Nội Dung Chính
DISCOURSE VIII: A HAPPINESS THAT EVER GROWS – PHÁP THOẠI VIII: MỘT NIỀM HẠNH PHÚC MONG SAO LUÔN MÃI TĂNG TRƯỞNG
Webu Sayadaw: Be perfect in the practice of ? Only if your practice is perfect will all your aspirations of the present time and the future be fulfilled without exception. Because this is true, the aspirations of the good people of the past who practised and strove were fulfilled completely. You too have to take up the practice of that Sìla that brought about their happiness. Work hard and perfect yourselves in it.
Đại Trưởng Lão Webu: Có được hoàn thiện trong việc tu tập không ? Chỉ khi nào việc tu tập của các con đã được hoàn thiện thì tất cả sở nguyện cầu của các con trong thời hiện tại và thời vị lai sẽ được hoàn thành viên mãn không dư sót. Vì lẽ điều nầy là xác thực, các sở nguyện cầu của bậc thiện nhân ở trong thời quá khứ mà đã có tu tập và đã phấn đấu thì đã hoàn thành viên mãn một cách trọn vẹn. Các con cũng cần phải vận dụng việc thực hành về Giới Luật để mà nó đem lại niềm hạnh phúc. Hãy tích cực tu tập và tự bản thân hoàn thiện trong điều đó.
Being perfect in Sìla, keep your mind straight and practise generosity (Dàna) as it pleases you, giving your possessions yourselves with sincerity to those who are worthy. Approach and give your Dàna and your respect to the peerless Buddha and his Teachings, keeping in mind your aspirations for awakening, Nibbàna. This type of aspiration is called right aspiration. What you realize when you penetrate the Four Noble Truths is called Bodhi.
Khi đã được hoàn thiện trong Giới Luật, hãy giữ tâm thức của các con chánh trực và thực hiện tấm lòng quãng đại (Xả Thí) là vì nó làm cho các con được hoan hỷ, hãy xả thí tài sản của mình với tấm chân thành đến những người thích đáng. Hãy tiếp cận và ban rải việc Xả Thí của mình và tấm lòng tôn kính của các con đến Đức Phật và Giáo Lý vô tỷ của Ngài, hãy duy trì trong tâm thức các sở nguyện cầu của các con cho được sự giác ngộ, Níp Bàn. Thể loại của sở nguyện cầu nầy được gọi là nguyện vọng chân chánh. Điều mà các con liễu tri khi các con thấu triệt Tứ Thánh Đế thì được gọi là Giác Ngộ.
There are different types of Sammàsambodhi (Buddhahood), Paccekabodhi (Non Teaching Buddhahood), Sàvakabodhi (Arahatship). There are different types of Arahatship: Agga – sàvaka (Chief Discipleship), Mahà – sàvaka (Leading disciples), Pakati – sàvaka (Disciple and Arahat). You have always to keep in mind your aspirations for Nibbàna, the highest goal.
Có nhiều thể loại sai biệt về Chánh Đẳng Giác (Quả vị Phật), Độc Giác (Quả vị Phật không đi giảng dạy), Thinh Văn Giác (Quả vị Vô Sinh). Có nhiều thể loại sai biệt về Quả vị Vô Sinh: Chí Thượng Thinh Văn (Quả vị Đệ Tử Trưởng), Đại Thinh Văn Giác (các vị Đệ Tử Hàng Đầu), Thinh Văn Giác Thông Thường (Đệ Tử và Vô Sinh). Các con phải luôn duy trì trong tâm thức các sở nguyện cầu của mình cho được Níp Bàn, mục tiêu tối thượng.
Aspirations thus taken are well taken. After having perfected yourself according to your aspiration, enter Nibbàna. The Noble Persons who have attained Nibbàna are innumerable. Why could they bring their various aspirations for Bodhi to fruition ? Because they had been born into the right form of existence at the right time and because they exerted proper effort.
When is the time that these aspirations can be brought to fruition ?
From the moment the Buddha attained awakening, many human beings, Devas, and Brahmàs came to the Buddha to pay respects and to show their devotion. But no human being, no Deva, and no Brahmàs was satisfied by merely being in the presence of the Buddha and having the opportunity to pay respects. The Buddha observed them through his mind’s eye and taught them the truth that he had penetrated through his own super – knowledge, his omniscience. As soon as they received the instructions of the Buddha, they began to practise, to exert themselves with unwavering energy in all the four postures of the body. This effort, which is continuous without break or pause and full of joy, is called good effort. When their effort was perfect and equal to the effort of the wise men of old, they arrived at their goal in due time and all the aspirations of their hearts came to an end. Because they had achieved this state they were exceedingly happy and blissful.
Các sở nguyện cầu như thế đáng được thực hiện thì phải cố gắng thực hiện cho được. Chính tự bản thân đã được hoàn thiện theo các sở nguyện cầu của mình, thì thâm tháo Níp Bàn. Các bậc Thánh Nhân mà đã đạt đến Níp Bàn thì vô số kể. Vì sao họ có thể hướng dẫn các sở nguyện cầu sai biệt của họ để được Giác Ngộ cho trổ sanh thành trái quả ? Là vì họ đã được sanh ra trong hình tướng thích hợp của kiếp hữu sinh ở vào thời điểm thích hợp và vì lẽ họ đã gắng sức nỗ lực một cách thích đáng.
Ở thời điểm nào để mà các sở nguyện cầu nầy có thể dẫn đến trổ sanh thành trái quả ?
Từ khi Đức Phật đã đạt được sự giác ngộ, đã có rất nhiều ở Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã đi đến nơi Đức Phật để bầy tỏ sự tôn kính và để biểu thị tấm lòng kỉnh mộ của mình. Tuy nhiên không có người nào, Chư Thiên hoặc Phạm Thiên đã được hài lòng chỉ qua sự hiện diện của Đức Phật và có cơ hội để bầy tỏ lòng tôn kính. Đức Phật đã quán sát thấy được chúng sinh do bởi Tuệ Nhãn của Ngài và đã giảng dạy cho chúng sinh Chân Lý mà Ngài đã được thấu triệt bởi do chính Tuệ Tri siêu phàm của Ngài, Tuệ Toàn Giác của Ngài. Ngay sau khi họ đã đón nhận được những lời chỉ dạy của Đức Phật, họ đã bắt đầu tu tập, họ đã gắng sức nỗ lực với năng lực bất dao động trong tất cả bốn oai nghi của cơ thể. Sự nỗ lực nầy, đó là liên tục mà không có sự ngơi nghỉ hay là sự tạm dừng lại, và ngập tràn niềm hoan hỷ, được gọi là sự nỗ lực tốt đẹp. Khi sự nỗ lực của họ đã được hoàn thiện và tương xứng với sự nỗ lực của các bậc Trí nhân của thời cổ xưa, họ đã đạt tới mục tiêu của họ trong thời gian thích hợp và tất cả các sở nguyện cầu ở trong thâm tâm của họ đã được hoàn thành. Bởi do họ đã thành đạt được trạng thái nầy nên họ đã cực kỳ an vui và hạnh phúc hoàn toàn.
What was the nature of their happiness, their bliss ? It was not happiness or bliss that lasted for only a moment or a single lifetime; it was that happiness that is so great that it is able to last for the remainder of Samsàra. Even if you are born in the human plane for only one life, you are able to to rise above the suffering of the cycle of birth and death.
In this way happiness and bliss come to you. When one has attained this happiness, when one has received the sign of bliss, when one has reached the goal, there is no jealously guarding of a secret. No, you will want all human beings, Devas, and Brahmàs to attain this bliss and happiness. As you know for yourself how to attain this happiness, the actions of body, speech, and mind will always be in harmony with the cause of attaining Nibbàna. You will act with joy as your base.
How could so many human beings, Devas, and Brahmàs attain such high states of bliss ? Only because they knew that they were going to bring the aspirations of their heart to fruition.
Bản chất của sự an vui của họ, sự phúc lợi của họ là chi ? Đó đã không là sự an vui hay là sự phúc lợi được kéo dài chỉ trong một khoảnh khắc hay là chỉ trong duy nhất một kiếp sống; đó đã là niềm an vui thật là vi diệu mà nó có khả năng kéo dài trong phần còn lại của Vòng Luân Hồi. Ngay cả khi các con đã được sinh ra ở trong cõi Nhân Loại dù chỉ là duy nhất một kiếp sống, các con có khả năng vượt qua khỏi sự khổ đau của vòng tuần hoàn sanh và tử.
Trong cùng phương thức nầy, sự an vui và sự phúc lợi đến với các con. Khi một người đã đạt được sự an vui nầy, khi một người đã đón nhận được tín hiệu của sự phúc lợi, khi một người đã đạt đến mục tiêu, thì không có sự thận trọng bảo quản về điều bí quyết. Không, các con sẽ mong muốn tất cả Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đạt được sự phúc lợi và sự an vui nầy. Khi chính tự các con biết làm thế nào để thành đạt niềm an vui nầy, thì các hành động về thân, về lời, và về ý sẽ luôn mãi đồng thuận với tác nhân của sự thành đạt Níp Bàn. Các con sẽ hành động với sự niềm hoan hỷ xem như là nền tảng của các con.
Làm thế nào có rất nhiều Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên có thể đạt được trạng thái cao siêu của sự phúc lợi như thế ? Chỉ vì họ đã biết được rằng họ đã hướng dẫn các sở nguyện cầu ở trong thâm tâm của họ cho trổ thành trái quả.
What are the things that support the Buddha’s Teachings ? They are the donation of shelter, robes, alms, food, and medicine for the monks. Having
understood this, they practised it. With these four requisites the wise supported the Teachings of the Buddha. While they supported the Teachings of the Buddha by donating the four requisites, many human beings, Devas, and Brahmàs received the instructions of the Buddha. They were endowed with the ability to understand and follow the instructions and they practised with a joyful mind without taking rest as the wise of old. When they thus practised they attained their goal without delay. In just one moment innumerable human beings, Devas, and Brahmàs fulfilled the wish of their heart. The energetic people saw this and supported the Teachings of the Buddha and established them in a very short time. But they didn’t do only this, this didn’t satisfy them yet. In order to strengthen and make firm the Teachings they would also meditate. So they were full of good volition, and they were accordingly endowed with unwavering effort and faith. Since the time of the Buddha there have been such noble people who supported and carried out the Teachings of the Buddha with supreme effort, and ever since the days of the Buddha human beings, Devas, and Brahmàs have been attaining Nibbàna. The number of those who have reached the goal in just a short moment can’t be reckoned, let alone the number of all who have attained Nibbàna.
Now the good time for all the various noble people has come. This is so because the time when a Buddha and his Teachings blossom is the good time. The existences of human beings, Devas, and all the happy abodes are good. Having been born into one of these, people accepted the Teachings as you are doing now. They practised with full effort and arrived at the goal.
Những điều chi để mà bảo trợ Giáo Lý của Đức Phật ? Đó là sự cúng dường trú xứ, y áo, bỏ bát vật thực, và thuốc men cho các vị tu sĩ. Khi liễu tri được điều nầy, họ đã thực hành việc nầy. Với những bốn vật dụng nầy, bậc Trí Tuệ đã bảo trợ Giáo Lý của Đức Phật. Trong khi họ đã bảo trợ Giáo Lý của Đức Phật qua việc cúng dường tứ vật dụng, thì có rất nhiều Nhân Loại, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên đã được đón nhận những lời chỉ dạy của Đức Phật. Họ đã hội đủ phúc duyên với khả năng để được liễu tri và nương theo những lời chỉ dạy và họ đã tu tập với một tâm thức duyệt ý mà không dùng đến sự nghỉ ngơi như là các bậc Trí Tuệ ở thời cổ xưa. Khi họ đã tu tập như thế thì họ đã đạt được mục tiêu của họ mà chẳng có sự chậm trễ. Chỉ trong một khoảnh khắc có vô số kể Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã hoàn thành viên mãn ước nguyện ở trong thâm tâm của họ. Những bậc cương quyết đã nhìn thấy được điều nầy và đã bảo trợ Giáo Lý của Đức Phật và đã thiết lập chúng trong một thời gian rất ngắn ngủi. Tuy nhiên họ đã không chỉ làm duy nhất có điều nầy, điều nầy đã vẫn chưa làm cho họ được thỏa mãn. Nhằm để gia cố và kiến tạo Giáo Lý cho được bền vững, họ cũng sẽ phải thiền định. Như thế là họ đã tròn đủ thiện ý, và họ đã hội đủ phúc duyên một cách thích ứng với sự nỗ lực và niềm tin bất dao động. Kể từ thời của Đức Phật thì đã có các bậc cao quý như thế, họ là những người đã bảo trợ và đã tiến tu Giáo Lý của Đức Phật với sự nỗ lực cùng tột, và kể từ những ngày của Đức Phật cho đến hiện nay, Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã được thành đạt Níp Bàn. Số lượng của những người mà đã đạt đến mục tiêu chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thì không thể nào ước tính được, chưa kể đến số lượng của tất cả những người đã đạt được Níp Bàn.
Bây giờ là thời gian thích hợp đã đến cho tất cả các bậc cao quý sai biệt. Thời gian thích hợp, đấy là do bởi thời gian khi một vị Phật và Giáo Lý của Ngài phát triển. Những đời sống của Nhân Loại, Chư Thiên, và tất cả các cõi giới an vui là thích hợp. Khi đã được sinh ra một trong các cõi giới nầy, người ta đã được đón nhận Giáo Lý như là các con đang thực hiện bây giờ. Họ đã tu tập với tròn đủ sự nỗ lực và đã đi đến mục tiêu.
After his awakening the Buddha honoured Ràjagaha before any other country with his presence. The king of this great city, Bimbisàra, came to the Buddhaand because he received the Teachings and followed them, he attained the goal. He was full of bliss. He wanted others to attain the same bliss, and understanding the reason, the cause for his happiness, he donated the four requisites. He did this so that his mother, father, grandmother and grandfather could fulfil their aspirations completely. The Buddha, out of his great compassion, dwelled in the king’s delightful garden. Humans, Devas, and Brahmàs came to revere him there and with great compassion he taught them what he had realized himself. In just one short moment innumerable Humans, Devas, and Brahmàs achieved their aspirations. And after this it went on and on. The good time for all the people with noble aspirations had come ! The time at which there is a Buddha or his Teaching is the good time. Good effort is called the effort that is established after one has received the Teachings. And what are the Buddha’s Teachings ? What is contained in the Tipitaka and is preached and explained by noble disciples out of loving kindness and compassion are the Buddha’s Teachings. They are very extensive, profound and difficult to understand. Though they are extensive, profound, and difficult to understand, they really are just one thing: the way of escape from suffering.
They are expounded by the wise in short and in full as time permits, and everyone has knowledge of them according to his capability. You all have some understanding of the Tipitaka in accordance with your capabilities. If you were to talk about what you know it would never end.
Sau việc giác ngộ của Ngài, Đức Phật đã được tôn kính tại Ràjagaha (Vương Xá) trước bất kỳ một đất nước nào khác, với sự hiện diện của Ngài. Đức Vua của thành phố to lớn nầy, Tần Bà Sa La, đã đi đến diện kiến Đức Phật và bởi do Ông đã được tín thọ và thuận hành theo Giáo Lý, Ông đã đạt được mục tiêu. Ông đã ngập tràn niềm phúc lợi. Ông đã mong muốn những người khác đạt được niềm phúc lợi như nhau, cùng với sự hiểu biết nguyên do, và sự tác nhân cho niềm an vui của mình, Ông đã cúng dường tứ vật dụng. Ông đã làm điều nầy là nhằm để cho Mẹ, Cha, Bà và Ông của ông ta có thể hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của họ một cách trọn vẹn. Đức Phật, với lòng đại bi của Ngài, đã trú ngụ trong khu vườn khả ái của nhà vua. Nhân Loại, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên đã đi tới để tôn kính Ngài ở nơi đó, và với lòng đại bi, Ngài đã giảng dạy chúng điều mà chính tự nơi Ngài đã được liễu tri. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, có vô số kể Nhân Loại, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên đã thành đạt các sở nguyện cầu của mình. Và sau đó sự việc nầy tiếp tục mãi, không ngừng. Thời gian thích hợp cho tất cả mọi người với các sở nguyện cầu cao quý đã đến ! Thời gian mà một vị Phật hoặc Giáo Lý của Ngài hiện hữu là thời gian thích hợp. Đời sống Nhân Loại, đời sống như một vị Thiên Tử hay một vị Phạm Thiên, là một đời sống thích hợp. Gọi là sự nỗ lực tốt đẹp, là sự nỗ lực mà đã được kiến tạo sau khi một người đã được đón nhận Giáo Lý. Và điều chi là Giáo Lý của Đức Phật ? Điều mà đã được chứa đựng ở trong Tam Tạng, và đã được thuyết giảng, và đã được giải thích do bởi các bậc Thánh đệ tử với lòng từ ái và bi mẫn, đó là Giáo Lý của Đức Phật. Chúng rất là thậm đại, thậm thâm vi diệu, và khó mà liễu tri. Mặc dù chúng là thậm đại, thậm thâm vi diệu, và khó mà liễu tri, chúng thực sự chỉ có một điều là: con đường thoát khỏi sự khổ đau.
Chúng đã được giải thích chi tiết do bởi các bậc Trí Tuệ một cách vắn tắt hay là một cách tròn đủ với thời gian cho phép, và mọi người đã được liễu tri về Giáo Lý theo sự tùy thuận với khả năng của mình. Tất cả các con có được một số hiểu biết về Tam Tạng theo sự phù hợp với khả năng của mình. Nếu như các con đã nói về điều mà các con hiểu biết thì nó sẽ không bao giờ chấm dứt.
But you have to establish strong effort and focus your mind on one object according to the Teachings of the Buddha, as I said, and keep out all other objects. When you fix your mind on one object exclusively with strong and stable effort, then you will be established in the teachings. Isn’t that so ?
U Ba Khin: Yes, sir.
S: To establish your attention thus is effort (Viriya). When you fix your attention on one object and no other object enters your mind and your attention is stable, you reach Viriya – iddhipàda. Because the Teachings are so extensive you may think it tiresome to practise them. That is why I instruct you in this way that you can reach the goal quickly.
What happens to the cause of suffering – Lobha, Dosa, and Moha (greed, aversion and delusion) – when you control your mind in this way ?
U: They are cut out and become quiet.
S: People write and preach a lot about Lobha, Dosa and Moha. Don’t they ? When they debate, they talk only to win the debate, whoever they are talking to. But if they establish awareness of breathing and make their minds stable they acquire real merit. Why don’t we try to do this ?
U: Yes, sir.
S: Will there be worry, fear, and greed at that time ?
U: They won’t be.
S: No, they won’t; there won’t be any worry, fear, or greed. If there is worry, fear, or greed, are you happy or unhappy ?
U: Unhappy, sir.
S: And if there is no worry, fear, or greed ?
U: Then one is happy.
Tuy nhiên các con cần phải thiết lập sự nỗ lực dũng mãnh và tập trung tâm thức của mình vào một đối tượng tùy thuận theo Giáo Lý của Đức Phật, như Sư đã nói, và giữ không cho tất cả các đối tượng khác vào. Khi các con khắn khít tâm thức của mình vào một đối tượng duy nhất với sự nỗ lực dũng mãnh và ổn định, thế rồi các con sẽ được an trú ở trong Giáo Lý. Có phải như vậy không ?
U Ba Khin: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.
S: Thiết lập sự chú tâm của mình như thế, đó là sự nỗ lực (Cần, Tinh Tấn). Khi các con khắn khít sự chú tâm của mình vào một đối tượng và không có đối tượng nào khác thâm tháo tâm thức của mình và sự chú tâm của các con được ổn
định, là các con đạt đến Cần Như Ý Túc. Vì lẽ Giáo Lý rất là thậm đại, các con có thể nghĩ rằng nó quả là mệt mỏi để tu tập chúng. Đó là lý do vì sao Sư hướng dẫn các con trong phương thức nầy để mà các con có thể đạt đến mục tiêu một cách nhanh chóng.
Điều chi sẽ xẩy đến các tác nhân của sự khổ đau – Tham, Sân và Si (sự tham lam, sự ác cảm, và sự si mê) – khi các con kiểm soát tâm thức của mình trong phương thức nầy ?
U: Chúng đã được chặt đứt và trở nên tĩnh lặng.
S: Người ta viết ra và thuyết giảng rất nhiều về Tham, Sân và Si. Có phải không ? Khi họ tranh luận, họ đã nói chỉ để giành chiến thắng trong cuộc tranh luận, bất luận người nào mà họ đang nói tới. Tuy nhiên nếu như họ thiết lập sự tỉnh giác vào hơi thở và làm cho tâm thức của họ ổn định thì họ có được phước báu thực sự. Vì sao chúng ta không cố gắng để thực hiện điều nầy ?
U: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.
S: Sẽ có sự lo lắng, sự sợ hãi, và sự tham lam tại thời điểm đó không ?
U: Sẽ không có.
S: Không, sẽ không có; sẽ không có bất kỳ sự lo lắng, sự sợ hãi, hay sự tham lam. Nếu như có sự lo lắng, sự sợ hãi, hoặc sự tham lam, thì các con được hạnh phúc hay không hạnh phúc ?
U: Không hạnh phúc, kính bạch Ngài.
S: Và nếu như không có sự lo lắng, sự sợ hãi, hoặc sự tham lam ?
U: Thế thì người ta được hạnh phúc.
S: If one establishes effort only for one split second the Viriya – Iddhipàda arises. It excludes worry, fear, and greed, and there is happiness. There are types of happiness which are not related to the happiness achieved through the Buddha’s Teachings, but people still call them happiness. What sort of happiness am I talking about ? I am talking about the happiness of becoming a human being or Deva, of becoming a King, a rich man, a Universal Monarch, a Deva King, a Sakka, or a Brahmà. Of course their enjoyment is also called happiness… But let me give an example. If you were asked to bear the golden royal insignia and live in the golden palace of a country that abounded with gold, silver, gems, rice, water and paddy, that was plentiful in everything, would you accept this offer or not ?
U: Of course I would accept.
S: Of course you would accept. This country is so rich that there is absolutely nothing missing. So you would live wearing your crown in your golden palace smiling all the time. So I think, smiling like that all the time, you would enjoy yourself; you would be happy, wouldn’t you ? Would this happiness keep worry, fear, and wanting away ?
U: No, it wouldn’t.
S: Oh, really ?
U: It wouldn’t, sir.
S: I mean at that moment, you see.
U: It wouldn’t.
S: Why are they all smiling and happy then ?
U: Somebody could try to usurp the kingdom. If something happens in his territory he would have duties to fulfil.
S: Nếu một người thiết lập sự nỗ lực chỉ cho một khoảng giây khắc thì Cần Như Ý Túc khởi sinh. Nó loại trừ sự lo lắng, sự sợ hãi, và sự tham lam, và có sự hạnh phúc. Có nhiều thể loại hạnh phúc mà không có liên quan đến sự hạnh phúc đã đạt được thông qua Giáo Lý của Đức Phật, tuy nhiên người ta vẫn cứ gọi chúng là sự hạnh phúc. Thể loại hạnh phúc nào mà Sư đang nói đến vậy ? Sư đang nói về sự hạnh phúc để trở thành một con người hay là một Thiên Tử, để trở thành một vị vua, một người giàu có, một Chuyển Luân Thánh Vương, một Thiên Chủ, một Đế Thích, hay là một Phạm Thiên. Lẽ tất nhiên niềm vui thích của họ cũng được gọi là sự hạnh phúc … Tuy nhiên hãy để Sư cho một thí dụ. Nếu như các con được yêu cầu để mang huy hiệu hoàng gia bằng vàng ròng và sống trong cung điện vàng ròng của một đất nước mà đã được đầy dẫy với vàng, bạc, ngọc quý, gạo, nuớc và lúa thóc, quả là sung túc trong tất cả mọi thứ, các con sẽ chấp nhận lời đề nghị nầy hay không ?
U: Lẽ tất nhiên con sẽ chấp nhận.
S: Lẽ tất nhiên các con sẽ chấp nhận. Đất nước nầy rất là giàu có mà quả tất nhiên là không có thiếu điều chi cả. Thế là các con sẽ sống với việc đội vương miện của mình trong cung điện vàng ròng của các con và miệng luôn mãi là mỉm cười. Thế là Sư nghĩ rằng, việc luôn mãi mỉm cười như thế đó, các con sẽ là vui thích, các con sẽ là hạnh phúc, phải không ? Điều hạnh phúc nầy sẽ lánh xa khỏi sự lo lắng, sự sợ hãi, và sự tham lam không ?
U: Dạ thưa không, nó sẽ không được.
S: Ồ, thực vậy sao ?
U: Nó sẽ không được, kính bạch Ngài.
S: Sư muốn nói vào thời điểm đó, các con nắm được.
U: Nó sẽ không được.
S: Tại sao tất cả họ lại đang mỉm cười và hạnh phúc như thế ?
U: Một người nào đó có thể cố gắng chiếm đoạt vương quốc. Nếu như có điều chi xẩy ra ở trong lãnh thổ của mình thì ông ta sẽ có nhiệm vụ để đáp trả.
S: There is nothing like that. This country is so good that there is no danger or worry of that kind. It is a very peaceful country. There is no problem at all; everything is calm and quiet. It is that kind of country. No troubles at all, you just have to live in the golden palace wearing your crown. You simply live there with your ministers, troops, concubines, and wives. You live always with a smile on your face. Will worry, fear, greed, and anxiety be kept at bay in these circumstances ? You are always smiling and happy. So, do you think there is any worry ?
U: There will be, sir.
S: Why ?
U: Because there is the fear of death.
S: Yes, there will still be the fear of death. But you are smiling still. What is this smiling ? What are Lobha, Dosa, and Moha ?
U: They won’t be kept away.
S: Even smiles don’t keep them away ?
U: No, sir.
S: What do smiles mean ?
U: They indicate that the object of mind is Lobha (greed).
S: Really ? Is one happy if there is Lobha ?
U: No, sir.
S: Is Lobha cool and pleasant ?
U: No, it isn’t.
S: Is it Kusala (skilful) or Akusala (unskillful) ?
U: It is Akusala.
S: Are you happy when you are smiling as we just said ?
U: No, sir.
S: Chẳng có điều chi như thể đó. Đất nước nầy rất là tốt để mà không có điều nguy hiểm hay là sự lo lắng của thể loại đó. Đó là một đất nước rất là thanh bình. Không có bất cứ vấn đề nào cả, tất cả mọi thứ đều an tịnh và tĩnh lặng. Đó là bản tính của đất nước. Không có bất cứ điều hệ lụy nào cả, các con chỉ là sống trong cung điện vàng ròng với việc đội vương miện của mình. Các con đơn thuần sống ở nơi đó với các vị bộ trưởng của các con, quân đội, các phi tần và những người vợ. Các con sống luôn mãi với một nụ cười ở trên gương mặt của mình. Sự lo lắng, sự sợ hãi, sự tham lam, và sự ưu não sẽ được ngăn không cho đến gần trong những trường hợp nầy không ? Các con luôn mãi là đang mỉm cười và hạnh phúc. Thế thì, các con có nghĩ rằng có bất kỳ sự lo lắng nào không ?
U: Điều đó sẽ có, kính bạch Ngài.
S: Vì sao ?
U: Vì lẽ có sự sợ hãi về sự chết.
S: Đúng vậy, sẽ vẫn còn bị sự sợ hãi về sự chết. Nhưng mà các con vẫn đang mỉm cười. Sự mỉm cười nầy là chi ? Tham, Sân, và Si là những điều chi ?
U: Chúng sẽ không bị tránh ra xa.
S: Ngay cả những sự mỉm cười không làm cho chúng tránh ra xa ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Những sự mỉm cười có ý nghĩa là chi ?
U: Chúng biểu thị rằng đối tượng của tâm thức là Tham (sự tham lam).
S: Thực vậy sao ? Một người là hạnh phúc nếu như có Tham ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Tham thì mát mẻ và duyệt ý ?
U: Dạ thưa không, nó thì không phải vậy.
S: Nó là Thiện (sự khôn khéo) hay là Bất Thiện (sự không khôn khéo) ?
U: Nó là Bất Thiện.
S: Các con có hạnh phúc khi các con đang mỉm cười điều mà chúng ta vừa mới nói không ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: But you are smiling great smiles, aren’t you ? But you aren’t happy yet. You are king, aren’t you ? Maybe you aren’t happy because you rule only one country ? I’ll give you another one. So ?
U: Even then I won’t be any happier.
S: Are you going to tell me that you don’t want another country ?
U: No sir, I would take it.
S: You would take it, but still not be happy. Well, I won’t give you just another country; I’ll give you the whole continent. Will you tell me that you don’t want it ?
U: No, sir.
S: So, will you be happier then ?
U: I won’t be happier.
S: Really ? All right, I won’t give you just another continent, but the whole planet and the Jewel of the Wheel of the Universal Monarch. Now, there won’t be any worry or fear. With the turning of the Jewel of the Wheel you will become a Universal Monarch. Will you be happy now ?
U: I won’t, sir.
S: Will you feel calm and cool ?
U: I won’t.
S: Why not, disciple ?
U: There is still the burning of Lobha, Dosa, and Moha. S: Oh, is it still there ?
U: It’s still there.
S: So you aren’t happy yet. Well now, what about Sakka, the Brahmàs, and the Deva Kings ?
U: The same applies to them also.
S: We said they were happy and now you tell me the contrary ?
U: The objects of their minds are Lobha, Dosa, and Moha.
S: Nhưng mà các con đang tủm tỉm rất nhiều nụ cười, có phải không ? Tuy nhiên các con vẫn chưa được hạnh phúc. Các con là vua, phải không ? Có thể là các con không được hạnh phúc là vì các con cai trị chỉ có một đất nước ? Sư sẽ cho các con thêm một cái nữa. Thì sao ?
U: Mặc dù vậy, con sẽ không có thêm bất kỳ hạnh phúc nào cả.
S: Các con đang nói với Sư rằng các con không muốn có thêm một đất nước nữa ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con sẽ lấy nó.
S: Các con sẽ lấy nó, nhưng vẫn không có được hạnh phúc. Thôi được, Sư sẽ không chỉ cho thêm các con một đất nước nữa, mà Sư sẽ cho các con cả toàn bộ lục địa. Các con sẽ nói với Sư rằng các con không muốn điều đó ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Thế là, các con sẽ có được hạnh phúc hơn nào ?
U: Con sẽ không có được thêm hạnh phúc hơn.
S: Thực vậy sao ? Được rồi, Sư sẽ không chỉ cho thêm các con một lục địa nữa, mà là toàn bộ cả hành tinh và Luân Xa Báu của Chuyển Luân Thánh Vương. Bấy giờ, sẽ không có bất kỳ một sự lo lắng hay sự sợ hãi nào. Với sự vận xoay của Luân Xa Báu các con sẽ trở thành một Chuyển Luân Thánh Vương. Bấy giờ các con sẽ có được hạnh phúc không ?
U: Con sẽ không có, kính bạch Ngài.
S: Các con sẽ cảm giác an tịnh và mát mẻ không ?
U: Con sẽ không có.
S: Tại sao không, nầy đệ tử ?
U: Vẫn còn có sự đốt cháy bởi Tham, Sân và Si. S: Ồ, nó vẫn còn ở nơi đó sao ?
U: Nó vẫn còn ở nơi đó.
S: Do vậy các con vẫn chưa có được hạnh phúc. Vậy thì bấy giờ, các con nghĩ sao về Vua Trời Đế Thích, Chư Phạm Thiên, và các vị Thiên Chủ ?
U: Việc nầy cũng thích dụng tương tự đối với họ.
S: Chúng ta đã nói rằng họ đã có được hạnh phúc và bây giờ thì các con nói với Sư điều trái ngược lại ?
U: Các đối tượng của các tâm thức của họ là Tham, Sân và Si.
S: Oh really ? Let it be. If one lives to a ripe old age always smiling and then dies smilingly, will he find peace in the cycle of births and deaths ?
U: He won’t find peace.
S: Where will this smiling fellow go ?
U: When the (good) Kamma of this smiling person comes to an end, his fate will turn.
S: Yes, and where will this smiling fellow end up ?
U: Because of his smiling, the mind will be controlled by Lobha and he is destined for the lower worlds.
S: Oh really… I though that being happy was good, disciples. Is it not good? I have to ask you “is it good ?”
U: (Laughing) No, it isn’t.
S: OK, we are not happy yet. But when I asked whether we would be happy later on, you said no. There was no peace, you said.
U: There is no peace.
S: So, now there is no peace, what about later ? Will it become just a little bit better ?
U: It won’t improve, sir.
S: What will happen, in the lower planes …
U: We will go to the lower planes.
S: Really ? So, there is no peace now, there won’t be any after. Which is worse ?
U: It will be worse later.
S: Ồ thực vậy sao ? Thôi kệ nó đi. Nếu một người sống cho đến cao niên lớn tuổi luôn mãi mỉm cười và sau đó mệnh chung trong lúc đang mỉm cười, ông ta sẽ tìm thấy sự bình an trong vòng tuần hoàn của sanh và tử không ?
U: Ông ta sẽ không tìm thấy sự bình an.
S: Anh bạn đang mỉm cười nầy sẽ đi đâu ?
U: Khi (Thiện) Nghiệp của người đang mỉm cười nầy đi đến chỗ kết thúc, thì vận mạng của ông ta sẽ chuyển đổi.
S: Đúng vậy, và anh bạn đang mỉm cười nầy sẽ kết thúc ở nơi đâu ?
U: Do bởi việc mỉm cười của ông ta, tâm thức sẽ bị điều khiển bởi Tham
và ông ta đã đi đến các cõi giới thấp kém.
S: Ồ thật vậy à … Sư đã nghĩ rằng trạng thái được hạnh phúc đó đã là Thiện, nầy các đệ tử. Đó không phải là Thiện sao ? Sư chắc phải vấn hỏi các con là “Đó phải là Thiện không ?”
U: (Cười) Dạ thưa không, nó không phải vậy.
S: Được lắm, chúng ta vẫn chưa có được hạnh phúc. Tuy nhiên khi Sư đã vấn hỏi liệu rằng chúng ta sẽ được hạnh phúc sau nầy không, thì các con đã trả lời là không. Không có được bình an, các con đã nói.
U: Không có sự bình an.
S: Vậy thì, bây giờ thì không có bình an, còn về sau thì sao ? Nó sẽ trở nên khá hơn một chút ít nào không ?
U: Nó sẽ không có khá hơn, kính bạch Ngài.
S: Điều chi sẽ xẩy ra, trong các cõi giới thấp kém …
U: Chúng con sẽ đi đến các cõi giới thấp kém.
S: Thực vậy sao ? Thế là, không có bình an hiện bây giờ, về sau cũng sẽ không có một chút nào. Mà là tồi tệ hơn ?
U: Nó sẽ là tồi tệ hơn về sau nầy.
S: Oh …We all thought we were quite all right, but not so. But now we’ve got the Teachings of the Buddha and we can have as much of it as we want, can’t we ?
U: We can.
S: Endowed with the ability to accept the Teachings we can take up one technique with steadfastness. Will the happiness that derives from this practice become less the more we use it, the more we practise ?
U: It won’t.
S: Will it ever be exhausted ?
U: It won’t.
S: Oh, really ? My word, this thing is good. Isn’t it, my dear disciples ? And if we use it all the time, continuously, will it then get used up, will it come to an end?
U: It will neither diminish nor get used up.
S: Wait a minute. We shall keep our attention focused while we are sitting like this, but while we are standing, can we still practise this ?
U: We can.
S: And when we are walking ?
U: We can.
S: Yes, we have to carry the burden of our body. It is not the same as other worldly possessions. When you work hard to acquire various jewels and gold and are successful, you will store them away in a certain place, I think. But having acquired our body and mind, the five Khandhas, is it possible to live with ease, happily and without making great efforts ?
U: It isn’t possible.
S: We have to shoulder our burden. We can’t rest for a short moment even, can we ? And for whom do we have to shoulder the burden of our bodies without ever taking rest ?
U: For ourselves.
S: For the five aggregates.
U: For the five aggregates, sir.
S: Ồ … Tất cả chúng ta đều đã nghĩ rằng chúng ta đã hoàn toàn ổn định rồi, nhưng mà không phải như vậy. Tuy nhiên hiện giờ chúng ta đã có được Giáo Lý của Đức Phật và chúng ta có thể có bao nhiêu về Giáo Lý cũng được nếu chúng ta muốn, phải không ?
U: Chúng ta có thể.
S: Đã hội được túc duyên với khả năng để đón nhận Giáo Lý, chúng ta có thể nắm bắt một kỹ thuật với sự kiên định. Niềm hạnh phúc mà bắt nguồn từ nơi việc tu tập nầy sẽ trở nên ít hơn khi chúng ta càng vận dụng lấy nó, khi chúng ta càng tu tập lấy nó không ?
U: Nó sẽ không là như vậy.
S: Liệu nó có bao giờ sẽ bị cạn kiệt không ?
U: Nó sẽ không là như vậy.
S: Ồ, thật như vậy sao ? Từ ngữ của Sư, sự việc nầy là Thiện. Có phải không, các đệ tử thân thương ? Và nếu như chúng ta luôn mãi vận dụng nó, một cách liên tục, thế rồi nó sẽ bị cạn kiệt đi, nó sẽ đi đến một sự chấm dứt không ?
U: Nó sẽ không thoái giảm đi mà cũng không bị cạn kiệt đi.
S: Hãy đợi cho một phút. Chúng ta sẽ gìn giữ sự chú tâm của chúng ta đã được tập trung trong khi chúng đang ngồi như thế nầy đây, nhưng mà trong khi chúng ta đang đứng, chúng ta vẫn có thể tu tập được điều nầy không ?
U: Chúng ta có thể.
S: Và khi chúng ta đang đi ?
U: Chúng ta có thể.
S: Đúng vậy, chúng ta phải cưu mang gánh nặng của cơ thể của chúng ta. Nó quả là không có giống với các tài sản khác thuộc về thế gian. Khi các con tích cực làm việc để có được rất nhiều vàng và ngọc ngà châu báu, và đã được thành công, các con sẽ cất giấu chúng trong một chỗ nơi an toàn, Sư nghĩ vậy. Tuy nhiên sau khi đã có được xác thân của chúng ta và tâm thức, ngũ Uẩn, thì có thể nào sống một cách dễ dàng, một cách hạnh phúc và chẳng có sự tạo tác các sự nỗ lực to lớn nào không ?
U: Điều đó không thể có được.
S: Chúng ta phải gánh lấy gánh nặng của chúng ta. Ngay cả chúng ta không thể nào nghỉ ngơi dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, chúng ta có thể được không ? Và để cho ai mà chúng ta phải gánh vác gánh nặng của cơ thể của chúng ta không có bao giờ được ngơi nghỉ ?
U: Để cho chúng ta.
S: Để cho ngũ uẩn.
U: Để cho ngũ uẩn, kính bạch Ngài.
S: Yes we have to work, disciples. If I practise this awareness a lot, then I don’t want to miss the happiness that derives from it. Isn’t it possible to practise this all the time ?
U: It is possible, sir.
S: This is very good. Will it diminish ?
U: No, sir, it won’t.
S: Is it tiresome to keep up this awareness ?
U: It isn’t tiresome.
S: Will you use up material goods you have saved up ?
U: No, sir.
S: You won’t. What about your work, will it be disturbed ?
U: It won’t be disturbed.
S: Will others know about our practice ?
U: They won’t notice.
S: Oh, the other people won’t notice ? Yes, disciple, when we have the Teachings of the Buddha and practise them continuously, when we are able to focus our mind on the object, we won’t get tired, will we ?
U: We won’t, sir.
S: We won’t spend anything, our work won’t be disrupted, and others won’t even notice. You receive the Teachings in no time and then you say to yourself “Now I shall follow these Teachings”. When you have this volition and put forth effort then the Viriya – Iddhipàda factor will arise and you will arrive at the goal in no time. If you take up the practice now, will you progress be slow or fast, my disciples ?
U: According to circumstances, sir, sometimes it will be slow, sometimes …
S: No ! Wait, wait ..
U: Yes, sir.
S: Đúng vậy, chúng ta phải làm việc, nầy các đệ tử. Nếu như Sư tu tập sự tỉnh giác nầy thật là nhiều, thế rồi Sư không muốn mất đi niềm hạnh phúc mà bắt nguồn từ nơi đó. Vậy có thể thường luôn tu tập sự việc nầy có được không ?
U: Có thể được, kính bạch Ngài.
S: Điều nầy rất là tốt. Nó sẽ bị thoái giảm không ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó sẽ không bị.
S: Có mệt mỏi để tiếp tục duy trì sự tỉnh giác nầy không ?
U: Không có mệt mỏi.
S: Các con sẽ tận dụng các thể chất thiện hảo mà các con đã có tích trữ ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Các con sẽ không có. Còn việc làm của các con thì sao, nó sẽ bị quấy rầy không ?
U: Nó sẽ không bị quấy rầy.
S: Những người khác sẽ hiểu biết về việc tu tập của chúng ta không ?
U: Họ sẽ không nhận biết được.
S: Ồ, những người khác sẽ không nhận biết được sao ? Đúng vậy, nầy đệ tử, khi chúng ta có được Giáo Lý của Đức Phật và tu tập chúng một cách liên tục, khi chúng ta có khả năng tập trung tâm thức của mình vào đối tượng, thì chúng ta sẽ không cảm thấy mệt mỏi, phải không ?
U: Chúng ta sẽ không có, kính bạch Ngài.
S: Chúng ta sẽ không tiêu phí bất cứ điều chi, việc làm của chúng ta sẽ không bị quấy rầy, và chí đến những người khác sẽ không nhận biết được. Các con đón nhận Giáo Lý trong một phút chốc và sau đó các con tự nhủ “Bây giờ tôi sẽ nương theo Giáo Lý nầy.” Khi các con có được tác ý nầy và ra sức nỗ lực, thế rồi yếu tố Cần Như Ý Túc sẽ khởi sinh và các con sẽ đến được mục tiêu trong một phút giây. Bấy giờ nếu như các con vận dụng việc tu tập, thì sự tiến trình của các con sẽ là chậm hay là nhanh, nầy các đệ tử của Sư ?
U: Tùy theo hoàn cảnh, kính bạch Ngài, đôi khi thì nó sẽ chậm, đôi khi thì ..
S: Không, hãy chờ nào, hãy chờ …
U: Dạ vâng, kính bạch Ngài.
S: Never mind about this. If I focus my attention according to the Teachings and keep it with the awareness of respiration, isn’t this much possible ?
U: It is possible.
S: Is this quick or slow ?
U: It is quick, sir.
S: You see. If you establish effort, the Viriya – Iddhipàda factor arises. Can you say how quick this is ?
U: Yes, sir.
S: Have you put your attention there and does it stay ?
U: Yes, sir.
S: As I decide to put it there, it stays, doesn’t it ?
U: It does.
S: So if it stays, you have reached happiness. Are you able to speak as quickly as this happiness is able to arise ?
U: I am not, sir.
S: It is early to achieve happiness if you want it.
U: Yes, sir.
S: Đừng bận tâm về điều nầy. Nương theo Giáo Lý, nếu như Sư tập trung sự chú ý của mình và gìn giữ nó với sự tỉnh giác vào sự hô hấp, thế thì điều nầy có thể được hay không ?
U: Điều đó thì có thể được.
S: Điều nầy là nhanh hay là chậm ?
U: Nó thì nhanh, kính bạch Ngài.
S: Các con thấy đấy. Nếu như các con thiết lập sự nỗ lực, thì yếu tố Cần Như Ý Túc khởi sinh. Các con có thể nói điều nầy nhanh như thế nào không ?
U: Dạ thưa được, kính bạch Ngài.
S: Khi các con đặt sự chú tâm của mình vào nơi đó và nó trú vào nơi đó ?
U: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.
S: Khi Sư quyết định đặt nó ở nơi đó, thì nó trú vào nơi đó, có phải không ?
U: Nó là vậy.
S: Thế thì nếu như nó trú vào nơi đó, thì các con đã đạt đến niềm hạnh phúc. Các con có thể nói một cách mau lẹ rằng niềm hạnh phúc nầy có năng lực để khởi sinh không ?
U: Con thì không, kính bạch Ngài.
S: Quả là dễ dàng để đạt được niềm hạnh phúc nếu như các con muốn nó.
U: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.
S: This is the highest sort of Kusala. Do you hear ? This is the highest, the highest. Only if you have Pàramì can you be born as human and receive the Buddha Dhamma. This type of Kusala cannot be put in numbers. Do you understand ? Then, the six qualities of the Dhamma are there, the qualities of the Buddha, the Dhamma, and the Sangha. When the Buddha taught this, people understood. Among the six qualities of the Dhamma, Akàliko is one, isn’t it ? What does Akàliko mean ?
U: Immediateness.
S: Immediateness means that as soon as you fix your attention the results come. So, if you establish effort with intelligence the results come so quickly that you can’t say “there” quicker than they come. Or you can’t even think that fast. Is it so ? If you establish awareness now, if you keep it here with your effort, happiness arises in the very same moment. This is immediate, who would have to question this any more ?
U: Who would have to doubt his own experience ?
S: Yes, when happiness has arisen there is no looking for it any more. The answer comes by itself, doesn’t it ? It doesn’t take any time. All of you are bright people, and you have understood the Teachings of the wise and compassionate while still young, even before the words of instruction were complete. Though you understood, at times your mind will think as it pleases, but let us practise. What happens in the mind when we plan to practise to acquire Kusala ?”I’ll perform Kusala later on, now I have to do this quickly”. Doesn’t this happen to you ?
U: It does.
S: Đây là thể loại tối thượng của việc Thiện. Các con có nghe không ? Đây là tối thượng, là tối thượng. Chỉ khi nào các con có Pháp Toàn Thiện thì các con có thể được sinh ra như là một con người và đón nhận Phật Pháp. Đây là thể loại Thiện không thể nào đưa ra được những con số. Các con có hiểu không ? Và rồi, có sáu ân đức của Pháp, những ân đức của Phật, Pháp, và Tăng. Khi Đức Phật đã giảng dạy về điều nầy, người ta đã được liễu tri. Có phải Bất Đoạn Thời là một trong sáu ân đức của Pháp, phải không ? Bất Đoạn Thời có nghĩa là chi ?
U: Liền tức thì.
S: Liền tức thì có nghĩa là ngay khi các con khắn khít sự chú tâm của mình thì các kết quả liền hiện bầy. Thế là, nếu như các con thiết lập sự nỗ lực với trí tuệ thì những kết quả liền hiện bầy một cách rất nhanh chóng để mà các con không thể nào nói rằng “cái đó” nhanh hơn cả chúng hiện bầy. Hoặc thậm chí các con không thể nào nghĩ nó mau lẹ đến thế. Nó là như thế ư ? Nếu như các con thiết lập sự tỉnh giác ngay bây giờ, nếu như các con gìn giữ được nó ở tại đây với sự nỗ lực của các con, thì niềm hạnh phúc khởi sinh ngay chính khoảnh khắc nầy. Đây là liền tức thì, còn có ai sẽ vấn hỏi điều nầy nữa không ?
U: Người sẽ có nghi vấn về chính sự kinh nghiệm của riêng mình ?
S: Đúng vậy, khi niềm hạnh phúc đã được khởi sinh thì không có còn tìm kiếm nó chi nữa. Câu trả lời chính tự nó hiện bầy, phải không ? Nó không đánh mất một chút thời gian nào cả. Tất cả các con là những người sáng suốt, và các con đã có được liễu tri Giáo Lý của bậc Trí Tuệ và đầy lòng bi mẫn trong khi vẫn còn tuổi trẻ, ngay cả trước khi các từ ngữ của lời chỉ dạy đã được chấm dứt. Cho dù các con đã được liễu tri, đôi khi tâm thức của các con sẽ nghĩ dù 310at u310 là hoan hỷ, tuy nhiên chúng ta hãy tu tập đi. Điều chi sẽ xẩy ra trong tâm thức khi chúng ta có kế hoạch để tu tập cho đạt được việc Thiện ? “Tôi sẽ thực hiện việc Thiện về sau nầy, bây giờ Tôi phải làm việc nầy một cách nhanh chóng.” Có phải điều nầy xẩy đến với các con không ?
U: Nó là vậy.
S: Is it good to think and speak like this ?
U: No, sir.
S: And then you make effort and the Viriya – Iddhipàda factor has arisen.
What is the right thing to do ?
U: The right thing to do is to practise.
S: Yes. If you want to become happier and happier, you have to put effort as soon as you have received the instructions of the Buddha and have accepted them. Then the Viriya – Iddhipàda factor will arise. When you make use of this factor that arises in a split a second, does it get consumed ?
U: It doesn’t.
S: Does it diminish ?
U: It doesn’t.
S: If you decide that the happiness you have is quite sufficient for now and the future and say “I don’t want to progress” can you practise and not progress ?
U: One will progress.
S: If you practise not just for a short time, but longer, will you achieve only as much as you get out of a short period of practice ?
U: One will get more.
S: Điều đó quả là tốt để nghĩ suy và nói như thế nầy không ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Và rồi các con nỗ lực và yếu tố Cần Như Ý Túc đã được khởi sinh. Việc phải nên làm là chi ?
U: Việc phải nên làm đó là tu tập.
S: Đúng vậy. Nếu như các con muốn trở nên được hạnh phúc và càng hạnh phúc hơn nữa, thì các con phải ra sức nỗ lực ngay khi các con đã được đón nhận những huấn từ của Đức Phật và đã có được tín thọ dụng lấy chúng. Bấy giờ yếu tố Cần Như Ý Túc sẽ khởi sinh. Khi các con tận dụng cái yếu tố nầy để cho nó khởi sinh trong một khoảng giây khắc, liệu nó có làm hao tổn lực không ?
U: Nó không làm.
S: Liệu nó có làm suy yếu không ?
U: Nó không làm.
S: Nếu như các con quyết định rằng niềm hạnh phúc mà các con đã có thực sự là đầy đủ cho hiện tại và vị lai và nói rằng “Tôi không muốn tiến hóa”, có thể nào các con tu tập và không tiến hóa không ?
U: Người ta sẽ tiến hóa.
S: Nếu như các con tu tập không chỉ là cho một thời gian ngắn ngủi, trái lại lâu dài hơn, liệu các con sẽ đạt được cũng chỉ bằng với việc các con kiếm được ở một giai đoạn ngắn ngủi của sự tu tập không ?
U: Người ta sẽ nhận được nhiều hơn nữa.
S: This is good, disciple. This is possible because we are now in an auspicious era, because we are born into the right form of existence and because you make right efforts. The energetic get the true answer even without asking others. Very good. Do you hear ? Isn’t this so ?
U: It is so.
S: So, even if we live with this happiness all the time, it won’t diminish, it won’t be used up. And what happens if one doesn’t want to progress ?
U: It isn’t possible not to progress, sir.
S: Yes. If you aspire to this there must be many different troubles. Is it possible to attain Bodhi or not ?
U: It is possible.
S: It is possible now and in the future. So let us say “I don’t want to progress” and then focus our minds. Is this possible ?
U: It isn’t possible not to progress if we work.
S: Do we achieve greater happiness the more we work ?
U: We do, sir.
S: We can attain Bodhi and we can also choose the time and the place of birth. We can then choose a good existence as we wish. When you attain the happiness you desire, what else do you need.
U: Nothing else, sir.
S: You don’t need anything, you just have to choose. Is choosing tiresome ?
U: It isn’t, sir.
S: Điều nầy là tốt, nầy đệ tử. Điều nầy là có thể xẩy ra vì lẽ hiện giờ chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên kiết tường, vì lẽ chúng ta được sinh ra trong hình tướng thích hợp của kiếp hữu sinh, và vì lẽ các con thực hiện Chánh Tinh Tấn. Năng lượng đạt được câu trả lời chân chánh mà thậm chí không có yêu cầu những người khác. Tốt lắm. Các con có nghe không ? Điều nầy có phải là như vậy không?
U: Nó là như vậy.
S: Như vậy, ngay cả khi chúng ta luôn mãi sống trong niềm hạnh phúc nầy, nó sẽ không có thoái giảm đi, nó sẽ không bị cạn kiệt đi. Và điều chi sẽ xẩy ra nếu như người ta không muốn tiến hóa ?
U: Không thể không có tiến hóa, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy. Nếu như các con có ước nguyện về điều nầy thì ắt hẳn là phải có rất nhiều hệ lụy sai biệt. Liệu có thể đạt được Giác Ngộ hay không ?
U: Điều đó có thể được.
S: Điều đó có thể được ngay hiện tại và trong vị lai. Thế thì chúng ta hãy nói rằng “Tôi không muốn tiến hóa”, và sau đó tập trung tâm thức của mình lại. Liệu có thể xẩy ra điều nầy không ?
U: Không thể không có tiến hóa nếu như chúng ta làm việc.
S: Chúng ta càng làm việc thì chúng ta gặt hái được niềm hạnh phúc to lớn hơn không ?
U: Chúng ta làm vậy, kính bạch Ngài.
S: Chúng ta có thể đạt được Giác Ngộ và chúng ta cũng có thể chọn lựa thời gian và nơi sản sinh. Và rồi chúng ta có thể chọn lựa một kiếp hữu sinh thích hợp như là chúng ta ước nguyện. Khi các con đạt được niềm hạnh phúc mà các con ao uớc, thì các con có cần điều chi nữa không ?
U: Không có cần điều chi khác nữa, kính bạch Ngài.
S: Các con không cần bất cứ điều chi, mà các con chỉ có việc chọn lựa.
Việc chọn lựa có làm mệt mỏi không ?
U: Nó không có, kính bạch Ngài.
S: You can attain it at any time. There are four stages to Nibbàna. Is it possible only for certain types of ariyas (Individuals who have attained one of the four stages) ? Do we have to choose the state of Nibbàna ?
U: No, sir.
S: What about the place ?
U: It isn’t necessary.
S: Yes. All by yourself, without any help ?
U: It’s possible.
S: And in a crowd ? If you go outside the pagoda it won’t be possible, I think. It is easy, isn’t it ? The Buddha, the all – compassionate and omniscient, taught many humans, Devas, and Brahmàs the knowledge that he had attained through penetrating the truth himself. These beings, full of confidence after receiving the Teachings, were able to fulfil their aspirations.
As you establish awareness you should establish continuous effort. There are many different types of people. Some are good at reciting or reading or preaching or explaining. I have no doubt you, disciples, with whoever you compete you will win.
U: Yes, sir.
S: Các con có thể đạt được điều đó bất cứ lúc nào. Có bốn giai đoạn đạt đến Níp Bàn. Có thể nào chỉ dành cho một vài hạng bậc Thánh không ? (những bậc mà đã đạt được một trong bốn giai đoạn). Các con có chọn lựa trạng thái của Níp Bàn không ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Còn về nơi chốn thì sao ?
U: Điều đó thì không cần thiết.
S: Đúng vậy. Tất cả đều tự nơi chính mình, mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào cả ?
U: Điều đó có thể được.
S: Và trong một đám đông ? Nếu như các con đi ra ngoài chùa thì điều đó sẽ không có thể được, Sư nghĩ vậy. Điều đó quả là dễ dàng, có phải không ? Đức Phật, với tất cả – lòng bi mẫn và toàn giác, đã giảng dạy rất nhiều người, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên tri kiến mà Ngài đã được thành đạt thông qua việc thấu triệt chân lý do bởi chính tự nơi Ngài. Những chúng hữu tình nầy, trọn vẹn niềm tín thành sau việc tiếp nhận Giáo Lý, đã có khả năng để hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của mình.
Khi các con thiết lập sự tỉnh giác, thì các con sẽ thiếp lập nối tiếp theo sự nỗ lực. Con người thì có rất nhiều hạng loại sai biệt. Một số thì thích hợp với việc trùng tụng hay là việc tụng đọc, hoặc việc thuyết giảng hay là việc giải thích. Sư không có nghi vấn về các con, với bất cứ người nào mà các con đua tranh thì các con sẽ chiến thắng.
U: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.
S: Yes, though others are victorious in their talk, will they achieve anything if they don’t practise ?
U: No.
S: So, what’s the difficulty ? Talking is tiresome, isn’t it ? All we have to do is to make efforts to bring to fruition the aspirations we have made and work as the wise ones of old. Understanding that we have to take up this work our minds will be focused. You are very busy. You may say “We will practise later when we are free.” Does this thought come up still ?
U: It does.
S: Sometimes the mind is like that. But I think you don’t actually say so ?
U: We might, sir.
S: You even speak your mind ?
U: We do.
S: Well, if you want to say this, never mind. But for the future can’t you burn these impurities out ? You have the Teachings of the Buddha. When this happens to you, [when you want to procrastinate], get rid of your doubts. Strive to find the answers without asking others. If you focus right now, won’t you get the answers immediately ? Isn’t this possible ?
U: Yes, it is possible, sir.
S: It is possible to focus as you sit here.
U: Yes, sir, it is.
S: Đúng vậy, mặc dù những người kia đã chiến thắng trong cuộc nói chuyện của mình, họ sẽ đạt được bất cứ điều gì nếu như họ không tu tập ?
U: Dạ thưa không.
S: Thế thì, điều chi là sự khó khăn ? Nói chuyện là mệt mỏi, phải không ? Tất cả chúng ta phải làm, là phải nỗ lực để dẫn đến trổ sanh thành trái quả các sở nguyện cầu mà chúng ta đã thực hiện và làm việc giống như các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa. Liểu tri được điều đó chúng ta phải bắt tay vào việc làm nầy thì tâm thức của chúng ta sẽ có được tập trung. Các con thì rất là bận rộn. Các con có thể nói rằng “Chúng ta sẽ tu tập sau nầy khi chúng ta được rảnh rỗi”. Sự suy nghĩ nầy vẫn còn nẩy sinh lên không ?
U: Nó là vậy.
S: Đôi khi tâm thức là như thế đó. Tuy nhiên Sư nghĩ các con không thực sự là nói như vậy ?
U: Chúng con có thể, kính bạch Ngài.
S: Các con nói chuyện ngay cả với tâm thức của mình ?
U: Chúng con có.
S: Thôi được , nếu như các con muốn nói điều nầy, thì không sao cả. Tuy nhiên trong thời vị lai các con không thể nào thiêu đốt hết những uế tạp nầy sao ? Các con có Giáo Lý của Đức Phật. Khi điều nầy xẩy đến với các con, [khi các con muốn trì hoãn], hãy từ bỏ các nghi vấn của các con đi. Hãy phấn đấu để tìm ra các câu trả lời mà không cần phải vấn hỏi những người khác. Nếu như các con tập trung ngay bây giờ, thì các con sẽ không có được các câu trả lời ngay tức thì sao ? Không có thể được điều nầy sao ?
U: Dạ thưa có, điều nầy có thể được, kính bạch Ngài.
S: Có thể tập trung như là các con ngồi tại đây.
U: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, nó được.
S: Is it also possible to maintain the happiness you achieve in this way when you are standing up ?
U: It is, sir.
S: Yes. And when you walk ?
U: It’s possible then, too.
S: You see, it is always possible.
U: If a person is able to maintain awareness, it’s possible.
S: What ability do you need ? There is nothing difficult in it. Or is it difficult after all ?
U: Once a person has acquired proficiency in this, it isn’t difficult anymore.
S: He says that it is not possible to simply focus here. Just put your attention here. That’s all. Well, isn’t that easy ?
U: It is easy, sir.
S: It is very so easy … The Buddha is incomparable. He accumulated virtues without ever resting. He completed his Pàramis on his own, working for the welfare of all, didn’t he ?
U: Yes, he did.
S: And because he could fulfil the Pàramìs it is easy for us now, isn’t it ? It is easy. How is it today ? You have to raise yourself up happily and complete your work. Then, depending on what your aspirations are, you simply take the bliss you desire. It is very easy. Don’t be modest. Don’t allow yourselves to think “This is not possible for me”, “This is not suitable for us”, “This is not proper for us”, “This is not for me”. Aim at what you desire. You will get it. Isn’t this so ?
U: Yes, it is, sir.
S: Nó cũng có thể duy trì niềm hạnh phúc mà các con đạt được trong phương thức nầy khi các con đang đứng lên không ?
U: Nó có, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy. Và khi các con đi ?
U: Nó cũng có thể được trong trường hợp đó, quả như thế.
S: Các con thấy đấy, nó thường luôn là có thể xẩy ra.
U: Nếu một người có khả năng để duy trì sự tỉnh giác, thì điều đó là khả thi.
S: Có thể là các con cần thiết điều chi ? Không có chút khó khăn nào trong điều đó. Hoặc xét cho cùng điều đó quả là khó khăn ?
U: Một khi một người đã có được sự thành thạo trong việc nầy, thì nó không phải là khó khăn nữa.
S: Ông ấy nói rằng không thể nào chỉ là thuần túy tập trung ở đây. Chỉ áp đặt sự chú tâm của mình ở đây. Chỉ có thế. Sao, nó dễ dàng như thế sao ?
U: Quả là nó dễ dàng, kính bạch Ngài.
S: Quả là nó cực kỳ dễ dàng … Đức Phật là bất khả tỷ giảo. Ngài đã tích lũy những đức hạnh mà không bao giờ ngơi nghỉ. Ngài đã hoàn thành những Pháp Toàn Thiện của Ngài cho bản thân mình, đang làm việc vì phúc lợi cho tất cả, phải không ?
U: Dạ thưa phải, Ngài đã làm.
S: Và bởi vì Ngài có thể hoàn thành viên mãn các Pháp Toàn Thiện điều đó quả là dễ dàng cho chúng ta hiện bây giờ, phải không ? Điều đó quả là dễ dàng. Ngày hôm nay thì như thế nào ? Các con phải tự vui mừng lên và hoàn thành công việc của mình. Sau đó, tùy thuận vào các sở nguyện cầu của mình, các con chỉ nắm bắt điều phúc lợi mà các con ước nguyện. Điều đó rất là dễ dàng. Đừng có khiêm tốn. Không tự cho phép mình được nghĩ suy “Việc nầy là bất khả thi đối với tôi”, “Việc nầy là không phù hợp đối với chúng ta”, “Việc nầy là không thích đáng đối với chúng ta”, “Việc nầy là không phải cho tôi”. Hãy tập trung vào điều mà các con ước nguyện. Các con sẽ đạt được điều đó. Có phải việc nầy là như thế không ?
U: Dạ thưa phải, điều đó là như vậy, kính bạch Ngài.
S: In the days of the Buddha, too, Devas, and Brahmàs came to the Buddha, worshipped him, and after they received his Teachings, they achieved everything; they completed all their various aspirations, didn’t they ?
U: They did.
S: Isn’t it possible to fulfil your aspiration by establishing unwavering effort while you are a King ? Can we count the names of king who attained complete understanding of the Dhamma ?
U: They are without number, sir.
S: Many wealthy people made efforts and attained understanding while continuing their work in business, didn’t they ?
U: They did.
S: Isn’t this possible ?
U: It is, sir.
S: Can you count how many wealthy people have done this ?
U: No, sir.
S: What about the people who were neither kings nor rich people.
U: They are innumerable.
S: All those who received the Teachings and who followed them assiduously fulfilled their wishes, didn’t they ?
U: They did.
S: Humans and Devas alike, all of them, lay disciple ! What about today, lay disciple ? The period is the same, the occasion is the same, the plane of existence is the same. If we simply establish our effort and accept the Teachings, do we still have to choose certain times to practise ?
U: There is no need for that.
S: Really ?
U: That is correct, sir.
S: Yes ! The time and the form of existence is right. You can achieve your aspirations when you wish, can’t you ?
U: That is correct, sir.
S: Yes ! Do you understand ? Before, they didn’t practise because they were busy. How is it with this “I’ll practise when I’m free ?” Do we still have to set times like this ?
U: It is not necessary to set aside certain times.
S: Trong những ngày của Đức Phật, cũng vậy, Chư Thiên, và Chư Phạm Thiên đã đi đến diện kiến Đức Phật, đã sùng kính Ngài, và sau khi họ đã tín thọ nhận Giáo Lý của Ngài, họ đã thành đạt được tất cả mọi thứ; có phải tất cả nơi họ đã làm hoàn thành các sở nguyện cầu sai biệt của mình, phải không ?
U: Họ đã làm vậy.
S: Có phải không thể nào hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của các con qua việc thiết lập bất dao động sự nỗ lực khi các con đang là một vị vua ? Liệu các con có thể đếm được các tên của những vị vua mà đã đạt được trọn vẹn sự liễu tri về Giáo Pháp không ?
U: Họ thì vô số lượng, kính bạch Ngài.
S: Có phải rất nhiều trưởng giả giàu có đã có nỗ lực và đã đạt được sự liễu tri trong khi vẫn đang tiếp tục công việc doanh nghiệp của mình, phải không ?
U: Họ đã làm vậy.
S: Việc nầy có khả thi không ?
U: Nó là vậy, kính bạch Ngài.
S: Liệu các con có thể đếm được có bao nhiêu trưởng giả giàu có đã làm được việc nầy ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Thế còn những người mà họ chẳng phải là các vị vua cũng chẳng là trưởng giả giàu có.
U: Họ thì vô số kể.
S: Có phải tất cả những người mà họ đã được lãnh hội Giáo Lý và đã nương vào Giáo Lý một cách cần mẫn mà họ đã làm hoàn thành viên mãn các ước nguyện của mình, phải không ?
U: Họ đã làm vậy.
S: Nhân Loại và Chư Thiên cũng tương tự, tất cả trong số họ, nầy cư sĩ đệ tử ! Thế còn ngày hôm nay thì sao, nầy cư sĩ đệ tử ? Mốc thời gian thì như nhau, cơ hội thì như nhau, cõi giới của kiếp hữu sinh thì như nhau. Nếu như chúng ta chỉ là thuần túy thiết lập sự nỗ lực của chúng ta và tín thọ Giáo Lý, thì liệu chúng ta vẫn còn phải chọn lựa những thời điểm nhất định để tu tập không ?
U: Không có cần thiết cho việc đó.
S: Thật vậy sao ?
U: Điều đó quả là chính xác, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy ! Thời gian và hình tướng của kiếp hữu sinh là thích hợp. Các con có thể thành đạt được các sở nguyện cầu của mình khi các con mong ước, có thể không ?
U: Điều đó quả là chính xác, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy ! Các con có hiểu không ? Trước đây, họ đã không tu tập bởi vì họ đã bị bận rộn. Làm thế nào mà với sự việc như vầy “Tôi sẽ tu tập khi Tôi được rảnh rỗi” ? Chúng ta vẫn còn phải thiết lập thời gian như thế nầy sao ?
U: Không nhất thiết phải để dành thời gian nhất định nào cả.
S: What happens if we practise only when we are free ? If we stop the practice, then we won’t attain what we ought to attain. But now, we do our work and something else as well: we also fulfil our aspirations. We get two things done at the same time, don’t we, lay disciples ? What is better: to get one thing done or to get two things doen at the same time ?
U: It is better to get two things done at the same time ?
S: You see ? It’s worth keeping yourself busy. But, even though I say it’s worth keeping yourself busy, don’t start enjoying being busy just for the sake of being busy – if you want to realize the Teachings, I mean. Don’t just keep running around all the time. If you establish Viriya at the same time, the Viriya Iddhipàda factor will arise. Make yourselves firm in this. If you say that you want to do this work but go on distracting yourselves here and there, your progress will be slow. On the other hand, if you establish this awareness and keep it up, working happily, then you will make progress, what about this work that you can’t avoid having to do ?
U: We will also make progress with that.
S: Yes, lay disciples. Not only do you get results in this noble work, you get much more besides.What I say is what the Buddha taught. I’m not adding anything.
Now, you are all people making great effort, aren’t you ? I just wanted to warn you. What I just mentioned [about being too busy] can happen at times.
When you have holidays, you decide to come here and meditate for a few days. Then you have to go back to work and don’t get time off anymore. You don’t come back. Does this happen sometimes ?
U: Yes, it does.
S: Điều chi sẽ xẩy ra nếu như chúng ta tu tập chỉ khi nào chúng ta có được rảnh rỗi ? Nếu như chúng ta ngưng việc tu tập lại, thế rồi chúng ta sẽ không đạt được điều mà chúng ta phải đạt được. Ngay bây giờ, chúng ta làm việc của mình và luôn cả việc khác nữa: chúng ta cũng còn phải hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của mình. Chúng ta làm hai việc cho được hoàn thành cùng một lúc, phải không, nầy các đệ tử cư sĩ ? Điều chi là tốt hơn hết: làm một việc cho được hoàn thành hay là làm hai việc cho được hoàn thành cùng một lúc ?
U: Điều tốt hơn hết là làm hai việc cho được hoàn thành cùng một lúc, kính bạch Ngài.
S: Các con thấy không ? Đó là giá trị việc tự mình thích ứng với bận rộn. Tuy nhiên, cho dù Sư nói rằng đó là giá trị việc tự mình thích ứng với bận rộn, đừng có bắt đầu việc thưởng thức trạng thái bận rộn chỉ vì lợi ích của trạng thái bận rộn – nếu như các con muốn liễu tri Giáo Lý, Sư muốn nói. Đừng có luôn mãi duy trì việc đang rong chạy loanh quanh. Nếu như các con thiết lập Tinh Tấn (Cần) cùng một lúc, thì yếu tố Cần Như Ý Túc sẽ khởi sinh. Hãy tự làm cho mình kiên định trong việc nầy. Nếu như các con nói rằng các con muốn thực hiện việc làm nầy nhưng chính mình lại tiếp tục đang đãng trí chỗ nầy và chỗ nọ, thì sự tiến hóa của các con sẽ bị chậm lại. Mặt khác, nếu như các con thiết lập sự tỉnh giác nầy và tiếp tục duy trì lấy nó, đang làm việc một cách hoan hỷ, thế thì các con sẽ được tiến hóa. Về việc làm nầy, các con nghĩ sao khi mà các con không thể nào tránh khỏi việc phải thực hiện ?
U: Chúng con cũng sẽ tiến hóa với việc đó.
S: Đúng vậy, nầy các cư sĩ đệ tử. Không chỉ làm cho các con có được những kết quả trong việc làm cao quý nầy, mà các con còn được gặt hái nhiều hơn nữa. Điều mà Sư nói là điều mà Đức Phật đã giảng dạy. Sư không có đang nói thêm bất cứ điều nào cả.
Bây giờ, tất cả những người của các con thì đang gắng sức nỗ lực, có phải không ? Sư thì chỉ muốn khuyên bảo các con. Điều mà Sư vừa mới đề cập đến [về trạng thái quá bận rộn] thì đôi khi có thể xẩy ra.
Khi các con có những ngày nghỉ lễ, các con quyết định đi đến đây và thiền định trong một vài ngày. Sau đó các con phải quay trở lại để làm việc và không có còn thời gian rảnh rỗi nữa. Các con không quay trở lại. Sự việc nầy thỉnh thoảng có xẩy ra không ?
U: Dạ thưa có, nó là vậy.
S: Then you abandon the meditation, I think, don’t you ? Don’t abandon it. Carry on with this awareness and at the same time do your work. Then you get two things in one go. You get two. If you postpone the work until your hours of leisure, you only get one benefit. The aspirations you are fulfilling are not ordinary ones, are they ? You can attain to the highest, noblest bliss.
Now, what are these aspirations you are going to fulfil ? There are the different forms of Bodhi. Bodhi means the penetrative understanding of the Four Noble Truths. If you establish effort, saying that you want to get it, you can fulfil all your various aspirations for Bodhi right now. This is not ordinary.
How are you going to fulfil your aspirations ? Each type of Bodhi has to be fulfilled in its own way: Sammà – sambodhi as Sammà – sambodhi, Pacceka – Bodhi as Pacceka – Bodhi. We must understand it in this way if we are to understand it correctly. It is like planting a mature seed. When it rains, a plant springs up. Here, the plant is nursed well, when you go back home, it has deep roots and is strong.
Is it possible to describe how good this period, this time, is ? It is so easy now, lay disciples ! Tell me, is this a period when one is oppressed by worries and has to groan and moan ?
U: No, sir.
S: Is it a period when we can only stare resignedly ?
U: No, sir.
S: It is a period when we can be happy and blissful immediately, when we can never get enough of this joy. You get even more than you wanted. You get even more than you aspired, don’t you, disciple ?
U: Yes, sir.
S: Thế là các con sao lãng việc hành thiền, Sư nghĩ vậy, có phải không ? Đừng sao lãng nó. Hãy tiếp tục với sự tỉnh giác nầy và cùng một lúc làm công việc của mình. Thế là các con hành động trong cùng một lúc hai sự việc. Các con nhận được hai. Nếu như các con trì hoãn việc làm cho đến những giờ rỗi rảnh của mình, thì các con chỉ nhận được có một lợi ích. Các sở nguyện cầu mà các con đang hoàn thành viên mãn không phải là những điều bình thường, có phải không ? Các con có thể đạt được sự thù thắng, sự phước báu cao quý cùng tột.
Bây giờ, các sở nguyện cầu nầy là những điều chi mà các con sẽ hoàn thành viên mãn ? Có nhiều hình thức sai biệt về sự Giác Ngộ. Sự Giác Ngộ có ý nghĩa là sự tuệ tri thấu triệt về Tứ Thánh Đế. Nếu như các con thiết lập sự nỗ lực, việc nói rằng các con muốn để có được điều đó, thì các con có thể hoàn thành viên mãn
tất cả các sở nguyện cầu sai biệt của mình cho được sự Giác Ngộ ngay hiện tại nầy. Điều nầy quả không là bình thường.
Làm thế nào các con sẽ hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu của mình ? Mỗi thể loại của sự Giác Ngộ phải được hoàn thành viên mãn trong phương thức riêng biệt của chính nó: Chánh Đẳng Giác phải là Chánh Đẳng Giác, Độc Giác phải là Độc Giác. Chúng ta phải hiểu biết điều đó trong phương thức nầy nếu như chúng ta muốn hiểu biết điều đó một cách chính xác. Điều đó cũng giống như việc trồng một hạt giống chín muồi. Khi trời mưa, cây trồng được đâm chồi. Tại đây, cây trồng đã được chăm chút tốt đẹp, khi các con trở về nhà, nó đã có gốc rễ bám sâu và vững chắc.
Liệu có thể miêu tả thời kỳ nầy, thời điểm nầy tốt đẹp như thế nào không ? Hiện giờ điều đó rất là dễ dàng, nầy các cư sĩ đệ tử ! Hãy nói cho Sư biết, đây có phải là một thời kỳ mà người ta đã bị áp chế do bởi những sự lo lắng và khóc than và rên rỉ không ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Đây có phải là thời kỳ mà chúng ta có thể chỉ là trố mắt ra nhìn một cách chịu đựng không ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Đó là một thời kỳ mà chúng ta có thể hưởng được an vui và trọn vẹn phước báu ngay tức thì, khi mà chúng ta có thể chưa bao giờ được đón nhận trọn đủ niềm hoan hỷ nầy. Các con nhận được thậm chí còn nhiều hơn là các con đã mong muốn. Các con nhận được thậm chí còn nhiều hơn là các con đã ước nguyện đến, có phải không, nầy đệ tử ?
U: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài.
S: Oh yes. You never get tired, not in the present and not in the remainder of Samsàra. What are the Teachings of the Buddha ? There is nothing in the Teachings that causes stress and misery, is there ? There isn’t ! It is pure happiness!
There is one thing, however: the mind may get confused with many thoughts, and I don’t think that these thoughts are very pertinent. Now, if you determine to establish this practice, then I don’t think that thoughts of doubt will remain at the back of your mind. Can you not be successful in this way ? The mind will think what it wills. Let it ! Follow the Teachings. Do you understand ? When you arrive at the goal, you will probably find that it isn’t what you expected it to be. Doesn’t this happen to people ?
U: It has happened many times, sir.
S: Yes, it happens. Dear lay disciples, I am telling you only a little. Those among you who work hard will think “This monk is reluctant to tell us everything. He is probably very unwilling to part with his knowledge”.[Everybody laughs.] You will think “This is much greater than he said.” When you strive for real happiness and in this way arrive at describe with all the words there are. Once you’ve decided “I’ll strive so that I will know for myself”, then don’t procrastinate. Don’t delay. Do you hear ? This is so elevated. It is so good, lay disciples. Word hard. Do you understand ? You are all people of great effort, aren’t you ?
U: Almost all of us, sir.
S: Yes. Good, good. Work hard, won’t you ? You see, when you yourselves arrive at the goal – and for many of you even before that time – you can give this happiness to others. You will never feel reluctant to give. You will want to give a great deal of it, a great deal.
U: This is true, sir. In the course we are conducting now there are three or four students who, after about three days, cry with great sobs because they regret not having come here earlier.
S: Ồ đúng vậy. Các con không bao giờ cảm thấy đã mệt mỏi, không có ở trong hiện tại và không có ở trong phần còn lại của Vòng Luân Hồi. Những điều chi là Giáo Lý của Đức Phật ? Có phải không có điều nào ở trong Giáo Lý mà làm tác nhân gây ra sự áp lực và sự khốn khổ, phải không ? Không có ! Đó là niềm hạnh phúc thuần tịnh.
Có một điều, dù cho: tâm thức có thể đã bị trở nên rối trí với quá nhiều những nghĩ suy, và Sư không nghĩ rằng những nghĩ suy nầy rất là thích hợp. Bây giờ, nếu như các con quyết định để thiết lập việc tu tập nầy, thì Sư không nghĩ rằng những ý tưởng nghi ngờ sẽ tồn tại ngủ ngầm ở trong tâm thức của các con. Các con không thể nào thành công trong phương thức nầy sao ? Tâm thức sẽ nghĩ suy điều mà nó mong muốn. Hãy bỏ mặc nó đi ! Hãy nương theo Giáo Lý. Các con có hiểu không ? Khi các con đi đến mục tiêu, rất có thể là các con sẽ khám phá ra được rằng nó không như là điều mà các con kỳ vọng vào nó như thể là. Sự việc nầy có xẩy đến với người ta không ?
U: Điều đó đã có xẩy ra rất nhiều lần, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy, nó có xẩy ra. Nầy các cư sĩ đệ tử thân thương, Sư đang nói với các con chỉ là một chút ít. Trong số các con là những người tích cực tu tập sẽ nghĩ rằng “Vị tu sĩ nầy là đang miễn cưỡng để nói cho chúng ta biết tất cả mọi thứ. Rất có thể là ông ta không có thiện ý để chia sẻ với kiến thức của ông ta”. [Mọi người đều cười.] Các con sẽ nghĩ rằng “Sự việc nầy tuyệt vời hơn nhiều so với ông ta đã nói”. Khi các con phấn đấu để có được niềm chân hạnh phúc và trong phương thức nầy các con đi đến mục tiêu, thế rồi các con trải nghiệm được một điều gì đó mà các con không thể nào miêu tả với tất cả những ngôn từ hiện có. Một khi các con đã quyết định “Tôi sẽ phấn đấu để cho Tôi sẽ được tự liễu tri”, thế thì đừng có trì hoãn. Không nên trễ nải. Các con có nghe không ? Sự việc nầy rất là thanh cao. Nó rất là tốt đẹp, nầy các cư sĩ đệ tử. Hãy tích cực tu tập. Tất cả những người của các con thì đang gắng sức nỗ lực, có phải không ?
U: Hầu như tất cả chúng con, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy. Tốt lắm, tốt lắm. Các con sẽ tích cực tu tập, phải không ? Các con thấy đấy, khi tự bản thân các con đi đến mục tiêu – và đối với rất nhiều trong số của các con thậm chí ở trước thời điểm đó – các con có thể ban tặng niềm hạnh phúc nầy cho đến những người khác. Các con sẽ không bao giờ cảm thấy miễn cưỡng để ban tặng cho. Các con sẽ muốn ban tặng rất là nhiều về điều đó, thật là nhiều.
U: Điều nầy quả là xác thực, kính bạch Ngài. Trong quá trình chúng con đang hướng dẫn hiện bây giờ, có ba hoặc bốn thiền sinh, sau khoảng ba ngày, họ khóc với những tiếng nức nở vì lẽ họ lấy làm tiếc đã không đi đến đây sớm hơn.
S: Yes, it is like that.
U: They think “I should have come earlier !”
S: Yes, this happens ! Work hard in order to attain the highest. This place is very good.
U: It is a place t which you gave your blessings, Venerable Sayadaw !
S: This is a nucleus. It is the first of many centres. Do you hear me ? May this happiness spread slowly out from this place. Yes, yes, you must work hard, strive diligently. Working means that you must meditate at times, and then, at times, you will want to take rest. Does this also happen here ?
U: It doesn’t, sir.
S: It doesn’t ?
U: If the students start to meditate at 12:30, they come out of their meditation cells only at 5:00 P.M. At the beginning, they do take breaks, but after two or three days, they don’t come out for breaks anymore.
S: Yes, you see ! It’s like that ! The highest bliss cannot be described in words. But the mind is like a magician. Even though you may be meditating here like this, even though you may be meditating is so tiring ! How can I achieve anything ? I can’t.” Isn’t it like that ?
U: It is just as you say, sir. They do think that way.
S: Yes. Your mind may be cheating you, but after having established right effort, there is no cheating yourself – or is that still possible ?
U: No, sir, it isn’t.
S: It is only during the period before you really know that you can cheat yourself.
U: Yes, sir.
S: Even so, you may be saying to yourself that you meditate too long – so take rest now.
S: Đúng vậy, nó là như thế đó.
U: Họ nghĩ rằng “Tôi phải đi đến sớm hơn”.
S: Đúng vậy, việc nầy đã xẩy ra. Hãy tích cực tu tập để mà đạt được sự thù thắng. Nơi nầy rất là tốt.
U: Đó là một nơi mà Ngài đã ban phát những lời chúc phúc của mình, kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão tôn kính.
S: Đây là một hạt nhân. Đó là trung tâm đầu tiên của rất nhiều trung tâm. Các con có nghe Sư không ? Ước mong niềm hạnh phúc nầy từ từ được lan truyền ra từ nơi đây. Phải rồi, phải rồi, các con phải tích cực tu tập, phải phấn đấu một cách cần mẫn. Việc tu tập có ý nghĩa là thỉnh thoảng các con phải thiền định, và sau đó, đôi khi, các con sẽ muốn được nghỉ ngơi. Sự việc nầy cũng có xẩy ra ở nơi đây không ?
U: Điều đó không có, kính bạch Ngài.
S: Điều đó không có ?
U: Nếu như các thiền sinh bắt đầu thiền định vào 12:30, họ chỉ đi ra khỏi những thiền đường của họ vào lúc 5: 00 PM. Vào giai đoạn đầu, họ đã có nghỉ giải lao, nhưng sau hai hoặc ba ngày, họ không đi ra ngoài để nghỉ giải lao nữa.
S: Đúng vậy, các con thấy đấy ! Nó là như thế đó ! Niềm phước báu tối thượng thì không có thể nào miêu tả được bằng những ngôn từ. Tuy nhiên tâm thức thì giống như một thầy phù thủy. Dù cho là các con có thể là đang thiền định tại đây như thế nầy, dù cho là các con có thể là đang thiền định một cách an tịnh, những ý tưởng tiêu cực có thể khởi sinh “Ồ, việc hành thiền quả rất là mệt mỏi ! Làm thế nào Tôi có thể thành đạt được bất cứ điều chi ? Tôi không thể nào”. Điều đó có giống như thế đó không ?
U: Điều đó đúng như là Ngài nói vậy, kính bạch Ngài. Họ nghĩ suy trong phương thức đó.
S: Đúng vậy. Tâm thức của các con có thể là đang lừa dối các con, nhưng sau khi đã thiết lập được Chánh Tinh tấn, thì không còn đang tự lừa dối mình – hay là việc đó vẫn có thể xẩy ra ?
U: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó không có.
S: Điều đó chỉ có trong thời kỳ trước khi các con thực sự hiểu biết về việc đó thì các con có thể tự lừa dối mình.
U: Dạ thưa đúng vậy, kính bạch Ngài.
S: Dù có đúng như thế thì, các con có thể là đang tự nhủ với chính mình rằng các con thiền định đã quá lâu – thế là bây giờ hãy nghỉ ngơi đi.
Một số videos về Ngài Webu Sayadaw
Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo
5Antinhthuthangdao