Duyên Hệ Trong Đời Sống Bình Nhật – Sắc Pháp Do Nhiệt Lượng Tạo

Sắc Pháp Do Nhiệt Lượng Tạo

Như đã được nhắc đến ở trước, thời tiết (utu) là yếu tố lửa hay nhiệt lượng theo nghĩa chân đế. Nếu chúng ta có thể điều khiển hay thu xếp để có được thời tiết thuận lợi, chúng ta có thể sống thọ hơn và sống một cách lành mạnh hơn. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng mặt trời ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta nhiều như thế nào. Nếu không phải do mặt trời, chúng ta và mọi thứ khác trên trái đất sẽ không thể hiện hữu và tồn tại trong vũ trụ này. Đây là sự thật không thể phủ nhận hay bàn cãi được. Cho nên, thời tiết hay nhiệt lượng sản sinh ra các loại sắc pháp sau trong thân xác của chúng ta một cách không ngừng nghỉ cả cuộc đời bắt đầu từ sát-na tâm tục sinh:

  1. Tám sắc bất ly (avinibbhoga) 
  1. Sắc giao giới (ākāsa) 
  1. Âm thanh (sadda) 
  1. Sắc khinh (lahutā2) 
  1. Sắc nhu (mudutā) 
  1. Sắc thích nghiệp (kammaññatā)

1 ND: Trong nguyên tác ghi là lahutatā.

2 ND: Trong nguyên tác ghi là lahutatā.

Sắc Pháp Do Dưỡng Tố Tạo

Tinh chất của thực phẩm được gọi là oja trong Pāḷi, thường vốn chỉ đến các vitamin và các khoáng chất ở trong thực phẩm mà chúng ta dùng. Phụ thân của tôi chỉ cao có năm foot bốn inch1 . Tu y nhiên, ông đã nói là ông cao hơn nhiều so với hầu hết mọi lính Nhật mà ông đã gặp trong Thế Chiến Thứ Hai. Ông kể cho tôi nghe rằng ông đã từng gọi họ là “thấp lùn”. Ngày nay, tính trung bình thì nhiều người Nhật cao bằng người Tây phương. Điều hiển nhiên là do chính dưỡng tố tạo nên sự khác biệt to lớn về thân xác. Dưỡng tố (oja) tạo ra những sắc pháp sau đây trong suốt đời sống của chúng ta một cách không ngừng nghỉ kể từ lúc chúng ta bắt đầu làm một phôi thai tiếp nhận dưỡng tố từ thân mẫu của mình. Sau đây là những sắc pháp do dưỡng tố tạo: 

  1. Tám sắc bất ly (avinibbhoga) 
  1. Sắc giao giới (ākāsa) 
  1. Sắc khinh (lahutā2) 
  1. Sắc nhu (mudutā) 
  1. Sắc thích nghiệp (kammaññatā)

Dưới đây là những câu hỏi được đặt ra bởi các thành viên của thính chúng trong dịp tôi thuyết giảng về Thắng Pháp (Abhidhamma) tại trường đại học Antioch, Ohio vào năm 2007.

Câu hỏi: Các học giả Phật giáo luôn luôn đặt nặng vào việc xem tứ đại là căn bản hay tối hậu của thế giới.

Thật ra, chúng ta đã khám phá ra hơn một trăm nguyên tố (hóa học). Ngài có thể giải thích điều đó không?

Trả lời: Như được nhắc đến ở trên, vũ trụ của chúng ta được tạo thành bởi yếu tố lửa (utu-ja). Nếu không có mặt trời, hành tinh này thậm chí đã không thể hiện hữu. Với sự thật này, chúng ta có thể giả định rằng yếu tố lửa đã biến thể hay chuyển đổi (các thành tố nền tảng hay cơ bản) thành hơn một trăm nguyên tố mà chúng ta đã khám phá ra ngày nay, hay cả hàng triệu thứ mà chúng ta có thể thấy ngày nay.

Hơn nữa, Đức Phật đã giảng dạy tùy thuộc vào căn cơ và tầm mức trí tuệ của thính chúng (āsayā-nusaya). Nói một cách khác, Ngài đã giảng dạy theo phương cách thích ứng sao cho giáo lý của Ngài được thính chúng thời đó nhận thức và thấu hiểu được. Sự kiện sau đây minh chứng cho điều này:

Một ngày nọ, Trưởng lão Moggalāna bạch với Đức Phật rằng: “Con đã thấy rất nhiều những vong nhân hay những ma đói (peta) đầy trên núi Gijjakuta.” Và Đức Phật đã giảng dạy rằng Ngài cũng đã thấy chúng, nhưng đã không tiết lộ sự việc này vì lúc đó chưa phải là thời điểm đúng cho mọi người nhìn nhận sự việc ấy. Với sự kiện này, Đức Phật hiển nhiên đã giới hạn sự chỉ dạy của mình sao cho tương hợp với khả năng tiếp nhận của thính chúng thời đó.

Câu hỏi: Thậm chí một vài giả thuyết của Einstein cũng trở nên lung lay dựa trên những thí nghiệm khoa học gần đây. Thắng Pháp (Abhidhamma) của Đức Phật thì như thế nào?

Trả lời: Tôi không ở trong cương vị có thể đưa ra một nhìn nhận hay một thẩm định nào về Thắng Pháp (Abhidhamma) của Đức Phật. Tuy nhiên, các bạn có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với Đức Phật về giáo lý của Ngài nếu các bạn muốn.

1 ND: Khoảng 1,63 m

2 ND: Trong nguyên tác ghi là lahutatā.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app