Nội Dung Chính
Nghiệp Báo Và Tái Sanh
Sự Tái Sanh Xuất Hiện Cách Nào
Ví dụ một người sắp cết. Giai đoạn nguy hiểm này chẳng khác nào những sự dao động chập chờn của một ngọn đèn sắp tắt. Trước người hấp hối này, đã hiện ra một triệu chứng nghiệp (Kamma Nimitta hay là Gati Nimitta). Hiện nghiệp này phát sanh do hành động tốt xấu trong lúc sanh tiền, hoặc tức khắc trước giờ cuối cùng.
Kamma Nimitta là triệu chứng xuất hiện trong tâm thức của người hấp hối, hoặc bằng sự thấy, bằng tiếng, bằng mùi, bằng vị, bằng xúc, bằng tư tưởng, mà trước kia nó là chủ yếu mạnh nhất, trong một hành động đột xuất lành hoặc dữ của người sắp chết; ví như thấy một con dao và những thú chết, trong trường hợp của anh đồ tể; thấy bịnh nhân, nếu là một vị y sĩ dễ thương; thấy vật sùng bái, nếu là một người mộ đạo. v.v….
Gati Nimitta hay là biểu tượng về thọ mạng, có nghĩa là một ám hiệu của cảnh giới sắp tái sanh. Những cảnh tượng hạnh phúc hay khổ não thường hay biểu hiện trên sắc diện của người hấp hối. Khi triệu chứng của kiếp vị lai phát sanh, nếu thấy xấu có thể sửa chữa kịp thời, bằng ảnh hưởng cảm hóa tư tưởng của người sắp chết. Cảm giác báo trước những điều sẽ đến cho thọ mạng thường là lửa, rừng, núi, vú mẹ, thiên cung v.v… Theo Phật Giáo cái chết là sự đình chỉ của đời sống tinh thần vật lý cá nhân. Chết phát sanh bởi sự hư diệt của sinh khí (Āyu), như tinh thần lý (Jivitindriya), chất hỏa (Usmā) và tâm thức (Viññāna).
Cái chết chẳng phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, bởi mặc dầu chập sống cuối cùng đã chấm dứt, nhưng năng lực thúc đẩy chập sống ấy vẫn còn nguyên vẹn. Cũng như ánh sang đèn điện là cái biểu hiện bề ngoài của điện lực vô hình. Bóng đèn có thể bể, ánh sáng có thể tắt, nhưng luồng điện vẫn còn, và ánh sáng có thể xuất hiện lại trong một bóng đèn khác. Cũng như thế ấy, năng lực của Nghiệp không lay chuyển bởi sự tan rã của xác thân. Cái thức hiện tại khuất đi, để nhường cho một thức tươi tắn mới mẻ sanh lên trong một đời sống khác. Không có cái chi gọi là bất di bất dịch chuyển sang từ kiếp hiện tại qua kiếp vị lai. Vành tròn bánh xe chấm trên mặt đất từ điểm một như thế nào, thì đúng ra, chúng ta sống cũng từ chập một, như thế ấy. Chúng ta luôn luôn ở trong hiện tại, và hiện tại ấy luôn luôn nó trượt về quá khứ, không trở lại nữa.
Mỗi chập tâm thức của triều lưu sinh lực thay đổi, tiêu tán, chuyển sang năng lực và mọi cảm giác một cách không phai lạc cho chập tâm thức kế tiếp. Vì đó mà mỗi chập tâm thức hiện tại, chẳng những gồm có cả tiềm tàng của các chập tâm quá khứ, lại còn thêm những gì khác nữa. Đến lúc chết, tâm thức diệt, cũng như nó diệt từ chập, để cho một tâm thức mới khác sanh lên. Tâm trạng đổi mới ấy thọ hưởng cả một gia tài kinh nghiệm quá khứ. Những cảm giác đăng ký sâu xa trong tâm thức thay đổi liên tiếp, những tiềm lực chuyển sang từ chập sống này qua chập sống khác, không liên hệ đến sự tan rã nhất thời của phần vật chất, nên người ta có thể sực nhớ lại những tiền kiếp hoặc các điều đã xảy ra trong quá khứ. Nếu sự ghi nhớ tùy thuộc nơi tế bào của bộ óc, thì không có sự hồi ức về quá khứ được.
Tính chất liên tục của nguồn sống, đến lúc lâm chung, bị gián đoạn trong thời gian, nhưng triều lưu của tâm chẳng bao giờ bị ngưng trệ. Một tư tưởng này chuyển sang qua tư tưởng khác, trong giờ sống cũng như trong lúc chết, vẫn in nhau; có khác là tại người dòm vào xác chết mà tưởng rằng khác đó thôi.
Sự tái sanh xuất hiện tức khắc, bất đếm chỗ nào, như một làn sóng điện bị phóng xạ trong không gian, tức khắc được thâu vào một máy vô tuyến điện.
Triều lưu của tâm cũng được tái sanh tức khắc, khỏi phải trải sang một tâm trạng trung gian nào khác (Antarabhava).
Phật Giáo chính tông không công nhận rằng tâm thức của người quá vãng phải tạm trú một nơi nào, để chờ lựa chỗ đi luân hồi.
Bác sĩ Evens Wenlz, chiếu theo tài liệu khảo cứu ở Tây Tạng, có viết rằng không có cảnh trạng trung gian nào cho chúng sanh tạm trú từ 1.2.3.4.5.6.7 tuần (49 ngày): lập trường này trái hẳn với giáo lý của Đức Phật.
Có một điều đáng hỏi: Vậy chớ tinh trùng và minh châu có sẵn sàng chờ đợi để tiếp rước cái tư tưởng đi tái sanh chăng?
Theo Phật Giáo, chúng sanh nhiều vô lượng. Hơn nữa một minh châu chẳng phải là con đường duy nhất đem lại sự tái sanh; quả địa cầu, một điểm vi tế trong Sa Bà thế giới, chẳng phải chỗ sanh sản duy nhất; mà loài người cũng không phải là loài chúng sanh duy nhất. Nếu đây là chỗ duy nhất, thì cũng có thể tin rằng không còn chỗ nào thích hợp để rước những làn sóng dao động cuối cùng của nguồn tư tưởng. Một điểm nào chẳng hạn, luôn luôn sẵn sàng chực trước một viên đá từ không trung rớt xuống.