-hữu-ái  là  tham-ái  trong 6 đối-tượng hợp với đoạn-kiến.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái là:

– Vibhavataṇhā: Tham-ái hợp với đoạn-kiến.

– Bhavataṇhā: Tham-ái hợp với thường-kiến.

Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn dư sót.

* Nhất-lai  Thánh-đạo-tuệ  diệt  tận  được  1 loại tham-ái là:

– Kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại tham-ái là:

– Kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối-tượng loại vi-tế trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp  với  tà-kiến  trong  6  đối-tượng  loại  vi-tế trong cõi dục-giới không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái còn lại là:

– Kāmataṇhā: Tham-ái trong đối-tượng loại vi-tế trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới. Đó là tham tâm-sở (lobhacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót.

– Bhavataṇhā: Tham-ái trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, trong 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, tất cả mọi tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế, không còn dư sót, cho nên bậc Thánh A-ra-hán không còn tái-sinh kiếp sau nữa.

* Bốn Pháp-trầm-luân (āsava)

Pháp-trầm-luân (āsava) là pháp làm cho tất cả mọi chúng-sinh bị chìm đắm trong ba giới bốn loài, không thể vươn lên trở thành bậc Thánh-nhân được.

Pháp-trầm-luân có 4 pháp:

1- Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.

2- Bhavāsava: Kiếp-trầm-luân là chìm đắm trong kiếp chư-thiên trong cõi trời dục-giới, kiếp phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, trên  tầng  trời  vô-sắc-giới  phạm-thiên.  Đó  là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.

3- Diṭṭhāsava:  Tà-kiến  trầm-luân  là  chìm đắm  trong  mọi  tà-kiến.  Đó  là  tà-kiến  tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.

4- Avijjāsava: vô-minh trầm-luân là chìm đắm trong vô-minh không biết chân-lý tứ Thánh-đế. Đó là si tâm-sở đồng sinh với 12 bất thiện-tâm.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 pháp-trầm-luân là:

– Diṭṭhāsava: Tà-kiến trầm-luân là chìm đắm trong mọi tà-kiến. Đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.

*  Nhất-lai  Thánh-đạo-tuệ  diệt  tận  được  1 pháp-trầm-luân là:

– Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng loại thô trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.

*  Bất-lai  Thánh-đạo-tuệ  diệt  tận  được  1 pháp-trầm-luân là:

– Kāmāsava: Cõi-dục trầm-luân là chìm đắm trong 6 đối-tượng loại vi-tế trong cõi dục-giới. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 pháp-trầm-luân là:

– Bhavāsava: Kiếp-trầm-luân là chìm đắm trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên, tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên. Đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.

– Avijjāsava: Vô-minh trầm-luân là chìm đắm trong vô-minh không biết chân-lý tứ Thánh-đế. Đó là si tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm không còn dư sót.

* 10 Loại phiền-não (Kilesa)

Phiền-não (kilesa) là pháp làm tâm ô nhiễm, nóng nảy khổ tâm, phiền-não có 10 pháp: tham, sân, si, tà-kiến, ngã-mạn, hoài-nghi, buồn-chán, phóng-tâm,  không  biết  hổ-thẹn  tội  lỗi,  không biết ghê-sợ tội lỗi.

10 pháp phiền-não này là 10 bất-thiện tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại phiền-não là: tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót.

* Nhất-lai  Thánh-đạo-tuệ  diệt  tận  được  1 loại phiền-não là: sân (dosa) loại thô không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 1 loại phiền-não là:Ssân (dosa) loại vi-tế không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 7 loại  phiền-não  còn  lại  là:  tham  (lobha),  si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót.

* 12 Bất-thiện-tâm (Akusalacitta)

Bất-thiện-tâm gọi là ác-tâm, có 12 tâm là 8 tham-tâm, 2 sân-tâm, 2 si-tâm. Sở dĩ gọi là bất-thiện-tâm hoặc ác-tâm là vì 14 bất-thiện tâm-sở  đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm này. 

*  Nhập-lưu  Thánh-đạo-tuệ  diệt  tận  được  5  bất-thiện-tâm là: 

– 4 tham-tâm hợp với tà-kiến không còn sót. 

– 1 si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót. 

*  Nhất-lai  Thánh-đạo-tuệ  diệt  tận  được  2  bất-thiện-tâm là: 

– 2 sân-tâm loại thô không còn dư sót. 

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện-tâm là: 

– 2 sân-tâm loại vi-tế không còn dư sót.  

*  A-ra-hán  Thánh-đạo-tuệ  diệt  tận  5  bất-thiện-tâm còn lại là: 

– 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn  dư sót.  

– Si-tâm hợp với phóng-tâm không còn dư sót.   

* 14 Bất-thiện tâm-sở (akusalacetasika) 

14 Bất-thiện tâm-sở như sau:  

– Nhóm tham tâm-sở có 3 tâm-sở là tham tâm-sở, tà-kiến tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở.

– Nhóm sân tâm-sở có 4 tâm-sở là sân tâm-sở, ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở, hối-hận tâm-sở.

– Nhóm si tâm-sở có 4 tâm-sở là si tâm-sở, không  biết  hổ-thẹn  tội-lỗi  tâm-sở,  không  biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở.

–  Nhóm  buồn-chán  tâm-sở  có  2  tâm-sở  là buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở.

– 1 tâm-sở là hoài-nghi tâm-sở.

Bất-thiện tâm-sở gồm có 14 tâm-sở chỉ đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) mà thôi.

* Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 4 bất-thiện tâm-sở là tà-kiến tâm-sở, hoài-nghi tâm-sở, ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở không còn dư sót.

*  Nhất-lai  Thánh-đạo-tuệ  diệt  tận  được  2 bất-thiện tâm-sở là sân tâm-sở và hối-hận tâm-sở loại thô không còn dư sót.

* Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 bất-thiện tâm-sở là sân tâm-sở và hối-hận tâm-sở vi-tế không còn dư sót.

* A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 8 bất-thiện tâm-sở còn lại là tham tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở, si tâm-sở, buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không  biết  ghê-sợ  tội-lỗi  tâm-sở,  phóng-tâm tâm-sở không còn dư sót.

Trên đây trình bày một phần bất-thiện-pháp mà mỗi Thánh-đạo-tuệ (Maggañāṇa) có khả năng diệt tận được.

Thật ra, nếu bất-thiện-pháp nào mà mỗi Thánh-đạo-tuệ đã có khả năng diệt tận được rồi, thì bất-thiện-pháp ấy trong các bất-thiện-pháp khác cũng đều bị diệt tận không còn dư sót.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app