DAO VÀ THỚT
Vì vậy, liên quan đến câu hỏi: “Ka-asisūnā, câu nói dao và thớt có nghĩ là gì? ” Đức Phật đã đưa ra câu trả lời sau: “Asisūnāti kho bhikkhu pañcanneytaṁ kāmagunānaṁ adhivacanaṁ.”
Đại ý của câu trả lời trên là: “Này Tỳ-kheo Kassapa! Từ Dao và Thớt ở đây muốn nói tới pañcakāma hay năm thứ dục lạc (pañcakāma), đó là sắc, thinh, hương, vị, xúc.” Khi miếng thịt muốn được cắt, nó phải được cắt bằng “Dao” sau khi đã đặt nó trên một cái thớt gỗ. Theo cách tương tự, con Dao phiền não đang cắt hay xắt lát tất cả hữu tình chúng sanh, và dùng năm cảm thọ lạc của Ngũ Dục (kāmaguna) như nền tảng (cái thớt) của nó. Điều này muốn nói rằng sau khi phiền não (kilesa) – tức tham muốn của con người, đã tìm thấy hỷ và lạc trong ngũ dục (kāmaguna), con người tự chuốc lấy ưu phiền và đau khổ. Cho dù có tìm được những cảm thọ khả lạc (hạnh phúc) con người cũng phải phấn đấu với nhiều gian khổ cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong khi ra sức nỗ lực như vậy, nếu họ phạm vào một ác nghiệp hay nghiệp xấu nào đó, họ sẽ phải đi xuống bốn đường ác sau khi chết. Điều này cũng tương tự như một người bị lưỡi ‘Dao’ của dục vọng hay những tham muốn xấu xa của con người, hành hạ và chặt cắt, sau khi nằm trên cái thớt của ngũ dục vậy. Ngay cả nếu có may mắn được tái sanh vào cõi người hay cõi chư thiên nhờ những phước nghiệp sự của mình, cuối cùng họ cũng phải đối diện với cái chết. Chết là điều chắc chắn sẽ xảy ra trong bất kỳ hình thức hiện hữu nào. Con người phải đối diện với tử thần do những khổ đau mà phiền não tạo ra.
Tóm lại, ý nghĩa của câu nói: “hãy vất bỏ con “Dao” và cái “Thớt” là hãy quán trên các cảm thọ lạc của ngũ dục với trí thấy sự lỗi lầm của danh sắc hay Quá Hoạn Trí[1] (ādīnava ñāṇa) và dứt bỏ tâm tham ái đối với các dục lạc này.
Một khi đã biết được tình trạng bất toại nguyện nhờ quá hạn trí này, sẽ không cảm giác thích thú nào sanh khởi trên các cảm thọ được quán và trên tâm đang (làm việc) quán cũng như trên mọi trạng thái suy tư. Thực sự là vậy, lúc này tâm đã trở nên nhàm chán và ghê tởm. Tâm biết rõ sự thực về các hiện tượng tâm vật lý đang xảy ra nhưng không còn cảm thấy thích thú nữa. Sự hay biết này gọi là trí hiểu biết về tình trạng nhàm chán và đáng ghê tởm của danh sắc hay Yếm Ly Trí (Nibbidāñāṇa – 厭離智).
Trí này sanh lên như thế nào đã được Đức Phật thuyết như sau:
“Rūpesupi nibbindati – Sự nhàm chán (yểm ly) đã khởi lên đối với cảnh sắc được thấy; Cakkhuviññānepi nibbindati – Trở nên nhàm chán đối với những gì được thấy và biết; Dhammesupi nibbindati – Trở nên nhàm chán đối với các pháp (cái biết của tâm tưởng tượng ra các cảm giác); Manoviññānepi nibbindati – Nhàm chán đối với ý thức về sự tưởng tượng và ghi nhận.”
Khi người hành thiền trở nên nhàm chán theo cách đã nói, ước mốn từ bỏ hay ước muốn được giải thoát khỏi phức hợp thân-tâm này sẽ khởi lên. Đây là trí mong muốn được giải thoát khỏi danh-sắc hay nói theo thuật ngữ là Dục Giải Thoát Trí (Muñcitukamyatāñāṇa – 欲解脱智). Dù ước muốn được giải thoát này khởi lên, việc quán vẫn phải được thực hiện liên tục như thường lệ. Khi người hành thiền quán lại như vậy, cái biết đặc biệt sẽ xảy ra. Trí đặc biệt này gọi là Tỉnh Sát Trí hay phản Khán Trí (Paṭisaṅkhārañāṇa – 省察智). Khi trí này có được sự thành thục, trí vốn có thể nhìn các hiện tượng danh – sắc với thái độ xả sẽ phát sanh, trí này được gọi là Hành Xả Trí (Saṅkhārupekkhāñāṇa – 行舍智). Trong số các Minh Sát Trí, trí này là tốt nhất (ngoại trừ Tuận Thứ Trí, Anuloma). Do đó, khi hành xả trí sanh, người hành thiền cảm thấy cảm giác lạc đang cung cấp cho vị ấy sự thích thú và khiến cho vị ấy có một sự ái lạc cực kỳ vi tế đối với pháp (dhamma-rāga, 染法, ái nhiễm pháp). Nếu cảm giác tham muốn pháp này không thể loại trừ, thánh đạo và thánh quả trí sẽ không thể thành tựu. Vì vậy điều quan trọng nhất là làm sao để loại trừ sự ái nhiễm pháp này.
[1] Ādīnava ñāṇ a – 過患智 Quá Hoạn Trí, trí thấy sự nguy hiểm hay lầm lỗi của danh sắc.