VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

BA LOẠI KHỐI TƯỞNG VỀ SẮC

Sở dĩ kẻ vô văn phàm phu đồng nhất sắc thủ uẩn với tự ngã là vì ba loại khối tưởng. Điều này chỉ có thể vượt qua bằng sự phân giải tính cô đặc hay khối tưởng (ghana-vinibbhoga) ấy ra, đó là phân giải ba loại khối tưởng:

1) Khối tưởng về tính tương tục (santati-ghana): bởi vì sắc dường như có một sự liên tục cô đặc, một tổng thể liên tục, nên người ta có thể nghĩ thân thể chân tay của mình có sự hiện hữu đích thực. Và họ có thể nghĩ rằng cùng một cái ngã ấy ‘chuyển di’ từ đời này sang đời khác, chỉ mang những hình thức khác mà thôi. Để vượt qua sự đánh lừa này, chúng ta cần phân giải tính dường như cô đặc ấy của thân. Chúng ta cần phải thấy được rằng thân này bao gồm các tổng hợp sắc (rūpa-kalāpas) luôn sanh và diệt. Theo cách đó, chúng ta thấy rằng kalāpa hoàn toàn không có tính tương tục: ngay khi vừa sanh lên, nó liền diệt. Không có thời gian để cho một kalāpa đi bất kỳ nơi đâu, không từ kiếp này sang kiếp khác, thậm chí không từ sát na này sang sát na khác.

2) Khối tưởng về tập hợp (samūha-ghana): bởi vì sắc dường như là một tổng thể tập hợp lại, nên người ta có thể nghĩ các kalāpas là sắc chân đế, và là tự ngã của họ. Để vượt qua sự đánh lừa này, chúng ta cần phân giải tính dường như cô đặc của từng loại tổng hợp sắc (kalāpa), nghĩa là chúng ta cần phân tích từng loại kalāpa riêng rẽ. Theo cách đó, chúng ta thấy rằng một kalāpa bao gồm những yếu tố: đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng chất, mạng căn,…Không có một tổng thể tập hợp ở bất cứ nơi đâu.

3) Khối tưởng về nhiệm vụ (kicca-ghana): do sự hiểu biết không đầy đủ về sắc chân đế, người ta có thể nghĩ các yếu tố dựa trên một tự ngã, giống như các hạt giống và cây cối dựa vào đất (mọc lên) vậy.[141] Để vượt qua sự đánh lừa này, chúng ta cần phải thấy được rằng mỗi yếu tố có đặc tính (lakkhaua), nhiệm vụ (rasa), sự thể hiện (paccupaIIhāna) và nhân gần (padaIIhāna) riêng của nó, chứ không dựa vào bất kỳ pháp bên ngoài nào như là một tự ngã.

Các bản kinh giải thích rằng trừ phi chúng ta phân giải thành công ba loại khối tưởng này, bằng không chúng ta sẽ không thể nào vượt qua ngã tưởng (atta-sađđā), để đạt đến phi ngã tưởng (an-atta-sađđā).

PHÂN TÍCH SẮC CHÂN ĐẾ

Đến đây chúng ta sẽ bàn luận tóm tắt cách làm thế nào để phân giải ba loại khối tưởng, bằng việc phân tích sắc chân đế.

Phân tích các loại tổng hợp sắc (rūpa-kalāpas) khác nhau ở khắp toàn thân, chúng ta sẽ thấy rằng các kalāpas bao gồm hai loại sắc:

  1. Sắc tịnh sắc (pasāda rūpa)
  2. Sắc phi tịnh sắc (napasāda rūpa)

TỔNG HỢP TÁM SẮC, CHÍN SẮC và MƯỜI SẮC

Kế tiếp chúng ta cần phân tích các loại tổng hợp sắc tịnh sắc và tổng hợp sắc phi tịnh sắc khác nhau. Chúng ta sẽ thấy rằng có ba loại kalāpa (tổng hợp sắc):

  1. Tổng hợp tám sắc…………. (aIIhaka-kalāpa)
  2. Tổng hợp chín sắc………… (navaka-kalāpa)
  3. Tổng hợp mười sắc……….. (dasaka-kalāpa)

Tổng hợp tám sắc bao gồm tám loại sắc: bốn sắc tứ đại:

  • Địa đại…(pathavī-dhātu)
  • Thuỷ đại…(āpo-dhātu)
  • Hỏa đại…(tejo-dhātu)
  • Phong đại…(vāyo-dhātu)

và bốn sắc y đại sinh:

  • Màu…………….. (vauua)
  • Mùi    (gandha)
  • Vị……………… (rasa)
  • Dưỡng chất….. (ojā)

Tổng cộng có tám loại sắc, đó là lý do tại sao nó được gọi là tổng hợp tám sắc. Tổng hợp tám sắc này là sắc phi tịnh sắc (napasāda rūpa). Tổng hợp chín cũng được gọi như vậy bởi vì nó bao gồm chín loại sắc như tổng hợp tám, cộng với một loại sắc thứ chín: đó là sắc mạng quyền (jīvit- indriya). Tổng hợp chín cũng là sắc phi tịnh sắc. Tổng hợp mười sắc cũng được gọi theo cách đó vì nó bao gồm chín loại sắc như tổng hợp chín, cộng với sắc thứ mười. Có ba loại tổng hợp mười sắc, đó là:

1) Tổng hợp mười sắc tịnh sắc, gồm.

  1. Tổng hợp nhãn mười sắc (cakkhu-dasaka-kalāpa)
  2. Tổng hợp nhĩ mười sắc (sota-dasaka-kalāpa)
  3. Tổng hợp tỷ mười sắc (ghāna-dasaka-kalāpa)
  4. Tổng hợp thiệt mười sắc (jivhā-dasaka-kalāpa)
  5. Tổng hợp thân mười sắc (kāya- dasaka-kalāpa)

Tất cả những tổng hợp sắc trên đều là tịnh sắc bởi vì yếu tố thứ mười của chúng là sắc tịnh sắc (pasāda rūpa).

2) Tổng hợp tâm mười sắc (hadāya-dasaka-kalāpa): chúng là những tổng hợp phi tịnh sắc bởi vì yếu tố thứ mười của chúng là sắc ý vật (hadāya rūpa) phi tịnh sắc.

3)Tổng hợp tánh mười sắc (bhāva-dasaka-kalāpa): chúng là phi tịnh sắc bởi vì yếu tố thứ mười của chúng là sắc tánh nam hoặc nữ phi tịnh sắc.

Chúng ta cần phải biết và thấy các tổng hợp tám sắc, chín sắc và mười sắc này trong mắt (nhãn), tai (nhĩ), mũi (tỷ), lưỡi (thiệt), thân, và tâm. Và chúng ta cũng cần phải biết và thấy các tổng hợp tám sắc trong các sắc không linh hoạt: chẳng hạn như trong thức ăn ở bao tử của chúng ta, trong nước tiểu ở bàng quang, trong phân ở ruột già, và trong áo quần chúng ta mặc. Sau đó, chúng ta cần biết và thấy các loại sắc khác nhau của các chúng sanh khác, chẳng hạn như những hành giả khác, người khác, các con vật, chư thiên, Phạm thiên…Và chúng ta cũng cần biết và thấy các loại sắc khác nhau của toà nhà chúng ta đang ở, của cây cối bên ngoài, của đất, đá,…

Tuy nhiên, biết và thấy tất cả sắc bao gồm các loại tổng hợp sắc khác nhau như vậy vẫn chưa đủ. Chúng ta cũng cần phải biết và thấy tập khởi hay nguồn gốc của các tổng hợp sắc (kalāpas) ấy nữa, đó là biết và thấy chúng do cái gì sanh, cái gì tạo ra sắc.

BỐN NGUỒN GỐC CỦA SẮC

Sắc, theo nguồn gốc, có bốn loại:

  • Sắc do nghiệp sanh (kamma-ja-rūpa)
  • Sắc do tâm sanh (citta-ja-rūpa)
  • Sắc do thời tiết sanh (utu-ja-rūpa)
  • Sắc do vật thực sanh (āhāra-ja-rūpa)

Bây giờ chúng ta sẽ bàn về nguồn gốc của sắc một cách tóm tắt.

SẮC DO NGHIỆP SANH

Sắc do nghiệp sanh hay gọi tắt là sắc nghiệp (kamma- ja-rūpa) bao gồm tám loại kalāpa:

  1. Tổng hợp nhãn mười sắc (cakkhu-dasaka-kalāpa)
  2. Tổng hợp nhĩ mười sắc (sota-dasaka-kalāpa)
  3. Tổng hợp tỷ mười sắc (ghāna-dasaka-kalāpa)
  4. Tổng hợp thiệt mười sắc (jivhā-dasaka-kalāpa)
  5. Tổng hợp thân mười sắc (kāya- dasaka-kalāpa)
  6. Tổng hợp tâm mười sắc (hadāya-dasaka-kalāpa)
  7. Tổng hợp tánh mười sắc (bhāva-dasaka-kalāpa)
  8. Tổng hợp mạng căn chín sắc (jīvita-navaka-kalāpa)

Tám tổng hợp sắc này đều là sắc linh hoạt và cụ thể. Vào lúc tái sanh, ba loại tổng hợp (kalāpa): tổng hợp tâm mười sắc, tổng hợp thân mười sắc, và tổng hợp tánh mười sắc, sanh cùng với kiết sanh thức (paIisandhi-citta). Như vậy, ngay vào lúc thụ thai chúng ta đã có các tổng hợp thân mười sắc, với thân tịnh sắc là yếu tố thứ mười (thân căn), qua nó chúng ta trải nghiệm những cảm thọ lạc và khổ của thân. Sau đó, suốt quá trình thai nghén, các tổng hợp nhãn mười sắc, nhĩ…, tỷ…, thiệt mười sắc sẽ sanh lên. Như đã giải thích trước đây, các tổng hợp sắc này là do thiện nghiệp được hoàn tất trong một kiếp quá khứ nào đó, như bố thí (dāna), trì giới (Sīla), hay tu thiền (bhāvanā) sanh. Tuy nhiên nó vẫn dựa vào tham ái.

Để biết và thấy sắc cho việc thực hành minh sát, chúng ta cần biết và thấy sắc do nghiệp sanh như thế nào, và chúng ta cũng cần biết và thấy tâm tục sanh và sắc sanh khởi cùng với tâm tục sanh ấy là do nghiệp sanh ra sao. Người hành thiền có thể biết và thấy các pháp này với sự thiện xảo và tinh tấn đầy đủ, cộng với ánh sáng của trí tuệ do cận định hoặc bậc thiền sanh.

SẮC DO TÂM SANH

Sắc do tâm sanh hay sắc tâm (citta-ja-rūpa) không phải do tâm nhãn thức, -nhĩ thức,-thiệt thức, và thân thức sanh, mà chỉ tâm khởi lên nương vào sắc ý vật (hadaya-vatthu): đó là, ý thức tâm mà thôi. Sắc do tâm sanh bao gồm tám loại kalāpa:

  1. Tổng hợp thuần tám sắc do tâm sanh (citta-ja- suddh-aIIhaka-kalāpa): tổng hợp này bao gồm tám loại sắc căn bản, sắc thứ tám ở đây là dưỡng chất do tâm sanh (citta-ja-ojā). Vì vậy, nó cũng được gọi là tổng hợp tám có dưỡng chất do tâm sanh (citta-ja-oj- aIIhaka-kalāpa), và là sắc cụ thể. Chẳng hạn, giận dữ và lo lắng là những tâm căn sân, và những tâm căn sân (dosa-mūla) sẽ tạo ra các tổng hợp thuần tám sắc do tâm sanh với hoả đại thạnh. Đó là lý do vì sao, khi chúng ta giận dữ và lo lắng, người chúng ta trở nên nóng hừng hực.
  2. Tổng hợp thân biểu tri chín sắc (kāya-viđđatti- navaka-kalāpa): gồm tám sắc căn bản cộng với sắc thứ chín là thân biểu tri. Thân biểu tri là những động tác của thân nhằm thông tri cho người khác biết ý định của mình: chẳng hạn, vẫy tay (chào), nhướng mày (ngạc nhiên), nhăn mặt (biểu lộ sự đau đớn), đưa tay lên doạ đánh (ngay cả con chó cũng hiểu điều đó). Thân biểu tri gián tiếp là những động tác của thân qua đó người khác có thể suy ra ý định của một người: chẳng hạn, chúng ta đang đi thì người khác có thể hiểu được là chúng ta đang đi theo hướng này hướng nọ. Nếu chúng ta chạy, người khác có thể hiểu được là chúng ta đang vội. Khi chúng ta đi, tâm chúng ta hướng vào chân. Ý định đó tạo ra các tổng hợp sắc có thân biểu tri do tâm sanh là sắc thứ chín trong cẳng chân, và khắp toàn thân, với phong đại thạnh. Cũng như gió mang các vật đi theo thế nào, thì phong đại cũng mang tứ chi và thân theo như vậy. Sự chuyển động là một chuỗi dài của những tổng hợp thân biểu tri do tâm sanh khác nhau được tạo ra ở những vị trí khác Nghĩa là các kalāpa sanh lúc nhấc chân lên khác với kalāpa sanh lúc hạ chân xuống. Mỗi kalāpa sanh và diệt ở cùng một chỗ, và các kalāpas mới sanh ở chỗ nào khác sẽ diệt tại chỗ đó.
  3. Tổng hợp mười một sắc khinh, nhu, thích (lahut- ādi-ekā-dasaka-kalāpa): tổng hợp này bao gồm tám sắc căn bản cộng thêm ba loại sắc: sắc khinh (lahutā), sắc nhu (mudutā), và sắc thích nghiệp (kammađđatā). Nó phát sanh khi thân cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng (khinh), do an lạc, định, sức khoẻ, mạnh mẽ, thoải mái,…Chẳng hạn, lấy các tâm thiền chỉ và thiền minh sát mạnh mẽ, hoặc các tâm Thánh Đaọ và Thánh Quả làm ví dụ. Những tâm này rất thanh tịnh, mạnh mẽ và cao thượng, bởi vì không có các tuỳ phiền não (upakkilesa). Có nghĩa rằng, tuỳ thuộc vào năng lực định hoặc trí tuệ nhạy bén như thế nào mà những tâm này tạo ra rất nhiều thế hệ tổng hợp mười một sắc khinh, nhu, thích do tâm sanh như thế ấy: địa đại, thuỷ đại, và hoả đại trong các tổng hợp sắc đó rất nhu nhuyến và vi tế. khi các tổng hợp sắc nhu nhuyến và vi tế ấy chạm vào thân căn (yếu tố hay sắc thứ mười trong tổng hợp thân mười sắc) người hành thiền cảm giác một sự thoải mái, dễ chịu về thân rất lớn, không có sự nặng nề (địa đại): đó là lý do vì sao người hành thiền lúc đó có thể ngồi hàng giờ một cách dễ dàng. 
  4. Tổng hợp thân biểu tri và khinh, nhu, thích mười hai sắc (kāya-viđđatti-lahut-aadi-dvādasaka-kalāpa): tổng hợp này bao gồm tám sắc căn bản cộng thêm bốn loại sắc: sắc thân biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, và sắc thích nghiệp. Nó phát sanh khi, do sự an lạc, tuổi trẻ, sức khoẻ, sức mạnh, sự thoải mải,…những chuyển động của thân lúc đó thanh nhã, nhẹ nhàng, và dễ chịu. Nó cũng có thể phát sanh khi, do sự kích thích, giận dữ, sợ hãi,..lúc đó người ta hành động rất nhanh và rất dễ dàng.
  5. Tổng hợp mười sắc khẩu biểu tri: tổng hợp này bao gồm tám sắc căn bản cộng thêm hai loại sắc nữa là khẩu biểu tri và sắc âm thanh. Đó là, tiếng nói hay các âm thanh khác được làm với cơ quan phát âm nhằm thông tri với những người khác, như la hét, khóc lóc,…Âm thanh này chỉ được tạo ra bởi sắc linh hoạt, và các chúng sanh hữu tình. Âm thanh phát sanh do địa đại của các tổng hợp sắc do tâm sanh đập vào địa đại của bộ máy phát âm. Nó là sắc không cụ thể.
  6. Tổng hợp mười ba sắc khẩu biểu tri, sắc âm thanh và sắc khinh,… (vacī-viđđatti-sadda-lahut-ādi-terasa- kalāpa): tổng hợp này bao gồm tám sắc căn bản cộng thêm năm sắc: khẩu biểu tri, âm thanh, khinh, nhu, thích nghiệp. Ở đây một lần nữa, tổng hợp sắc này sanh khi, do có sự an lạc, sức khoẻ, sức mạnh, thoải mái…, lời nói sẽ êm ái, dễ chịu. Nó cũng có thể sanh do một chủ đề được xem là đẹp hay uyên thâm, như khi giải thích Pháp thâm diệu.
  7. Tổng hợp chín sắc âm thanh hơi thở vô – ra do tâm sanh (assāsa-passāsa-citta-ja-sadda-navaka-kalāpa) : tổng hợp này gồm tám sắc căn bản cộng thêm một sắc thứ chín: âm thanh của hơi thở. Và nó là sắc cụ thể. Âm thanh này được tạo ra bởi các chúng sanh đang thở. Ở đây cũng vậy, âm thanh phát sanh bởi vì địa đại của các tổng hợp sắc do tâm sanh va đập vào địa đại của đường mũi.
  8. Tổng hợp mười hai sắc âm thanh hơi thở vô-ra do tâm sanh, và sắc khinh, nhu, thích nghiệp (assāsa- passāsa-citta-ja-sadalahut-ādi-dvā-dasaka-kalaapa): tổng hợp này gồm tám sắc căn bản cộng thêm bốn loại sắc: âm thanh của hơi thở, sắc khinh, nhu, thích nghiệp. Ở đây cũng vậy, tổng hợp này sanh khi, do có sự an vui, sức khoẻ, sức mạnh, sự thoải mái,…hơi thở sẽ êm ái và dễ dàng: chẳng hạn, khi một người hành niệm hơi thở, và hơi thở của họ trở nên rất nhu nhuyến và tế vi.

Để biết và thấy sắc trong hành thiền minh sát, chúng ta cần phải biết và thấy một số sắc phát sanh do tâm như thế nào. Chẳng hạn, nếu chúng ta muốn hành minh sát trong khi đi, chúng ta cần phân biệt ý định đi. Kế tiếp chúng ta cần phân biệt các tổng hợp sắc do tâm sanh phát sanh do ý định đi ấy. Và chúng ta cần phân biệt để thấy chúng sanh và diệt trong cùng một chỗ như thế nào, và rồi các tổng hợp sắc mới sanh lên và diệt ở các vị trí khác ra sao. Chúng ta cần phân tích các yếu tố (sắc) có trong các kalāpa tạo ra sự nhấc lên của chân, các kalāpa tạo ra sự chuyển động tới trước của chân, các kalāpa tạo ra sự kéo dài ra của chân, các kalāpa tạo ra sự hạ xuống của chân. Nói chung chúng ta cần phải phân biệt tất cả các yếu tố có trong các kalāpa khác nhau ấy để thấy xem yếu tố nào là nổi bật: đất, nước, lửa hay gió. Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần phải thấy toàn bộ hoạt động này trong các oai nghi khác, như đứng, nằm, ngồi, cử động chân tay…

Người hành thiền có thể biết và thấy được những điều này với đầy đủ sự thiện xảo, tinh tấn và ánh sáng của trí tuệ phát sanh từ cận định hay bậc thiền.

SẮC DO THỜI TIẾT SANH

Sắc do thời tiết sanh (utu-ja-rūpa): khi nói sắc do thời tiết sanh ở đây phải hiểu là do hỏa đại (tejo-dhātu) sanh và gồm có bốn loại:

  1. Tổng hợp thuần tám sắc do thời tiết sanh (utu-ja- suddh-aIIhaka-kalāpa): tổng hợp này gồm tám sắc căn bản, sắc thứ tám của nó là dưỡng chất do thời tiết sanh (utu-ja-ojā). Nó là một loại sắc cụ thể. Thức ăn trong bát, thức ăn trong đường tiêu hoá (thức ăn trong miệng chúng ta, thức ăn mới được ăn vào chưa tiêu hoá trong bao tử chúng ta, thức ăn tiêu hoá một nửa và thức ăn đã tiêu hoá hoàn toàn trong ruột của chúng ta, và phân), mủ và nước tiểu tất cả đều là các tổng hợp tám sắc có dưỡng chất do thời tiết sanh và không linh hoạt.
  2. Tổng hợp (âm) thanh chín sắc do thời tiết sanh (utu-ja-sadda-navaka-kalāpa): tổng hợp này gồm tám sắc căn bản cộng với một loại sắc thứ chín, đó là âm thanh do sắc không linh hoạt tạo ra, chẳng hạn, âm thanh gây ra bởi gió trong bao tử hay trong ruột, âm thanh của xương vỡ nứt, âm thanh của nhạc, hay của một vật đang bể. Nói chung nó bao gồm tất cả các tổng hợp âm thanh ngoại trừ những tổng hợp âm thanh của khẩu biểu tri hay của hơi thở do tâm sanh, mà chúng ta vừa đề cập. Ở đây cũng vậy, âm thanh phát sanh là do sự va đập vào nhau của địa đại hay yếu tố đất. Nó là sắc cụ thể.
  3. Tổng hợp khinh, nhu, thích mười một sắc (lahut- ād-ekā-dasaka-kalāpa): tổng hợp này gồm tám sắc căn bản cộng thêm ba loại sắc: khinh (lahutā), nhu (mudutā), thích nghiệp (kammađđatā). Nó phát sanh khi thân cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng (khinh), do cósự an lạc, sức khoẻ, sức mạnh, thoải mái,…
  4. Tổng hợp (âm) thanh, khinh,…mười hai sắc (sadda-lahut-ādi-dvā-dassaka-kalāpa): tổng hợp này gồm tám sắc căn bản cộng thêm bốn loại sắc, đó là (âm) thanh, khinh, nhu, và thích nghiệp.

Tất cả các kalāpas đều có hỏa đại (tejo-dhātu). Và hỏa đại trong các kalāpas ấy tạo ra các tổng hợp sắc (kalāpas) do thời tiết sanh. Các kalāpas do thời tiết sanh này tự thân chúng cũng có hỏa đại, và chúng cũng tạo ra các kalāpas do thời tiết sanh có hỏa đại nữa,… Đó là lý do vì sao hỏa đại, theo sức mạnh của nó, tạo ra sắc qua một số thế hệ như thế nào.252

Như đã đề cập ở trên, các tâm thiền chỉ và thiền minh sát mạnh mẽ, và các tâm Thánh Đạo và Thánh Quả tạo ra rất nhiều thế hệ tổng hợp sắc do tâm thanh tịnh và cao thượng sanh: hỏa đại của các tổng hợp sắc (kalāpas) ấy cũng tạo ra nhiều tổng hợp sắc do thời tiết sanh ở bên trong cũng như bên ngoài thân.

Ánh sáng chói lọi, rực rỡ, và toả chiếu phát sanh cùng với các tâm cao thượng ấy là do sự sáng chói của các sắc màu trong các sắc do tâm sanh và thời tiết sanh tạo ra. Đây là lý do khiến cho nimitta (tợ tướng) trong sáng rõ ràng phát sanh cùng với thiền định và ánh sáng của trí tuệ mà chúng ta

dùng để phân biệt sắc chân đế.253Nó cũng giải thích tại sao màu da và các căn của người hành thiền phát triển được các tâm cao thượng này lại trong sáng.[142] Chẳng hạn sắc do tâm thiên nhãn (dibba-cakkhu abhiđđāua) của Tôn giả Anuruddha sanh toả khắp một ngàn thế giới sa bà: chúng được thắp sáng bởi sắc do tâm cao thượng sanh và xuất hiện rõ ràng đối với ngài. Chúng ta cũng có thể thấy các cảnh giới khác,…nếu như chúng ta phát triển được đủ định lực và tâm thanh tịnh.

Thời tiết (hỏa đại) cũng tạo ra và duy trì các sắc không linh hoạt. Một ví dụ điển hình là các loại cây cối. Sắc của chúng là sắc do thời tiết sanh và ban đầu sắc này là do hỏa đại trong hạt giống sanh. Sự tăng trưởng của chúng chỉ là sự tạo ra liên tục của sắc do thời tiết sanh qua nhiều thế hệ. Sự tăng trưởng này xảy ra với sự trợ giúp của hỏa đại từ trong đất, mặt trời (nóng), và nước (lạnh).

Chẳng hạn, hỏa đại trong đá, kim loại, khoáng chất, và gỗ cứng rất mạnh, và tạo ra rất nhiều thế hệ sắc. Đó là lý do vì sao sắc ấy có thể kéo dài trong một thời gian rất lâu. Tuy nhiên hỏa đại trong các loại cây mềm, gỗ mềm, thịt, thức ăn và nước lại rất yếu, không tạo ra được nhiều thế hệ sắc, và cũng là lý do vì sao sắc của chúng chẳng bao lâu sẽ tan rã. Khi sắc tan rã, chính là vì hỏa đại không còn tạo ra sắc mới, thay vào đó lại tự thiêu đốt nó: sắc trở nên mục nát, thối rữa, tan ra, và phân huỷ.

Khi sắc bị thiêu huỷ bằng lửa, như khi gỗ bị đốt cháy, chính là do hỏa đại của sắc bên ngoài (lửa táp vào gỗ) hỗ trợ cho hỏa đại của sắc bên trong (gỗ), và một số lớn hỏa đại bùng ra, điều này có nghĩa rằng hỏa đại trở nên tăng thạnh và sắc bị thiêu huỷ.

Để biết và thấy sắc cho việc thực hành minh sát, chúng ta cần biết và thấy một số sắc do thời tiết (hỏa đại) sanh như thế nào. Chúng ta cần biết và thấy cách mỗi loại kalāpa có hỏa đại, vốn là nhiệt hay thời tiết tạo ra các tổng hợp tám sắc do thời tiết sanh, và tổng hợp này lại tạo ra những tổng hợp tám sắc do thời tiết sanh khác, cứ như vậy chúng tiếp tục tạo ra các thế hệ tổng hợp tám sắc do thời tiết sanh. Chúng ta cần biết và thấy cách tiến trình này xảy ra trong tất cả các giác quan (căn), và trong các sắc bên ngoài ra sao.

Tất nhiên, với đầy đủ sự thiện xảo, tinh tấn và ánh sáng của trí tuệ phát sanh từ cận định hay bậc thiền, người hành thiền có thể tự mình biết và thấy được những điều này.

SẮC DO VẬT THỰC SANH

Sắc do vật thực sanh (āhāra-ja-rūpa) gồm hai loại tổng hợp sắc do vật thực sanh:

  1. Tổng hợp thuần tám sắc do vật thực sanh (āhāra- ja-suddh-aIIhaka-rūpa): tổng hợp này bao gồm tám loại sắc căn bản, sắc thứ tám của nó là dưỡng chất do vật thực sanh (āhāra-ja-ojā). Chính vì vậy, nó cũng còn được gọi là tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh (āhāra-ja-oj-aIIhaka-kalāpa), nó là một loại sắc cụ thể. 
  2. Tổng hợp khinh, nhu, thích mười một sắc (lahut- ād-ekā-dassaka-kalāpa): tổng hợp này bao gồm tám sắc căn bản cộng thêm ba loại sắc: khinh (lahutā), nhu (mudutā) và thích (kammađđatā). Nó phát sanh khi thân cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng, do sự an lạc, sức khoẻ, sức mạnh, thoải mái..: chẳng hạn, nếu sự tiêu hoá của chúng ta tốt, các tổng hợp sắc có dưỡng chất do vật thực sanh này truyền đi rất dễ dàng. Điều này cũng có thể xảy ra khi thức ăn thơm ngon và bổ dưỡng.

Hai loại sắc do vật thực sanh này được tạo ra trong hai tiến trình dinh dưỡng: khi cơ thể được nuôi dưỡng bằng dưỡng chất rút ra từ thức ăn và thức uống. Như thế nào?

Cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn và thức uống trong đường tiêu hoá của chúng ta: thức ăn và thức uống trong miệng chúng ta, thức ăn và thức uống mới đưa vào bao tử chưa tiêu hoá, thức ăn đã tiêu hoá một phần và thức ăn đã tiêu hoá hoàn toàn trong ruột của chúng ta, và phân. Tất cả những thứ đó đều là các tổng hợp tám có dưỡng chất do thời tiết sanh (utu-ja-oj-aIIhamaka-kalāpa), thức ăn trong bát của chúng ta cũng vậy. Và dưỡng chất của các tổng hợp sắc (kalāpas) ấy nuôi dưỡng cơ thể chủ yếu với sự giúp đỡ của lửa tiêu hoá (pācaka-tejo): hoả đại của các tổng hợp mạng căn chín sắc, mà như đã đề cập là do nghiệp sanh, và được tìm thấy ở khắp toàn thân.

Như vậy có hai giai đoạn nuôi dưỡng. Giai đoạn đầu xảy ra khi lửa tiêu hoá gặp dưỡng chất của thức ăn trong đường tiêu hoá của chúng ta. Do sự gặp gỡ đó, sắc được sanh thêm ở khắp toàn thân: đó là, các tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh (āhāra-ja-oj-aIIhamaka-kalāpa) được sanh ra ở khắp toàn thân.

Giai đoạn nuôi dưỡng thứ hai xảy ra khi lửa tiêu hoá gặp dưỡng chất của các tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh cũng như dưỡng chất của sắc khác trong thân. Do sự gặp gỡ đó, sắc được sanh thêm nữa; đó là, các tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh (āhāra-ja-oj-aIIhamaka-kalāpa) khác:

  • bốn đến năm thế hệ trong trường hợp của sắc do nghiệp sanh
  • hai đến ba thế hệ trong trường hợp của sắc do tâm sanh
  • mười đến mười hai thế hệ trong trường hợp của sắc do thời tiết sanh
  • mười đến mười hai thế hệ trong trường hợp sắc do vật thực khác

Đó là cách dưỡng chất từ thức ăn và thức uống nuôi dưỡng thân.

Chẳng hạn, ở giai đoạn nuôi dưỡng thứ nhất, một tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh đi đến con mắt. Kế, ở giai đoạn thứ hai, dưỡng chất của một tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh (cùng với lửa tiêu hoá) ấy gặp dưỡng chất của một tổng hợp nhãn (mắt) mười sắc, và bốn hay năm thế hệ tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh được tạo ra: tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh và tổng hợp mạng căn chín sắc làm nhiệm vụ như hỗ trợ duyên (upatthambhaka-paccaya), và tổng hợp nhãn mười sắc làm nhiệm vụ như năng sanh duyên (janaka- paccaya). Lại nữa, hoả đại trong bốn hay năm thế hệ tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh ấy sẽ tạo ra mười đến mười hai thế hệ tổng hợp tám có dưỡng chất do thời tiết sanh nữa. Và tiến trình như vậy cũng xảy ra với các tổng hợp thân mười sắc của con mắt, các tổng hợp tánh mười sắc của con mắt, cũng như các tổng hợp tám do tâm sanh, các tổng hợp mạng căn chín sắc và các tổng hợp tám do vật thực sanh khác. Đó là cách dưỡng chất từ thức ăn và thức uống nuôi dưỡng, chẳng hạn, con mắt.

Dưỡng chất của thức ăn hấp thụ trong một ngày có thể tái sinh theo cách này cho đến bảy ngày. Tất nhiên, con số các thế hệ (tái sanh) này còn tuỳ thuộc vào khả năng tiêu hoá của chúng ta, và khả năng này được quyết định bởi nghiệp riêng của chúng ta. Nó cũng tuỳ thuộc vào chất lượng của thức ăn nữa. Nếu thức ăn kém phẩm chất, nó không thể sanh ra nhiều thế hệ, và chúng ta trở nên suy yếu và gầy còm. Nếu thức ăn giàu dinh dưỡng, nó có thể tạo ra nhiều thế hệ hơn, và thậm chí chúng ta có thể phát phì. Thức ăn chư thiên, loại thức ăn cao cấp nhất của thiên giới, có thể tái sanh theo cách này cho tới một hoặc hai tháng.

Vì lẽ các tổng hợp mạng căn chín sắc được thấy ở khắp toàn thân, nên lửa tiêu hoá cũng được thấy ở khắp toàn thân nhưng mức độ yếu hơn. Đó là lý do vì sao, chẳng hạn, khi dầu (cù là) được bôi vào da, hay một mũi thuốc được chích dưới da, thuốc sẽ lan truyền khắp toàn thân (giai đoạn nuôi dưỡng thứ nhất). Nhưng nếu bôi quá nhiều dầu, sự yếu ớt của lửa tiêu hoá trong da có thể làm cho nó mất lâu hơn để hấp thu. Như vậy thuốc sẽ có hiệu quả khi nó đi qua giai đoạn nuôi dưỡng thứ hai.

Để biết và thấy sắc cho việc thực hành minh sát (vipassanā), chúng ta cần biết và thấy cả hai giai đoạn nuôi dưỡng: giai đoạn đầu qua đó các tổng hợp tám có dưỡng chất do vật thực sanh được tạo ra và truyền đến các phần khác nhau của thân, và giai đoạn thứ hai qua đó các thế hệ khác của tổng hợp sắc có dưỡng chất là thứ tám được sanh ra để nuôi dưỡng các phần khác của thân.

Với đầy đủ sự thiện xảo, tinh tấn, và ánh sáng của trí tuệ do cận định hay bậc thiền sanh, hành giả có thể biết và thấy những điều này.

KẾT LUẬN

Đến đây đã kết thúc sự giải thích ngắn gọn của chúng tôi về cách làm thế nào để một người biết và thấy sắc thủ uẩn qua thiền tứ đại.

Để tu tập đề tài thiền này, chúng ta cần phải có định mạnh: hoặc cận định, hoặc bậc thiền (jhāna). Nếu chúng ta bắt đầu với chính thiền tứ đại, chúng ta chỉ đạt đến cận định (upacāra-samādhi). Cận định là rất gần với bậc thiền (jhāna), điều này có nghĩa rằng định và ánh sáng của trí tuệ cũng đã rất mạnh và đầy năng lực. Nhưng nếu trước đó chúng ta đã phát triển được bậc thiền, chẳng hạn, với bậc thiền của niệm hơi thở, ánh sáng trí tuệ của chúng ta sẽ đầy năng lực hơn, và điều đó sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta để tu tập và hoàn thành thiền tứ đại. Tuy nhiên, không có được định như vậy, không có ánh sáng của trí tuệ như vậy, việc thể nhập các tổng hợp sắc (rūpa-kalāpas), cũng như biết và thấy thực tại tối hậu (pháp chân đế) sẽ là điều bất khả.

Tại sao lại cần thiết phải hành thiền tứ đại, một đề tài thiền khó như vậy? Bởi vì chúng ta không thể hành minh sát trên những khái niệm. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào khái niệm, rõ ràng là chúng ta không biết và thấy được sắc thủ uẩn đúng theo thực tại (như thực- yathā bhūta). Do đó, để có thể hành minh sát, và tuệ tri sắc đúng theo thực tại, chúng ta cần vượt qua những khái niệm, nhằm phân giải tính dường như cô đặc của sắc (khối tưởng về sắc), và thể nhập vào sắc chân đế.

DANH CHƠN ĐẾ

Để hành thiền minh sát (vipassanā), chúng ta không chỉ biết và thấy sắc thủ uẩn thôi; mà chúng ta cũng cần biết và thấy bốn danh thủ uẩn nữa, đó là thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn. Bốn thủ uẩn này là danh (nāma).

Danh là tâm (citta) (cũng gọi thức (viđđāua)), [143] và các tâm sở (cetasika). Có sáu loại thức chính: [144]

  1. nhãn thức……….. (cakkhu-viđđāua)
  2. nhĩ thức………….. (sota-viđđāua)
  3. tỷ thức…………….. (ghāna-viđđāua)
  4. thiệt thức………….. (jivhā viđđāua)
  5. thân thức………….. (kāya-viđđāua)
  6. ý thức……………… (mano-viđđāua)

Nhưng thức không thể khởi lên một mình. Không có cái gì gọi là ‘thuần’ thức cả , vì thức luôn luôn khởi lên cùng với một số tâm sở phối hợp nào đó. Tổng cộng có tất cả năm mươi hai tâm sở. Điều này đã được đề cập ở trước. Chẳng hạn, bảy tâm cở biến hành (sabba-citta-sādhāraua) là những tâm sở luôn luôn khởi lên với tất cả tâm.

  1. xúc…………………… (phassa)
  2. thọ…………………… (vedanā)
  3. tưởng………………… (sađđā)
  4. tư…………………….. (cetanā)
  5. nhất tâm……………. (ek-aggatā)
  6. mạng quyền……….. (jīvit-indriya)
  7. tác ý…………………. (manasikāra)

Cũng có sáu tâm sở chỉ khởi lên với một số tâm, đó là sáu biệt cảnh tâm sở (pakinnaka):

  1. tầm……………………… (vitakka)
  2. tứ……………………….. (vicāra)
  3. thắng giải (quyết định)….(adhimokkha)
  4. cần (tinh tấn)……………. (vīriya)
  5. hỷ……………………………. (pīti)
  6. dục………………………….. (chanda)

Cũng có những tâm sở bất thiện (akusala). Chẳng hạn:

  • si……………. (moha)
  • vô tàm…….. (ahiri)
  • vô quý…(anottappa)
  • phóng dật…(uddhacca)
  • tham……….. (lobha)
  • (tà) kiến……. (diIIhi)
  • mạn………(māua
  • sân………… (dosa)
  • tật………….. (issā)
  • lận……(macchariya)
  • hối……(kukkucca)
  • nghi….. (vicikicchā)

Và những tâm sở thiện hay tịnh hảo (sobhana), chẳng hạn:

  • tín……(saddhā)
  • niệm………(sati)
  • tàm…………. (hiri)
  • quý……….. (ottappa)
  • vô tham….(alobha)
  • vô sân……(adosa)
  • Chánh Ngữ………(Sammā-Vācā)
  • Chánh Nghiệp…(Sammā-Kammantā)
  • Chánh Mạng……… (Sammā-Ājīva)
  • bi…………………….. (karuuā)
  • hỷ……………………. (mūdutā)
  • tuệ căn………………. (pađđ-indriya)

BIẾT VÀ THẤY DANH CHƠN ĐẾ

Với ánh sáng của trí tuệ (từ cận định hoặc định của bậc thiền –jhāna) chúng ta cần biết và thấy tâm dựa trên chất máu trong trái tim, đây gọi là tâm căn hay ý vật (hadaya vatthu). Chúng ta cần biết và thấy dòng tâm duy trì kiếp sống và các tâm sở của nó, tâm này được gọi là tâm hữu phần (bhavauga).261 Chúng ta cần biết và thấy tâm hữu phần bị gián đoạn mỗi khi có sự nhận thức qua một trong năm môn (dvāra): nhãn-, nhĩ-,… như thế nào.262 Chúng ta cũng cần biết và thấy cách nhận thức ấy xảy ra như một tiến trình tâm (citta-vīthi): tiến trình nhãn môn, tiến trình nhĩ môn,…tiến trình thân môn, ra sao. Chúng ta cần biết và thấy có sự nhận thức qua ý môn, như một tiến trình ý môn (mano-dvāra-vīthi) như thế nào. Và chúng ta cũng cần biết và thấy các tâm và tâm sở là thành tố của các tiến trình ngũ môn khác nhau, cũng như các tâm và tâm sở là thành tố của các tiến trình ý môn: đó là danh chơn đế.

BỐN LOẠI KHỐI TƯỞNG VỀ DANH

Tại sao chúng ta cần phải phân tích các loại tiến trình tâm khác nhau? Một lần nữa, như trong việc phân biệt sắc, chính là để vượt qua ngã tưởng (atta-sađđā). Quý vị còn nhớ khi bàn về Kinh ‘Dây Trói Buộc’ (‘Gaddula-Baddha Sutta’), chúng ta đã bàn đến kẻ vô văn phàm phu bằng cách này hay cách khác đã đồng nhất mình không chỉ với sắc thủ uẩn thôi mà còn cả với bốn danh thủ uẩn ra sao không. Điều này xảy ra là vì sự đánh lừa của tính cô đặc (ghana-thường dịch là khối tưởng). Và nó chỉ có thể vượt qua bằng sự phân giải khối tưởng (ghana-vinibbhoga). Tuy nhiên, trong trường hợp của danh chúng ta cần phân giải bốn loại khối tưởng:264

  • Khối tưởng về sự tương tục (santati-ghana): bởi vì danh hay tâm dường như là một sự tương tục cô đặc, một tổng thể liên tục, nên người ta có thể nghĩ rằng cũng một ‘tâm’ ấy nhận thức các đối tượng qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Và người ta cũng có thể nghĩ rằng cũng cái ngã ấy, cũng cái ‘tâm’ ấy, cũng cái ‘thức thanh tịnh’ ấy,… ‘chuyển di’ từ kiếp này sang kiếp khác, đi vào các thân khác. Để vượt qua ảo tưởng này, chúng ta cần phải phân giải tính dường như cô đặc ấy của tâm. Chúng ta cần phải thấy được rằng sự nhận thức xảy ra qua các tiến trình tâm luôn luôn sanh và diệt. Bằng cách đó, chúng ta thấy rằng tâm không có tính tương tục: vì ngay khi sinh lên nó liền diệt. Không có thời gian cho tâm đi bất kỳ nơi đâu, tâm không đi từ kiếp này sanh kiếp khác, thậm chí không cả từ khoảnh khắc này sanh khoảnh khắc khác.
  • Khối tưởng về tập hợp (samūha-ghana): bởi vì danh dường như là một tổng thể tập hợp lại, người ta có thể nghĩ nó là cái tâm thanh tịnh nhận thức đối tượng. Và họ còn nghĩ rằng đó là tự ngã của họ. Để vượt qua ảo tưởng này, chúng ta cần phân giải tính dường như cô đặc của từng loại tâm riêng biệt, có nghĩa là chúng ta cần phân giải từng loại tâm riêng biệt trong từng loại tiến trình tâm. Theo đó, chúng ta thấy rằng sự nhận thức bao gồm một số các tâm sở, như thọ, tưởng, tư…; tầm, tứ; hay tham, sân, si, tà kiến, mạn, và hoài nghi; hay vô tham, vô sân, vô si, hỷ, niệm, tín, và chánh kiến. Không có một hợp thể ở bất kỳ nơi đâu.
  • Khối tưởng về nhiệm vụ (kicca-ghana): do sự hiểu biết không đầy đủ về danh chơn đế, người ta có thể nghĩ các giới (dhātu) dựa trên một bản ngã, giống như hạt giống và cây cối đều dựa trên đất vậy.266 Để vượt qua ảo tưởng này, chúng ta cần phải thấy được rằng mỗi tâm và các tâm sở có đặc tính, nhiệm vụ, sự thể hiện và nhân gần của riêng nó: nó không dựa trên bất kỳ một ngoại vật nào xem như là bản ngã của nó.
  • Khối tưởng về chủ thể (? ghana): sau khi đã chọc thủng được ba loại khối tưởng trước, người ta có thể nghĩ, chẳng hạn, ‘Ta đã thấy được sắc chơn đế và danh chơn đế’ hay, ‘cái ngã năng tri đã thấy được danh và sắc chơn đế’.267 Để vượt qua ảo tưởng này, chúng ta cần phân giải ba loại khối tưởng trong các tiến trình tâm minh sát làm nhiệm vụ thể nhập hay chọc thủng ba loại khối tưởng này, với minh sát trí theo sau (tâm minh sát sau biết tâm minh sát trước). Chúng ta cần thấy được rằng danh như đối tượng của minh sát trí cũng là chủ thể của minh sát trí, chính nó chọc thủng ba loại khối tưởng về danh mà vốn cũng là một chủ thể với cùng một đối tượng.

Chú giải giải thích rằng trừ phi chúng ta phân giải thành công bốn loại khối tưởng này, bằng không chúng ta sẽ không thể nào vượt qua được ngã tưởng (atta-sađđā),và không thể đạt đến vô ngã tưởng (anatta-sađđā). Tuy nhiên, với đầy đủ sự thiện xảo, nỗ lực tinh tấn, và ánh sáng trí tuệ của cận định hay bậc thiền, chúng ta có thể thành tựu được điều này.

Thế nhưng thành tựu đó vẫn chưa đủ, có phải vậy không? Từ trước đến giờ chúng ta mới chỉ thấy được danh và sắc của hiện tại, bên trong và bên ngoài. Như đã đề cập ở trên, theo lời Đức Phật dạy, biết và thấy năm thủ uẩn là biết và thấy năm thủ uẩn quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, thô và tế, hạ liệt và cao thượng, xa và gần.[146] Như vậy, để hiểu được Thánh Đế Thứ Nhất, hay Khổ Thánh Đế (‘Dukkha-Ariya-Sacca’), chúng ta cũng cần phải thấy các loại khác của năm thủ uẩn (đó là thấy tám loại còn lại trong mười một loại của năm thủ uẩn vừa kể). Sau khi đã làm được điều này, chúng ta kể như đã đạt được trí đầu trong hai minh sát trí chuẩn bị, đó là Trí Xác Định Danh và Sắc hay Danh Sắc Phân Tích Trí (Nāma-Rūpa-Pariccheda-Đāua).

DUYÊN SANH

Đến đây tôi sẽ nói tóm tắt lại cách chúng ta cần thấy năm thủ uẩn của quá khứ và tương lai [147] để biết và thấy được sự sanh và diệt theo nhân duyên của chúng. Trong việc hành thiền minh sát, chúng ta cũng cần phải biết và thấy nguồn gốc của danh và sắc. Đó là biết và thấy Thánh Đế Thứ Hai, Khổ Tập Thánh Đế (thánh đế về nguồn gốc của khổ), và cũng là nguồn gốc của năm thủ uẩn.

Với ánh sáng của trí tuệ phát sanh từ cận định hay định của bậc thiền, hành giả có thể đi ngược trở lại dòng danh sắc nối tiếp nhau từ sát na hiện tại đến sát na tái sanh của mình trong kiếp này, rồi đến sát na tử của mình trong kiếp quá khứ. [148] Và, cho đến mức có thể phân biệt được, hành giả đi ngược thêm nữa về nhiều kiếp sống quá khứ theo cùng cách thức như trên. Sau đó hành giả cũng có thể nhìn vào tương lai, đến thời điểm Bát-Niết Bàn (Parinibbāna– sự diệt tối hậu) của mình. Nhờ nhìn vào các yếu tố riêng biệt của danh-sắc hành giả có thể nhận ra các nhân và các quả. Điều này có nghĩa rằng hành giả có thể biết và thấy các yếu tố riêng biệt của duyên sanh (paIicca-samuppāda), và thấy chúng có liên hệ với nhau như thế nào. Đó là:

  • Do vô minh (avijjā), các hành sanh (saukhāra);
  • do hành, thức sanh (viđđāua);
  • do thức, danh sắc sanh (nāma-rūpa);
  • do danh sắc, lục nhập sanh (saS-āyatana);
  • do lục nhập, xúc sanh (phassa);
  • do xúc, thọ sanh (vedanā);
  • do thọ, ái sanh (tauhā);
  • do ái, thủ sanh (upādāna);
  • do thủ, hữu sanh (bhava);
  • do hữu, sanh sanh (jāti);
  • do sanh,
  • già chết (jarā-maraua), sầu (soka), bi (parideva), khổ (dukkha), ưu (domanassa), và não (upādāya)

Hiểu được những vận hành của duyên sanh không phải dễ: chỉ khi một người đã tự mình biết và thấy pháp duyên sanh thì nó mới trở nên ràng. Lúc đó họ mới có thể mô tả được năm nhân làm phát sanh một kiếp sống mới, vốn là năm quả, như thế nào. Năm nhân trong một kiếp sống là:

  1. vô minh….(avijjā)
  2. ái     (tauhā)
  3. thủ…….. (upādāna)
  4. hành (nghiệp).. (saukhāra)
  5. hữu……………. (bhava) (của nghiệp lực)

Năm nhân này làm phát sanh năm quả trong một kiếp sống khác. Năm quả lúc đó là:

  • thức……..(viđđāna) 4) xúc……………. (phassa)
  • danh & sắc…(nāma-rūpa)
  • lục nhập…(saS-āyatana)
  • thọ………… (vedanā)

Năm quả là một với tái sanh, già và chết. Đó là cách một người biết và thấy duyên sanh, hay thấy những vận hành của nghiệp. Đó là cách một người biết và thấy các nhân của nghiệp, và các nhân của nghiệp quả: sự sanh ra, sự già và chết liên tục, sự sanh khởi liên tục của khổ (dukkha).270 [150] Khi một người đã thấy được duyên sanh theo cách này, họ không thể còn chấp nhận thường kiến hoặc đoạn kiến.

Tuy nhiên, biết và thấy khổ sanh như thế nào thôi thì không đủ. Để hiểu biết đầy đủ về duyên sanh, người ta cũng cần phải thấy khổ diệt ra sao nữa. Người ta cần biết và thấy sự chứng đắc Bát Niết Bàn (Parinibbāna– sự diệt tối hậu) của mình trong tương lai. Đó là.

  • Với sự diệt không còn dư tàn của vô minh (avijjāya tveva asesa-virāga-nirodha), có sự diệt của các hành (sakhāra-nirodho).
  • Với sự diệt của các hành, có sự diệt của thức.
  • Với sự diệt của thức, có sự diệt của danh & sắc.
  • Với sự diệt của danh & sắc, có sự diệt của lục
  • Với sự diệt của lục nhập, có sự diệt của xúc.
  • Với sự diệt của xúc, có sự diệt của thọ.
  • Với sự diệt của thọ, có sự diệt của ái.
  • Với sự diệt của ái, có sự diệt của thủ.
  • Với sự diệt của thủ, có sự diệt hữu.
  • Với sự diệt của hữu, có sự diệt của
  • Với sự diệt của sanh,
  • Già & chết, sầu, bi, khổ, ưu, và não diệt (nirujjhanti)

Ở đây, một người biết và thấy việc chứng đắc A-la- hán có quả của nó là sự diệt của năm nhân, vô minh, ái, thủ, hành và nghiệp hữu như thế nào. Cuối kiếp sống ấy, năm uẩn diệt không còn dư tàn hay nói cách khác cuối kiếp sống ấy có sự không khởi lên của năm uẩn, vốn là năm quả — thức, danh-sắc, lục nhập, xúc và thọ.

Liệu điều này có nghĩa là mọi người đều sẽ đắc A-la- hán thánh quả không? Không. Nhưng khi một người chuyên cần thực hành, với một cái tâm đã được tịnh hoá nhờ định mạnh và đầy năng lực, miệt mài trong công việc thực hành phân biệt danh và sắc thâm sâu, thì những điều kiện như vậy sẽ giúp họ thấy được sự chứng đắc Bát Niết Bàn, hay sự diệt tối hậu trong tương lai của họ. Tuy nhiên, nếu họ ngưng hành thiền…, những điều kiện sẽ thay đổi, và khi những điều kiện thay đổi thì kết quả tương lai cũng sẽ thay đổi. Đó là lý do vì sao thấy Parinibbāna hay sự diệt tối hậu của mình trong tương lai không giống như thấy Niết Bàn vậy. Điều này kết luận sự giải thích tóm lược của chúng tôi về công việc chuẩn bị được xem là cần thiết cho một người thực hành minh sát.

 

 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app