[Sa Môn Quả] Tội Giết Cha & Những Hậu Quả Khủng Khiếp Khi Kết Thân Với Bạn Xấu

[Sa Môn Quả] Phần 1: Tội Giết Cha & Những Hậu Quả Khủng Khiếp Khi Kết Thân Với Bạn Xấu | Ngài 10 Thuyết Pháp Về Những Quả Báu Của Sự Tu Tập Chánh Pháp & Cách Thực Hành, Sư Thiện Đức Dịch Việt (20/11/2021)

Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 Sundara Tipitaka Sayadaw sẽ bắt đầu chương trình thuyết pháp vào thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần như trước. Lúc 15:30 chiều 20/11 và 21/11 Ngài sẽ thuyết về đề tài: Lợi ích thiết thực của sự tu tập chánh Pháp.

 

Hôm nay Ngài sẽ thuyết giảng về một đề tài liên quan đến bài kinh Kết quả của Sa môn hạnh. Đề tài đó như quý vị đã biết là kết quả thiết thực hay lợi ích thiết thực của sự thực hành chánh pháp và để tránh những lỗi lầm liên quan đến việc nương tựa vào một người không chân chánh, và để tránh những lỗi lầm có thể phạm phải đến những người có đức ân với mình đặc biệt là cha mẹ của mình thì hôm nay Ngài sẽ thuyết giảng về đề tài liên quan đến Kinh Sa môn quả. Bài kinh này nằm trong Trường bộ kinh – Tập hợp những bài kinh dài. Để bắt đầu thời pháp, Ngài sẽ chúc phúc đến chư phật tử có mặt trong zoom cũng như online trong buổi Pháp hôm nay

Trước hết đại chúng cùng nhau niệm Phật:

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhasa (03 lần)

Duyên khởi của bài kinh Sa môn quả là được kết tập trong lần kết tập Tam tạng thứ nhất và bắt đầu bằng câu “ Evaṃ me sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Rājagahe viharati Jīvakassa komārabhaccassa Ambavane, mahatābhikkhu saṅghena saddhiṃ aḍḍhatelasehi bhikkhu satehi” 

Những duyên hệ, bối cảnh liên quan đến bài kinh đó là: nơi đức Phật thuyết bài kinh, thuyết cho ai, vào sự kiện gì. 

Lần kết tập tang tạng thứ nhất được các ngài đệ tử của đức Phật kết tập và ghi lại bối cảnh liên quan đến bài kinh. Duyên khởi của bài kinh: 

  • Đức Phật thuyết bài kinh tại thành Vương xá – là nơi được bao bọc bởi 5 quả núi, cho đến bây giờ vẫn còn 5 quả núi đó; 
  • Thời điểm đức Phật thuyết bài kinh theo chú giải giải thích rằng. Nơi đức Phật thuyết bài kinh là ở vườn xoài mà ông Jivaka đã cúng dường tới đức Phật và Tăng đoàn – nơi mà ngự y Jivaka chăm sóc sức khoẻ cho Ngài và Tăng đoàn
  • Vào thời đại của vua Ajātasattu (A-xà-thế). Khi vua Ajātasattu lên trị vì đức Phật đã 72 tuổi. Nghĩa rằng khi đức Phật thuyết bài kinh này tới Ajātasattu đức Phật đã ngoài 72 tuổi
  • Về vườn xoài mà ông Jīvaka cúng dường tới Tăng đoàn có đức Phật đứng đầu hiện tại vẫn còn. Những ai đã đi đến Ấn Độ chiêm bái Phật tích thì có thể đi qua vườn xoài này. Cách đây mấy năm ngài và các sư Việt Nam cùng phật tử đã ghé vào vườn xoài này. Vườn xoài này nằm khá gần với Trúc Lâm tịnh xá. Vườn xoài này được vua Bimbisāra tặng cho ngự y Jīvaka vì ông đã có công chữa lành bệnh cho vua Bimbisāra – một loại bệnh rất khó chữa trị liên quan đến máu huyết. Nhân dịp thỉnh cầu đức Phật cho chư tăng thọ nhận y phục từ các thí chủ, ngự y Jīvaka đã cúng dưởng y phục và chỗ ở là vườn xoài này đến Tăng đoàn có đức Phật đứng đầu. Trong buổi cúng dường ấy, ngự y Jīvaka đã trở thành bậc Thánh Nhập Lưu qua sự nghe Pháp từ đức Phật
  • Đối tượng nghe bài kinh này là vua Ajātasattu – một vị vua mang tội giết cha. Cho nên ngày đêm thao thức không ngủ được. Vì vậy mỗi đêm đều tập hợp các quan đại thần vừa bàn chính sự vừa tránh đi nỗi sợ hãi khi nghĩ đến tội giết cha của mình. Vào đêm rằm tháng 10 theo lịch Ấn Độ – là một ngày cuối mùa mưa (sau 4 tháng mùa mưa), là ngày giao mùa, thời gian rất mát mẻ, đêm rằm trăng sáng. Trong buổi hội họp với các quan đại thần, nhà vua đã nói lên nguyện vọng của mình sau khi nhìn thấy đêm trăng sáng khả ái. Nhà vua cảm thán rằng: Khả ái thay, đêm trăng rằm. Thật đáng nhớ thay đêm trăng rằm. Thật đẹp đẽ kỳ diệu thay đêm trăng rằm. 

Có những sự kiện từ ngữ mà khi chúng ta đọc kinh sẽ không hiểu hết được mà phải đọc thêm chú giải và phụ chú giải.

Bây giờ Ngài sẽ giải thích một số điểm không có đề cập trong kinh mà chỉ đề cập trong chú giải và phụ chú giải 

Thứ nhất tên của nhà vua Ajātasattu. Jāta có nghĩa là sinh ra, A có nghĩa là chưa sinh ra. Cho nên Ajāta có nghĩa là khi trong bụng mẹ chưa sinh ra, sattu có nghĩa là kẻ thù. Kẻ thù đối với nhà vua là cha của mình tên là Bimbisāra. Ajātasattu nghĩa là kẻ thù khi còn trong bụng mẹ khi chưa sinh ra đối với cha của mình. Khi hoàng hậu Vedehī mang thai ở trong bụng, bà thường có ý nghĩa và mong muốn uống máu của vua Bimbisāra. Mặc dù bà không có trình báo với nhà vua nhưng sau một thời gian điều đó cũng được biết đến. Qua sự việc ấy một số người nhận định rằng đây là kẻ thù của nhà vua. Mặc dù đến tai nhà vua, nhưng nhà vua nghĩ rằng: Dù thế nào đi nữa, nó vẫn là con của ta, ta muốn thấy hoàng tử sinh ra rồi sau đó ra sao cũng được dù là kẻ thù của ta. Với tình thương của người cha, nhà vua đã dùng kiếm cắt ngón tay của mình để lấy máu đưa cho hoàng hậu uống. Đó là điềm báo rằng hoàng tử Ajātasattu khi còn trong bụng mẹ đã muốn làm hại cha của mình – là kẻ thù đối với cha của mình. Qua điềm báo ấy, cho nên khi hoàng tử sinh ra được đặt tên là Ajātasattu – kẻ thù khi chưa được sinh ra. Theo tập tục đặt tên của Ấn độ, người ta đặt tên dựa vào sự kiện liên quan đến điềm báo, điềm mộng. Như trường hợp tên của đức Phật là
Siddhatta. Mặc dù khi mới sinh ra chưa có thành tựu gì cả nhưng có những điềm báo trước rằng khi Ngài sinh ra sẽ mang lại nhiều thành tựu nên được đặt tên là Siddhatta – mang nghĩa là thành tựu ước nguyện. Siddha là thành tự. Atta là ý nguyện hay mục đích 

Khi hoàng tử Ajātasattu giáo pháp của đức Phật đã vững vàng. Ở Ấn Độ thời bấy giờ có các đại đệ tử như là ngài Sariputta, ngài Moggalana, ngài Ananda,.. . Các ngài được nhiều người biết đến cho nên mỗi lần có phật tử nào đến chùa thì thường hỏi các ngài Sariputta, ngài Moggalana ở đâu,… mà hoàn toàn không biết đến tỳ khư Devadatta. Mặc dù tỳ khưu Devadatta cũng chứng đắc những loại thần thông hiệp thế. Vì thế tỳ khưu Devadatta đã khởi lên ý nghĩ rằng không ai biết đến ta, ta sẽ tìm một người để trở thành một người đệ tử thực sự của ta. Vì thần thông hiệp thế không phải là thần thông siêu thế, chỉ ở thế gian thôi, cho nên đã có ý nghĩ muốn lợi dưỡng, muốn có sự cung kính, muốn có danh nghĩa nên đã dùng thần thông của mình khiến cho hoàng tử Ajātasattu trở thành đệ tử của tỳ khưu Devadatta. Ban đầu hoàng tử Ajātasattu sợ hãi nhưng sau đó vô cùng kính phục, và đã trở thành người đệ tử. Mỗi ngày mang rất nhiều vật thực, vật dụng đến chùa cúng dường tỳ khưu Devadatta. Do những lợi dưỡng danh tiếng khởi sinh lên nhưng không quan sát để có trí tuệ Vipassana nên càng ngày tâm có xu hướng về lợi dưỡng danh vọng, do vậy tỳ khưu Devadatta khởi lên ý nghĩ khiến cho hoàng tử Ajātasattu làm theo ý nghĩ của mình: Hoàng tử giết vua cha để lên làm vua, còn phần mình sẽ giết Phật để lên lãnh đạo tăng đoàn. 

Khi có những ý nghĩa như vậy, Devadatta đã khiến hoàng tử Ajātasattu thả voi chúa Nālāgiri hãm hại đức Phật, sai bảo những người bắn cung tên sát hại đức Phật. Sau khi Ajātasattu đã giết vua cha, giúp tỳ khưu Devadatta giết hại đức Phật thì tên của Ajātasattu đã trở nên nổi tiếng với việc kẻ thù giết cha. Devadatta được nhiều người biết việc sai hoàng tử Ajātasattu giết hại đức Phật 

Do hoàng tử Ajātasattu giết vua cha nên đêm nào cũng không ngủ được, đã mang chứng bệnh mất ngủ và kinh sợ. Sau khi biết tỳ khưu Devadatta bị đất hút sau nhiều lần hãm hại đức Phật nhưng không thành công. Với việc lăn hòn đá từ trên núi xuống khiến cho đức Phật bị bầm máu, làm chia rẽ Tăng đoàn – những trọng tội như vậy đã khiến tỳ khư Devadatta bị đất hút. Khi biết điều ấy Ajātasattu càng trở nên kinh sợ và mỗi đêm như vậy đều tập hợp các quan đại thần để bàn chính sự và tránh đi nỗi sợ hãi mất ngủ của mình.

Trong đêm trăng sáng ngày rằm tháng 10, Ajātasattu đã bày tỏ nguyện vọng muốn gặp một vị sa môn để khiến cho tâm của mình an tịnh. Dù muốn ngự y Jīvaka dẫn mình đến gặp đức Phật để nghe pháp nhưng hiện tại vua đang có nhiều nỗi sợ vì đã làm theo lời dạy của tỳ khưu Devadatta để hãm hại đức Phật cùng với việc giết vua cha – đệ tử thuần thành của đức Phật nên đã không dám đến mà phải nhờ đến ngự y Jīvaka. Do vậy trong buổi hội họp với các quan đại thần, nhà vua đã nói ta nên đến gặp sa môn nào, bà la môn nào khiến cho tâm được an tịnh. Trong số quan đại thần thì có rất nhiều người là đệ tử của các vị đạo sư khác cùng thời với đức Phật. Có 1 vị quan đại thần tâu với đại vương rằng Pūraṇa kassapa là một vị đạo sư lớn tuổi có nhiều hiểu biết, có nhiều đệ tử và là một vị giáo chủ. Giờ đại vương hãy đến đảnh lễ và gặp Pūraṇa kassapa sẽ khiến cho tâm của đại vương yên tịnh.

Khi được tâu như vậy, vua Ajātasattu vẫn giữ im lặng vì trước đó vua đã đến gặp Pūraṇa kassapa

Một vị quan khác thì tâu với đại vương gần đây có Makkhali gosāla và một lần nữa nhà vua cũng im lặng 

Tương tự như vậy vị quan khác tâu lên với đại vương gần đây có Ajita kesakambala,…

Vào thời đức Phật có 6 vị đạo sư nổi tiếng thời bấy giờ đó là: Pūraṇa kassapa , Makkhali gosāla, Ajita kesakambala, Pakudha kaccāyana, Sañjaya belaṭṭhaputta, Nigaṇṭha nāṭaputta. 

Lần lượt các quan đại thần thưa với nhà vua 6 vị đạo sư này thì nhà vua đều yên lặng vì trước đó nhà vua đã đến gặp nhưng không khiến tâm nhà vua trở nên tịnh tính, an lạc

Sau đó nhà vua mới hỏi ngự y Jīvaka. Vì sao ngự y Jīvaka không có thưa với nhà vua mà phải đợi đến khi nhà vua hỏi mới trả lời. Vì ngự y Jīvaka là bậc Thánh Nhập lưu từ khi nghe pháp của đức Phật trong buổi lễ dâng cúng y phục và vườn xoài. Vì thấy tình trạng tôn giáo thời bấy giờ rất rối rắm, đệ tử nào cũng muốn cho vị thầy của mình nổi tiếng cho nên trong buổi hội họp với nhà vua ngự y Jīvaka giữ im lặng vì thấy không cần thiết để lên tiếng tranh giành như các quan đại thần khác. Do vậy chờ nhà vua hỏi, ngự y Jīvaka mới trả lời là hợp lẽ

Vua Ajātasattu hỏi rằng sao ngự y Jīvaka im lặng như vậy. Khi được hỏi như vậy, ngự y Jīvaka mới thưa rằng: Tâu Đại vương, thầy của thần là đức Phật ở trong vườn xoài do thần cúng dường. Rồi ngự y Jīvaka chắp tay lên đọc ân đức Phật Araham, … đồng thời tâu với Đại vương rằng pháp của Đức Phật hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa và phần cuối. Đại vương đến gặp đức Thế Tôn và nghe ngài thuyết pháp có thể khiến cho tâm ngài trở lên an lạc, tịnh tín.

Vua Ajātasattu là một vị vua, muốn đi đâu có thể ra lệnh nhưng tại sao phải chờ ngự y Jīvaka lên tiếng, nhà vua mới có thể đi được. Vì trong chú giải giải thích rằng: Nhà vua đã phạm phải trọng tội, khiến nhà vua không dám gặp đức Phật. Trong đại chúng thử suy nghĩ trọng tội mà nhà vua phạm phải khiến cho nhà vua không đến gặp đức Phật là gì? 

Khi ngự y Jīvaka được nhà vua truyền lệnh rằng hãy dẫn đường cho nhà vua đến gặp đức Phật, ngự y đã sắp đặt 500 con voi với 500 cung nữ cưỡi đi, thắp đèn thật sáng. Bên Myanma dựa vào sự kiện thắp đèn này nên đã đặt tháng 10 là tháng …  nghĩa là tháng thắp đèn

Khi đến gần nơi đức Phật ngự, mặc dù trong chùa có 1.250 vị nhưng không nghe một tiếng động nào, không có 1 tiếng nói, không có 1 tiếng ho hay 1 tiếng đằng hẵng nào khiến cho nhà vua cảm thấy sợ hãi và nghi ngờ. Nghi ngờ ngự y Jīvaka dẫn cho mình đến kẻ thù vì nơi ấy có 1250 vị tỳ khưu mà không có tiếng động nào. Biết được sự sợ hãi của nhà vua, ngự y Jīvaka mới tâu rằng: Tâu đại vương, đại vương đừng sợ hãi, thực sự đức Phật đang ngự trong vườn xoài, đại vương hãy yên tâm. Đằng kia đức Phật đang ngồi thuyết pháp cùng với các vị tỳ khưu. Đại vương hãy nhìn đằng xa nơi có ánh đèn, đấy là nơi đức Phật cùng tăng đoàn đang cư ngụ. Khi nhà vua xuống voi, đi đến gần hơn, tiến vào nơi đức Phật đang ngự, đang thuyết pháp đến chúng Tỳ khưu. Mặc dù khi tiến gần đức Phật nhưng trong tâm vẫn còn sự sợ hãi và e ngại cho nên đã không thưa trình đến đức Phật mà nhìn đến chúng Tăng đang ngồi xung quanh đức Phật. Khi thấy chư Tăng ngồi xung quanh đức Phật trong không khí trang nghiêm như vậy, nhà vua mới khởi lên ý nghĩ rằng: Mong cho hoàng tử Udāyibhadda của ta cũng có được thanh tịnh và trang nghiêm giống như hội chúng tỳ khưu của đức Phật. Đức Phật đã đọc được ý nghĩ của nhà vua và đã lên tiếng hỏi nhà vua rằng: Tâm của đại vương đang hướng đến tình thương hay sao. Khi được hỏi như vậy, nhà vua rất vui mừng vì đức Phật đã mở lời trong khi nhà vua rất e ngại khi không biết phải thưa thỉnh với đức Phật kiểu gì. Nhà vua cảm thấy đây là cơ hội để hỏi những câu hỏi mà mình muốn hỏi đức Phật. Nhà vua bạch đức Phật rằng: Có những câu hỏi mà con muốn hỏi, xin đức Thế Tôn cho con được hỏi nếu đức Thế Tôn cho phép. Và đức Phật đã trả lời rằng: Đại vương hãy hỏi những gì mà đại vương muốn. Đây là câu nói ưu ái mà đức Phật dành cho nhà vua Ajātasattu bởi vì ngay cả những vị thượng thủ đệ tử như ngài Sariputta đức Phật cũng không nói như vậy. Biết được nhân duyên đã đến, với trí tuệ toàn giác cùng tâm đại bi đức Phật cho phép vua Ajātasattu hỏi những điều mà nhà vua muốn hỏi. Khi được đức Phật cho phép nhà vua mới bạch với đức Phật rằng: Bạch đức Thế tôn ở trên đời có nhiều nghề nghiệp khác nhau có người làm nghề huấn luyện voi, huấn luyện ngựa, có người đi lính, có người nấu ăn, có người quét rọn,… Trên đời có những nghề nghiệp như vậy, người ta làm những nghề như vậy và người ta có thu nhập, có tiền lương hàng tháng. Với tiền lương thu nhập đó, họ có thể tự nuôi sống mình, có thể tự giúp đỡ vợ con, thân quyến và họ có thể sử dụng để tạo phước, mang lại lợi ích cho đời sau. Bạch đức Thế tôn những người xuất gia có được kết quả gì. 

Sở dĩ nhà vua hỏi về kết quả của những vị xuất gia sāmaññaphala là gì vì trước kia nhà vua đã theo tỳ khưu Devadatta và thân cận với những ngoại đạo sư. Theo kinh nghiệm của nhà vua, nhà vua có sự hiểu biết và một số nghi ngờ về kết quả của những người xuất gia là gì, hay kết quả của sa môn hạnh là gì. Đức Phật ngài đọc được ý nghĩ đó. Đức Phật biết rằng nhà vua muốn biết kết quả thiết thực hay lợi ích thiết thực ngay trong đời sống này đối với đời sống xuất gia hay người tu tập là những gì. Khi nghe vua Ajātasattu hỏi về Sa môn hạnh như vậy đức Phật ngài chưa trả lời vì từ sa môn hạnh sāmañña nghĩa là sự tu tập của những người xuất gia. Trong Phật giáo thì sa môn hạnh chính là đạo và kết quả của sa môn hạnh chính là quả hay nói đến Thánh đạo Thánh quả. Sa môn ở đây không có nghĩa là những vị tỳ khưu mà còn có thể bao gồm các vị thiền sinh. Với ý nghĩa vi tế thâm sâu của từ sāmaññaphala nghĩa là Thánh đạo Thánh quả, nếu trả lời như vậy bản thân nhà vua chưa thể hiểu được và những vị quan đại thần đi theo nhà vua cũng không hiểu được, mà lại còn gây ra sự bàn ra tán vào. Do vậy thay vì trả lời trực tiếp đức Phật mới hỏi nhà vua đã hỏi những câu hỏi này đến những người khác chưa, đến các vị thầy khác chưa. Đức Phật ngài hỏi như vậy để nhà vua trả lời, nếu như nhà vua nói rằng đã từng đến hỏi những vị đạo sư khác thì các vị quan đại thần sẽ không dám nói gì hay có ý nghĩ gì khác đối với nhà vua vì nhà vua đã từng đến gặp thầy của họ rồi và nhà vua chỉ thuật lại những gì nhà vua đã hỏi họ và được họ trả lời. 

Khi nhà vua trả lời là đã từng hỏi, đức Phật nói rằng nhà vua có thể thuật lại những câu trả lời mà nhà vua đã được trả lời không. Nhà vua đã nói rằng khi đến gặp Pūraṇa kassapa, đã hỏi về những lợi ích thiết thực của Sa môn hạnh là gì nhưng Pūraṇa kassapa đã trả lời rằng nếu như một người giết chúng sinh khác hay sai một người giết chúng sinh khác không có tội lỗi gì …. Một người bố thí hay sai người khác bố thí thì cũng không xem đó là hành động bố thí. Khi con hỏi về lợi ích thiết thực của sa môn hạnh Pūraṇa kassapa lại trả lời về thuyết vô nghiệp akiriyaṃ giống như con hỏi về cây xoài thì Pūraṇa kassapa trả lời về cây mít, khi con hỏi về cây mít Pūraṇa kassapa trả lời về cây xoài

Nhà vua đã thuật lại khi đến gặp đạo sư thứ hai tên là Makkhali gosāla. Nhà vua cũng hỏi câu hỏi như vậy thì Makkhali gosāla trả lời rằng không có nhân không có duyên, các chúng sinh luân hồi và sẽ trở lên thanh tịnh.
Đó là thuyết luân hồi thanh tịnh hoá cho nên nhà vua khi nghe như vậy đã không nói gì vì khi được hỏi về lợi ích sa môn hạnh Makkhali gosāla  đã trả lời về thuyết vô nhân. Theo chú giải, hai vị đạo sư thời đức Phật là Pūraṇa kassapaMakkhali gosāla thì một người khước từ về hành động, một người thì khước từ về nguyên nhân cho nên cả hai người đều khước từ thuyết nghiệp và quả của nghiệp. Hai người đạo sư này đã khước từ lý nhân quả và lý nghiệp và quả của nghiệp 

Một lần khác vua Ajātasattu đến gặp một vị đạo sư tên là Ajita kesakambala gọi tắt là Ajita thì cũng hỏi câu hỏi tương tự như vậy về kết quả thiết thực của Sa môn hạnh thì Ajita trả lời rằng không có bố thí, không có giữ giới, không có cha, không có mẹ,.. tức là trả lời về thuyết từ bỏ kết quả. Theo chú giải một người chủ trương từ bỏ kết quả thì người đó cũng có chủ trương từ bỏ nguyên nhân. Vì vậy 3 vị đạo sư này là những vị đạo sư đã khước từ cả nguyên nhân và kết quả

Một lần khác vua Ajātasattu đến gặp một vị đạo sư tên là Pakudha kaccāyana gọi tắt là Pakudha cũng hỏi câu hỏi tương tự thì đạo sư Pakudha đã trả lời một khía cạnh khác giống như hỏi một đường trả lời một nẻo cho nên thuyết của Pakudha được gọi là aññena aññavada. Khi được hỏi về một điều thì lại trả lời điều khác giống như khi được hỏi đã ăn cơm chưa thì lại trả lời rằng đã đi ngủ rồi. Người ta gọi chủ trương của Pakudha là trả lời một điều về một điều khác 

Một lần khác vua Ajātasattu đến gặp một vị đạo sư tên là Nigaṇṭha nāṭaputta là một vị nổi tiếng thời đức Phật gọi tắt là Nigaṇṭha cũng hỏi về vấn đề trên thì Nigaṇṭha đã trả lời về 4 sự chế ngự từ pali là cātu yāmasaṃvara – bốn loại giới cấm. Không có uống tất cả các loại nước lạnh, không có làm những điều ác,… Cho nên khi nghe qua một số người nghĩ rằng giáo thuyết của Nigaṇṭha giống lời dạy của đức Phật nhưng theo chú giải Nigaṇṭha chủ trương về bản ngã atta cho nên mặc dù tránh điều ác, làm điều lành nhưng luôn với chủ trương bản ngã thì không là tà kiến cho nên không tương đồng với pháp của đức Phật 

Và một dịp khác nhà vua đến gặp vị đạo sư thứ 6 là Sañjaya belaṭṭhaputta gọi tắt là Sañjaya . Để hỏi về lợi ích thiết thực của sa môn hạnh nhưng Sañjaya trả lời với luận thuyết nguỵ biện luận vikkhepaṃ có nghĩa rằng luồn lách, giống như con lươn. Khi được hỏi một điều không có trả lời thẳng điều đó mà trả lời điều khác giống như luồn lách để tránh câu hỏi vì Sañjaya nghĩ rằng nếu như trả lời đúng câu hỏi sẽ bị bắt bẻ

Đây là 6 tà kiến có thể khiến một người đoạ địa ngục với chủ trương với những tà kiến này. Và theo chú giải những tà kiến này có thể khiến đoạ vào địa ngục mà tồn tại rất lâu mặc dù kiếp trái đất này bị huỷ hoại nhưng qua kiếp trái đất khác thì chúng sinh mà bị đoạ vào những địa ngục này vẫn còn tồn tại. Nó có thể luân chuyển từ kiếp trái đất này sang kiếp trái đất khác thời gian rất là dài đối với chúng sinh mà chết với những tà kiến như thế này. 

Liên quan đến những câu hỏi liên quan đến Sa môn hạnh mà đức Phật trả lời Ngài sẽ tiếp tục chia sẻ vào ngày mai. Trên đây Ngài đã thuyết về Sammuti sacca có nghĩa rằng những pháp chế định. Bây giờ ngài sẽ tiếp tục chia sẻ về Paramattha sacca – chân đế để chúng ta có thể thực hành 

Đối với những tà kiến, bản thân những tà kiến có khả năng dẫn dắt các chúng sinh đoạ vào 4 đường ác đạo, và những hành động được dẫn dắt bởi những tà kiến cũng có thể khiến các chúng sinh cũng đoạ vào 4 đường ác đạo cho nên trong Tăng chi bộ kinh đức Phật dạy rằng: Có những pháp có thể khiến một chúng sinh đoạ vào 4 đường ác đạo đó là tà kiến và những hành động do tà kiến. Đối với các vị đạo sư thời đức Phật do có những tà kiến như vậy cho nên họ không có thấy rằng những lợi dưỡng, những danh vọng, những cung kính là những sắc pháp hay danh pháp cho nên họ đã sử dụng những cách thức để có thể làm phát triển danh vọng, lợi dưỡng. cũng tương tự như vậy như tỳ khưu Devadatta do có những tà kiến không có thấy những bản chất của lợi dưỡng, danh vọng, mà đã nghĩ đến hãm hại đức Phật, đã nghĩ đến dẫn dắt Tăng đoàn sau khi hãm hại đức Phật. Vì không hiểu rõ về bản chất đúng như thực của danh pháp và sắc pháp, không có thấy những vật chất chỉ là những sắc pháp mà thôi, và nó luôn luôn sinh diệt. Do không thấy rõ bản chất thật của những danh vọng, vật chất và cung kính mà một người có thể tạo ra những trọng nghiệp giống như trường hợp của tỳ khưu Devadatta. Những danh vọng, lợi dưỡng, cung kính chỉ là những tục đế mà thôi không phải là chân đế. Nhưng đối với tỳ khưu Devadatta chỉ có thấy tục đế mà không thấy chân đế không thấy những thứ đó chỉ là tập hợp của danh pháp và sắc pháp, và chúng luôn thay đổi, biến hoại nên đã dựa vào thiền định, dựa vào thần thông của mình để thu phục hoàng tử Ajātasattu  và sau này trở thành vua Ajātasattu đã có những ý định và hành động tạo ra những trọng tội đối với đức Phật. Cũng tương tự như vậy Ajātasattu do gần gũi với tỳ khưu Devadatta chỉ thấy được tục đế là ngôi vị của vua, chỉ thấy được hoàng cung, chỉ thấy được quốc độ khi lên trị vì mà không thấy những thứ đó là chỉ có danh pháp và sắc pháp luôn thay đổi biến hoại cho nên đã dẫn đến giết hại cha mình tạo nên trọng tội. Những địa vị, hoàng cung hay quốc độ chỉ là tục đế nên nhà vua Ajātasattu chỉ thấy tục đế mà không thấy chân đế nên nhà vua mới tạo ra những trọng tội như vậy 

Đối với trong cuộc sống hàng ngày quý vị đi làm việc để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, tạo ra những của cải tài sản thì những thứ đó là tục đế cho nên cũng làm việc, cũng nuôi sống mình, cũng phụng dưỡng mẹ cha và chăm sóc người thân nhưng chúng ta mỗi ngày cũng nên để dành thời gian quan sát chân đế để thấy rõ chân đế thay vì nhìn thấy con cái, nhìn thấy nhà cửa, xe cộ,.. theo tục đế thì chúng ta nên quay trở lại quan sát thân và tâm của mình đang xảy ra như thế nào để thấy rõ những pháp chân đế ở trong thân và tâm của mình. Thân của mình được cấu tạo bởi cái gì và nó luôn thay đổi biến hoại thế nào và danh pháp cấu tạo những gì và nó luôn luôn thay đổi biến hoại như thế nào như là thọ tưởng hành thức. Đó là những yếu tố thuộc danh pháp. Nhưng nếu quý vị không thấy hết tất cả 4 danh pháp là thọ tưởng hành thức thì chỉ cần thấy rõ một pháp mà thôi đó là thọ thì cũng có thể được gọi là chiêm nghiệm và quan sát thấy rõ danh pháp

Cho nên mỗi ngày mỗi ngày, để thấy rõ được chân đế hãy tranh thủ thời gian của mình, trước hết xin thọ trì tam quy ngũ giới đối trước tượng phật hay ở nơi nào đó thích hợp. Sau đó nên hướng tâm tới hơi thở vào hơi thở ra để quan sát và biết rõ hơi thở vào hơi thở ra để phát triển định tâm ở trên hơi thở. Khi có sự định tâm trên hơi thở, có thể nói là tâm tạm ổn an trú ở trên hơi thở thì có thể quan sát được cảm giác khởi sinh lên ở trên thân của mình. Nếu như không quan sát rõ cảm giác trên thân của mình và muốn quan sát sự chuyển động của hơi thở vào hơi thở ra ở lỗ mũi thì cũng có thể thực hành như vậy để quan sát và biết rõ những đặc tính của yếu tố gió. Đặc tính của yếu tố gió gọi là sự chuyển động. Khi quan sát sự chuyển động và rõ biết sự chuyển động là thấy rõ đặc tính của yếu tố gió. Đó là yếu tố sắc pháp làm pháp chân đế. Khi một người có thể quan sát và rõ biết những cảm giác, cảm thọ hay là sự chuyển động của yếu tố gió qua hơi thở trên lỗ mũi. Người đó đã thấy rõ được danh pháp hay sắc pháp và đồng thời thấy rõ chỉ là danh pháp và sắc pháp khởi sinh lên và mất đi tuỳ thuộc vào nhân duyên mà không phải là ta, không phải là người nam người nữ, không phải là một chúng sinh nào khác, mà chỉ là hiện tượng thân tâm có nhân có duyên mới khởi sinh lên như vậy. Nhờ sự hiểu biết đúng đắn như vậy tâm trở nên thanh tịnh và sự hiểu biết trở lên thanh tịnh 

Đối với một người có sự hiểu biết đúng đắn và danh pháp, sắc pháp và những nhân duyên làm khởi sinh lên danh pháp và sắc pháp như vậy thì người đó sẽ không bao giờ làm những điều sai quấy, không có làm những nghề nghiệp sai quấy, không có làm những tội lỗi giống như vua Ajātasattu và tỳ khưu Devadatta. Cho nên trên phương diện tục đế, mỗi ngày quý vị đi làm việc để có tài sản nuôi sống bản thân và gia đình, và trên phương diện chân đế cũng nên dành thời gian để thực tập để phát triển định tâm và sự hiểu biết đúng đắn. Nếu như một người có đủ hai phương diện tục đế và chân đế thì người đó sẽ sống một cuộc sống con người viên mãn. Và bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu ngồi thiền với đề mục hơi thở vào hơi thở ra

Và bây giờ quý vị hãy chú ý vào hơi thở vào, hơi thở ra ở trên lỗ mũi là điểm tiếp xúc của hơi thở và lỗ mũi. Hãy để tâm ở đó và quan sát hơi thở vào hơi thở ra. Khi hơi thở đi vào biết rõ hơi thở đi vào, khi hơi thở đi ra biết rõ hơi thở đi ra ngay tại điểm tiếp xúc

Bây giờ ngài sẽ đọc một đoạn kinh để chúc phúc đến tất cả chúng ta. Cầu chúc đến tất cả chúng ta những người ở trong pháp hội này cũng như những người thân ở trong gia đình cũng như tất cả người dân Việt Nam, người dân trên thế giới tránh khỏi những điều rủi ro tai hại, thoát khỏi dịch bệnh cùng với an lạc hạnh phúc với người thân, thuận duyên trong sự tu tập chánh pháp và dẫn dắt tới sự chứng ngộ Thánh đạo Thánh quả và Niết bàn

 

Bài Pháp thoại do Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 Sundara Tipitaka Sayadaw thuyết, Sư Thiện Đức hỗ trợ dịch Việt và bản text được bạn Đào Duy Thắng tốc ký

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app