THE THIRTY – ONE PLANES OF EXISTENCE: BA MƯƠI MỐT CÕI GIỚI CỦA CHÚNG SANH

The Buddha taught that the universe is composed of innumerable world system and each world system in turn is composed of thirty – one planes of existence. These are:
Four Arùpa planes of Brahmàs (these planes, where mind but no matter exists, are attained through the highest absorption states, Jhàna).
* Sixteen Fine – Material planes of Brahmàs (attained through absorption states).
* Six Deva planes (attained through the practice of Sìla and of generosity).
* The Human plane (attained through practice of Sìla and of generosity).
* Four Lower planes: Animals, Ghosts, Demons, Hell (attained through bad deeds).

Đức Phật đã dạy rằng vũ trụ được hợp thành bởi vô số thế gian hệ và từng mỗi thế gian hệ lần lượt được hợp thành với ba mươi mốt cõi giới của chúng sanh. Đó là:

  • Bốn Cõi Vô Sắc Giới của Chư Phạm Thiên (những Cõi Giới nầy, là nơi chỉ có tâm thức mà không có vật chất hiện hữu, đã được thành đạt thông qua những trạng thái nhập định cùng tột, Thiền Na).
  • Mười sáu Cõi Sắc Giới vi tế của Chư Phạm Thiên (đã thành đạt thông qua những trạng thái nhập định).
  • Sáu Cõi Thiên Giới [đã thành đạt thông qua việc tu tập về Giới Luật và sự rộng lượng (Xả Thí)]
  • Cõi Nhân Loại (đã thành đạt thông qua việc tu tập về Giới Luật và sự rộng lượng).
  • Bốn Cõi Giới thấp kém: Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Quỷ dữ (A Tu La), Địa Ngục (đã đạt đến thông qua những Ác Hạnh).

The thirty – one planes of existence are divided into three spheres (Loka) the Arùpa – loka, which consists of the four highest Brahmà planes; the Rùpa – loka, which consists of the remaining sixteen Brahmà planes; and the Kàma – loka, which is the sphere of sensual desires (Kàma) and includes the four lower planes, the human plane and the six Deva planes.

Ba mươi mốt cõi giới của chúng sanh đã được chia ra thành ba Cõi Giới (Thế Gian) Vô Sắc Giới, trong đó gồm có bốn Cõi Phạm Thiên Giới cùng tột; Sắc Giới, trong đó gồm có mười sáu Cõi Phạm Thiên Giới ở phần còn lại; và Dục Giới, đó là Cõi Giới của những tham muốn nhục dục (Tham Dục) và bao gồm bốn Cõi Giới thấp kém, Cõi Nhân Loại và sáu Cõi Thiên Giới.

Beings are reborn in the different planes according to the mental action or Kamma created at the moment of death (Cuti). A good, pure mental action gives rise to a being in the human or Deva planes. The practice of the absorption states (Jhàna) leads to rebirth in the Brahmà planes. If, at the moment of death, the mind is impure, i.e., clouded by anger, greed, fear, worry and similar conditions, the force produced by this impure mind will result in rebirth in one of the four lower planes of existence.

Những chúng hữu tình đã tục sinh trong những Cõi Giới sai biệt nhau, là tùy thuộc vào Ý Hạnh hoặc Ý Nghiệp đã tạo tác ở ngay thời điểm lâm chung (Tử). Một Ý Thiện Hạnh, tịnh hảo, đã làm cho một hữu tình được sinh trở lại ở trong Cõi Nhân Loại hoặc ở những Cõi Thiên Giới. Việc tu tập những trạng thái nhập định (Thiền Na) dắt dẫn đi tục sinh vào trong những Cõi Phạm Thiên Giới. Nếu như, ngay thời điểm lâm chung, Tâm Thức là Bất Thiện, có nghĩa là bị phủ che bởi sự tức giận, sự tham lam, sự sợ hãi, sự lo lắng và những trạng thái tương tự, thì mãnh lực được phát sinh do bởi Tâm Bất Thiện nầy, sẽ dẫn tới hậu quả là tục sinh vào một trong bốn Cõi Giới thấp kém của chúng sanh.

What the mind perceives at the moment of death is a result of actions done in the past, i.e., Kamma. The way an individual deals with this perception depends on his skill, in other words, on the amount of control he has over his mind. A person who has not reached one of the four stages of Nibbàna cannot be sure what type of mind object will arise at the moment of death. In Buddhism, therefore, the training of the mind is deemed of paramount importance: if a person has achieved control over the mind, he can keep the mind focused and calm even in a moment of fear and can thus approach death with confidence.

Điều mà Tâm Thức cảm thụ ở ngay thời điểm lâm chung là kết quả của những hành động đã tạo tác ở trong quá khứ, có nghĩa là Nghiệp Báo. Phương thức mà một người xử lý với sự nhận biết nầy là phụ thuộc vào kỹ năng của mình, nói một cách khác, là dựa trên số lượng mà vị nầy đã luôn kiểm soát được tâm thức của mình. Một người mà vẫn chưa đạt đến một trong bốn giai đoạn của Níp Bàn thì không có thể đoan chắc được với thể loại nào của đối tượng tâm thức sẽ phát sinh lên ở thời điểm lâm chung. Do đó, trong Phật Giáo, việc huân tập tâm thức đã được đánh giá là hết sức quan trọng: nếu một người đã thành đạt được việc luôn kiểm soát tâm thức, vị nầy có thể giữ tâm thức đã được tập trung và bình tĩnh ngay cả ở trong lúc sợ hãi và do đó có thể tiếp cận cái chết với sự tự tin.

 

Một số videos về Ngài Webu Sayadaw

 

Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo

5Antinhthuthangdao

 


Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app