Nội Dung Chính
- Thực-Hành Pháp-Hành Thiền-Tuệ
- 1- Bốn Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế
- 2- 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-Đế
- 3- 4 Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế
Thực-Hành Pháp-Hành Thiền-Tuệ
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, rồi chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn. Hành-giả cần phải học và hành theo tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế.
1- Sacca ñāṇa: Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế.
2- Kicca ñāṇa: Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế.
3- Kata ñāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế.
Hành-giả cần phải học và hành theo tuần tự trong tam-tuệ-luân như sau:
1- Bốn Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trước tiên cần phải học pháp-học trong tứ Thánh-đế đó là học 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế cho hiểu biết rõ chi pháp của mỗi Thánh-đế như sau:
1.1- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ:
Ngũ-uẩn chấp-thủ nghĩa là ngũ-uẩn là đối- tượng của 4 pháp chấp-thủ trong đối-tượng:
– Kāmupādāna: Chấp-thủ trong ngũ-dục (sắc- dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục) trong cõi dục-giới có chi pháp là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.
– Diṭṭhupādāna: Chấp-thủ trong tà-kiến (ngoài sīlabbatupādāna và attavādupādāna) có chi pháp là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham- tâm hợp với tà-kiến.
– Sīlabbatupādāna: Chấp-thủ trong pháp thường-hành sai lầm, có chi pháp là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
– Attavādupādāna: Chấp-thủ trong ngũ-uẩn cho là ta, có chi pháp là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
4 pháp chấp-thủ này trong tam-giới: dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới.
Ngũ-uẩn chấp-thủ có 5 pháp đó là:
1- Sắc-uẩn chấp-thủ đó là 28 sắc-pháp, là đối-tượng của pháp chấp-thủ.
2- Thọ-uẩn chấp-thủ đó là thọ tâm-sở trong 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.
3- Tưởng-uẩn chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở trong 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.
4- Hành-uẩn chấp-thủ đó là 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) trong 81 tam-giới- tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.
5- Thức-uẩn chấp-thủ đó là 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.
Ngũ-uẩn chấp-thủ này thuộc khổ-Thánh-đế là pháp nên biết.
– Chúng-sinh ở trong 11 cõi dục-giới và 15 cõi sắc-giới đều có đủ ngũ-uẩn.
– Chúng-sinh ở trong 4 cõi vô-sắc-giới chỉ có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) mà thôi.
– Chúng-sinh ở trong cõi sắc-giới Vô-tưởng- thiên chỉ có 1 uẩn là sắc-uẩn mà thôi.
Mỗi tâm phát sinh đều có đủ 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn).
Thật vậy, mỗi tâm phát sinh chắc chắn có số tâm-sở đồng sinh với tâm ấy.
– Tâm ấy thuộc về thức-uẩn.
– Thọ tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về thọ-uẩn.
– Tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về tưởng-uẩn.
– Số tâm-sở còn lại đồng sinh với tâm ấy thuộc về hành-uẩn.
– Vatthurūpa là nơi nương nhờ của tâm với tâm-sở ấy phát sinh thuộc về sắc-uẩn.
* Đối với chúng-sinh trú trong 11 cõi dục-giới và 15 cõi sắc-giới (trừ cõi Vô-tưởng-thiên), mỗi tâm phát sinh đều có đầy đủ ngũ-uẩn phát sinh.
* Đối với chúng-sinh trú trong 4 cõi vô-sắc- giới, mỗi tâm phát sinh đều có đầy đủ tứ-uẩn phát sinh.
* Đối với chúng-sinh trú trong cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên chỉ có nhất-uẩn là sắc-uẩn.
* Còn thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn trong 8 siêu-tam-giới-tâm (4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm) không phải là đối-tượng của 4 pháp chấp-thủ.
Như vậy, 28 sắc-pháp và 81 tam-giới-tâm và 51 tâm-sở (trừ tham tâm-sở) đều thuộc về khổ- Thánh-đế là pháp nên biết.
1.2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham tâm-sở gọi là tham-ái.
Tham-ái có 3 loại, 6 loại, 18 loại, 54 loại, 108 loại:
– Tham-ái có 3 loại đó là:
1- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối- tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc- ái, pháp-ái) trong cõi dục-giới.
2- Bhavataṇhā: Hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với thường-kiến, và tham- ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.
3- Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với đoạn-kiến.
– Tham-ái có 6 loại đó là tham-ái trong 6 đối- tượng:
1- Sắc-ái (rūpataṇhā) là tham-ái trong đối- tượng sắc-dục.
2- Thanh-ái (saddataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng thanh-dục.
3- Hương-ái (gandhataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng hương-dục.
4- Vị-ái (rasataṇhā) là tham-ái trong đối- tượng vị-dục.
5- Xúc-ái (phoṭṭhabbataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng xúc-dục.
6- Pháp-ái (dhammataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng pháp-dục.
Tham-ái có 18 loại đó là 3 loại tham-ái nhân với 6 đối-tượng ái thành 18 loại tham-ái.
– Tham-ái có 54 loại đó là 18 loại tham-ái nhân với 3 thời (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai) thành 54 loại tham-ái.
– Tham-ái có 108 loại đó là 54 loại tham-ái nhân với 2 (bên trong của mình và bên ngoài mình của người khác, đối-tượng khác) thành 108 loại tham-ái.
Các loại tham-ái thuộc về nhân sinh khổ- Thánh-đế là pháp nên diệt.
1.3 – Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn diệt nhân sinh khổ-Thánh-đế.
Niết-bàn có 2 loại đó là:
1- Hữu-dư Niết-bàn (sa upādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là kilesaparinibbāna: mọi phiền-não Niết-bàn, nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.
2- Vô-dư Niết-bàn (anupādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết- bàn, còn gọi là khandhaparinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn nghĩa là ngũ-uẩn diệt rồi không còn ngũ-uẩn nào tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Niết-bàn có 3 loại theo đối-tượng thiền-tuệ đó là:
1-Vô-hiện-tượng Niết-bàn (animittanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp- hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam- giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-ngã, do năng lực tín pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-hiện-tượng Niết-bàn (animittanibbāna) Niết-bàn không có hiện- tượng các pháp hữu-vi.
2- Vô-ái Niết-bàn (appaṇihitanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái vô-thường và trạng-thái vô-ngã, do năng lực định pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, tuệ pháp-chủ), hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-ái Niết-bàn (appaṇihita- nibbāna) Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.
3- Chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã (anatta- lakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng- thái vô-thường, do năng lực tuệ pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ), hoặc do năng lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna) Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.
Những đối-tượng Niết-bàn ấy thuộc về diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ.
1.4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.
Bát-chánh-đạo có 8 chánh:
1- Chánh-kiến (sammādiṭṭhi): Trí-tuệ chân- chính là trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
2- Chánh-tư-duy (sammāsaṅkappa): Tư-duy chân-chính là:
– Tư-duy thoát ra khỏi ngũ-dục.
– Tư-duy không làm khổ mình khổ người.
– Tư-duy không làm hại mình hại người.
3- Chánh-ngữ (sammāvācā): Lời nói chân- chính là:
– Không nói dối, mà nói lời chân thật.
– Không nói lời chia rẽ, mà nói lời hoà hợp.
– Không nói lời thô tục, mà nói lời nhã nhặn.
– Không nói lời vô ích, mà nói lời hữu ích.
4- Chánh-nghiệp (sammākammanta): Nghề- nghiệp chân-chính là:
– Không sát-sinh.
– Không trộm-cắp.
– Không tà-dâm.
5- Chánh-mạng (sammā-ājīva): Nuôi mạng chân-chính là tránh xa cách sống tà-mạng do thân hành ác và khẩu hành ác.
6- Chánh-tinh-tấn (sammāvāyāma): Tinh-tấn chân-chính là:
– Tinh-tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không phát sinh.
– Tinh-tấn diệt ác pháp đã phát sinh.
– Tinh-tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh.
– Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.
7- Chánh-niệm (sammāsati) là niệm chân- chính, có 4 pháp là pháp-hành tứ niệm-xứ:
– Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh- niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
– Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh- niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
– Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh- niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
– Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh- niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
8- Chánh-định (sammāsamādhi): Định chân- chính là định-tâm trong các bậc thiền siêu-tam- giới có Niết-bàn là đối-tượng.
Bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh chỉ đồng sinh trong 8 hoặc 40 tâm siêu-tam-giới có Niết-bàn làm đối-tượng mà thôi, bởi vì trong bát-chánh- đạo có 3 chánh: chánh-ngữ, chánh-nghiệp và chánh-mạng là 3 chế-ngự tâm-sở thuộc loại niyata-ekatocetasika: 3 tâm-sở cố định chỉ đồng sinh trong 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm có Niết- bàn làm đối-tượng mà thôi.
Thật ra, bát-chánh-đạo có 8 chánh đó là 8 tâm-sở:
– Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở.
– Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở.
– Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở.
– Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở.
– Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở.
– Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở.
– Chánh-niệm đó là niệm tâm-sở.
– Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở.
* Tuy nhiên, trong siêu-tam-giới-tâm, 8 tâm-sở này có 3 chánh là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở là 3 chế-ngự tâm-sở thuộc loại niyata-ekatocetasika: 3 chế-ngự tâm- sở cố định chỉ đồng sinh trong 8 hoặc 40 siêu- tam-giới-tâm có Niết-bàn làm đối-tượng mà thôi.
* Trong tam-giới-tâm, chế-ngự tâm-sở có 3 chánh là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở thuộc về loại aniyata- yogīcetasika: bất-định tâm-sở còn thuộc loại nānākadāci mỗi chế-ngự tâm-sở sinh riêng rẽ và không nhất định trong 8 đại-thiện-tâm, bởi vì mỗi chế-ngự tâm-sở có mỗi đối-tượng khác nhau.
Bát-chánh-đạo tam-giới và siêu-tam-giới
Bát-chánh-đạo có 8 chánh mà mỗi chánh có nhiều loại như sau:
– Chánh-kiến (sammādiṭṭhi) là trí-tuệ chân- chính thấy đúng, biết đúng, có 5 loại:
1- Kammassakatāsammādiṭṭhi: Chánh-kiến sở-nghiệp là trí-tuệ thấy đúng, biết đúng thiện- nghiệp và ác-nghiệp mà ta đã tạo rồi là của riêng ta, và ta là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.
2- Vipassanāsammādiṭṭhi: Chánh-kiến thiền-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ thật- tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.
3- Maggasammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh- đạo-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm có Niết-bàn là đối-tượng.
4- Phalasammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh-quả- tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng.
5- Paccavekkhaṇasammādiṭṭhi: Chánh-kiến quán-triệt là trí-tuệ quán-triệt Thánh-đạo, Thánh- quả, Niết-bàn, phiền-não nào đã diệt tận được rồi, phiền-não nào còn lại chưa diệt được.
Trong 5 loại chánh-kiến này, chánh-kiến sở- nghiệp, chánh-kiến thiền-tuệ, chánh-kiến quán- triệt thuộc về tam-giới.
Chánh-kiến Thánh-đạo-tuệ, chánh-kiến Thánh- quả-tuệ có Niết-bàn là đối-tượng thì thuộc về siêu-tam-giới.
* Thật ra, chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở (paññindriya-cetasika) đồng sinh với 4 đại-thiện- tâm hợp với trí-tuệ, 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác- tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy- tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với tam- giới-tâm ấy thì chánh-kiến thuộc về tam-giới.
* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4
Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh- kiến thuộc về siêu-tam-giới.
– Chánh-tư-duy (sammāsaṅkappa) là tư-duy chân-chính, có 3 loại:
1- Tư-duy thoát ra khỏi ngũ dục.
2- Tư-duy không làm khổ mình, khổ người.
3- Tư-duy không làm hại mình, hại người.
Thật ra, chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm- sở (vitakkacetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện- tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ nhất thiền sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với tam- giới-tâm ấy thì chánh-tư-duy thuộc về tam-giới.
* Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh- tư-duy thuộc về siêu-tam-giới.
– Chánh-ngữ (sammāvācā) là lời nói chân- chính, có 3 loại:
1- Kathā sammāvācā: Chánh-ngữ lời nói là nói hay, nói thật, nói lời chân-chính đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
2- Cetanā sammāvācā: Chánh-ngữ tác-ý là tác-ý đại-thiện-tâm tránh xa 4 tà-ngữ:
– Tránh xa lời nói dối, mà nói lời chân thật.
– Tránh xa lời nói chia rẽ, mà nói lời hòa hợp.
– Tránh xa lời nói thô tục, mà nói lời nhã nhặn
– Tránh xa lời nói vô ích, mà nói lời hữu ích.
3- Virati sammāvācā: Chánh-ngữ chế-ngự là chế-ngự tâm-sở tránh xa tà-ngữ, khi đang thực- hành pháp-hành thiền-tuệ.
Trong 3 loại chánh-ngữ này, chánh-ngữ lời- nói, chánh-ngữ tác-ý thuộc về tam-giới. Chánh-ngữ chế-ngự tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo- tâm và 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối- tượng thuộc về siêu-tam-giới.
Thật ra, chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở (sammāvācācetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện- tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm ấy thì chánh-ngữ thuộc về tam-giới.
* Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh- ngữ thuộc về siêu-tam-giới.
– Chánh-nghiệp (sammākammanta) là nghề nghiệp chân-chính, có 3 loại:
1- Kiriyā sammākammanta: Chánh-nghiệp hành-động là hành thiện-nghiệp đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
2- Cetanā sammākammanta: Chánh-nghiệp tác-ý là tác-ý thiện-tâm tránh xa 3 tà-nghiệp:
– Tránh xa sự sát-sinh.
– Tránh xa sự trộm-cắp.
– Tránh xa sự tà-dâm.
3- Virati sammākammanta: Chánh-nghiệp chế-ngự là chế-ngự tâm-sở tránh xa tà-nghiệp, khi đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Trong 3 loại chánh-nghiệp này, chánh-nghiệp hành-động, chánh-nghiệp tác-ý thuộc về tam-giới.
Chánh-nghiệp chế-ngự tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng thuộc về siêu-tam-giới.
Thật ra, chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm sở (sammākammantacetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh- quả-tâm.
* Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm ấy thì chánh-nghiệp thuộc về tam-giới.
* Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-nghiệp thuộc về siêu-tam-giới.
– Chánh-mạng (sammā-ājīva) là nuôi mạng chân-chính, có 2 loại:
1- Vīriyasammā-ājīva: Chánh-mạng tinh-tấn là tinh-tấn nuôi mạng chân-chính, từ bỏ cách sống tà-mạng do thân hành ác, do khẩu nói ác.
2- Viratisammā-ājīva: Chánh-mạng chế-ngự là chế-ngự tâm-sở tránh xa cách sống tà mạng, khi đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Trong 2 loại chánh-mạng này, chánh-mạng tinh-tấn thuộc về tam-giới.
Chánh-mạng chế-ngự tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng thì thuộc về siêu-tam-giới.
Thật ra, chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở (sammā-ājīvacetasika) đồng sinh với 8 đại- thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm ấy thì chánh-mạng thuộc về tam-giới.
* Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh mạng thuộc về siêu-tam-giới.
– Chánh-tinh-tấn (sammāvāyāma) là tinh-tấn chân-chính, có 4 pháp:
1- Tinh-tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không phát sinh.
2- Tinh-tấn diệt ác pháp đã phát sinh.
3- Tinh-tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh.
4- Tinh-tấn làm cho tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.
Thật ra, chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở (vīriyacetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc- giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh- quả-tâm.
* Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với tam- giới-tâm ấy thì chánh-tinh-tấn thuộc về tam-giới.
* Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh- tinh-tấn thuộc về siêu-tam-giới.
– Chánh-niệm (sammāsati) là niệm chân- chính có 4 pháp là pháp-hành tứ niệm-xứ:
1- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
2- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh- niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
3- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh- niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
4- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.
Thật ra, chánh-niệm đó là niệm tâm-sở (sati- cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại- duy-tác-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy- tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy- tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với tam- giới-tâm ấy thì chánh-niệm thuộc về tam-giới.
* Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-niệm thuộc về siêu-tam-giới.
– Chánh-định (sammāsamādhi) là định chân- chính trong 5 bậc thiền siêu-tam-giới có Niết- bàn là đối-tượng.
1- Đệ nhất thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
2- Đệ nhị thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
3- Đệ tam thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
4- Đệ tứ thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
5- Đệ ngũ thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.
Thật ra, chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatā) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại- duy-tác-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy- tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy- tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.
* Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với tam- giới-tâm ấy thì chánh-định thuộc về tam-giới.
* Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-định thuộc về siêu-tam-giới.
4 loại trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế thuộc về pháp-học Phật-giáo (pariyattisāsana).
2- 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-Đế
Sau khi hành-giả đã học phần pháp-học tứ Thánh-đế đó là 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế xong, hành-giả luân chuyển đến phần thực-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đó là 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, cần phải biết trí-tuệ-hành phận sự trong mỗi Thánh- đế thấy rõ, biết rõ mỗi Thánh-đế có mỗi phận sự riêng biệt như sau:
2.1- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là khổ-đế bằng trí- tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên diệt, nên chứng ngộ, nên tiến hành).
2.2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là 3 loại tham-ái, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt tham-ái từng thời (tadaṅgappahāna) bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên biết, nên chứng ngộ, nên tiến hành).
2.3- Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ Niết-bàn (1) từng thời bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên biết, nên diệt, nên tiến hành).
2.4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp-hành bát-chánh-đạo, là pháp mà trí-tuệ- hành có phận sự nên tiến hành pháp-hành bát- chánh-đạo bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên biết, nên diệt, nên chứng ngộ).
Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế này, trí-tuệ-hành có phận sự nên biết sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là khổ-đế là chính, còn 3 trí-tuệ-hành phận sự của 3 Thánh-đế còn lại là phụ.
Thật ra, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh- đế có sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới làm đối- tượng, phát sinh đồng thời không trước, không sau.
Nếu khi trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc- pháp, danh-pháp trong tam-giới nào là khổ-đế, là pháp nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ.
– Cũng đồng thời tham-ái, nhân sinh khổ-đế bị diệt, không thể nương nhờ nơi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới ấy để phát sinh.
– Cũng đồng thời chứng ngộ sự diệt tham-ái, nhân sinh khổ-đế nơi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới ấy.
– Cũng đồng thời đang tiến hành pháp-hành chánh-đạo có chánh-niệm, chánh-kiến, chánh- tinh-tấn, có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc- pháp, danh-pháp tam-giới ấy là khổ-đế là pháp nên biết, tham-ái là nhân sinh khổ-đế là pháp nên diệt, Niết-bàn là pháp nên chứng ngộ, chính pháp-hành chánh-đạo là pháp nên tiến hành.
Như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế phát sinh đồng thời không trước, không sau.
4 loại trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế thuộc về pháp-hành Phật-giáo (paṭipattisāsana).
3- 4 Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế
Khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thực-hành 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế đến khi hoàn thành mọi phận sự trong tứ đế, thì tự động được luân chuyển đến 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế.
Vì vậy, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ đế đến khi hoàn thành mọi phận sự bằng trí-tuệ- thiền-tuệ tam-giới thì tự động được luân chuyển đến 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới (không còn đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới nữa).
Khi ấy, khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp- thủ, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-thành đã biết xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam- giới đó là 4 Thánh-đạo-tuệ.
– Cũng đồng thời nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt từng thời bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam- giới, thì trí-tuệ-thành đã diệt tận được mọi tham-ái xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam- giới đó là 4 Thánh-đạo-tuệ.
– Cũng đồng thời diệt khổ-Thánh-đế, đó là Niết-bàn, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-thành đã chứng ngộ xong bằng trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới đó là 4 Thánh-đạo-tuệ.
– Cũng đồng thời pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh- ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên tiến hành bằng trí-tuệ- thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-thành đã tiến-hành xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đó là 4 Thánh-đạo-tuệ:
– Khổ-Thánh-đế là pháp nên biết, thì đã biết xong.
– Nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt, thì đã diệt tận được mọi tham-ái xong.
– Diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ Niết-bàn xong.
– Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến-hành, thì đã tiến-hành xong.
4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự của tứ Thánh-đế đã hoàn thành xong 4 phận sự trong tứ Thánh-đế đồng thời cùng một lúc không trước, không sau.
Trong 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế thì trí-tuệ-thành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã hoàn thành xong phận sự tiến-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chính yếu, 3 trí-tuệ-thành còn lại là phụ cũng hoàn thành xong phận sự trong mỗi Thánh-đế, cùng một lúc không trước không sau với trí-tuệ- thành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.
4 loại trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự của tứ Thánh-đế đã hoàn thành xong mọi phận sự tứ Thánh-đế, thuộc về pháp-thành Phật-giáo (paṭi- vedhasāsana), đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn gọi là navalokuttaradhamma: 9 pháp siêu-tam-giới.
Cho nên, bài kinh Dhammacakkappavattana-sutta là một bài kinh đặc biệt gồm có đầy đủ 3 loại Phật-giáo: pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp-thành Phật-giáo đó là trí-tuệ- học trong tứ Thánh-đế thuộc về pháp-học Phật- giáo được luân chuyển đến trí-tuệ-hành phận sự của tứ Thánh-đế thuộc về pháp-hành Phật- giáo được luân chuyển đến trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự của tứ Thánh-đế thuộc về pháp- thành Phật-giáo.
Cho nên, tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế gồm có 3×4=12 loại trí-tuệ trong tứ Thánh-đế cũng gọi là dhammacakka bánh xe chuyển- pháp-luân gồm có 12 căm.
Quan hệ nhân quả của tam-tuệ-luân
* Từ quả đến nhân, từ nhân đến quả
4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn đó là quả đã hoàn thành xong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế.
4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đã thực-hành đúng theo mỗi phận sự của mỗi Thánh- đế đó là quả của 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế đã hiểu biết rõ mỗi chi pháp của mỗi Thánh-đế.
Như vậy, 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế hiểu biết rõ đúng các chi pháp của mỗi Thánh-đế làm nền tảng cơ bản, làm nhân phát sinh quả 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đúng theo mỗi phận sự của mỗi Thánh-đế.
4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đã hoàn thành là nhân phát sinh quả là 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả và Niết-bàn; Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết- bàn; Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn; A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh- quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Trí-tuệ quán triệt thấy rõ, biết rõ phạm-hạnh đã hoàn thành xong, kiếp này là kiếp chót, không còn phải tái-sinh kiếp nào khác nữa, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Như trong đoạn kinh Chuyển-pháp-luân, Đức-Thế-Tôn khẳng định:
“Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi, akuppā me vimutti, ayam’antimājāti, natthi dāni punabbhavo.
Trí-tuệ quán triệt đã phát sinh đến Như-Lai, biết rõ rằng: “A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như-Lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp hiện-tại này, không còn phải tái-sinh kiếp nào nữa.”
Bảng Tóm Tắt Tam-Tuệ-Luân Trong Tứ Thánh-Đế
Tam tuệ-luân | Tứ Thánh-đế | |||
Khổ thánh-đế | Nhân sinh khổ-Thánh-đế | diệt khổ-Thánh-đế | Pháp-hành diệt khổ- Thánh-đế | |
trí-tuệ-học | sắc-pháp
danh pháp |
tham-ái | Niết-bàn | bát chánh đạo |
trí-tuệ-hành | nên biết | nên diệt | nên chứng ngộ | nên tiến hành |
trí-tuệ-thành | đã biết | đã diệt | đã chứng ngộ | đã tiến hành |
Tứ Thánh-đế | Tam-Tuệ-Luân | ||
trí-tuệ-học | trí-tuệ-hành | trí-tuệ-thành | |
khổ- Thánh-đế | sắc-pháp
danh-pháp |
nên biết | đã biết |
Nhân sinh khổ-Thánh-đế | tham-ái | nên diệt | đã diệt |
diệt khổ-Thánh-đế | Niết-bàn | nên chứng ngộ | đã chứng ngộ |
pháp-hành diệt khổ-Thánh-đế | bát chánh đạo
|
nên tiến hành | đã tiến hành |
Tam-tuệ-luân của 4 bậc Thánh-nhân
Mỗi bậc Thánh-nhân đều trải qua tam-tuệ- luân trong tứ Thánh-đế, mỗi tuệ-luân có năng lực trí-tuệ khác nhau đối với mỗi bậc Thánh-nhân.
– Bậc Thánh Nhập-lưu trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ nhất, Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái là vibhavataṇhā: tham-ái hợp với đoạn-kiến và bhavataṇhā: tham-ái hợp với thường-kiến trong 4 tham-tâm hợp tà-kiến (còn 4 tham-tâm không hợp tà-kiến thì chưa diệt được).
– Bậc Thánh Nhất-lai trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ nhì, Nhất-lai Thánh- đạo-tuệ đã diệt tận được 1 loại tham-ái là kāma- taṇhā: tham-ái trong 5 đối-tượng ái loại thô cõi dục-giới trong 4 tham-tâm không hợp tà-kiến (còn 5 đối-tượng ái loại vi-tế, thì chưa diệt được).
– Bậc Thánh Bất-lai trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ ba, Bất-lai Thánh-đạo- tuệ đã diệt tận được 1 loại tham-ái là kāmataṇhā: tham-ái trong 5 đối-tượng ái loại vi-tế cõi dục- giới trong 4 tham-tâm không hợp tà-kiến (còn tham- ái trong các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, vô-sắc- giới thiện-tâm, trong cõi sắc-giới phạm-thiên, cõi vô-sắc-giới phạm-thiên thì chưa diệt được).
– Bậc Thánh A-ra-hán trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ tư, A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được bhavataṇhā: tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, vô-sắc- giới thiện-tâm, trong cõi sắc-giới phạm-thiên, cõi vô-sắc-giới phạm-thiên trong 4 tham-tâm không hợp tà-kiến không còn dư sót.
Như vậy, bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được hoàn toàn mọi tham-ái không còn dư sót.
Tính chất 4 phận sự trong tứ Thánh-đế
4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế và 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế có tính chất liên quan đồng thời, không phận sự nào trước, không phận sự nào sau.
Bộ Visuddhimagga: Thanh-tịnh-đạo có ví dụ: Khi đốt một cây đèn dầu trong đêm tối có 4 sự việc xảy ra đồng thời, không trước, không sau:
– Ánh sáng tỏa ra.
– Bóng tối bị biến mất.
– Tim đèn bị cháy mòn.
– Dầu bị hao dần.
Cũng giống như trường-hợp 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế và 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế có tính chất đồng thời, không trước, không sau.
Trong kinh Gavampatisutta có đoạn Ngài
Trưởng-lão Gavampati thưa với chư tỳ-khưu rằng
– Này chư pháp hữu! Tôi được nghe từ nơi Đức-Thế-Tôn dạy rằng:
* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ khổ-Thánh-đế, thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ nhân sinh khổ- Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.
* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ nhân sinh khổ- Thánh-đế, thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ khổ- Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.
* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ diệt khổ-Thánh- đế, thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ khổ-Thánh- đế, nhân sinh khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.
* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ khổ-Thánh-đế, nhân sinh khổ-Thánh- đế, diệt khổ-Thánh-đế.
Như vậy, tứ Thánh-đế có sự liên quan về phận sự với nhau đồng thời không trước không sau.
Phần giải thích
4 Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế
Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh- đế, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí- tuệ-hành phận sự trong khổ-đế là chính, còn 3 trí-tuệ-hành phận sự trong 3 đế còn lại cũng được thành tựu đồng thời không trước, không sau.
Thật vậy, khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ khi phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp nào, hoặc danh-pháp tam-giới nào là khổ-đế thì đồng thời tham-ái, nhân sinh khổ-đế không sinh trong sắc-pháp ấy, hoặc trong danh-pháp tam-giới ấy, đồng thời chứng ngộ sự diệt của tham-ái, nhân sinh khổ-đế nơi sắc-pháp ấy, hoặc nơi danh-pháp tam-giới ấy.
Trong khi đang thực-hành pháp-hành thiền- tuệ có chánh-niệm, chánh-kiến, chánh-tinh-tấn, … khi phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ khổ-đế là pháp nên biết, nhân sinh khổ-đế là pháp nên diệt, diệt khổ-đế là pháp nên chứng ngộ, thì chính pháp-hành dẫn đến diệt khổ-đế là pháp nên tiến-hành.
Như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ-đế đồng thời không trước không sau, đều có đối- tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.
4 Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự tứ Thánh-đế
Trong 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế, hành-giả thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế có đối-tượng Niết-bàn là chính, còn 3 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong 3 Thánh-đế còn lại cũng được hoàn thành xong phận sự trong 3 Thánh-đế đồng thời không trước không sau.
Thật vậy, khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới đó là 4 Thánh-đạo-tuệ đã hoàn thành xong phận sự tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế thì:
– Đồng thời 4 Thánh-đạo-tuệ cũng đã hoàn thành xong phận sự biết khổ-Thánh-đế.
– Đồng thời 4 Thánh-đạo-tuệ cũng đã hoàn thành xong phận sự diệt tận được mọi tham-ái, nhân sinh khổ-Thánh-đế.
– Đồng thời 4 Thánh-đạo-tuệ và 4 Thánh-quả- tuệ đã hoàn thành xong phận-sự chứng ngộ Niết- bàn, diệt khổ-Thánh-đế.
– Đồng thời pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, đã hoàn thành xong phận sự đã tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế đó là:
– Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ là pháp nên biết, thì đã biết xong.
– Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái là pháp nên diệt, thì đã diệt tận được xong.
– Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ xong.
– Pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến hành, thì đã tiến hành xong.
4 trí-tuệ-thành đã hoàn thành xong 4 phận sự trong tứ Thánh-đế đồng thời không trước không sau.
Vai trò 4 trí-tuệ-hành và 4 trí-tuệ-thành
* Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ-đế ở giai đoạn đầu, trí-tuệ-hành phận sự biết khổ-đế đóng vai trò chính yếu, đó là trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là khổ đế, là pháp nên biết, còn trí-tuệ-hành phận sự của mỗi đế còn lại, cũng được thành tựu phận sự đồng thời không trước không sau.
* Trong 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế ở giai đoạn cuối, trí-tuệ- thành hoàn thành phận sự đã tiến-hành pháp- hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đóng vai trò chính yếu, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam- giới, là hoàn thành xong phận sự đã tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, đã chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, thì trí-tuệ- thành hoàn thành phận sự trong 3 Thánh-đế còn lại cũng được thành tựu mỗi phận sự của mỗi Thánh-đế đồng thời không trước không sau.
Tứ Thánh-đế trong giáo-pháp của Đức-Phật
Tứ Thánh-đế là chân-lý của chư bậc Thánh- nhân đã chứng ngộ, tứ Thánh-đế là nền tảng căn bản, là pháp cốt lõi trọng yếu trong giáo-pháp của chư Phật quá-khứ, của Đức-Phật hiện-tại và của chư Phật vị-lai.
Tứ Thánh-đế đó là:
1- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hay sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.
Trong giáo-pháp của Đức-Phật, tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới (cõi dục-giới, cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới) đúng theo sự-thật chân-lý chỉ là khổ-đế (dukkhasacca) mà thôi, không có lạc đế.
Tuy có thọ-lạc (sukhavedanā) nhưng thọ-lạc gọi là vipariṇāmadukkha: biến-chất-khổ, bởi vì thọ-lạc cũng sinh rồi diệt là vô-thường nên cũng chỉ là khổ-đế mà thôi.
Trong tam-giới, tất cả các pháp hữu-vi: sắc- pháp, danh-pháp trong tam-giới đều sinh rồi diệt nên có 4 trạng-thái là trạng-thái vô-thường, trạng- thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh.
Vậy, do nguyên-nhân nào cho là lạc trong đời này?
Thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh- pháp trong tam-giới đều có 4 trạng-thái: trạng- thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô- ngã, trạng-thái bất-tịnh, nhưng do 3 pháp-điên- đảo (vipallāsa) là tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên-đảo cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
Pháp-điên-đảo (vipallāsa) có 3 loại:
– Cittavipallāsa: Tâm-điên-đảo là tâm biết sai, chấp lầm trong các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
– Saññāvipallāsa: Tưởng-điên-đảo là tưởng sai, chấp lầm trong các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
– Diṭṭhivipallāsa: Tà-kiến-điên-đảo là tà-kiến thấy sai, chấp lầm trong các sắc-pháp, các danh- pháp trong tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái vô-thường, nhưng do tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến- điên-đảo cho là thường.
* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái khổ, nhưng do tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên-đảo cho là lạc.
* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái vô-ngã, nhưng do tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên- đảo cho là ngã.
* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái bất-tịnh, nhưng do tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên- đảo cho là tịnh.
Như vậy, pháp-điên-đảo có 3 x 4 trạng-thái gồm có 12 pháp-điên-đảo.
Sự thật chân-lý của các sắc-pháp, các danh- pháp trong tam-giới chỉ là khổ-đế mà thôi, nhưng do tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến điên-đảo đảo ngược lại thật-tánh cho là lạc.
Vậy, lạc không phải là sự thật chân-lý, mà thuộc về lạc-điên-đảo (sukhavipallāsa).
Như Đại-đức tỳ-khưu-ni Vajirā dạy rằng:
“Chỉ có khổ-đế sinh, khổ-đế trụ, khổ-đế diệt, ngoài khổ-đế ra, không có gì sinh, không có gì trụ, không có gì diệt…”
Cho nên, ngũ-uẩn chấp-thủ, hay sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới đều chỉ là khổ-đế mà thôi, không phải là lạc thật sự, mà chỉ là lạc- điên-đảo (sukhavipallāsa) mà thôi.
Cho nên, người nào tìm lạc thú trong đời, người ấy chắc chắn sẽ bị thất vọng mà thôi.
2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái
* Tham-ái là nhân sinh khổ trong kiếp hiện-tại
– Nếu người nào phát sinh tham-tâm trong đối-tượng nào mà không được thỏa mãn như ý thì người ấy phát sinh sân-tâm không vừa lòng, làm cho khổ tâm.
– Nếu người nào phát sinh tham-tâm trong đối-tượng nào mà được thỏa mãn như ý thì người ấy phát sinh tham-tâm chấp-thủ cho là của ta, cũng làm nhân phát sinh tâm sầu não, lo sợ cũng làm cho khổ tâm.
Như Đức-Phật dạy trong pháp-cú kệ rằng:
Taṇhāya jāyatī soko, taṇhāya jāyatī bhayaṃ.
Taṇhāya vippamuttassa,
natthi soko kuto bhayaṃ?
Sự sầu não phát sinh do tham-ái,
Sự lo sợ phát sinh do tham-ái.
Bậc Thánh A-ra-hán diệt tận tham-ái,
Không sầu não, từ đâu có lo sợ?
Thật ra, trong kiếp hiện-tại, nếu người nào phát sinh tham-tâm trong đối-tượng nào không được thỏa mãn như ý thì người ấy phát sinh sân- tâm không vừa lòng, chỉ làm cho khổ tâm trong khoảng thời gian ngắn, rồi cũng lảng quên theo thời gian mà thôi.
Còn nếu người nào phát sinh tham-tâm trong đối-tượng nào mà được thỏa mãn như ý thì người ấy phát sinh tham-tâm chấp-thủ cho là của ta, nên làm nhân phát sinh khổ tâm trong suốt khoảng thời gian dài vì đối-tượng ấy.
* Tham-ái là nhân sinh khổ trong kiếp-sau
Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái không còn dư sót, đến khi hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Chúng-sinh có ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn trong 11 cõi dục-giới và trong 15 tầng trời sắc-giới phạm- thiên, hoặc chúng-sinh có tứ-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cũng chỉ có khổ-đế mà thôi, thậm chí chư phạm-thiên chỉ có nhất- uẩn (sắc-uẩn), trong tầng trời sắc-giới phạm- thiên Vô-tưởng-thiên, kiếp hiện-tại không có khổ, bởi vì chỉ có thân mà không có tâm, nhưng kiếp vị-lai cũng không thoát khỏi khổ-đế.
Tất cả mọi chúng-sinh còn là hạng phàm- nhân trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới, đều có khổ-đế, mỗi chúng-sinh có khổ-đế khác nhau là khổ nhiều hoặc khổ ít mà thôi.
Chư bậc Thánh-nhân sống trong đời đều có khổ thân vì tứ-đại bất hoà, còn khổ tâm do phiền-não bị giảm dần cho đến hết theo năng lực của mỗi bậc Thánh-nhân như sau:
* Bậc Thánh Nhập-lưu đã diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót, trong kiếp hiện- tại, bậc Thánh Nhập-lưu không còn khổ vì 2 loại phiền-não ấy nữa.
Kiếp vị-lai bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn khổ tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác- giới nữa, mà chỉ còn khổ tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi.
Đến kiếp thứ 7, bậc Thánh Nhập-lưu ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Bậc Thánh Nhất-lai đã diệt tận được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại thô không còn dư sót, trong kiếp hiện-tại, bậc Thánh Nhất-lai không còn khổ vì phiền-não sân loại thô ấy nữa.
Kiếp vị-lai bậc Thánh Nhất-lai chỉ còn khổ tái-sinh kiếp sau 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, bậc Thánh Nhất-lai ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Bậc Thánh Bất-lai đã diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế và diệt tận được tham-ái trong cõi dục-giới không còn dư sót, trong kiếp hiện-tại, bậc Thánh Bất-lai không còn khổ vì phiền-não sân và tham-ái trong cõi dục-giới nữa.
Kiếp vị-lai bậc Thánh Bất-lai không còn tái- sinh kiếp sau trở lại cõi dục-giới, mà chỉ còn tái- sinh kiếp kế-tiếp hoá-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên mà thôi. Vị phạm-thiên chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A- ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn tại tầng trời sắc- giới phạm-thiên, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trong kiếp hiện-tại, bậc Thánh A-ra-hán hoàn toàn không có khổ-tâm vì phiền-não nữa, chỉ còn khổ thân mà thôi.
Đến khi bậc Thánh A-ra-hán hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Vì vậy, tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế.
3- Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn, là pháp diệt tận được tham-ái, nhân sinh khổ- Thánh-đế.
Niết-bàn có 2 loại đó là:
1- Hữu-dư Niết-bàn (sa upādisesanibbāna)
là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là kilesaparinibbāna: mọi phiền-não Niết-bàn, nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.
2- Vô-dư Niết-bàn (anupādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết- bàn, còn gọi là khandhaparinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn nghĩa là ngũ-uẩn diệt rồi không còn ngũ-uẩn nào tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Niết-bàn có 3 loại theo đối-tượng thiền-tuệ là:
1-Vô-hiện-tượng Niết-bàn (animittanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp- hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam- giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-ngã, do năng lực tín pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-hiện-tượng Niết-bàn (animittanibbāna) Niết-bàn không có hiện- tượng các pháp hữu-vi.
2- Vô-ái Niết-bàn (appaṇihitanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái vô-thường và trạng-thái vô-ngã, do năng lực định pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, tuệ pháp-chủ), hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-ái Niết-bàn (appaṇihita- nibbāna) Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.
3- Chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã (anatta- lakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng- thái vô-thường, do năng lực tuệ pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ), hoặc do năng lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna) Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.
Vì vậy, Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế.
4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam- giới. Khi ấy, 4 Thánh-đạo-tâm hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh- nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh- niệm, chánh-định đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm đã hoàn thành xong 4 phận sự:
– Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ là pháp nên biết, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã biết ngũ- uẩn chấp-thủ xong.
– Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái là pháp nên diệt, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận mọi tham-ái xong không còn dư sót.
– Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn là pháp nên chứng ngộ, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã chứng ngộ Niết-bàn xong.
– Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp nên tiến hành, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã tiến hành pháp-hành bát- chánh-đạo hợp đủ 8 chánh xong.
Vì vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp- hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ- Thánh-đế.
Tứ Thánh-đế là nền tảng, là cốt lõi chính yếu trong giáo-pháp của chư Phật. Cho nên, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ ban đầu dù có những đối-tượng thiền-tuệ như thân, hoặc thọ, hoặc tâm, hoặc pháp, hoặc sắc-pháp, hoặc danh- pháp tam-giới khác nhau, nhưng đến giai đoạn cuối cùng cũng đều đạt đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mới chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.
Nhân quả liên quan của tứ Thánh-đế
Chân-lý tứ Thánh-đế có nhân quả liên quan với nhau như sau:
– Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hay sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là quả của nhân sinh khổ-Thánh-đế.
– Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái là nhân dẫn dắt tái-sinh kiếp sau (taṇhā ponob- bhavikā).
– Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn không thuộc về quả của một nhân nào, bởi vì Niết- bàn là pháp vô-vi (asaṅkhatadhamma) là pháp hoàn toàn không do một nhân duyên nào cấu tạo, Niết-bàn là đối-tượng siêu-tam-giới của 4 Thánh- đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.
– Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.
Như vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo là nhân đạt đến Niết-bàn (diệt khổ-Thánh-đế), không phải là nhân sinh Niết-bàn, và diệt khổ-Thánh- đế (Niết-bàn), cũng không phải là quả của pháp- hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, mà chỉ là đối-tượng siêu-tam-giới của pháp- hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh (chánh- kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh- định) đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm) dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế mà thôi.
Ví dụ nôm na: con đường dẫn đến kinh-đô.
– Con đường ví như pháp-hành bát-chánh- đạo là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Niết-bàn).
– Kinh-đô ví như Niết-bàn là pháp diệt khổ- Thánh-đế.
Con đường dẫn đến kinh-đô, chứ không phải là nhân sinh kinh-đô.
Cũng như vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Niết-bàn) không phải nhân sinh Niết-bàn (diệt khổ-Thánh-đế), mà chỉ là nhân đạt đến Niết-bàn, diệt khổ- Thánh-đế mà thôi.
Pháp-Hành Trung-Đạo (Majjhimāpaṭipadā)
Pháp-hành trung-đạo (majjhimāpaṭipadā) là pháp-hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo.
Trong Kinh Dhammacakkappavattanasutta: (1) Kinh Chuyển-pháp-luân mà Đức-Phật thuyết giảng lần đầu tiên, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Trưởng- lão Vappa, Ngài Trưởng-lão Bhaddiya, Ngài Trưởng-lão Mahānāma, Ngài Trưởng-lão Assaji tại khu rừng phóng sinh nai gọi Isipatana, gần kinh-thành Bāraṇasī.
Đức-Phật thuyết giảng pháp-hành trung-đạo rằng:
– Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là chánh- kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh- mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.
Tuy nhiên 8 chánh này gọi là pháp-hành bát- chánh-đạo có chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh- ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, đó là 8 tâm-sở (cetasika) đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả- tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới:
Thật ra, trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có 36 tâm-sở đồng sinh, trong 36 tâm-sở ấy có 8 tâm-sở gọi là 8 chánh như sau:
1- Trí-tuệ tâm-sở gọi là chánh-kiến.
2- Hướng-tâm tâm-sở gọi là chánh-tư-duy.
3- Chánh-ngữ tâm-sở gọi là chánh-ngữ.
4- Chánh-nghiệp tâm-sở gọi là chánh-nghiệp.
5- Chánh-mạng tâm-sở gọi là chánh-mạng.
6- Tinh-tấn tâm-sở gọi là chánh-tinh-tấn.
7- Niệm tâm-sở gọi là chánh-niệm.
8- Nhất-tâm tâm-sở gọi là chánh-định.
8 tâm-sở này cùng với 28 tâm-sở khác đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm cùng có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Cho nên, pháp-hành trung-đạo đó là pháp- hành-bát chánh-đạo hợp đủ 8 chánh trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Như vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh này không phải là pháp-hành bắt đầu thực-hành, cũng không phải là pháp-hành đang thực-hành, mà sự thật là pháp-hành đã thực- hành xong rồi, đã hoàn thành xong mọi phận sự tứ Thánh-đế, nên pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh này gọi là pháp-thành Phật- giáo (paṭivedhasāsana) là kết quả của pháp-hành Phật-giáo (paṭipattisāsana).
Cho nên, pháp-hành trung-đạo này là pháp- hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh ấy ở giai đoạn cuối.
Bắt đầu thực-hành pháp-hành bát-chánh-đạo
* Giai đoạn đầu thực-hành pháp-hành bát- chánh-đạo, hành-giả cần phải bắt đầu thực-hành chánh-niệm: niệm-thân, niệm-thọ, niệm-tâm, niệm- pháp, đó là thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ.
Thật vậy, trong kinh Rahogatasutta Ngài Trưởng-lão Anuruddha từng tư duy rằng:
“Hành-giả nào chán nản thực-hành pháp- hành tứ-niệm-xứ, thì hành-giả ấy là người chán nản thực-hành pháp-hành bát-chánh-đạo, nên không thể dẫn đến sự giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Hành-giả nào tinh-tấn thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ, thì hành-giả ấy là người có tinh-tấn thực-hành pháp-hành bát-chánh-đạo, nên có khả năng dẫn đến sự giải thoát khổ tử sinh luân- hồi trong tam-giới.”
Như vậy, thực-hành chánh-niệm là 1 chánh trong pháp-hành bát-chánh-đạo đó là thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ là nhân bắt đầu dẫn đến quả cuối cùng là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đó là 8 tâm-sở đồng sinh trong 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm cùng có đối- tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Trong Chú-giải kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta-vaṇṇanā giảng giải rằng:
“Pubbabhāgasatipaṭṭhānamaggo” tứ-niệm-xứ là phần đầu của bát-chánh-đạo.
Pháp-hành trung-đạo là pháp-hành tứ-niệm-xứ
Trong Chi-bộ-kinh, phần 3 chi-pháp, Đức- Phật thuyết giảng về 3 pháp-hành (paṭipadā):
1- Āgāḷhā paṭipadā: Pháp-hành hưởng lạc thú trong ngũ-dục là cực đoan.
2- Nijjhāmāpaṭipadā: Pháp-hành tự ép xác hành khổ hạnh là cực đoan.
3- Majjhimāpaṭipadā: Pháp-hành trung-đạo.
Đức-Phật thuyết giảng về pháp-hành trung-đạo rằng:
– Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo là thế nào?
– Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, tỳ-khưu:
1- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong phần thân niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân- tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
2- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong phần thọ niệm- xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
3- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tâm trong phần tâm niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân- tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.
4- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các pháp trong phần pháp niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này, …”
Như vậy, phần đầu của pháp-hành trung-đạo là thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp- hành thiền-tuệ, và đến phần cuối của pháp- hành trung-đạo là đạt đến pháp-hành bát- chánh-đạo hợp đủ 8 chánh đó là 8 tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Pháp-hành trung-đạo có 2 giai đoạn:
1- Giai đoạn đầu của pháp-hành trung-đạo.
2- Giai đoạn cuối của pháp-hành trung-đạo.
1- Giai đoạn đầu của pháp-hành trung-đạo
Hành-giả là hạng người tam-nhân đã tích-luỹ đầy đủ các pháp-hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp trong quá-khứ, có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng thiền-tuệ sắc- pháp nào hoặc danh-pháp nào đúng theo chân- nghĩa-pháp (paramatthadhamma) có khả năng làm phát sinh trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpa- paricchedañāṇa: trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp hiện-tại ấy, mỗi danh-pháp tam-giới hiện-tại ấy đều là pháp-vô-ngã (anattā) không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng-sinh nào, v.v… mà chỉ là sắc- pháp ấy, danh-pháp ấy mà thôi, thuộc về chân- nghĩa-pháp và hành-giả tiếp tục thực-hành pháp- hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ có khả năng phát sinh các trí-tuệ-thiền-tuệ theo tuần tự đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhu- ñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, làm phận sự chuyển dòng từ hạng thiện-trí phàm-nhân lên bậc Thánh-nhân.
Từ trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gotrabhuñāṇa thuộc về trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, nên vẫn còn trong giai đoạn đầu của pháp-hành trung-đạo.
Tam-Tuệ-Luân Trong Tứ Thánh-Đế 95
2- Giai đoạn cuối của pháp-hành trung-đạo
Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền tiếp theo phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ trong Thánh- đạo-tâm và trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ trong Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.
Trong 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh- mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định cùng có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, nên ở giai đoạn cuối của pháp-hành trung-đạo.
Thực-Hành Pháp-Hành Trung-Đạo
Ban đầu hành-giả thực-hành pháp-hành trung- đạo (majjhimāpaṭipadā) đó là thực-hành pháp- hành tứ-niệm-xứ (thân niệm-xứ, thọ niệm-xứ, tâm niệm-xứ, pháp niệm-xứ), mỗi niệm-xứ đều diệt tham-tâm hài lòng (abhijjhā) và diệt sân-tâm không hài lòng (domanassa) trong đối-tượng tứ- niệm-xứ, đồng thời cũng diệt si-tâm che phủ thật-tánh của mỗi đối-tượng sắc-pháp, mỗi đối- tượng danh-pháp tam-giới.
Cho nên, hành-giả cần phải học hỏi nghiên cứu, hiểu biết rõ đầy đủ 21 đối-tượng tứ-niệm- xứ (1) như sau:
– Thân niệm-xứ có 14 đối-tượng thuộc về sắc-pháp.
– Thọ niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ thuộc về danh-pháp.
– Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm thuộc về danh-pháp.
– Pháp niệm-xứ có 5 đối-tượng thuộc về sắc- pháp, danh-pháp.
Tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) có thật- tánh rõ ràng làm đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối- tượng thiền-tuệ, mỗi đối-tượng ấy đều có sự sinh, sự diệt, đều có 3 trạng-thái-chung: trạng- thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô- ngã như nhau cả thảy.
Cho nên, trong 21 đối-tượng tứ-niệm-xứ này, hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ sử dụng đối-tượng nào cũng có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cả thảy.
Khi hành-giả thực-hành đúng theo pháp- hành trung-đạo đó là thực-hành pháp-hành tứ- niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đại-thiện-tâm trong sạch trung dung trong mỗi đối-tượng hiện-tại, tuyệt đối không nên thiên về đối-tượng nào cả nghĩa là không nên coi trọng đối-tượng này, coi nhẹ đối-tượng kia; bởi vì mỗi đối-tượng sắc-pháp hiện-tại, mỗi đối-tượng danh- pháp hiện-tại thuộc về chân-nghĩa-pháp, có thật- tánh rõ ràng, đều có sự sinh, sự diệt; đều có 3 trạng- thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã như nhau cả thảy; đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn.
* Thực-hành sai pháp-hành trung-đạo
Khi hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm- xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, nếu coi trọng đối- tượng này, coi nhẹ đối-tượng kia thì tham-tâm hài lòng với đối-tượng này, và sân-tâm không hài lòng với đối-tượng kia, nên không diệt được tham-tâm trong đối-tượng này, cũng không diệt được sân-tâm trong đối-tượng kia.
Ví dụ: Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ- niệm-xứ với đối-tượng tứ oai-nghi là 1 trong 14 đối-tượng trong phần thân niệm-xứ.
Khi đang ngồi, hành-giả có chánh-niệm trực nhận nơi toàn tư thế ngồi, toàn dáng ngồi (gọi là sắc ngồi) và có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác nơi sắc ngồi (không phải ta ngồi) như vậy. Khi ấy, phóng- tâm phát sinh, hành-giả phải bỏ đối-tượng sắc ngồi, mà theo đối-tượng phóng-tâm, cho nên hành-giả phát sinh sân-tâm không hài lòng nơi đối-tượng phóng-tâm, bởi vì trước đó, hành-giả có tham- tâm nương nhờ hài lòng nơi đối-tượng sắc ngồi.
Hành-giả thực-hành sai pháp-hành trung-đạo, bởi vì hành-giả coi trọng đối-tượng sắc ngồi, và coi nhẹ đối-tượng phóng-tâm, nên không diệt được tham-tâm nương nhờ nơi đối-tượng sắc ngồi (sắc-pháp) và cũng không diệt được sân- tâm nương nhờ nơi đối-tượng phóng-tâm (danh- pháp); cho nên hành-giả thực-hành không đúng pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc không đúng pháp- hành thiền-tuệ.
Như vậy, giai đoạn đầu, hành-giả thực hành không đúng pháp-hành trung-đạo, nên không thể dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn được.
* Thực-hành đúng pháp-hành trung-đạo
Khi hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm- xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, không coi trọng đối-tượng này, cũng không coi nhẹ đối-tượng kia, nên diệt được tham-tâm không nương nhờ nơi đối-tượng này, cũng diệt được sân-tâm không nương nhờ nơi đối-tượng kia.
Ví dụ: Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ- niệm-xứ với đối-tượng tứ oai-nghi là 1 trong 14 đối-tượng trong phần thân niệm-xứ.
Khi đang ngồi, hành-giả có chánh-niệm trực nhận nơi toàn tư thế ngồi, toàn dáng ngồi (gọi là sắc ngồi thuộc về sắc-pháp) và có trí-tuệ tỉnh- giác trực giác nơi sắc ngồi thuộc về sắc-pháp (không phải ta ngồi) như vậy. Khi ấy, phóng-tâm phát sinh, hành-giả phải bỏ đối-tượng sắc ngồi, mà theo đối-tượng phóng-tâm.
Hành-giả hiểu biết đối-tượng phóng-tâm trong 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa) là 1 trong 5 đối- tượng trong phần pháp niệm-xứ, hành-giả có chánh-niệm trực nhận nơi đối-tượng phóng-tâm thuộc về danh-pháp, và có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác nơi danh-pháp phóng-tâm (không phải ta phóng-tâm). Khi đối-tượng phóng-tâm diệt, hành-giả trở lại đối-tượng sắc ngồi như trước.
Dù cho đối-tượng thiền-tuệ nào có thay đổi nhưng đại-thiện-tâm có chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác vẫn trực giác nơi đối-tượng thiền-tuệ hiện-tại ấy, cho nên hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc đúng theo pháp- hành thiền-tuệ.
Hành-giả thực-hành đúng pháp-hành trung- đạo, bởi vì hành-giả không coi trọng đối-tượng sắc ngồi (sắc-pháp), và cũng không coi nhẹ đối- tượng phóng-tâm (danh-pháp), có đại-thiện-tâm trung dung trong mỗi đối-tượng thiền-tuệ ấy, nên tham-tâm không nương nhờ nơi đối-tượng sắc ngồi (sắc-pháp) và sân-tâm cũng không nương nhờ nơi đối-tượng phóng-tâm (danh-pháp), đồng thời si-tâm không nương nhờ nơi đối-tượng sắc- pháp, danh-pháp ấy; hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc đúng theo pháp-hành thiền-tuệ cho nên hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ được tiến hành thuận lợi.
Như vậy, giai đoạn đầu, hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo, nên dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn.
* Cho nên, đối với hành-giả thực-hành pháp- hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trước tiên, hành-giả cần phải học hỏi hiểu biết rõ về trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế và trí-tuệ-hành phận sự trong mỗi Thánh-đế.
Khi đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả cần phải có yonisomanasikāra: do trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng theo 4 trạng-thái của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới làm nhân-duyên phát sinh chánh-niệm và trí-tuệ tỉnh-giác hỗ-trợ cho hành-giả thực-hành đúng pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành đúng pháp-hành thiền-tuệ cho nên hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ được tiến hành thuận lợi.
Nhân-duyên phát sinh chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác
Tất cả các pháp phát sinh đều do nhân-duyên, chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác phát sinh cũng do nhân-duyên.
Vậy, do nhân-duyên nào để cho chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác phát sinh?
Trong bài kinh Avijjāsutta Đức-Phật thuyết giảng đoạn nhân quả liên hoàn tuần tự như sau:
“Thường được gần gũi thân cận với bậc thiện- trí, mới lắng nghe chánh-pháp được đầy đủ.
– Có lắng nghe chánh-pháp được đầy đủ, mới có đức-tin được đầy đủ.
– Có đức-tin được đầy đủ, mới có yoniso- manasikāra được đầy đủ.
– Có yonisomanasikāra được đầy đủ, mới có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác được đầy đủ.
– Có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác được đầy đủ, mới giữ gìn lục môn thanh-tịnh được đầy đủ.
– Có giữ gìn cẩn trọng lục môn thanh-tịnh được đầy đủ, mới có thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện được đầy đủ.
– Có thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện được đầy đủ, mới có tứ-niệm-xứ được đầy đủ.
– Có tứ-niệm-xứ được đầy đủ, mới có thất- giác-chi được đầy đủ.
– Có thất-giác-chi được đầy đủ, mới có trí- minh (vijjā) Thánh-đạo-tuệ và giải-thoát (vimutti) Thánh-quả-tuệ được đầy đủ.”
Đoạn kinh trên đây “có yonisomanasikāra được đầy đủ, mới có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh- giác được đầy đủ”.
Vậy, yonisomanasikāra là pháp như thế nào?
Ý nghĩa Yonisomanasikāra
Yonisomanasikāra có 3 từ ghép là:
Yoniso + manasi + kāra
– Yoniso: với trí-tuệ.
– Manasi: trong tâm.
– Kāra: sự hiểu biết.
Yonisomanasikāra trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng với 4 trạng-thái của tất cả mọi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới như sau:
Tam-Tuệ-Luân Trong Tứ Thánh-Đế 103
– Sắc-pháp danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là vô-thường.
– Sắc-pháp danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là khổ (dukkha).
– Sắc-pháp danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là vô-ngã (anattā).
– Sắc-pháp danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha) thì trí-tuệ hiểu biết đúng là bất-tịnh (asubha).
Yonisomanasikāra: Trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng với 4 trạng-thái: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh trong tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh- pháp trong tam-giới, làm nhân-duyên phát sinh chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác hỗ trợ chính cho hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Tính chất đặc biệt của yonisomanasikāra
* Yonisomanasikāra là 1 trong 4 chi-pháp để trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, như trong bài kinh Sotāpattiyaṅgasutta Đức Phật dạy 4 chi-pháp để trở thành bậc Thánh Nhập-lưu như sau:
1- Sappurisasaṃseva: Sự gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo.
2- Saddhammassavana: Sự lắng nghe chánh- pháp của bậc thiện-trí.
3- Yonisomanasikāra: Trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng với 4 trạng-thái của mọi sắc-pháp, danh-pháp trong tam giới.
4- Dhammānudhammapaṭipatti: Thực-hành pháp-hành thiền-tuệ hướng đến chứng đắc 9 siêu-tam-giới-pháp: 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.
Như vậy, muốn trở thành bậc Thánh Nhập- lưu, hành-giả cần phải có đầy đủ 4 chi-pháp này.
Yonisomanasikāra là chi-pháp quan trọng hỗ trợ hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành thiền-tuệ, để dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
* Yonisomanasikāra là pháp hỗ trợ hành-giả thực-hành đúng theo pháp-hành trung-đạo (majjhimāpaṭipadā) diệt tham-tâm trong đối- tượng sắc-pháp, danh-pháp và diệt sân-tâm trong đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp; bởi vì nhờ yonisomanasikāra nên ngăn chặn được tham-tâm và sân-tâm không nương nhờ trong mọi đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.
Ví dụ: Hành-giả đang thực-hành pháp-hành- thiền-tuệ với đối-tượng oai-nghi ngồi, có chánh- niệm trực nhận mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi ấy, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi ấy là sắc ngồi (không phải ta ngồi), nên tham-tâm không nương nhờ nơi sắc ngồi mà phát sinh, dù khi phóng-tâm là danh-pháp phát sinh, nhưng sân-tâm vẫn không nương nhờ nơi phóng-tâm mà phát sinh. Đó là do nhờ yonisomanasikāra trí-tuệ hiểu biết sắc ngồi thuộc về sắc-pháp có trạng-thái vô-ngã, nên tham-tâm không phát sinh, dù khi phóng- tâm thuộc về danh-pháp cũng có trạng-thái vô- ngã, nên sân-tâm vẫn không phát sinh.
Cũng như trên, khi oai-nghi ngồi là sắc ngồi phát sinh thọ khổ, sắc ngồi khổ (không phải ta khổ), sân-tâm không phát sinh.
Hành-giả cần phải thay đổi oai-nghi ngồi cũ sang oai-nghi đi mới là sắc đi, để làm giảm bớt thọ khổ của oai-nghi ngồi cũ. Dù khi thay đổi oai-nghi đi mới cho bớt khổ, tham-tâm hài lòng vẫn không phát sinh. Đó là do nhờ yoniso- manasikāra trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng với 4 trạng-thái của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp tam-giới, cho nên, dù có thay đổi đối-tượng nào, vẫn có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác theo dõi trực giác đối-tượng hiện-tại ấy một cách tự nhiên.
Cho nên, yonisomanasikāra trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng với 4 trạng-thái của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới hỗ trợ cho hành-giả thực- hành đúng pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực- hành đúng pháp-hành thiền-tuệ đúng theo pháp- hành trung-đạo diệt-từng-thời được tham-tâm và sân-tâm trong mỗi đối-tượng sắc-pháp, danh- pháp hiện-tại ấy.
Tuy nhiên, yonisomanasikāra còn là pháp hỗ trợ cho mọi thiện-pháp, kể từ dục-giới thiện- pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện- pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp nữa.
Trái nghĩa với yonisomanasikāra là ayoniso- manasikāra
* Ayonisomanasikāra có 3 từ ghép là:
Ayoniso + manasi + kāra
– Ayoniso: do si-mê,
– Manasi: trong tâm,
– Kāra: sự hiểu biết.
Ayonisomanasikāra do si-mê biết trong tâm sai lầm với 4 trạng-thái của tất cả mọi sắc- pháp, mọi danh-pháp tam-giới như sau:
– Sắc-pháp danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca) thì si-mê biết sai lầm cho là thường (nicca).
– Sắc-pháp danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha) thì si-mê biết sai lầm cho là lạc (sukha).
– Sắc-pháp danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā) thì si-mê biết sai lầm cho là ngã (attā).
– Sắc-pháp danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha) thì si-mê biết sai lầm cho là tịnh (subha).
ayonisomanasikāra: si-mê biết trong tâm sai lầm trong 4 trạng-thái của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh làm nhân-duyên phát sinh pháp-điên-đảo (vipallāsa).
Pháp-điên-đảo (vippallāsa) có 3 loại:
1- Tưởng-điên-đảo (saññāvipallāsa): Tưởng sai lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
2- Tâm-điên-đảo (cittavipallāsa): Tâm biết sai lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
3- Tà-kiến-điên-đảo (diṭṭhivipallāsa): Tà-kiến thấy sai lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.
Như vậy, 3 pháp-điên-đảo nhân với 4 điều sai lầm (thường, lạc, ngã, tịnh) gồm có 12 pháp- điên-đảo này làm nhân-duyên phát sinh mọi tham-ái, mọi phiền-não, mọi ác-pháp tuỳ theo đối-tượng, làm che phủ thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp tam-giới. Nên chỉ có yonisomanasikāra, trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng với 4 trạng-thái: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất- tịnh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới, mới ngăn chặn được 12 pháp- điên-đảo ấy mà thôi.
Đức-Phật dạy về tính chất ayonisomanasikāra và yonisomanasikāra trong Chi-bộ-kinh, phần 1 chi-pháp như sau:
– Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy một pháp nào làm nhân-duyên cho ác-pháp chưa phát sinh thì phát sinh hoặc thiện-pháp đã phát sinh, rồi bị diệt như ayonisomanasikāra.
– Này chư tỳ-khưu! Khi người nào có ayoniso- manasikāra thì làm nhân-duyên cho ác-pháp chưa phát sinh thì phát sinh hoặc thiện-pháp đã phát sinh, rồi bị diệt.
– Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy một pháp nào làm nhân-duyên cho thiện-pháp chưa phát sinh thì phát sinh hoặc ác-pháp đã phát sinh, rồi bị diệt như yonisomanasikāra.
– Này chư tỳ-khưu! người nào có yoniso- manasikāra thì nó làm nhân-duyên cho thiện- pháp chưa phát sinh thì phát sinh hoặc ác- pháp đã phát sinh rồi bị diệt.