Nghiệp Báo Và Tái Sanh

Đâu Là Nhân Sanh Nghiệp?

Vô minh (Avijjā) hay là không chứng ngộ bản chất của vạn vật, là nhân chánh của Nghiệp, y theo Phật ngôn ghi chép trong kinh Paticca Samuppāda: “Vô minh sanh ra Hành”. Đi đôi với vô minh là ái dục (Tanhā), một gốc rễ khác của Nghiệp. Tất cả những hành động xấu đều phát sanh từ trong ái dục. Những hành động tốt đẹp trong thế gian, mặc dầu phát sanh do ba nguyên nhân tốt, là không tham (Alobha), không sân (Adosa), không si (Amoha) cũng là Nghiệp, bởi gốc vô minh và ái dục vẫn còn ngũ trầm trong đó. Hành động gương mẫu cao quý của đạo tâm (Maggacitta) không còn gì là Nghiệp, vì trong ấy vô minh và ái dục đã bị bứng gốc rễ rồi.

Đại Đức Buddhaghosa có viết trong kinh Visuddhi Magga như vầy: “Ai là người tạo nghiệp?

_ Ai là kẻ trả quả? Không có ai cả, chỉ có những thành phần cấu tiến mãi mãi. Biết như thế mọi gọi là phân biệt chơn chánh”.

Theo Phật giáo thì có hai thứ thực thể: thực thể hữu danh và thực thể cứu cánh. Hữu danh thực thể là vật chỉ được cưỡng danh đặt ra tên (Sammuti sacca); Cứu cánh thực thể là sự thật vi tế (Paramattha sacca): một cái bàn để trước mắt ta, ta kêu nó là cái Bàn, đó là sự thật theo mắt thấy; nhưng theo ý nghĩa vi tế thì cái mà ta gọi là cái Bàn, chỉ là những động lực và tính chất mà thôi. Cũng như theo thông thường, ông bác sĩ gọi nước là nước; nhưng trong phòng thí nghiệm, ông ấy gọi nước là H2O. Vì sự ước định như thế, nên có danh từ: Nam, Nữ, Chúng sanh, Ta, v.v… Những hình thức ấy, có tánh cách thay đổi mãi mãi, trong mỗi lúc, thuộc về tinh thần vật lý. Bởi đó nên người Phật tử, không tin có một bản chất nào không thay đổi, và luôn luôn không phân tách người hành động ra khỏi sự hành động; người chủ động ra khỏi cái Thức. Như vậy thì ai là người tạo nghiệp? Ai là người trả quả?

Ý (Cetanā) là chủ động; Thọ (Vedanā) là cái gì cảm xúc sức phản ứng (quả) của việc làm. Ngoài hai pháp tinh khiết, trong sạch, không lẫn lộn bợn nhơ này (Suddha dhamma), không có ai gieo trồng hoặc gặt hái cả. Về phương diện này, người Phật tử đồng ý với giáo sư William James khi ông này phản đối ông Descartes, đã có nói: Những tư tưởng chính là những người tư tưởng.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app