THE FOUR NOBLE TRUTHS – TỨ THÁNH ĐẾ 24

The Four Noble Truths so often referred to in the discourses are the following:

1. The Truth of Suffering (Dukkha),
2. The Truth of the Origin of Suffering (Samudaya),
3. The Truth of the Cessation of Suffering (Nirodha),
4. The Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering (Magga).

Tứ Thánh Đế thường xuyên đã được đề cập đến ở trong những Pháp Thoại là những điều sau đây:

  1. Sự thật về khổ đau (Khổ Đau),
  2. Sự thật về nguồn gốc của khổ đau (Tập),
  3. Sự thật về sự chấm dứt khổ đau (Diệt),
  4. Sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau (Đạo).

The term Dukkha is traditionally translated as “Suffering” (and is the same term we rendered as “unsatisfactoriness” above). The Noble Truth of Suffering states that all conditioned states are unsatisfactory or connected with suffering. The Noble Truth of the Origin of Suffering declares the origin of suffering as being craving (Lobha). The Noble Truth of the Cessation of Suffering teaches that suffering ceases as soon as all craving ceases, i.e. when there is no wanting left, even of the most subtle type. The Noble Truth of the Path Leading to the Cessation of Suffering gives us the Noble Eightfold Path which consists of eight limbs arranged in three groups: Sìla, Samàdhi, and Pannà.

Từ ngữ Dukkha đã được phiên dịch theo cổ truyền là “Sự Khổ Đau” (và đồng tương tự với từ ngữ mà chúng ta đã dịch ở phần trên là “Sự Bất Toại Nguyện”). Thánh Đế về Khổ Đau xác định rằng tất cả những trạng thái hữu duyên là bất duyệt ý hoặc có liên hệ với sự khổ đau. Thánh Đế về Nguồn Gốc của Khổ Đau biểu thị nguồn gốc của khổ đau là Ái Dục (Tham). Thánh Đế về Sự Chấm Dứt Khổ Đau chỉ dạy rằng sự khổ đau được chấm dứt ngay sau khi tất cả những tham ái chấm dứt, có nghĩa là một khi đã xa lìa không còn tham muốn, chí đến ở thể loại vô cùng vi tế. Thánh Đế về Con Đường Dẫn Đến Sự Chấm Dứt Khổ Đau cung cấp cho chúng ta Bát Thánh Đạo trong đó bao gồm với tám nhánh đã được sắp xếp ở trong ba thể nhóm: Giới, Định và Tuệ.

Sìla – Giới:

  • Sammà – vàcà: Right speech – Chánh ngữ: Nói lời chân chánh,
  • Sammà – kammanta: Right action – Chánh nghiệp: Hành động chân chánh,
  • Sammà – ajìva: Right livehood – Chánh mạng: Nuôi mạng chân chánh,

Samàdhi – Định:

  • Sammà – samàdhi: Right concentration – Chánh định: Định thức chân chánh,
  • Sammà – vàyàma: Right effort – Chánh tinh tấn: Nỗ lực chân chánh,
  • Sammà – sati: Right attentiveness – Chánh niệm: Ghi nhớ chân chánh,

Panna – Tuệ

  • Sammà – ditthi: Right view – Chánh kiến: Nhìn thấy chân chánh,
  • Sammà – sankappa: Right thinking – Chánh tư duy: Nghĩ suy chân chánh.

 

Một số videos về Ngài Webu Sayadaw

 

Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo

5Antinhthuthangdao

 



Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app