DISCOURSE V: THE FLIGHT OF AN ARROW – PHÁP THOẠI V: ĐƯỜNG BAY CỦA MỘT MŨI TÊN

Sayadaw: You have taken Sìla. Having taken Sìla, practise it. Only if you fulfil the perfections of morality completely can you be successful in attaining all the various aspirations (*) for awakening without exception.

[(*): Aspiration for awakening: There are three types of awakened individuals: Buddhas, Pacceka Buddhas, Arahats (subdivided into two Chief disciples, eighty leading disciples and immunerable Arahats). All these individuals have attained to the complete realization of the Four Noble Truths and are thus free from all cravings, aversions and delusions about reality.

Buddhas and Pacceka Buddhas are self – awakened, i.e., they attain Nibbàna without being taught by anyone, while the ordinary Arahats can attain Nibbàna only after receiving the teachings of a Buddhas. A Pacceka Buddha, though he has attained Nibbàna without the help of a Buddha, does not have the ability to teach others the practice that leads to the realization of Nibbàna.

The period of time an individual needs to perfect himself in the ten Pàramis to become a Buddha is infinitely longer than the periods required for the attainment of Pacceka Buddhahood or the attainment of Arahatship after receiving the Teachings of a Buddha, but even an Arahat is said to need one hundred to one hundred thousand world cycles to develop the potential to attain Nibbàna. When Venerable Webu Sayadaw mentions aspirations he is always and exclusively referring to aspirations for the attainment of one of these forms of awakening.]

Now that you have understood that you have been born at an auspicious time and into a good existence, take up the practice of the Teachings of the Buddha with all your strength and establish yourselves in them. The noble disciples of the Teacher pratised without slackening in their effort and were mindful in all the four postures of the body, without ever resting. They worked with steadfastness, and they all attained the goal they desired. You too should take up this practice with this strong will to reach your goal.

What is this practice without break or rest to be compared to ? It is like the flight of an arrow. If we shoot an arrow with a bow, we take aim according to our desire. Now tell me, does the arrow at times slow down and then speed up again after we shoot it ? Does it at times take rest and then again proceed toward the target ?

Disciple: Sir, it flies fast and at a steady speed.

S: Các con đã thọ trì Giới Luật.  Sau khi các con đã có thọ trì Giới Luật,  hãy tu tập điều học. Chỉ khi nào các con hoàn thành viên mãn Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh một cách hoàn hảo, thì các con có thể thành tựu ở việc thành đạt tất cả mọi thể loại ước nguyện (*) cho việc giác ngộ một cách không dư sót.

[(*): Những ước nguyện cho sự giác ngộ:  Có ba thể loại cá nhân đã được giác  ngộ: Chư Phật, Chư Phật Độc Giác, Chư vị Vô Sinh (đã được phân chia ra thành hai vị Đệ Tử Trưởng, tám mưoi đệ tử hàng đầu và vô số kể Chư Vị Vô Sinh). Tất cả những cá nhân nầy đã thành đạt đến sự hoàn toàn chứng tri về Tứ Thánh Đế và một cách thiết thực giải thoát khỏi tất cả về những sự tham dục, các sự ác cảm, và những si mê.

Chư Phật và Chư Phật Độc Giác là chính tự mình đã giác ngộ, có nghĩa là, các Ngài thành đạt Níp Bàn mà chẳng có sự chỉ dạy do bởi một người nào cả, trong khi đó Chư vị Vô Sinh thông thường thì chỉ có thể thành đạt Níp Bàn sau khi đã thụ nhận Giáo Lý của một vị Phật. Một vị Phật Độc Giác, cho dù vị ấy đã thành  đạt Níp Bàn mà chẳng có sự trợ giúp của một vị Phật, không có khả năng để giảng dạy những người khác việc tu tập để mà dắt dẫn cho đi đến sự chứng tri Níp Bàn.

Khoảng thời gian cần thiết để một cá nhân tự mình hoàn thành trong Thập Pháp Toàn Thiện cho trở thành một vị Phật quả là vô hạn định, lâu dài hơn những thời gian cần thiết cho việc thành đạt của Quả vị Phật Độc Giác, hoặc là sự thành đạt của Quả vị Vô Sinh sau việc thụ nhận Giáo Lý của một vị Phật, tuy nhiên ngay cả một vị Vô Sinh được cho là cần thiết từ một trăm cho đến một trăm ngàn chu kỳ thế gian để phát triển tiềm năng cho được thành đạt Níp Bàn. Khi Ngài Đại  Trưởng Lão Webu đề cập đến những ước nguyện thì Ngài luôn luôn và chỉ chuyên nhất viện dẫn đến những ước nguyện cho việc thành đạt về một trong những hình thức của sự giác ngộ nầy.]

Ngay bây giờ đây, các con đã được liễu tri rằng các con đã được sinh ra vào một thời điểm kiết tường và trở thành một chúng sanh thiện hảo, thì hãy vận dụng việc tu tập về Giáo Lý của Đức Phật với tất cả năng lực của mình và chính tự mình thiết lập ở trong Giáo Lý. Chư thánh đệ tử của bậc Đạo Sư đã tu tập chẳng có chểnh mảng trong sự nỗ lực của mình và đã giữ chánh niệm trong tất cả bốn oai nghi của cơ thể, mà chẳng bao giờ ngơi nghỉ. Họ đã tu tập với sự kiên định, và tất cả họ đã thành đạt mục tiêu họ đã mong cầu. Với ý chí mạnh mẽ nầy đây, các con cũng nên vận dụng việc tu tập nầy để đạt được mục tiêu của mình.

Việc tu tập nầy chẳng có nghỉ ngơi hay là tạm dừng nghỉ thì được so sánh với điều chi ? Nó thì giống như là đường bay của một mũi tên. Nếu chúng ta bắn một mũi tên với một cây cung, chúng ta thực hiện nhằm mục đích nương tựa theo sự ước vọng của mình. Bây giờ hãy nói cho Sư biết, mũi tên có lúc thì giảm tốc độ và sau đó lại tăng tốc lên sau khi chúng ta bắn nó ? Có lúc thì nó tạm dừng nghỉ và sau đó lại tiếp tục tiến đến tấm bia?

D: Kính bạch Ngài, nó bay nhanh và ở một tốc độ ổn định.

S: And when does it stop ?

D: It stops only when it hits the target, sir.

S: Yes, only when it hits its aim, its target, does it stop.  In just the same  way did the direct disciples of the Buddha strive to attain the goal they had taken as their target. Moving at a steady pace without a break, without interruption,  they finally attained that type of awakening (Bodhi) they desired in their hearts.

Of course, there are various types of awakening. All of them can be attained if you work without resting. If you work for Sammà sambodhi (Buddhahood), you have to work continuously. If you work for Pacceka Bodhi (Non – teaching Buddhahood), you have to keep up the continuity of practice. If you aim for  Sàvaka Bodhi (Arahatship), you have to practise steadily, just as an arrow flies steadily. If you practise with steadfastness you will be able to attain your goal.

Though you practise without interruption, you will not get tired or exhausted. As you take up the Teachings of the Buddha, incomparable happiness will come to you.

Some people think that the Buddha taught many different things. You all remember some parts or the holy scriptures as the monks out of great compassion taught them to you. At times you may think “The Teachings of the Buddha are so vast and manifold. I can’t follow and understand all this and therefore I can’t attain my goal”. Or some people say “What is true for oneself on can only know oneself.” Or others, “I can’t work because I can’t feel the breath yet.” Now tell  me what is your excuse ?

D: Saying that we have to make a living to maintain our body, we postpone meditation from the morning to the evening and from the evening to the morning. In this way we keep delaying putting forth effort.

S: Và khi nào thì nó dừng lại ?

D: Nó chỉ dừng lại khi nó đụng đến tấm bia, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, chỉ khi nào nó đụng đến mục tiêu của nó, tấm bia của nó, thì nó dừng lại. Trong cùng một phương thức thích hợp, những môn đệ chân chánh của Đức Phật đã phấn đấu để đạt được mục tiêu mà họ đã thực hiện như là tấm bia của họ. Hoạt động ở một tiến độ ổn định chẳng có sự nghỉ ngơi, không có sự gián đoạn, cuối cùng rồi họ đã đạt được thể loại của sự tỉnh giác (Giác Ngộ) mà họ đã ước vọng từ trong đáy lòng của họ.

Lẽ tất nhiên, có nhiều thể loại của sự tỉnh giác. Tất cả những thể loại nầy đều có thể đạt được nếu các con tu tập chẳng có sự tạm dừng nghỉ. Nếu các con tu tập để thành Chánh Đẳng Giác (Quả vị Phật), các con phải tu tập một cách liên tục. Nếu các con tu tập để thành Độc Giác (Quả vị Phật không chỉ dạy ai), các con phải duy trì tính liên tục của sự tu tập. Nếu các con nhắm mục tiêu để thành Thinh Văn Giác (Quả vị Vô Sinh), các con phải tu tập một cách kiên trì, ví tựa như một mũi tên bay một cách ổn định. Nếu các con tu tập với sự kiên định, thì các con sẽ có khả năng để thành đạt được mục tiêu của mình.

Cho dù các con tu tập chẳng có sự gián đoạn, các con sẽ không cảm thấy bị mệt mỏi hay là bị kiệt sức. Khi các con vận dụng Giáo Lý của Đức Phật, thì niềm hạnh phúc bất khả tỷ giảo sẽ đến với các con.

Một vài người nghĩ rằng Đức Phật đã giảng dạy nhiều điều khác biệt nhau. Tất cả các con ghi nhớ một vài phần của Thánh điển, mà với tấm lòng đại bi, các vị tu sĩ đã giảng dạy những phần đó cho các con. Có đôi khi các con có thể nghĩ suy “Giáo Lý của Đức Phật thì quảng bác và phong phú. Tôi không thể nào nương  theo và hiểu biết hết tất cả Giáo Lý nầy đây, và do đó Tôi không thể nào thành đạt mục tiêu của mình”. Hoặc là có một vài người nói rằng “Chân lý chỉ có thể phản ánh hiện thực vào sự tự nhận thức của mỗi con người”. Hoặc là một vài người  khác nữa “Tôi không thể nào tu tập được vì lẽ Tôi vẫn chưa thể nào cảm nhận  được hơi thở”. Bây giờ, hãy nói cho Sư biết lời biện giải của các con là chi ?

D: Nói rằng chúng con phải mưu sinh để duy trì cơ thể của mình, chúng con hoãn lại việc hành thiền từ sáng cho đến chiều, và từ chiều cho đến sáng. Bằng với phương thức nầy, chúng con tiếp tục trì hoãn việc thúc đẩy sự nỗ lực.

S:   And what else do people tend to say ?

D:   Some say they can’t meditate because of old age and some are afraid that it will make them ill.

S:   What do those say who are young still ?

D:   That they can’t meditate because they have to study.  While they are young and healthy they want to enjoy themselves.

S:   And if you are unwell and ill ?

D: Then, sir, we worry.  We call the doctor and think about medicine, but  we still don’t practise.

S:   And when you have recovered ?

D:   We somehow manage to postpone meditation day by day and let time pass.

 S:   But you do actually want to attain happiness, don’t you ?

D:   Yes, sir.

S:   So, if you really want it, why then postpone striving for it ?

D:   I don’t want it really, sir.

S:   Does this apply to you only or to all of you here ?

D: There must be some in this audience who really aspire to attain happiness and others like me who are not so serious about it.

S:   Và những xu hướng nào khác để người ta nói đến ?

D:  Một vài người nói họ không thể thiền định được là vì tuổi già, và một  vài người e sợ rằng nó sẽ làm họ bị bệnh.

S: Những người vẫn còn trẻ thì họ nói điều chi ?

D:  Rằng họ không thể thiền định được là vì họ phải đi học. Trong khi họ  trẻ và khỏe mạnh thì họ muốn tự bản thân hưởng thụ vui thích.

S: Và nếu các con không khỏe và đau yếu ?

D: Thế thì, kính bạch Ngài, chúng con lo lắng.  Chúng con gọi bác sĩ và  nghĩ đến thuốc men, nhưng chúng con vẫn không thể nào tu tập được.

S: Và khi các con đã được bình phục ?

D: Chúng con bằng cách nầy cách khác xoay sở để hoãn lại việc hành thiền ngày nầy qua ngày khác và để thời gian qua đi.

S: Nhưng quả thực là các con muốn đạt được sự hạnh phúc, phải không ?

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.

S: Như thế, nếu thực sự là các con muốn điều đó, thế thì tại sao trì hoãn sự phấn đấu cho việc đó ?

D: Thật sự là con không muốn việc đó, kính bạch Ngài.

S: Điều nầy chỉ ứng dụng cho con, hay là cho tất cả các con ở tại đây ?

D: Có một vài người ở trong thính chúng nầy quả thực là ước ao để đạt  được sự hạnh phúc, và còn những người khác nữa, như là con, thì không xem trọng lắm về việc đó.

S: If you put forth effort as you are doing now, you will of course get it. But thoughts and doubts may come up in your minds. “Will I have to suffer ? Will this practice by trying ?” You have already acquired some knowledge of the Buddha’s Teachings according to your individual capabilities. Thinking about these, however, still slow down your progress. So listen well to the Teachings now and practise. If you practise, you will arrive at your goal, and the reality of it may or may not correspond with your thoughts about it.

Only when you know for yourselves will you also know that your thoughts and speculations about the goal were not correct. All of you know from Dhamma lectures (*) that if you follow the Teachings of the Buddha, you will get great happiness in the present and in the future. In fact, you are all preachers of the Dhamma yourselves. Don’t you think that thinking and speculating will slow your progress down ? If you think and analyse, will every thought be correct ?

[(*): Discourses about the Dhamma or the “Universal Law” as explained by the Buddha are given by monks to lay disciples on request. Monks normally give a Dhamma lecture after a meal offered to them, but there are also Dhamma lectures organized for big gatherings and given by famous monks.]

D: No, sir.

S: Nếu các con ra sức nỗ lực như là các con đang làm bây giờ đây, thì lẽ tất nhiên là các con sẽ có được điều đó. Tuy nhiên, những nghĩ suy và những nghi  ngờ có thể nẩy sinh ở trong tâm thức của các con “Tôi sẽ phải chịu khổ đau à ? Việc tu tập nầy sẽ phải cố gắng sao ?” Các con đã có thâu đạt được khá nhiều kiến thức về Giáo Lý của Đức Phật tùy theo khả năng cá biệt của các con. Nghĩ suy về những điều nầy, tuy vậy, sẽ làm giảm tốc độ việc tiến tu của các con. Như thế, bây giờ hãy lắng nghe thật kỹ về Giáo Lý và hãy tu tập. Nếu các con tu tập, các con sẽ đi đến ngay mục tiêu của mình, và thực trạng về việc đó có thể hay là không có thể tương ứng với những nghĩ suy của các con về việc đó.

Chỉ khi nào chính tự bản thân các con hiều biết thì các con cũng sẽ hiểu biết rằng những nghĩ suy và những suy đoán của mình về mục tiêu đã không được chính xác. Tất cả các con hiểu biết từ những bài Pháp Thoại (*) rằng nếu các nương theo Giáo Lý của Đức Phật, thì các con sẽ gặt hái sự hạnh phúc to lớn ngay trong hiện tại và trong thời vị lai. Trong thực tế, tất cả chính tự các con là những nhà thuyết giảng Giáo Pháp. Các con không nghĩ rằng sự nghĩ suy và sự suy đoán sẽ làm giảm tốc độ việc tiến tu của các con hay sao ? Nếu các con nghĩ suy và  phân tích, thì liệu mọi nghĩ suy sẽ là chính xác ?

[(*): Những Pháp Thoại về Giáo Pháp hay là “Định Luật Vũ Trụ” mà đã được giảng giải do bởi Đức Phật, thì được truyền đạt do bởi các vị tu sĩ đến những vị tại gia cư sĩ thể theo sự thỉnh cầu. Một cách thường lệ, các vị tu sĩ truyền đạt một bài Pháp Thoại, là sau bữa thọ thực đã được cúng dường đến quý Ngài, tuy nhiên cũng có những bài Pháp Thoại đã được tổ chức cho những cuộc tụ hợp đông người và được ban truyền do bởi các vị tu sĩ tài danh.]

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S:   If you establish your goal as I told you and keep thinking about your wanting to attain it, will this help ?

D: No, sir.

S: So, will you continue to think and ponder ?

D: If we analyse and think all the time we shall go the wrong way, sir.

D: Once we start thinking there will be very many thoughts. Will much of what we think be of use to us ?

S: It is difficult to think useful thoughts. Thoughts often become quite  useless and misleading.

D: The community of noble monks has expounded the Teachings which are real and true to you and still your thoughts are apt to mislead you. How is this possible ?

But tell me, where are you from ? You are from Kemmendine. Your house must have a garden and a fence around it.

D: Yes, sir, this is correct.

S:   On which side of the compound is the gate ?

D:   I have one gate opening to the south and one opening to the north, sir.

S:   How many stories does your house have ?

D:   It is a single story house, sir.

S:   On which side do you have your door ?

D: There are two doors, sir, one in the west wall and in the south wall.

S: Nếu các con thiết lập các mục tiêu của mình như Sư đã vừa nói với các con và tiếp tục suy nghĩ về sự việc mong muốn của các con đạt được điều đó, thì sẽ giúp đỡ được việc nầy không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Thế thì, các con sẽ tiếp tục suy nghĩ và suy đoán ?

D: Nếu chúng con phân tích và thường luôn nghĩ suy thì chúng con sẽ đi  đến một cách lầm lạc, kính bạch Ngài.

S: Một khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ thì sẽ có rất nhiều sự nghĩ suy. Phần lớn những điều chúng ta suy nghĩ thì sẽ được ứng dụng cho chúng ta không ?

D: Thật khó mà suy nghĩ được những điều nghĩ suy hữu ích. Những nghĩ suy thường trở nên hết sức là vô dụng và đánh lừa mình.

S: Hội chúng Thánh Tăng đã có trình bầy chi tiết về Giáo Lý quả là chân chánh và xác thực đến cho các con và những nghĩ suy của các con vẫn có khả năng để đánh lừa được các con. Làm thế nào có thể xẩy ra đuợc điều nầy ?

Tuy nhiên hãy nói cho Sư biết, các con từ đâu tới ? .. Các con đến từ Kemmendine. Căn nhà của các con hẳn là có một khu vườn và một hàng rào bao bọc xung quanh nó.

D: Dạ kính bạch Ngài, chính xác là như vậy.

S:   Cái cổng thì nằm ở hướng nào của khuôn viên ?

D: Con có một cổng mở về hướng nam và một mở về hướng bắc, kính bạch Ngài.

S:   Nhà của các con có bao nhiêu tầng ?

D: Đó là một căn nhà một tầng, kính bạch Ngài.

S:   Cửa nhà của các con thì nằm ở hướng nào ?

D:   Có hai cửa ra vào, kính bạch Ngài, một ở vách tường hướng tây và một ở vách tường hướng nam.

S: So, now we know that you live in Kemmendine, that you have a fence around your garden with gates to the North and South. Your house is a one story building and has two doors facing South and West respectively. You see, because you told me, I know everything about your place. Now my knowledge and your knowledge about your house are about the same, aren’t they ?

D: They cannot be, sir.

S:  But why ?  You know your village, your garden, and your house; you  told me that you live in Kemmendine; and you described your garden and your house to me as you know them. Therefore I know your village, your garden, and your house, I know the reality about it, as you do.

D: You don’t know it in the same way I know it, sir.

S: Thế thì, chúng ta biết được rằng các con sinh sống ở trong Kemmedine, rằng các con có một hàng rào bao bọc xung quanh khu vườn của các con với các cổng ở hướng Bắc và hướng Nam.  Căn nhà của các con là một tòa nhà một tầng  và có hai cửa ra vào đối diện ớ hướng Nam và hướng Tây một cách tương ứng. Các con thấy đấy, là vì các con đã nói cho Sư biết, Sư biết được hết mọi thứ về chỗ ở của các con. Bây giờ, kiến thức của Sư và kiến thức của các con về căn nhà của các con là như nhau, phải không ?

D: Chúng không thể nào là như thế được, kính bạch Ngài.

S:  Nhưng mà tại làm sao thế ?  Các con hiểu biết thôn làng của các con,  khu vườn của các con, và căn nhà của các con; các con đã nói với Sư rằng các con sinh sống ở trong Kemmedine; và các con đã mô tả khu vườn của các con và căn nhà của các con như là các con hiểu biết được chúng. Vì vậy, Sư biết được thôn làng của các con, khu vườn của các con, và căn nhà của các con. Sư hiểu biết xác thực về nó, như là các con biết.

D: Ngài không hiểu biết về nó trong cùng một phương thức mà con hiểu  biết được nó, kính bạch Ngài.

S: My dear friend, why should what I know be different from what you know? Just ask me where you live and I shall reply that you live in Kemmedine. Furthermore, I know about your garden and house just as you do. What is there that you can tell me that I don’t know already ?

D: Even if I told you the house number and the street it is in, you wouldn’t be able to find the house, sir.

S: Tell me then what you know more about this matter than I do.

D: I can’t tell you more about it, sir, but I know more because I have actually been there.

S: In that case, I shall think about it and figure out where Kemmedine is.

D: You can’t find out by thinking about it, sir.

S: I shall think a lot and for a long time. Some of it is bound to be right. I will think about a house in Kemmedine with two gates, two doors, one story. Will some of my findings about your house be correct ?

D: I don’t think so, sir.

S: Nầy bạn thân thương của tôi ơi, tại làm sao điều mà Sư hiểu biết thì lại  sai khác với điều mà các con hiểu biết ? Chỉ cần hỏi Sư các con sinh sống ở nơi đâu và Sư sẽ trả lời rằng các con sinh sống ở trong Kemmendine. Hơn nữa, Sư  hiểu biết về khu vườn và căn nhà của các con cũng như là các con hiểu biết. Còn có điều chi mà các con có thể bảo với Sư rằng Sư thật sự không được biết ?

D: Cho dù là con đã nói với Ngài rõ về số nhà và con đường mà nó tọa lạc, Ngài sẽ không thể nào tìm ra được căn nhà, kính bạch Ngài.

 

S: Thế thì hãy nói cho Sư biết điều mà các con hiểu biết hơn cả Sư được hiểu biết về vấn đề nầy.

D: Con không thể nào nói cho Ngài biết rõ thêm về nó, kính bạch Ngài, tuy nhiên con có được hiểu biết nhiều hơn vì lẽ con đã thực sự sống ở nơi đó.

S: Trong trường hợp đó, Sư sẽ suy nghĩ về nó, và suy luận ra Kemmendine là ở nơi đâu.

D: Ngài không thể nào khám phá ra được bằng với việc nghĩ suy về nó,  kính bạch Ngài.

S: Sư sẽ suy nghĩ thật nhiều và trong một thời gian lâu dài. Có một vài về  nó ở phạm vi là đúng đắn, Sư sẽ suy nghĩ về một căn nhà ở trong Kemmendine với hai cái cổng, hai cửa ra vào, một tầng lầu. Một vài sự khám phá của Sư về căn nhà của các con có là chính xác không ?

D: Con không nghĩ như vậy, kính bạch Ngài.

S: Is it that difficult then ? Well, I’ll think in many different ways, some of it will turn out right. I shall ponder over this problem for about one year. Will I find the answer then ?

D: If you just think about it, sir, you won’t find it. But if you please come  and look, you will really know for yourself.

S: Now, what if I were to think about it really deeply for about forty or fifty years ? Or … better, if I don’t just think but also talk about it. Will I come to know it then ?

D: Even if you think and talk about it, sir, you will never get there.

S: Then please tell me where Kemmendine is.

D: From here you would have to walk towards the South – West. S: So, if I walk in a South – Westerly direction, will I get there ? D: Yes, sir, you will, but you will still not find my house.

S: Well I’ll begin now. I’ll think very deeply and at the same time I’ll recite (your instructions and descriptions). In this way I will come to know.

D: No, sir, I don’t think so.

S: Điều đó quả là khó khăn thế sao ? Thôi được, Sư sẽ suy nghĩ trong nhiều phương thức khác nhau, cuối cùng rồi cũng sẽ tỏ ngộ ra một vài điều về nó. Sư sẽ suy đoán về vấn đề nầy trong khoảng một năm. Thời lúc bấy giờ Sư sẽ tìm ra câu trả lời ?

D: Nếu Ngài chỉ là suy nghĩ về nó, thì Ngài sẽ không tìm ra được nó.  Nhưng nếu Ngài hoan hỷ đi đến và nhìn thấy, thì chính tự nơi Ngài sẽ hiểu biết một cách xác thực.

S: Bây giờ, giả sử là Sư đã có suy nghĩ về nó thực sự một cách sâu sắc trong khoảng bốn mươi hoặc năm mươi năm ? Hay là … tốt hơn, nếu như Sư không chỉ suy nghĩ mà còn nói về nó. Thế thì Sư sẽ phải đi đến để được hiểu biết không ?

D: Cho dù Ngài suy nghĩ và nói về nó, kính bạch Ngài, Ngài sẽ không bao giờ đạt được điều đó.

S: Thế thì hãy hoan hỷ nói cho Sư biết Kemmendine là ở nơi đâu.

D: Từ ở nơi đây Ngài sẽ phải đi hướng về phía Tây Nam.

S: Như vậy, nếu Sư đi trong hướng Tây Nam, thì Sư sẽ đến nơi đó không ?

D: Dạ được, kính bạch Ngài, nhưng Ngài sẽ vẫn không tìm ra được căn nhà của con.

S: Thôi được, Sư sẽ bắt đầu ngay bây giờ. Sư sẽ suy nghĩ rất là sâu sắc và đồng thời Sư sẽ trùng tụng (những lời hướng dẫn và những sự mô tả của các con). Bằng với phương thức nầy Sư sẽ đi đến để được hiểu biết.

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con không nghĩ như vậy.

S: You tell me that you know all this about your house, but if I repeat what I know from you, then you tell me that I am talking into the blue, I cannot bear this.

D: Sir, you simply repeat what you heard, but you don’t actually know.

S: So, all I say about this house is correct, but he claims that I still don’t know it the way he does. I don’t know whether this is true … But now if I were to think about it deeply and recite my thoughts, would there still be a difference in understanding ? Or if I were to recite all you said day and night, would it still not be possible for me to really know ?

D: Sir, you would still not know it in the same way you would if you went there yourself.

S: Before you told me about your house I didn’t know anything about it, but now I know something.

D: Yes, sir, this is true, but if you came to see it you would know everything about it.

S: Tell me, if I were to talk according to your directions, would I arrive at your house ?

D: Yes, sir.

 

S: And if I didn’t know the house number ?

D: You would wander aimlessly, sir.

S: And if you go there ?

D: I head straight for my house, sir.

S: Will you worry about how to get there and whether you are on the right road ?

D: If you come with me, sir, you can’t get lost, because I have been there before.

S: Các con nói với Sư rằng các con hiểu biết tất cả điều nầy về căn nhà của các con, nhưng nếu như Sư lặp lại điều mà Sư hiểu biết từ nơi các con, thì các con bảo với Sư rằng Sư đang nói chuyện ở trong Tục Đế. Sư không thể nào chịu đựng được điều nầy.

D: Kính bạch Ngài, chẳng qua là Ngài lặp lại điều mà Ngài đã được nghe, nhưng thực sự là Ngài không hiểu biết.

S: Vậy thì, tất cả những điều mà Sư nói về căn nhà nầy là chính xác, nhưng anh ta khẳng định rằng Sư vẫn không hiểu biết về nó theo đường lối của anh ta. Sư không hiểu biết, quả đúng là như vậy… Tuy nhiên bây giờ nếu như Sư đã suy nghĩ một cách sâu sắc về nó và trùng tụng lại những nghĩ suy của mình, thì sẽ vẫn còn có sự khác biết trong sự hiểu biết không ? Hay là nếu như Sư đã có trùng  tụng  một cách liên tục cả ngày lẫn đêm tất cả những điều mà các con đã nói, thì sẽ vẫn không thể nào làm cho Sư thực sự hiểu biết về nó ?

D: Kính bạch Ngài, Ngài sẽ vẫn không hiểu biết nó trong cùng một phương thức Ngài sẽ là nếu như chính tự Ngài đã đi đến nơi đó.

S: Trước khi các con đã nói với Sư về căn nhà của các con thì Sư đã không có hiểu biết bất cứ điều gì về nó, nhưng bây giờ Sư hiểu biết được một vài điều.

D: Dạ phải, kính bạch Ngài, quả đúng như vậy, tuy nhiên nếu như Ngài đã tới để nhìn thấy nó thì Ngài sẽ hiểu biết hết tất cả mọi thứ về nó.

S: Hãy nói cho Sư biết, nếu như Sư sẽ đi, dựa theo sự hướng dẫn của các con, thì Sư sẽ đi đến ngay tại ngôi nhà của các con ?

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.

S:   Và nếu như Sư đã không được hiểu biết số nhà ?

D:   Ngài sẽ đi lang thang một cách không có chủ đích, kính bạch Ngài.

S:   Và nếu như các con đi đến nơi đó ?

D:   Con đi thẳng một đường đến nhà của con, kính bạch Ngài.

 

S:  Các con sẽ lo lắng về việc làm thế nào để đến nơi đó và cho dù là các  con đi đúng đường không ?

D: Nếu Ngài đi đến với con, kính bạch Ngài, Ngài không thể nào bị lạc đường, vì lẽ trước đây con đã từng đến nơi đó.

S: The Buddha taught what he had realized for himself. Now, all of you  have the quality of being able to accept good advice. The Buddha’s Teachings are vast. There is the Suttanta, the Vinaya, and the Abhidhamma. You need not study all these. Choose one object of meditation, one technique that suits you, and then work with firm determination. Once you have established yourselves in this way and you arrive at the goal, all of you will understand deeply and completely.

But even now, before I finish speaking, you do get some understanding, and this immediate understanding is called Akàliko(*), immediate understanding.

[(*): Akàliko: one of the six qualities of the Buddha Dhamma. Akàliko literally translated means “No – time”, immediate: One who practices the Buddha’s Tea – chings gets immediate results.]

Ours Teachers and Parents, who instruct us out of great compassion and love, tell us: “Learn this and that…” and when we go to bed at night they call us and say: “Why didn’t you pay respects to the Buddha before going to bed ? Come, pay respects.” If we don’t follow their instructions, they may even have to beat us. They have to do this even though they don’t wish to do it. Through their help these resistances in us are overcome. But of course, we get immediate knowledge of the Buddha – Dhamma only if we are interested in it ourselves. When does it actually become Akàliko, immediate ?

D: Only when we really find the Dhamma, sir. S: And when will we really find the Dhamma ? D: After having worked for it, sir.

S: Đức Phật đã giảng giải điều mà chính tự Ngài đã được chứng tri. Bây  giờ, tất cả các con có được phẩm chất của chúng sanh có khả năng tiếp nhận hảo huấn từ. Giáo Lý của Đức Phật quả là quảng bác. Có Kinh Tạng , Luật Tạng Vô Tỷ Pháp Tạng. Các con không nhất thiết phải nghiên cứu hết tất cả những điều nầy. Hãy chọn lấy một đối tượng về thiền định, một kỹ thuật mà phù hợp với các con, và thế rồi hãy tu tập với sự quyết tâm kiên định. Một khi chính tự bản thân  các con đã thiết lập thể theo phương thức nầy và các con đi đến mục tiêu, tất cả các con sẽ hiểu biết một cách sâu sắc và hoàn hảo.

Tuy nhiên ngay bây giờ, trước khi Sư chấm dứt việc thuyết giảng, các con đạt được một vài sự hiểu biết, và sự hiểu biết ngay tức thì nầy đây được gọi là Bất Đoạn Thời (*), sự hiểu biết ngay lập tức.

[(*): Bất Đoạn Thời: là một trong sáu phẩm chất của Phật Pháp. Bất Đoạn Thời đã được dịch theo nghĩa đen có nghĩa là “Không có thời gian”, ngay lập tức, tức thì. Với một người mà tu tập Giáo Lý của Đức Phật thì gặt hái những thành quả ngay tức thì.]

Các vị Giáo Thọ và Mẹ Cha của chúng ta, là những bậc, với lòng đại bi và từ ái, đã hướng dẫn chúng ta, dạy bảo chúng ta “Hãy học điều nầy và điều nọ.. “ và vào ban đêm khi chúng ta đi ngủ, họ đã gọi chúng ta và nói rằng “Tại sao các con không bầy tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật trước khi đi ngủ há ? Hãy đi đến, bầy tỏ lòng tôn kính đi.” Nếu như chúng ta không làm theo các sự hướng dẫn của họ, thì thậm chí họ có thể phải roi đòn chúng ta. Họ phải làm như vậy cho dù là họ không muốn thực hiện điều đó. Nhờ vào sự giúp đỡ của họ mà những sự kình chống ở trong chúng ta được khắc phục. Nhưng lẽ tất nhiên là, chúng ta ngay tức thì có được kiến thức về Phật Pháp là chỉ khi nào chính tự bản thân chúng ta đã có quan tâm đến Phật Pháp. Khi nào thực sự trở thành Bất Đoạn Thời, ngay lập tức ?

D: Chỉ khi nào chúng ta thực sự liễu ngộ Giáo Pháp, kính bạch Ngài.

S: Và khi nào chúng ta sẽ thực sự liễu ngộ Giáo Pháp ?

D: Sau khi đã có tu tập về Giáo Pháp, kính bạch Ngài.

S: At what particular time do we have to practise in order to be successful ?

D: The hour of the day or night is of no importance. If we practise and then reach the goal we shall gain immediate knowledge, sir.

S: It is very easy. You have received the Teachings of the Buddha. All you have to do is to make efforts in the same way the disciples of the Buddha did. It is easy. This is not my own knowledge. I too have learned the Teachings of the Bud – dha and I am passing them on to you. All of you are very intelligent and bright. What I am telling you, you know already. Why do you think the Buddha taught the Dhamma ?

D: He taught people to be continuously aware of mind and matter.

S: He taught so that people who desire to attain the goal may be able to do so. He taught because he wished them to be able to travel on the path.  But some  of you may say that this is not a good time to practise. The mind is not settled with all this coming and going of people. “We shall meditate when the mind is tranquil” you may decide.   And if the mind becomes tranquil after some time, what will happen ?

D: When the mind is calm, we will go to sleep, sir.

S: Oh really, and this you call meditation ?

D: Sir, we are only perfect in talking about meditation.

S: And then, when you have a bad conscience about not having 184at u184ng184 and decide to go to a meditation centre, what do you take along ?

D: We take food with us, sir.

S: Chúng ta phải tu tập vào thời gian đặc thù nào để được thành tựu ?

D: Giờ giấc về ban ngày hoặc là ban đêm thì không là quan trọng. Nếu chúng con tu tập và sau đó chúng con đạt đến mục tiêu, thì ngay lập tức chúng con sẽ thành đạt được kiến thức, kính bạch Ngài.

S: Điều đó rất là dễ dàng.  Các con đã được đón nhận Giáo Lý của Đức  Phật. Tất cả các con đã có thực hiện là nỗ lực trong cùng một phương thức với các vị môn đệ của Đức Phật đã thực hiện. Điều đó là dễ dàng. Đây không phải là kiến thức của riêng Sư. Sư cũng đã được học Giáo Lý của Đức Phật và Sư đang truyền thụ Giáo Pháp đến các con. Tất cả các con rất là thông minh và sáng suốt. Điều gì mà Sư đang nói với các con, thì các con đã hiểu biết rồi. Các con nghĩ vì sao Đức Phật đã giảng dạy Giáo Pháp ?

D: Ngài đã giảng dạy người ta phải liên tục tỉnh giác về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc).

S: Ngài đã giảng dạy để người mà có ước nguyện thành đạt mục tiêu, thì có thể có khả năng thực hiện được như vậy. Ngài đã giảng dạy vì lẽ Ngài đã muốn chúng có thể rong ruổi trên con đường đạo. Tuy nhiên có một vài người trong các con có thể nói rằng đây không phải là thời điểm tốt để tu tập. Tâm thức đã không được ổn định với tất cả sự việc đến và đi của con người như thế nầy. Các con có thể quyết định “Chúng ta sẽ hành thiền khi tâm thức được an tịnh”. Và nếu như tâm thức trở nên an tịnh sau một thời gian, điều chi sẽ xẩy ra ?

D:   Khi tâm thức được tĩnh lặng, chúng con sẽ đi ngủ, kính bạch Ngài.

S:   Ồ thật vậy sao, và điều nầy các con gọi là sự hành thiền.

D:   Kính bạch Ngài, chúng con chỉ hoàn hảo trong việc nói năng về sự hành

thiền.

S:   Và thế thì, khi các con có một tâm bất thiện về việc không có tu tập và

quyết định đi đến một trung tâm thiền viện, thì các con mang theo điều chi ?

D: Chúng con mang thực phẩm theo với chúng con, kính bạch Ngài.

S: Tell me, after having taken the precepts, do you stuff yourselves ?

D: Yes, sir. The ladies offer food, and we just eat. We start early, and then we continue eating right up until twelve noon (*).

[(*):   The sixth precept forbids the consumption of solid food after twelve noon (See p.10).]

S: Do you eat more than on ordinary days ?

D: Oh yes, sir, much more.

S: Tell me now, do you stop eating at noon ?

D: Well, you see sir, some say that even then it is all right to continue eating. Once one stops, then one can’t start again after twelve noon, but if I started before noon I can continue eating even after midday, I’ve heard.

S: What about you ? Do you carry on eating ?

D: I continue eating even while we are talking like this, sir.

S: And what do you do after you have finished eating ?

D: Then my stomach is full, sir, so I lie down flat on my back.

S: And then ?

D: Then I sleep, sir.

S: And when do you wake up again ?

D: At about 3:00 or 4:00 P.M., sir.

S:  Hãy nói cho Sư biết, sau khi đã có thọ trì những điều học, các con tự  ních đầy bụng mình ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài. Các phụ nữ cúng dường thực phẩm, và chúng con chỉ có ăn thôi. Chúng con bắt đầu rất sớm, và sau đó chúng con tiếp tục ăn mãi cho đến đúng mười hai giờ trưa (*).

[(*): Điều học thứ sáu ngăn cấm thọ dụng thực phẩm rắn chắc sau mười hai giờ trưa (Xin xem trang 10).]

S: Các con ăn nhiều hơn những ngày bình thường không ?

D: Ồ có chứ, kính bạch Ngài, nhiều hơn nữa.

S:   Bây giờ hãy nói cho Sư biết, các con có ngững ăn ngay trưa ngọ không ?

D:  Đấy, Ngài thấy đấy, kính bạch Ngài, có một vài người nói rằng, thậm  chí là sau đó, tiếp tục việc ăn cũng là hoàn toàn ổn thôi. Con đã được nghe là, một khi người ta dừng lại, thế thì người ta không thể nào bắt đầu lại sau mười hai giờ trưa, tuy nhiên nếu như con đã bắt đầu trước trưa ngọ thì con có thể tiếp tục ăn ngay cả sau buổi trưa.

S: Còn các con thì sao ? Các con có tiếp tục ăn không ?

D: Con tiếp tục việc ăn ngay cả trong khi chúng con đang nói như thế nầy, kính bạch Ngài.

S: Và các con làm gì sau khi các con đã ăn xong ?

D: Vào lúc bao tử của con đã đầy, kính bạch Ngài, thế là con ngã xuống  năm thẳng lưng của con.

S: Và sau đó ?

D:  Sau đó thì con ngủ, kính bạch Ngài.

S:  Và khi nào thì các con lại thức dậy ?

D: Vào khoảng 3:00 hoặc 4:00 giờ chiều, kính bạch Ngài.

S:  Do you meditate then, being fully awake and alert ?

D:  No, sir, then I ask for some juice and lemonade (#).

[(#):  Milk is considered to be solid food.] S: Do you drink a lot or just a little ? D: I drink to the full, sir.

S: Even if you drink a lot, some will be left over. Do you share that with others ?

D: No, sir, I drink it all myself because I like to keep it for myself.

S: But, do you feel good if you drink too much ?

D: No, sir, not very good.

S:   Sau đó các con hành thiền, trong một trạng thái hoàn toàn tĩnh thức và cảnh giác ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, sau đó con yêu cầu cho một ít nước trái cây và nước chanh (#).

[(#): Sữa được xem như là thực phẩm rắn chắc.]

S: Các con uống thật nhiều hay chỉ là một chút ít ?

D: Con uống cho đầy, kính bạch Ngài.

S: Nếu như các con uống thật nhiều, có một ít sẽ còn dư lại.  Các con có  chia sẽ cái đó đến những người khác không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, tự bản thân con uống hết tất cả vì lẽ con muốn giữ cái đó cho bản thân mình.

S: Tuy nhiên, các con có cảm thấy tốt lành nếu như các con uống quá nhiều không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không được tốt lắm.

S: Tell me, do you meditate then ?

D: Well, sir, as I don’t feel very good I have to lie down.

S: And then what happens ?

D: I sleep again, sir.

S: And when do you get up ?

D: The following morning, sir, when the sun rises. I say to myself “Well, look, the sun has risen” and I get up and have breakfast.

S: Now tell me, if you don’t attain Nibbàna, do you think that it is because there is no such person as a fully awakened Buddha and that Nibbàna doesn’t exist?

D: No, sir, it’s because I eat too much.

S: Hãy nói cho Sư biết, sau đó các con hành thiền ?

D: Thế đấy, kính bạch Ngài, vì con không cảm nhận được tốt lắm, con phải đi nằm xuống.

S: Và rồi thì điều chi xẩy ra ?

D: Con ngủ lại lần nữa, kính bạch Ngài.

S: Và khi nào thì các con thức dậy ?

D: Sáng hôm sau, kính bạch Ngài, khi mặt trời mọc lên. Con tự nhủ với mình “Đấy, nhìn xem, mặt trời đã lên rồi”, và con đứng dậy và ăn điểm tâm.

S: Bây giờ hãy nói cho Sư biết, nếu như các con không thành đạt Níp Bàn, thì các con có nghĩ rằng vì lẽ không có một ai như là một vị Phật đã hoàn toàn giác ngộ và rằng Níp Bàn là không có hiện hữu ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, đó là vì con ăn quá nhiều.

S: Well, you do make some efforts, but this greed is still a little strong, I think. Tell me, when you start to meditate and someone whispers near your ear, do you hear it or not ?

D: If the concentration is not so good, we prick up our ears and listen to what is being whispered, sir.

S: When you hear this whispering, do you accept it and respect the people who are whispering ?

D: Sir, when the determination to meditate is strong, then I do get angry at the people who are whispering.

S: Meditators get angry ?

D: If people come and whisper in the place where I’m meditating, I will of course get angry, sir.

S: Is it skillful to get angry and think “Do they have to whisper here ? Where is this chap from anyway ? Who is he ? Will a meditator who reach in this way attain his goal quicker ? If he becomes angry and then dies, where will he be reborn ?

D: He will be reborn in the lower worlds, sir.

S: Even if he observing the eight Uposatha precepts ?

D: If he becomes angry, he will go to the lower worlds even then, sir.

S: Tốt lắm, các con thực hiện một số nỗ lực, tuy nhiên sự tham lam nầy vẫn còn chút ít mạnh mẽ, Sư nghĩ vậy. Hãy nói cho Sư biết, khi các con bắt đầu hành thiền và một người nào đó nói thì thầm cạnh bên lỗ tai của các con, các con có nghe điều đó hay là không ?

D: Nếu sự định thức không được tốt lắm, các con vểnh các lỗ tai của mình lên và lắng nghe điều gì mà đang được thì thầm, kính bạch Ngài.

S: Khi các con nghe tiếng nói thì thầm nầy, thì các con có chấp nhận điều  đó và kính trọng người mà đang nói thì thầm không ?

D: Kính bạch Ngài, khi sự quyết tâm để hành thiền là mãnh liệt, thế thì con phát khởi sự sân hận vào người mà đang nói thì thầm.

S: Những vị thiền giả nổi sân hận hả ?

D: Nếu người ta đi đến và nói thì thầm ở tại chỗ nơi mà con đang hành  thiền, thì lẽ tất nhiên là con sẽ nổi sân hận, kính bạch Ngài.

S: Có là khôn khéo để nổi sân hận và nghĩ rằng “Có phải họ thì thầm nơi  đây không ? Thằng cha nầy từ nơi đâu tới vậy ? Ông ta là ai ? Một thiền giả đã phản ứng theo cách thức nầy thì sẽ thành đạt mục tiêu của mình nhanh hơn không ? Nếu ông ta trở nên sân hận và rồi thì mệnh chung, ông ta sẽ tục sinh ở nơi đâu ?

D: Ông ta sẽ tục sinh ở trong các cõi giới thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Cho dù là ông ta đang thọ trì tám điều Thanh Tịnh Giới ?

D: Nếu như ông ta trở nên sân hận, thì ông ta sẽ đi đến các cõi giới thấp  kém cho dù là thế, kính bạch Ngài.

 

S: How should we approach the problem of being disturbed by whispers while we are meditating ? We should reflect in the following way “I have come here to meditate. My fellow meditators are whispering and I hear them. If the others find out that I pay attention to whispers, I will feel ashamed because all will

 

know then that I don’t make sufficient effort. I shall make more effort.” We should be grateful to the people who show us through their whispering that our effort isn’t sufficient. If your effort is good, your concentration will be good, and you won’t hear anything. Being grateful, you should hope that these people continue talking, and you should continue to meditate. There is no need to go up to them and actually say, thank you. Simply continue to meditate, and as your awareness of the object of meditation becomes continuous, you don’t hear disturbances any more. Would you hear people if they spoke quite loudly ?

D: If they spoke loudly, I think I would hear them, sir.

S: Again we have to be grateful. “They are telling me to improve my efforts.” Being grateful to those people, I steady my mind and focus on the spot again. To meditate means to be so closely aware of the object that it never escapes our attention.

D: Please, sir, explain to us how to be so closely aware of the object.

S: You just have to keep your attention fully collected, concentrated on the spot. All of you have been breathing ever since the moment you were born. Can you feel where the air touches as you breathe in and out.

D: Sir, for me the touch sensation is most evident under the right nostril.

S: Not in two places ?

D: No, sir, only in one place.

S: Làm thế nào chúng ta nên tiếp cận vấn đề bị quấy rầy bởi những tiếng  nói thì thầm trong khi chúng ta đang hành thiền ? Chúng ta nên phản ảnh theo phương thức sau đây “Tôi đã đến nơi đây để hành thiền. Các thiền giả đồng đạo của tôi đang nói thì thầm và tôi nghe được họ. Nếu những người khác khám phá ra rằng tôi chú ý tới những tiếng nói thì thầm, tôi sẽ cảm thấy xấu hổ vì lẽ thời bấy giờ tất cả sẽ biết được rằng tôi không thực hiện sự nỗ lực được tròn đủ. Tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa.” Chúng ta nên tri ân đến người mà chỉ cho chúng ta thấy được rằng, do nhờ vào tiếng nói thì thầm của họ, mà sự nỗ lực của chúng ta làm chưa tròn đủ. Nếu sự nỗ lực của các con là tốt đẹp, sự định thức của các con sẽ được tốt đẹp, và các con sẽ không có nghe bất cứ điều gì. Tỏ lòng tri ân, các con nên hy vọng rằng những người nầy tiếp tục nói chuyện, và các con nên tiếp tục hành thiền. Không cần phải đi về phía họ và ngay cả nói lời, cảm ơn. Một cách đơn thuần là tiếp tục hành thiền và vì sự tĩnh giác của các con về đối tượng của thiền định trở nên một cách liên tục, các con không còn nghe bất kỳ sự quấy rầy nào nữa. Các con sẽ nghe người ta nếu như họ đã nói hết sức ầm ĩ ?

 

D: Nếu như họ đã nói một cách ồn ào, con nghĩ rằng con sẽ nghe được họ, kính bạch Ngài.

S: Một lần nữa chúng ta phải tri ân. “Họ đang hướng dẫn tôi để cải thiện những sự nỗ lực của tôi.” Tỏ lòng tri ân đến những người nầy. tôi ổn định tâm  thức của tôi và lại tập trung vào điểm chạm một lần nữa. Hành thiền có nghĩa là để được tĩnh giác một cách rất nghiêm mật vào đối tượng cho đến nỗi đối tượng không bao giờ thoát khỏi sự chú tâm của chúng ta.

D: Xin vui lòng, kính bạch Ngài, giải thích cho chúng con làm thế nào để được tĩnh giác một cách rất nghiêm mật vào đối tượng.

S: Các con chỉ cần gìn giữ sự chú tâm của mình đã được trọn vẹn trầm tĩnh, đã được tập trung vào điểm chạm. Tất cả các con đã được hít thở kể từ thời  khoảnh khắc các con đã được sinh ra. Các con có thể cảm nhận cái chỗ mà không khí xúc chạm khi các con hít vô và thở ra.

D: Kính bạch Ngài, đối với con xúc giác hiển hiện rõ nhất là ở dưới lỗ mũi bên phải.

S: Không ở hai chỗ ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chỉ trong một chỗ.

S: Yes, it touches at this small spot when you breathe in and when you breathe out. Tell me, does it enter with intervals or is it a continuous flow ?

D: There are intervals, sir.

S: Is it the stream of air that is interrupted or the awareness of it ? Is the touch of air continuous while you breathe in and out ?

D: It is interrupted, sir.

S: Then you have to know this flow of air without interruption. Don’t look elsewhere. Just know this touch of the breath. If you can’t feel  it,  then  try touching the spot of contact with your finger. When you know the sensation of touch, then take your finger away and stay with the awareness of touch – feeling at the spot. You have to become aware of the touch of air which is continuous as being continuous. If you are aware of this spot without a gap in the continuity of awareness, will you still hear whispers ?

D: No, sir, I don’t think so.

S: If the attention is firmly and steadfastly anchored at this spot, will you hear loud voices ?

D: No, sir.

S: You know this spot below the nose above the upper lip so exclusively that you don’t hear sounds any more. Is this spot matter (Rùpa) or mind (Nàma) ?

D: It is matter, sir.

S: And the entity that knows that, is aware, what is it ?

D: That is mind, sir.

S:   So, if you are aware of the spot without interruption, you are conti – nuously aware of mind and matter, are you not ?

D: Yes, sir, this is true, sir.

S: If you are aware of mind and matter in this way, you know that there is  no self, there is no man, there is no woman, there is no human beings or Devasor Brahmàs ? This is what the Buddha taught. If we are aware of mind and matter,  do we still think in terms of human beings, Devas, and Brahmàs ?

D: No, sir, we don’t.

S: Đúng vậy, nó xúc chạm vào điểm chạm nhỏ nầy đây, khi các con hít vô và khi các con thở ra. Hãy nói cho Sư biết, nó đi vào với những khoảng cách hay  là nó là một luồng trôi chảy liên tục ?

D: Chúng là những khoảng cách, kính bạch Ngài.

S: Điều đó có phải là luồng không khí bị gián đoạn hay là sự tỉnh giác về điều đó ? Sự xúc chạm của không khí có là liên tục trong khi các con hít thở vô và ra không ?

D: Nó là bị gián đoạn, kính bạch Ngài.

S: Thế thì các con cần phải hiểu biết chẳng có sự gián đoạn về luồng không khí nầy đây. Không nhìn ở một nơi nào khác. Chỉ biết sự xúc chạm của hơi thở  nầy mà thôi. Nếu như các con không thể nào cảm nhận được nó, vậy thì cố gắng xúc chạm vào điểm tiếp xúc bằng với ngón tay của các con. Khi các con hiểu biết được cảm giác của sự xúc chạm, rồi thì lấy ngón tay của các con ra và trú tâm với sự tĩnh giác vào sự cảm xúc ở điểm chạm. Các con phải trở nên tỉnh giác vào sự xúc chạm của không khí đó là liên tục như là đang liên tục. Nếu các con đã được tĩnh giác vào điểm chạm nầy mà chẳng có một khoảng hở nào trong sự liên tục của sự tĩnh giác, thì các con sẽ vẫn còn nghe được những tiếng nói thì thầm không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con không nghĩ như vậy.

S: Nếu sự chú tâm đã bám chặt vào điểm chạm nầy một cách  kiên  cố và một cách ổn định, thì các con sẽ nghe được những tiếng nói ồn ào không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Các con hiểu biết điểm chạm nầy ở dưới lỗ mũi và ở trên môi trên một cách chuyên nhất cho đến nỗi các con không còn nghe những thanh âm nào nữa. Điểm chạm nầy là thể chất (Sắc) hay là tâm thức (Danh) ?

D: Nó là thể chất (Sắc), kính bạch Ngài.

S: Và thực thể mà hiểu biết được điều đó, được tỉnh giác, nó là cái chi ?

D: Điều đó là tâm thức (Danh), kính bạch Ngài.

S: Như thế, nếu các con đã được tỉnh giác chẳng có sự gián đoạn vào điểm chạm, tức là các con đã được tỉnh giác một cách liên tục vào Danh và Sắc, phải không ?

D: Dạ phải, kính bạch Ngài, quả đúng như vậy, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con đã được tỉnh giác vào Danh và Sắc trong phương thức nầy, các con có hiểu biết rằng không có tự ngã, không có người nam, không có người nữ, không có chúng hữu tình, hay là Chư Thiên hoặc là Chư Phạm Thiên không ? Đây là điều mà Đức Phật đã giảng dạy. Nếu chúng ta đã được tỉnh giác về Danh  và Sắc, chúng ta vẫn còn suy nghĩ trong những thuật ngữ về chúng hữu tình, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng ta không còn.

 

S: Is it easy to be thus aware ?

D: Yes, sir, it is easy.

S: This is knowing things as they are. Mind and matter arise without interruption. They arise and then disintegrate. How many times do they disinte – grate in a flash of lightning ?

D: I have heard that they disintegrate one hundred billion times in the wink of an eye, sir.

S: Tell me then, how can you count to one hundred billion in the wink of an eye ?

D: I can’t, sir.

S: Suppose you were given one hundred billion gold coins and would have to count them, how long would it take you ?

D: I think it would take about a month, sir. Even if I were to count greedily day and night, it would take about that long.

S: The peerless Buddha penetrated all this with his own super – knowledge and then was able to teach it. But what can we know for ourselves ? We can know mind and matter simultaneously. And what will we get from this awareness ? We will be able to understand the characteristic of their behaviour. You needn’t do anything special. Just practise as you are practicing now. Keep your attention focused on the spot and as you gain the ability to keep your attention with the awareness of breathing and the spot, mind and matter will talk to you.

D: Do we have to think of Anicca (Impermanence) when one in – breath comes to an end, sir.

S: It is good if you think of Anicca as a breath comes to an end.  If you  know Anicca in this way, will you be able to attain Nibbàna ?

D: Not yet, sir.

S: Như thế, quả là dễ dàng để được tĩnh giác.

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, quả là dễ dàng.

S: Đây là sự hiểu biết những sự việc như chúng đang là. Danh và Sắc khởi sinh chẳng có sự gián đoạn. Chúng khởi sinh và sau đó hoại diệt. Chúng hoại diệt bao nhiêu lần trong một tia chớp của ánh sáng ?

D: Con đã được nghe rằng chúng hoại diệt một trăm tỷ lần trong sự nhấp nháy của con mắt, kính bạch Ngài.

S: Thế thì hãy nói cho Sư biết, làm thế nào các con có thể đếm đến một  trăm tỷ trong sự nhấp nháy của con mắt ?

D: Con không thể nào, kính bạch Ngài.

S: Giả sử các con đã được biếu tặng một trăm tỷ đồng tiền vàng và sẽ phải đếm chúng, thì bao nhiêu lâu nó sẽ lấy mất đi các con ?

D: Con nghĩ rằng nó sẽ lấy mất đi khoảng một tháng, kính bạch Ngài. Cho dù là con đã đếm một cách tham lam cả ngày và đêm, nó sẽ lấy mất đi lâu khoảng chừng đó.

S: Đức Phật vô song đã thẩm thấu tất cả điều nầy với chính tự kiến thức  siêu nhiên của Ngài và sau đó đã có khả năng để giảng dạy điều đó. Tuy nhiên  điều chi chúng ta có thể hiểu biết về chính bản thân mình ? Chúng ta chỉ có thể hiểu biết Danh và Sắc trong cùng một lúc. Và điều chi chúng ta sẽ nhận được từ sự tĩnh giác nầy ? Chúng ta sẽ có khả năng để liễu tri đặc tính về sự vận hành của chúng. Các con không cần phải làm bất cứ điều chi đặc biệt cả. Chỉ cần tu tập như là các con đang tu tập ngay bây giờ. Hãy gìn giữ sự chú tâm của các con đã được tập trung vào điểm chạm và khi các con đạt được năng lực để gìn giữ sự chú tâm với sự tĩnh giác vào hơi thở và điểm chạm, Danh và Sắc sẽ chuyện trò các con.

D: Chúng con có phải nghĩ suy về Vô Thường (sự không bền vững) khi  một hơi thở vô đi đến chỗ chấm dứt, kính bạch Ngài ?

S: Điều đó là tốt lắm nếu các con nghĩ suy về Vô Thường như là một hơi thở đi đến chỗ chấm dứt. Nếu các con hiểu biết Vô Thường trong phương thức nầy, các con sẽ có khả năng để đạt được Níp Bàn không ?

D: Vẫn chưa được, kính bạch Ngài.

S: So if you can’t get Nibbàna yet, keep concentrating on the spot and you will come to know.

D: What do we have to know as being impermanent, sir ?

S: You say that sugar is sweet, don’t you ? But if I have never tasted sugar, how are you going to explain sweetness to me ?

D:   It is much better than even palm sugar, sir, but we can’t explain it so that you will really know.

S: But you have tasted it, so why can’t you tell me about it ?

D: Well, sir, sugar looks like salt, but ants don’t go for salt while they do like sugar. But this won’t help you very much, sir. You have to taste it, sir.

S: So salt and sugar look similar. Now, if I eat some salt, calling it sugar, will taste sugar ?

D: No, sir, salt will remain salty.

S: In that case I’ll think that sugar is salty.

D: This is just the same as us not knowing how to recognize impermanence, sir.

S: When we talk about the outer appearance of sugar, there are many

possibilities of mistaking something else for sugar. Only if you explain the taste of sugar properly can I understand.

D: We would like to advise you to eat some sugar, sir.

S: Will you have to sit next to me while I’m eating it and say “It is sweet, it is sweet…” ?

D: If I recited this, it would just bother you, and it isn’t necessary to do this for sugar to be sweet. As soon as you put sugar into your mouth, you will be able to taste its sweetness, sir.

S: Do đó, nếu như các con vẫn chưa có thể đạt được Níp Bàn, hãy tiếp tục tập trung vào điểm chạm và các con sẽ đi đến hiểu biết.

D: Điều mà chúng con cần hiểu biết có phải như là trạng thái vô thường không, kính bạch Ngài ?

S: Các con nói rằng đường là ngọt, phải không ? Tuy nhiên nếu như Sư  chưa bao giờ nếm vị đường, làm thế nào các con sẽ giải thích cái vị ngon ngọt đến với Sư ?

D: Nó thì tốt hơn nhiều so với ngay cả đường thốt nốt, kính bạch Ngài, tuy nhiên chúng con không thể nào giải thích để cho Ngài sẽ thực sự hiểu biết về nó.

S: Nhưng các con đã có nếm thử nó, thế thì tại sao các con không thể nào nói cho Sư biết về nó ?

D: Dạ vâng, kính bạch Ngài, đường trông giống  như muối, tuy  nhiên  những con kiến không đi đến với muối trong khi chúng thì giống như đường. Tuy nhiên điều nầy sẽ không thật sự giúp được bao nhiêu, kính bạch Ngài. Ngài cần phải nếm thử nó, kính bạch Ngài.

S: Như thế muối và đường trông giống như nhau. Bây giờ, nếu như Sư ăn một chút ít muối, mà gọi đó là đường, thì Sư sẽ nếm được đường ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, muối sẽ vẫn giữ vị mặn.

S: Trong trường hợp đó, Sư sẽ nghĩ rằng đường là mặn.

D: Điều nầy thì tương tự như là chúng con không được hiểu biết làm thế  nào để nhận ra sự vô thường, kính bạch Ngài.

S: Khi chúng ta nói về ngoại hình của đường, có rất nhiều khả năng về sự nhầm lẫn một vật gì khác đối với đường. Chỉ khi nào các con giải thích cái vị của đường một cách chính xác thì Sư có thể liễu tri được.

D: Chúng con muốn khuyên Ngài nên ăn một ít đường, kính bạch Ngài.

S: Các con sẽ phải ngồi bên cạnh Sư trong khi Sư đang ăn đường và nói  rằng “Nó có vị ngọt, nó có vị ngọt, ..” ?

D: Nếu con trùng tụng điều nầy, nó chỉ sẽ làm phiền Ngài thôi, và việc đó không phải là cần thiết để làm điều nầy cho đường có được vị ngọt. Ngay sau khi Ngài bỏ đường vào trong miệng của mình, Ngài sẽ có thể nếm được vị ngon ngọt của nó, kính bạch Ngài.

 

S: But let’s say there is a jungle bhikkhu who wants to taste sugar. Will the sugar think “This is a jungle bhikkhu. I shan’t be fully sweet for him. I shall be only half as sweet for him as I am for people in towns” ?

D: Sugar isn’t partial, sir, it is as sweet for one as for the other.

S: It is just the same with the awareness of mind and matter. If you keep up this awareness you will taste the Dhamma immediately, just as you taste sweetness when you eat sugar. Is it possible that you still mistake salt for sugar ? You go to the market so many times, and you can easily distinguish between salt and sugar. You are not going to buy salt for sugar. The peerless Buddha penetrated the truth and really knew it. He can distinguish between what is liberation and what is suffering, and therefore he gave this liberation to human beings. Devas, and Brahmàs alike. He just asked them to “eat”. Just eat, it is real. Will you remain here without eating, fearing that it could turn out not to be true liberation ?

D: We haven’t reached that point yet, sir. We are just listening to your words.

S: Tuy nhiên chúng ta hãy nói rằng có một vị Tỳ Khưu ở rừng già là người mong muốn nếm vị đường. Đường sẽ suy nghĩ rằng “Đây là một vị Tỳ Khưu ở rừng già. Tôi sẽ không trọn vẹn ngọt ngào với ông ta. Tôi sẽ chỉ bằng một nửa  ngọt ngào cho anh ta vì Tôi là người dân ở trong thị trấn” ?

D: Đường không có thiên vị, kính bạch Ngài, nó thì ngọt ngào cho người nầy tựa như là cho người khác.

S: Nó cũng tương tự với sự tỉnh giác về Danh và Sắc.  Nếu các con giữ  vững sự tỉnh giác nầy thì các con sẽ nếm được Pháp vị ngay tức thì, cũng như là các con nếm vị ngon ngọt ngay khi các con ăn đường. Đó có thể là các con vẫn  còn nhầm lẫn muối với đường không ? Các con đi chợ rất nhiều lần, và các con có thể phân biệt một cách dễ dàng giữa muối và đường. Các con không có mua muối để cho đường được. Đức Phật vô song đã thẩm thấu và thực sự đã liễu tri về chân lý. Ngài có thể phân biệt được giữa điều chi là sự giải thoát và điều nào là sự khổ đau, và do đó Ngài đã truyền trao sự giải thoát nầy cho đến Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đều như nhau. Ngài đã chỉ có yêu cầu họ để “ăn”. Chỉ là ăn, đó là xác thực. Các con sẽ tồn tại nơi đây mà chẳng cần ăn, lo sợ rằng câu chuyện thế mà hoá ra không thật sự giải thoát ?

D: Chúng con vẫn chưa có đạt đến được điểm đó, kính bạch Ngài. Chúng con chỉ đang lắng nghe những lời nói của Ngài.

S: Eat as I told you. You will not go wrong. And why can’t you go wrong ?

Because mind and matter are actually arising and disintegrating continuously.

Why should you concentrate on the spot, though you don’t know liberation yet ? If you don’t eat something, will you ever know what it tastes like ? You know a lot about the Dhamma. You know about Nàma and Rùpa, you know what the Suttas are and you know about the Vinaya and the Abhidhamma. You know this  is Samatha, this is Vipassanà.

D: But, sir, all this is mixed up in our head like a giant hodgepodge.

S: Let it be a mix up. Pay attention to this spot only, as I taught you. Later this mix up will be disentangled, everything will fall into place. If we go east we will get to a place in the east, if we go west we will arrive at a place in the west. The spot is like a vehicle. If you want to go to Mandalay, you have to board a train to Mandalay and stay on it. The spot is like the train, don’t leave it. Keep your attention focused on it very closely. This is all I have to say.  There is nothing to  be said apart from this.

Do you the eight constituents of the Eightfold Noble Path ? How do you think they apply to this practice of concentrating on the spot ?

D: If one concentrates on the spot with right concentration then one attains the knowledge of right view, sir.

S: Are the other elements of the Noble Eightfold Path pertinent to this practice ?

D: Sir, the eight constituents of the Noble Eightfold Path are (*): (1) Right View, (2) Right Thought, (3) Right Speech, (4) Right Action, (5) Right Livelihood,

(6) Right Effort, (7) Right Mindfulness, (8) Right Concentration. When our mind is fixed on the spot, we don’t think unskillful thoughts in any way. Therefore right thought is there, sir. As we are not talking at all, we don’t speak lies and therefore there is right speech. As awareness of breathing is a good action, right action is included in this practice. There is right livelihood too, as we are not trying to  make a living bt deceiving others, sir. We are putting our entire effort into keeping our attention at the spot, so there is right effort. Because we focus our attention on the breath without letting go, we have right attentiveness, and as the attention remains at the spot without wandering here and there, we have attained right concentration.

[(*): Magganga, see Ledi Sayadaw, The Manuals of Buddhism, pp. 221ff.]

S: So, do you think this is like a boat or a train ?

D: Yes, sir, it is like a boat, a train, or a cart or car that takes a person to his goal.

S: Ăn như Sư đã nói với các con. Các con sẽ không lầm đường lạc lối.  Và tại sao các con không thể nào lầm đường ? Vì lẽ Danh và Sắc đang thực sự là khởi sinh và hoại diệt một cách liên tục.

Vì sao các con cần phải tập trung vào điểm chạm, cho dù là các con vẫn chưa được hiểu biết sự giải thoát ? Nếu các con không ăn một cái gì đó, các con sẽ bao giờ hiểu biết cái vị nếm của nó như thế nào nhỉ ? Các con hiểu biết rất nhiều  về Giáo Pháp. Các con hiểu biết về Danh Sắc, các con hiểu biết điều nào là Kinh Tạng, và các con hiểu biết về Luật Tạng Vô Tỷ Pháp Tạng.  Các con  hiểu biết đây là Thiền Chỉ, đây là Thiền Minh Sát.

D: Nhưng mà, kính bạch Ngài, tất cả sự việc nầy đã rối loạn trong đầu của chúng con như là một mớ lộn xộn khổng lồ.

S: Hãy bỏ mặc sự rối loạn đó đi. Chỉ chú tâm duy nhất vào điểm chạm nầy, như Sư đã giảng dạy các con. Sau đó sự rối loạn nầy sẽ được gỡ rối ra, tất cả mọi thứ sẽ rơi vào vị trí. Nếu chúng ta đi hướng đông, chúng ta sẽ đi đến một nơi ở trong hướng đông; nếu chúng ta đi hướng tây, chúng ta sẽ đi đến một nơi ở trong hướng tây. Điểm chạm thì giống như một chiếc xe. Nếu các con muốn đi đến Mandalay, các con phải đáp một chuyến xe lửa đến Mandalay và ngồi ở trên đó. Điểm chạm thì giống như xe lửa, không lìa khỏi nó. Hãy gìn giữ sự chú tâm của các con vào điểm chạm một cách hết sức nghiêm mật. Đây là tất cả Sư cần phải  nói tới. Không có điều chi để phải nói ngoài ra khỏi điều nầy.

Các con có hiểu biết tám chi phần của Bát Thánh Đạo ? Làm thế nào các  con nghĩ rằng chúng ứng dụng cho việc tu tập sự định tâm vào điểm chạm ?

D: Nếu một người định tâm vào điểm chạm với Chánh Định, rồi thì người  ta đạt được tri kiến của Chánh Kiến, kính bạch Ngài.

S: Có những nguyên tố nào khác của Bát Thánh Đạo thích hợp cho việc tu tập nầy ?

D: Kính bạch Ngài, có tám chi phần của Bát Thánh Đạo là: (1) Chánh Kiến,

(2) Chánh Tư Duy, (3) Chánh Ngữ, (4) Chánh Nghiệp, (5) Chánh Mạng, (6) Chánh Tinh Tấn, (7) Chánh Niệm, (8) Chánh Định. Khi tâm thức của chúng con đã khắn khít vào điểm chạm, chúng con không có nghĩ suy những tư duy không khôn khéo trong bất luận phương thức nào. Do vậy, Chánh Tư Duy hiện hữu tại nơi đó, kính bạch Ngài. Bởi do chúng con không nói bất cứ về điều chi cả, chúng con không có vọng ngữ và do vậy thì có Chánh Ngữ. Bởi do tỉnh giác vào hơi thở là một thiện hạnh, Chánh Nghiệp đã được kể đến ở trong việc tu tập nầy. Cũng có Chánh Mạng nữa, bởi do chúng con không có cố gắng để mưu sinh qua việc lừa gạt những người khác, kính bạch Ngài. Chúng con đang dốc hết cả sự nỗ lực của mình vào việc gìn giữ sự chú tâm của chúng con ngay tại điểm chạm, do vậy có Chánh Tinh Tấn. Vì lẽ chúng con tập trung sự chú tâm của mình vào hơi thở mà chẳng cho phóng đi, chúng con có được Chánh Niệm, và bởi do sự chú tâm vẫn tồn tại ở ngay điểm chạm chẳng cho lang thang chỗ nầy chỗ nọ, chúng con đã thành đạt Chánh Định.

[(*): Chi Đạo: xin xem Đại Trưởng Lão Ledi, Giáo Khoa Thư của Phật Giáo, trang 221ff.]

S: Thế thì, các con có nghĩ rằng điều nầy giống như một chiếc thuyền hay là một chiếc xe lửa không ?

D: Dạ phải, kính bạch Ngài, nó giống như một chiếc thuyền, một chiếc xe lửa, hoặc một chiếc xe thổ mộ hay là một chiếc xe hơi để mà đưa một người đi đến mục tiêu của mình.

S: Do not leave this vehicle, do you understand ?  Keep your attention  firmly focused here, on the spot, and never leave this spot. In this way you will reach your goal.

Sometimes you may become impatient travelling on the train to Mnadalay and think “I want to go to Mandalay, but is this train really going there or is it going to Rangoon ?” If this happens, will you get off ? Don’t ! Continue on your journey and you will see that you will eventually arrive in Mandalay.

If you get fed up and bored, don’t leave the train. When you are enjoying yourselves, don’t get down. When you are ill, stay on the train, and stay also when you are strong and healthy. When you have plenty of company, stay.  When you  are all alone, don’t leave. When people say unpleasant things to you, persist, and when they speak to you respectfully, don’t get off your train. What would you do if people were to hit you because they don’t like you ?

D: Sir, I think I would run away.

S: Just keep your attention on the spot. Even if robbers hit you, thay can’t strike down this awareness.

D: True, sir, but I think this awareness would go if they struck me.

S: Đừng lìa khỏi chiếc xe nầy, các con có hiểu không ? Hãy gìn giữ sự chú tâm của các con một cách kiên định được tập trung tại nơi đây, tại điểm chạm, và không bao giờ lìa khỏi điểm chạm nầy. Trong phương thức nầy, các con sẽ đạt đến mục tiêu của mình.

Đôi khi các con có thể trở nên thiếu kiên nhẫn việc du hành trên chuyến xe lửa đi đến Mandalay và nghĩ rằng “Tôi muốn đi đến Mandalay, nhưng có thực là chiếc xe lửa nầy đang đi đến đó hay là nó đang đi đến Rangoon ?” Nếu điều nầy xẩy ra, các con sẽ xuống xe không ? Đừng nha ! Hãy tiếp tục trên chuyến du hành của mình và các con sẽ thấy rằng cuối cùng rồi các con đi đến nơi Mandalay.

Nếu các con có ngán ngẩm và chán chường, đừng lìa khỏi chiếc xe lửa. Khi các con đang cảm thấy vui thích, đừng buớc xuống. Khi các con bị đau yếu, hãy ở lại trên xe lửa, và cũng ở lại khi các con được tráng kiện và khỏe mạnh. Khi các con có đông đảo đoàn thể, hãy ở lại. Khi các con là hoàn toàn cô độc, đừng lìa khỏi. Khi người ta nói những điều bất duyệt hỷ đến các con, cố chấp, và khi họ nói với các con một cách tôn kính, đừng xuống xe lửa của các con. Các con sẽ làm điều chi nếu người ta đã đánh đập các con do bởi họ không ưa thích các con ?

D: Kính bạch Ngài, con nghĩ rằng con sẽ bỏ chạy.

S: Chỉ cần gìn giữ sự chú tâm của các con vào điểm chạm. Cho dù là bọn cướp đánh đập các con, chúng không thể nào đánh ngã sự tỉnh giác nầy được.

D: Chính xác, kính bạch Ngài, tuy nhiên con nghĩ rằng sự tỉnh giác nầy sẽ biến mất nếu như họ đã đánh đập con.

S: Not necessarily. Our Bodhisatta (*), in one of his lives, became the king of monkeys (#). One day he found a brahman who had fallen down a precipice in the jungle and was helpless and certainly going to die down there. This brahman was lamenting his fate and crying “Oh poor me, I have fallen into a chasm a hundred yards deep. I shall certainly die down here. Oh poor me, oh, oh, oh… My relatives and friends, my wife and children, don’t know about my misfortune. Nobody is here to help me. Oh, oh,..” and he cried.

[(*): Bodhisatta: (One who aspires to awakening), a Buddha – to – be; an individual who, inspired by a Buddha, takes a vow to work for the attainment of Buddhahood, “from then onwards, existence after existence, the Bodhisatta conserves mental energies of the highest order through the practice of the ten Pàramìs (or Virtues towards Perfection)”. (U Ba Khin, What Buddhism Is [Yangon 1954], p. 6]

[(#): Jàtaka No. 516 (Mahàkapi Jàtaka).]

S: Không nhất thiết vậy ! Bồ Tát (*) của chúng ta, trong một trong những kiếp sống của Ngài, đã trở thành Vua của loài khi (#). Một ngày nọ, Khỉ Chúa đã phát hiện ra một vị bà la môn đã bị rơi xuống bên một vách đá dựng đứng trong khu rừng hoang vắng, và đã bất lực, và chắc chắn rằng sẽ chết dần chết mòn ở nơi đó. Vị bà la môn nầy đã đang than vãn số phận của mình và đang khóc la “Ôi tội nghiệp cho tôi, Tôi đã bị rớt xuống một vực thẳm một trăm thước sâu. Chắc chắn  là tôi sẽ chết dần chết mòn ở tại nơi đây. Ôi tội nghiệp cho tôi, ôi, ôi, ôi,.. Những thân bằng quyến thuộc và bạn hữu của tôi, vợ và các con của tôi, không hay biết về

 

điều bất hạnh của tôi. Không có người nào là ở nơi đây để cứu tôi. Ôi, ôi,..” và  ông ta đã khóc than.

[(*): Giác Hữu Tình (Bồ Tát): (“Một người mà có sở nguyện cầu sự giác ngộ”), một vị Phật sẽ thành, một cá nhân mà, do cảm hứng bởi một vị Phật, phát một lời thệ nguyện tu tập cho thành đạt Quả vị Phật; “từ đó trở đi, trong từng mỗi kiếp sống, vị Giác Hữu Tình bảo tồn năng lượng tinh thần của một giai cấp tối thượng thông qua việc tu tập về mười Pháp Ba La Mật (hay là Những Đức Hạnh tiến tới Sự Toàn Thiện)”. (Ông Ba Khin, Phật Giáo là chi, [Yangon, năm 1954], trang 6] [(#): Chuyện Tiền Thân của Đức Phật số 516 (Tích truyện Khỉ Chúa).]

Now, noble beings are always concerned with the welfare of all beings, without exception. And as the Bodhisatta such a noble being, he who was then the monkey king felt pity for the brahman in the same way he would have felt pity for his own children. And so he climbed down the precipice and went up to the brahman. “Do not fear, do not despair, I won’t let you die.  I shall take you back  to the place you want to go”, he said to the brahman to reassure him and to cheer him up. And he meant it too. But he wasn’t ready yet to put him on his shoulders and carry him up the rocks, because he was afraid that he might fall and that the brahman might be hurt. He took a big rock of about the same weight as the brahman, put it on one shoulder and tried to carry it up the precipice, jumping from rock to rock. Only after having passed this test did he carefully take the brahman on his shoulders and climbed back up jumping from one boulder to the next.

Bấy giờ, chúng hữu tình tôn quý đã thường luôn quan tâm đến điều phúc lợi của tất cả chúng hữu tình, chẳng có chi ngoại lệ. Và vì Bồ tát quả thực là một hữu tình tôn quý, ở vào thời đó Ngài đã là Khỉ Chúa tỏ lòng thương xót cho vị bà la môn trong cùng phương thức Ngài đã tỏ lòng trắc ẩn đến chính các con của mình. Và do vậy Ngài đã trèo xuống vách đá dựng đứng và đã đi đến vị bà la môn. “Đừng có sợ hãi, đừng có tuyệt vọng, Tôi không để cho Tôn Ông chết đâu. Tôi sẽ đưa Tôn Ông trở lại nơi Tôn Ông muốn đi”, Ngài đã nói với vị bà la môn để trấn an ông ta và để cổ vũ ông ta. Và quả thật Ngài cũng có chủ ý như thế.  Nhưng  Ngài đã vẫn chưa có sẵn sàng để đặt ông ta lên trên những đôi vai của mình và mang ông ta lên những tảng đá, vì lẽ Ngài đã lo sợ rằng ông ta có thể rơi xuống và rằng vị bà la môn có thể bị tổn thương. Ngài đã cầm lấy một tảng đá to về trọng lượng gần giống như vị bà la môn, đặt nó lên một vai và đã cố gắng mang nó lên

 

vách đá dựng đứng, bằng cách nhảy từ tảng đá nầy đến tảng đá khác. Chỉ sau khi đã vượt qua được sự thử nghiệm nầy đã được thực hiện, Ngài đặt vị bà la môn lên trên những đôi vai của mình một cách cẩn trọng và đã trèo ngược trở lên bằng cách nhảy từ một tảng đá mòn đến cái kế tiếp.

After this great effort, the monkey king was exhausted. He was happy while performing this good action, but he was still happier when he had accomplished it and had saved a life. He was confident that the brahman he bad saved from cer – tain death was trustworthy, and said “After carrying you up, I am a little tired. Please keep watch for a while so that I can rest”, and he placed his head in the brahman’s lap thinking himself well protected from all the dangers of the jungle. But while the king of the monkeys slept, the brahman thought “I shall go back home soon, but I have nothing to give to my wife and children. I shall kill this big monkey and give his flesh to them as a gift. He took the rock the Bodhisatta had carried up for the test – run and dealt the Bodhisatta’s head a deadly blow. He didn’t do this hesitatingly, feeling sorry for his savior, but he hit him hard, so as to kill him with the first blow.

Sau sự nỗ lực vĩ đại nầy, Khỉ Chúa đã kiệt sức. Ngài đã vui mừng trong khi đang thực hiện việc thiện sự nầy, nhưng Ngài còn vui sướng hơn nữa khi Ngài đã được hoàn thành việc đó và đã cứu được một sinh mạng. Ngài đã vững tin rằng vị bà la môn ông ta đã được cứu thoát khỏi cái chết đã cầm chắc một cách xác tín, và đã nói rằng “202at u202n mang Tôn Ông lên, Tôi đã có một chút mệt mỏi. Xin vui lòng canh phòng trong một chốc lát để Tôi có thể nghỉ ngơi”, và Ngài đã đặt cái đầu của mình vào trong lòng của vị bà la môn tự nghĩ rằng đã được khéo bảo hộ khỏi tất cả những điều nguy hiểm trong khu rừng hoang vắng. Tuy nhiên trong khi Hầu Vương đã an giấc, vị bà la môn đã nghĩ suy “Ta sẽ đi về nhà ngay, nhưng Ta chẳng có chi để cho vợ và các con của Ta. Ta sẽ giết khỉ to lớn nầy và cho thịt của nó đến chúng như là một món quà. Ông ta đã cầm lấy tảng đá mà Bồ Tát đã mang lên cho việc chạy thử và đã giáng vào đầu của Bồ Tát một đòn chí mạng. Ông ta  đã không làm việc nầy một cách ngần ngại, cảm thấy thương tiếc cho vị cứu tinh của mình, trái lại ông ta đã đánh Ngài mạnh mẽ, để mà giết Ngài với cú đánh đầu tiên.

When the Bodhisatta felt the pain of the blow, he quickly climbed the next tree, and he asked himself who or what had attacked him. He then saw that there was no enemy around, but that the brahman himself had tried to kill him, and he thought to himself “Yes, there are people like this in the world too”. As the Bodhisatta was thinking this, the brahman started lamenting again, exclaiming that he was lost in this big jungle and that he would perish after all. But the monkey king said to him, speaking from the tree “Don’t worry, don’t be afraid. I have promised to take you back to your home and I shall not break the promise. I shall take you home. I can’t carry you on my shoulder any more, but as you  opened my skull, there is blood dripping to the ground continuously. Just follow the track of blood I shall make for you from up in the trees”.

This is how the Bodhisatta acted. He took all this on himself, because his goal was Omniscience, Buddhahood. He worked on all the ten Pàramìs.

Khi Bồ Tát đã cảm thọ đau đớn với cú đánh, Ngài đã nhanh chóng trèo lên cây bên cạnh, và Ngài đã chính tự mình vấn hỏi ai hay là cái chi đã tấn công mình. Thế rồi, Ngài đã trông thấy rằng không có kẻ thù xung quanh, trái lại đó chính là vị bà la môn đã cố gắng để sát hại Ngài, và Ngài đã tự nghĩ suy lấy “Phải rồi, cũng có hạng người như thế nầy ở trong thế gian”.  Trong khi Bồ Tát đã đang nghĩ suy  điều nầy, vị bà la môn đã bắt đầu việc than vãn một lần nữa, đang kêu la ầm ĩ rằng ông ta đã bị lạc trong khu rừng hoang vắng rộng lớn nầy và rằng cuối cùng rồi ông ta sẽ bỏ mạng. Tuy nhiên Khỉ Chúa đã nói với ông ta, phát biểu từ trên cây “Đừng có lo lắng, đừng có sợ hãi. Tôi đã có hứa để đưa Tôn Ông trở về nhà của Tôn Ông và Tôi sẽ không bẻ gãy lời hứa nầy. Tôi sẽ đưa Tôn Ông về nhà. Tôi không thể  nào mang Tôn Ông trên vai của tôi được nữa, nhưng vì Tôn Ông đã mở hộp sọ của Tôi, thì có máu đang chảy nhỏ giọt xuống mặt đất một cách liên tục. Chỉ cần nương theo dấu vết của máu mà Tôi sẽ thực hiện cho Tôn Ông từ trên các cây”.

Đây là cung cách Bồ Tát đã hành động. Chính Ngài đã tự đảm nhiệm tất cả điều nầy, vì mục tiêu của mình là Toàn Giác, Quả vị Phật. Ngài đã thực hiện hết  tất cả mười Pháp Ba La Mật.

 Did the Bodhisatta turn away from accomplishing the good deed he had undertaken to complete because he was afraid that the man who had attempted to take his life might try again to kill him ? Did he abandon him in the jungle ?

D: No, sir, the Bodhisatta lead the the Brahman home with great loving kindness, in order to perfect his Pàramìs.

S: You see, if one aspires to omniscient Buddhahood, he has to fulfil the perfections, the ten Pàramis in this way, without ever taking a break, without ever resting. Otherwise he can’t attain Buddhahood. Do you understand ? He never rests, he never becomes lax, he works on the ten Perfections all the time.

You told me only a moment ago that you couldn’t keep up your awareness if robbers attacked you and tried to kill you ?

D: I couldn’t keep it up as yet, sir.

S: But you are aspiring to awakening, aren’t you ?

D: Yes, sir, I am.

S:  Bồ Tát có quay lưng lại với việc hoàn thành Thiện Nghiệp mà Ngài đã  có thực hiện để được thành tựu, vì lẽ Ngài đã lo sợ rằng người đan ông đã mưu hại để đoạt lấy mạng sống của Ngài, có thể cố gắng một lần nữa để giết Ngài không ? Ngài có bỏ rơi ông ta trong khu rừng hoang vắng không ?

D:   Dạ thưa không, kính bạch Ngài, Bồ Tát dắt dẫn vị bà la môn về nhà, với tấm lòng từ ái vô lượng, nhằm mục đích hoàn thành các Pháp Ba La Mật của Ngài.

S:  Các con thấy đấy, nếu một người sở nguyện cầu để toàn tri Quả vị Phật,

vị ấy phải hoàn thành viên mãn các Pháp Toàn Thiện, mười Pháp Ba La Mật trong phương thức nầy, mà không bao giờ tạm dừng lại nghỉ ngơi, không bao giờ ngơi nghỉ. Nếu không thì vị ấy không thể nào đạt được Quả vị Phật. Các con có hiểu không ? Vị ấy không bao giờ ngơi nghỉ, vị ấy không bao giờ trở nên sao lãng, vị  ấy thường luôn thực hiện mười Pháp Ba La Mật.

Các con, mới vừa một khoảnh khắc trước đây, đã nói với Sư rằng các con không thể nào gìn giữ sự tỉnh giác của mình nếu bọn cướp đã tấn công các con và đã cố gắng để sát hại các con ?

D: Cho đến bây giờ con vẫn không thể nào giữ được nó, kính bạch Ngài.

S: Nhưng các con đang có sở nguyện cầu cho việc giác ngộ, phải không ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, con có.

S: If you want it you can achieve it. If you keep your attention focused as I taught you, you will get much out of it, even if people should hit you, pound you, and destroy you. Have you heard the story of Tissa Thera (*) ?

[(*): The Path of Purification (Visuddhimagga), chapter I, p.135]

D: No, sir, I haven’t.

S: Tissa Thera received the Teachings of the Buddha and appreciating their value he thought “Now I can’t continue living in this grand style”, and he gave all his possessions to his younger brother. Then he became a monk and went to live and meditate in the jungle with his begging bowl and his set of three robes.

S: Nếu các con muốn điều đó, các con có thể thành đạt được điều đó. Nếu các con gìn giữ sự chú tâm của mình được tập trung như là Sư đã giảng dạy các con, các con sẽ thâu đạt điều đó rất nhiều, cho dù là người ta sẽ đánh đập các con, đánh liên tục các con, và giết chết các con. Các con đã có nghe câu chuyện của Trưởng Lão Tissa ?

[(*): Con đường của Sự Thanh Tịnh (Thanh Tịnh Đạo), Chương I, trang 135.]

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con không có.

S: Trưởng Lão Tissa đã thọ nhận Giáo Lý của Đức Phật và liễu tri được giá trị của Giáo Pháp, Ngài đã nghĩ suy “Bây giờ, Ta không thể nào tiếp tục sống trong cách sống trưởng giả nầy nữa” và Ngài đã cho tất cả tài sản của mình đến người  em trai của Ngài. Sau đó, Ngài đã trở thành một vị tu sĩ và đã đi đến sống và hành thiền trong khu rừng hoang vắng với bình bát khất thực và bộ Tam Y của mình.

Now his brother’s wife thought “It is very enjoyable to possess all the riches of my husband’s older brother. If he remains a monk we shall have these riches  for the rest of our life. But maybe he will not attain awakening, and then he will possibly return to lay – life. So, I had best have him killed”. And she gave money  to some robbers and said to them “Go and kill Tissa Thera. I shall give you more money after you have completed the job”.

Lúc bấy giờ người vợ của em trai của Ngài đã nghĩ suy “Quả rất là thú vị để sở hữu tất cả tài sản của người anh trai của chồng Ta. Nếu Ngài vẫn cứ là một tu  sĩ, thì chúng ta sẽ có được những tài sản nầy cho phần còn lại của đời sống chúng ta. Nhưng có thể là Ngài sẽ không đạt được sự giác ngộ, và sau đó Ngài có thể sẽ trở lại đời sống tại gia. Vì vậy, tốt hơn hết là Ta phải giết chết Ngài”. Và cô ta đã đưa tiền cho một số tên cướp và nói với chúng rằng “Hãy đi và giết chết Trưởng Lão Tissa. Ta sẽ cho các người nhiều tiền hơn nữa sau khi các người đã hoàn  thành công việc “.

So, the robbers went to the forest where Tissa Thera lived and grabbed him. He said “I don’t possess anything, but if you want to take my bowl and my robes, please do so”.

“We only want to kill you”, the robbers replied. “Your brother’s wife gave us money to kill you, and she will give us more still after we completed the job. That is why we have to kill you”.

Thế rồi, bọn cướp đã đi đến khu rừng chỗ nơi Trưởng Lão Tissa đã sinh sống và đã bắt lấy Ngài. Ngài đã nói “Bần đạo không có sở hữu bất cứ điều chi, nhưng nếu các người muốn lấy bình bát và các y áo của bần đạo, thì xin vui lòng làm như vậy đi”.

“Chúng tôi chỉ muốn giết chết Ngài” bọn cướp đã trả lời. “Người vợ của em trai Ngài đã cho chúng tôi tiền để giết chết Ngài, và cô ta sẽ còn cho chúng tôi thêm nữa sau khi chúng tôi đã hoàn thành công việc. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải giết chết Ngài”.

Tissa Thera thought “I am not emancipated from suffering yet”, and he felt ashamed of himself. He said to the robbers “Yes, yes, you have to kill me, but please give me until dawn and then only make an end to my life”.

The bandits replied “Everyone is afraid of death, and if this monk escapes, we shall not get our money”.

“You don’t trust me ?” Tissa Thera asked. “Well, I shall make you trust me”. And he took a rock and smashed both his legs. Then he said “Now, I can’t run away any more, so, please don’t kill me until dawn”.

Trưởng Lão Tissa đã nghĩ suy “Ta vẫn chưa giải thoát được khỏi sự đau khổ” và Ngài đã cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Ngài đã nói với bọn cướp “Được, được, các người phải giết chết bần đạo, tuy nhiên làm ơn cho bần đạo trước lúc bình minh và sau đó thì chỉ làm việc kết liễu cuộc đời của bần đạo”.

Bọn cướp đã đáp lời “Mọi người đều sợ tử vong, và nếu như vị tu sĩ nầy trốn thoát, chúng ta sẽ không nhận được tiền của chúng ta được”.

“Các người không tin tưởng bần đạo à ? Trưởng Lão Tissa đã vấn hỏi. “Được rồi, bần đạo sẽ làm cho các người tin tưởng bần đạo”. Và Ngài đã cầm lấy một tảng đá và đã đập nát cả đôi chân của mình. Thế rồi Ngài đã nói “Bây giờ, bần đạo không thể nào tẩu thoát được nữa, vậy thì, xin làm ơn đừng giết chết bần đạo cho đến trước lúc bình minh”.

Though the robbers were very rough people, due to the loving kindness of Tissa Thera, they felt compassion and decided to let him live until daybreak.

Tissa Thera admonished himself “Venerable Tissa, there is not much time left, dawn is close. Put forth effort !”. He put forth strong effort in the practice of the Buddha’s Teachings, and as he worked with a steady mind, dawn arrived. As the sun rose, he fulfilled his aspiration and attained happiness. “I have attained release from the cycle of birth and death !” he rejoiced. He then woke the robbers and said “The day has dawned, rise and come !” And he was full of joy.  Now,  was Tissa Thera a real disciple of the Buddha, an Arahat ?

D: Yes, sir, he was.

Mặc dù bọn cướp là những người rất hung tợn, do bởi lòng từ ái của Trưởng Lão Tissa, chúng đã cảm thụ lòng bi mẫn và đã quyết định để cho Ngài được sống cho đến lúc rạng đông.

Trưởng Lão Tissa đã tự khuyên nhủ lấy mình “Trưởng Lão Tissa, không còn bao nhiêu thời gian nữa, bình minh thì gần kề. Hãy nỗ lực tinh cần !” Ngài ra sức nỗ lực một cách mãnh liệt trong việc thực hành Giáo Lý của Đức Phật, và trong khi Ngài đã tu tập với một tâm thức ổn định, bình minh đã đi đến. Khi mặt trời mọc lên, Ngài đã hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình và đã đạt được sự hạnh phúc “Ta đã thành đạt được việc giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi !” Ngài đã lấy làm hoan hỷ. Sau đó, Ngài đã đánh thức bọn cướp và nói rằng “Ngày đã hé rạng tươi sáng, khởi sinh và đi đến !”. Và Ngài đã trọn vẹn niềm an vui. Bấy giờ, Trưởng Lão Tissa có phải là một đệ tử chân chánh của Đức Phật không, một bậc Vô Sinh ?

D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, Ngài đó đã là.

S: Who has faster development do you think, someone who meditates with both legs broken, or someone who meditates as you do ?

D: Sir, I would prefer to meditate without first breaking my legs.

S: Tissa Thera got it before dawn even with both his legs broken. Will you get it before the day breaks ?

D: I don’t think that I could get it, sir. It will take me longer than that. We take it easy, sir. If one doesn’t have to break one’s legs, effort is less, and progress therefore slower.

S: In that case, you are not so eager to attain your goal quickly ?

D: Sir, we like to go slowly, slowly.

S: Well, then maybe you should break your legs and then meditate.

D: I don’t have the courage to do that, sir. I say that I aspire to Nibbàna,  but in my mind I am still fearful. I don’t have the strength to accept being killed after breaking my own legs.

S: In that case, work just the same, but without breaking your legs.

D: We shall work hard in the way you taught us, sir. We are emulating Visàkhà (1) and Anàthapindika (2), sir. It says in the scriptures that they are enjoying a good life in the Deva planes now (3) and we would like to have that same type of enjoyment also, sir.

[(1): Visàkhà was an eminent female lay disciple of the Buddha.]

[(2): Anàthapindika was an eminent lay disciple of the Buddha. For the story concerning him that Venerable Webu Sayadaw gives here, see The Book of the Discipline, V. 216 – 223.]

[(3): See Sumangalavilàsinì, III, 740.]

S: Các con nghĩ suy người nào tiến hóa nhanh hơn, một người thiền định  với cả đôi chân bị bể vỡ, hay là một người thiền định như là các con vậy ?

D: Kính bạch Ngài, con thích nhất là thiền định mà không có sự hủy hoại đôi chân của con.

S: Trưởng Lão Tissa đã đạt được điều đó bằng với cả đôi chân bị bể vỡ.

Các con sẽ đạt được điều đó trước lúc rạng đông không ?

D:  Con không nghĩ rằng con có thể có được điều đó, kính bạch Ngài.  Nó  sẽ làm cho con dài lâu hơn điều đó. Chúng con thì thư thả, kính bạch Ngài. Nếu một người không có hủy hoại đôi chân của mình, sự nỗ lực thì ít hơn, và do đó tiến độ chậm hơn.

S: Trong trường hợp đó, các con không có háo hức để đạt được mục tiêu  của mình một cách mau lẹ sao ?

D: Kính bạch Ngài, chúng con muốn đi một cách chậm rãi, từ từ.

S:  Thôi được, thế thì có lẽ là các con nên hủy hoại các chân của mình và  sau đó thiền định.

D: Con không  có sự can đảm để làm điều đó, kính bạch Ngài.  Con nói  rằng con tha thiết được Níp Bàn, nhưng trong tâm thức của con, con vẫn còn sợ hãi, con không có đủ sức chịu đựng để đón nhận bị sát hại sau khi hủy hoại đôi chân của mình.

S:  Trong trường hợp đó, tu tập y như nhau, nhưng không có sự hủy hoại  đôi chân của các con.

D: Chúng con sẽ hết sức cố gắng tu tập trong phương thức mà Ngài đã  giảng dạy chúng con, kính bạch Ngài. Chúng con đang thi đua với bà Visàkha (1) và ông Cấp Cô Độc (2), kính bạch Ngài. Sự việc đó được nói trong kinh điển rằng hiện giờ (3) họ đang vui hưởng một đời sống thiện hảo trong các cõi Thiên Giới và

 

chúng con cũng muốn có được cùng thể loại của sự vui hưởng như đó vậy, kính bạch Ngài.

[(1): Visàkhà đã là một nữ đệ tử cư sĩ tài danh của Đức Phật.]

[(2): Cấp Cô Độc đã là một đệ tử cư sĩ tài danh của Đức Phật. Đối với câu chuyện liên quan đến ông 209at u Ngài Đại Trưởng Lão Webu cung cấp tại đây, xin xem Kinh Thánh về Quy Luật, tập V, trang 216 – 223.]

[(3): Xin xem : Hảo Kiết Tường Nữ Nhân, III, trang 740.]

S: They are enjoying a good life after having attained a lot. But you have  not attained to the same stage yet, have you ? Are you really doing as they did ? Anàthapindika went to Ràjagaha as a banker on business. Only when he reached there did he come to know that a Buddha had arisen in the world. He didn’t go to Ràjagaha to meditate or to pay respects to the Buddha. But when he was told about the Buddha, he went to him immediately, in the middle of the night. He had to leave the city walls to go to the place where the Buddha resided. When he stood before the Buddha, he attained what he had aspired for. If someone drops everything and hurries to the Buddha in the middle of the night, is the effort of that person great or small ? Do you think he ever let go of the Buddha as the object of his mind while on the way to him ?

D: No, sir, he didn’t.

S: Now, tell me about yourselves.

D:   We lose the awareness of the object while we walk, or while we think and so on, sir.

S:   If you want to become like Anàthapindika, you have to strive as he strove.

D:   Anàthapindika had to go through a cemetery (*) on his way to the Buddha, sir. That much we can do too, sir.

[(*): Cemeteries are believed to be infested with ghosts and ogres and other lowly beings. To be able to go through a cemetery one has to be either very courageous in a worldly sense, or have a mind developed in concentration and, if possible, insight (Pannà). Persons of good morality and a developed mind are believed to  be protected against mischievous lower beings. There is a meditation that is carried out in the cemetery to realize impermanence through the observation of decaying corpses. A person practising this is highly admired and respected in Bur

  • ]

 

S: Họ đang vui hưởng một đời sống thiện hảo sau khi đạt được rất nhiều. Tuy nhiên các con vẫn chưa đạt đến ở cùng tầng cấp, phải không ? Các con có  thực sự đang làm như họ đã làm không ? Ông Cấp Cô Độc đã đi đến thành Vương Xá như là một vị chủ nghiệp vụ tài chánh. Chỉ khi ông đã đến nơi đó đã làm cho ông ta nhận biết ra rằng một vị Phật đã xuất hiện ở trong thế gian.  Ông ta đã  không đi đến thành Vương Xá để thiền định hay là để bầy tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật. Nhưng khi ông ta đã được nghe nói về Đức Phật, ông ta đã đi đến với Ngài ngay tức thì, trong lúc giữa đêm khuya. Ông ta đã rời khỏi những bức tường thành để đi tới nơi mà Đức Phật đã trú ngụ. Khi ông ta đã đứng trước Đức Phật, ông ta đã đạt được điều mà ông đã có sở nguyện cầu. Nếu một người nào đó  buông xuống tất cả mọi thứ và hối hả đến với Đức Phật trong lúc giữa đêm khuya, thì sự nỗ lực của người đó là to lớn hay là nhỏ bé ? Các con nghĩ rằng ông ta có bao giờ phóng lãng Đức Phật như là đối tượng tâm thức của mình khi đang xẩy đến cho ông ta không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, ông ta đã không có.

S: Bây giờ, hãy nói cho Sư biết về bản thân các con.

D: Chúng con mất đi sự tĩnh giác về đối tượng trong khi chúng con đi bộ, hoặc trong khi chúng con nghĩ suy, v.v. kính bạch Ngài.

S: Nếu các con muốn trở nên giống như Ông Cấp Cô Độc, các con phải  phấn đấu như là ông ta đã phấn đấu.

D: Ông Cấp Cô Độc đã đi băng qua một nghĩa trang (*) trên con đường của ông ta đến với Đức Phật, kính bạch Ngài. Chúng con cũng có thể làm được như thế, kính bạch Ngài.

[(*): Những nghĩa trang đã được cho là bị quấy phá bởi những ma quỷ và các yêu tinh, và những chúng hữu tình thấp kém khác. Để có thể đi xuyên qua một nghĩa trang, người ta phải, hoặc là rất dũng cảm trong một ý nghĩa thế tục, hay là có một tâm thức đã được tiến hóa trong sự định thức và, nếu có thể là, tuệ giác (Trí Tuệ). Những người có giới đức tốt đẹp và một tâm thức đã được tiến hóa thì được cho là đã được bảo vệ sự chống lại nguy hại chúng hữu tình thấp kém. Có một sự hành thiền mà đã được thực hiện trong nghĩa trang để liễu tri sự vô thường thông qua việc thẩm sát về những tử thi đang thối rữa. Người mà tu tập được việc nầy thì rất được khâm phục và được kính trọng ở trong nước Miến Điện.]

 

S: It is said that Anàthapindika began his meditation in the first watch of  the night and attained release (Sotapatti Magga Phala) (#) ? when the day broke.

 

But if you can’t get it by day – break, never mind. It is good enough if you can get it by the time the sun has risen and it is light. Tell me, will you work so that you can attain the goal by tomorrow ?

[(#): “The Fruit of the Path of Stream – Entry”, the first of the four stages of Nibbàna (see p.16).]

D: Sir, we too shall go through a cemetery to come to your monastery and  in this way we shall emulate Anàthapindika.

S: Did he allow the continuity of awareness to be interrupted ?

D: He didn’t, sir,but we are doing the same as he did only as far as the way is concerned.

S: If you really want to become like Anàthapindika, you have to work.  If  you work, you can fulfil your aspiration. If you don’t work, you won’t achieve anything. Is it not possible for you to concentrate on the spot where the air  touches ?

D: It is possible, sir.

S: To become like Anàthapindika you have to practise as I taught you. Will you tell me tomorrow that you attained your goal ?

D: I shall tell you that I haven’t attained it yet, sir.

S: Người ta nói rằng Ông Cấp Cô Độc đã bắt đầu việc thiền định của ông ta vào canh khuya thứ nhất và đã đạt được sự giải thoát (Đạo Quả Thất Lai) (#) vào lúc rạng đông. Tuy nhiên nếu như các con không thể đạt được điều đó vào lúc  rạng đông, thì đừng có bận tâm. Quả là vừa đủ lượng nếu các con đạt được điều đó vào khoảng thời gian mặt trời đã mọc lên và nó tỏa ánh sáng. Hãy nói cho Sư biết, các con sẽ tu tập nhằm mục đích là để các con có thể đạt được mục tiêu vào ngày mai không ?

D: Kính bạch Ngài, chúng con cũng sẽ đi băng qua một nghĩa trang để đi đến tu viện của Ngài và trong phương thức nầy các con sẽ thi đua với Ông Cấp Cô Độc.

S: Ông ta có cho phép tính liên tục của sự tỉnh giác được gián đoạn không ?

D: Ông ta đã không có làm, kính bạch Ngài, nhưng mà chúng con đang thực hiện về cùng với phương thức như ông ta đã làm.

S: Nếu như các con thực sự muốn trở nên giống như Ông Cấp Cô Độc, các con phải tu tập. Nếu như các con tu tập, các con có thể hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình. Nếu như các con không tu tập, các con sẽ không đạt được

 

bất cứ điều gì. Không thể nào làm cho các con định tâm được vào điểm chạm khi không khí xúc chạm ?

D: Có thể được, kính bạch Ngài.

S: Để trở nên giống như Ông Cấp Cô Độc các con phải tu tập như là Sư đã giảng dạy các con. Các con nói cho Sư biết rằng các con sẽ đạt được mục tiêu của mình vào ngày mai không ?

D: Con sẽ nói cho Ngài biết rằng con vẫn chưa có đạt được điều đó, kính bạch Ngài.

S: Do you know how much Anàthapindika did after he had attained the first stage of awakening ? He thought “This is incomparable ! My king, my people, my relatives, my sons and daughters, the city dwellers and country folk, all of them have not yet heard that a Buddha has arisen. I want them experience the same  bliss I have experienced. Now, how can I accomplish this ? I have no invite the Buddha and make him stay for some time in my city. Sàvatthi, and all can go and meet him. The Buddha, out of great compassion, will teach them, and at the end of the teaching human beings and gods alike will attain the bliss I have attained”.

Anàthapindika understood the ultimate truth, and he knew the reason he understood it. He invited the Buddha in order to help others to understand also.  He had rest houses built every ten miles along the road from Rajàgaha to his native city. In Sàvatthi he built the Jetavana monastery for the Buddha, and he arranged everything in such a way that there was place for everyone. He provided everything, giving to all, from beggar to the king. Thanks to Anàthapindika arrangements, the people who met the Buddha on his journey to Sàvatthi, gained benefits also. During the the Buddha’s journey, many people, Devas and Brahmàs attained what they had aspired to. How many do you think were those who benefited ?

D: We don’t know, sir.

S: Các con có hiểu biết là Ông Cấp Cô Độc đã làm biết bao nhiêu sau khi ông đã đạt được giai đoạn đầu tiên của sự giác ngộ ? Ông đã nghĩ suy “Đây là bất khả tỷ giảo !”. Vua của tôi, dân tộc tôi, thân bằng quyến thuộc của tôi, các con trai và con gái của tôi, những cư dân thành thị và dân thôn quê, tất cả trong số họ vẫn chưa được nghe biết rằng có một vị Phật đã xuất hiện. Tôi muốn họ được trải nghiệm niềm phúc lợi giống như Tôi đã có được trải nghiệm. Bây giờ làm thế nào Tôi có thể hoàn thành được điều nầy ? Tôi phải thỉnh mời Đức Phật và thỉnh Ngài

 

lưu lại trong một thời gian ở thành phố của Tôi, thành Xá Vệ, và tất cả có thể đi đến và diện kiến với Ngài. Đức Phật, với lòng đại bi, sẽ giảng dạy họ, và ở phần kết thúc của việc giảng dạy, nhân loại và thiên chúng sẽ đạt được niềm phúc lợi tương tự như Tôi đã được thành đạt”.

Ông Cấp Cô Độc đã liễu tri được chân lý thù thắng, và ông ta đã hiểu biết nguyên do mà ông đã liễu tri được điều đó. Ông đã thỉnh mời Đức Phật nhằm để giúp đỡ những người khác cũng được liễu tri. Ông đã kiến tạo nhiều nhà nghỉ cứ từng mỗi mười dặm đường dọc theo con lộ từ thành Vương Xá đến thành phố địa phương của ông ta. Trong thành Xá Vệ, ông ta đã kiến tạo Kỳ Viên Tự cho Đức Phật, và ông đã sắp xếp tất cả mọi thứ để làm thế nào có được chỗ cho tất cả mọi người. Ông đã cung cấp tất cả mọi thứ, bố thí đến tất cả, từ người ăn xin cho đến nhà vua. Nhờ vào những sắp đặt của Ông Cấp Cô Độc, những người mà đã được diện kiến Đức Phật trên cuộc hành trình của Ngài đến thành Xá Vệ, cũng đã hưởng được nhiều điều phúc lợi. Trong suốt cuộc hành trình của Đức Phật, nhiều người, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã đạt được điều mà họ đã có sở nguyện cầu. Các con nghĩ là có bao nhiêu người đã hưởng được phúc lợi không ?

D: Chúng con không hiểu được, kính bạch Ngài.

S: How many human beings, how many celestial beings attained Nibbàna then?

D: A great many, sir.

S: How many beings fulfilled their aspiration in the wink of an eye ? It was 180 millions of Brahmàs and one Asankheyya (*) of Devas. How many beings attained awakening as time went by ?

[(*): One Asankheyya is equal to 1 followed by 140 Zeros.]

D: They must be innumerable, sir.

S: Anàthapindika continued to support the Teachings of the Buddha and  due to his effort many attained the deathless. Understanding this, you have to  make a lot of effort to attain your goal by tomorrow. Will you do this ?

D: Do not think too highly of me, sir. I don’t think I am able to get it by tomorrow.

S: You are hungry and your wife offers you food, but still you don’t eat ?

D: When it comes to food, I will even force my way to the table, sir.

S:  Do you eat even though you don’t want to eat or because you want to eat ?

D: Because I want to eat, sir.

S: For how long is your hunger appeased if you eat once ?

D: For about half a day, sir.

S: For how long will you hunger be stilled if you eat the way Anàthapindika 

D: For the remainder of the cycle of birth and death, sir.

S: Tell me, what is the best for you ? The food your wife offers you and that keeps you satisfied for half a day, or what the Buddha offers yoy that keeps you satisfied for the remainder of the cycle of birth and death ?

D: I have to answer that what the Buddha offers is best for me, sir.

S: You eat what your wife offers you. What then do you do with the food the Buddha offers ?

D: I’m hesitant about that, sir. That’s why I don’t approve of myself, sir. S: Thế thì, có bao nhiêu người, bao nhiêu Chư Thiên đạt được Níp Bàn ? D: Có rất đông, kính bạch Ngài.

S: Có bao nhiêu chúng hữu tình đã hoàn thành viên mãn sở nguyện cầu của mình trong sự nhấp nháy của một con mắt ? Đó đã là 180 triệu Chư Phạm Thiên  và một A Tăng Kỳ (*) của Chư Thiên. Có bao nhiêu chúng hữu tình đã đạt được  sự giác ngộ trong thời gian đã trôi qua ?

[(*): Một A Tăng Kỳ là bằng con số 1 theo sau là 140 con số không.]

D: Họ phải là vô số lượng, kính bạch Ngài.

S: Ông Cấp Cô Độc đã tiếp tục hỗ trợ Giáo Lý của Đức Phật và do bởi sự  nỗ lực của ông ta, có rất nhiều chúng hữu tình đã đạt được sự bất tử. Liễu tri được điều nầy, các con phải thực hiện rất nhiều sự nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình vào ngày mai. Các con sẽ làm được điều nầy không ?

D: Đừng nghĩ suy quá co về cao, kính bạch Ngài. Con không nghĩ rằng con có khả năng để đạt được điều đó vào ngày mai.

S: Con thì đang đói và vợ của con cung cấp cho con thực phẩm, nhưng con vẫn không ăn à ?

D: Khi nói tới thực phẩm, con sẽ còn áp lực con đi đến cái bàn nữa, kính bạch Ngài.

S: Các con ăn cho dù là con không muốn ăn hay là vì các con muốn ăn ?

D: Vì lẽ con muốn ăn, kính bạch Ngài.

S: Trong bao lâu thì cơn đói của các con được lắng dịu xuống nếu các con ăn một lần ?

D: Trong nửa ngày, kính bạch Ngài.

S: Trong bao lâu sẽ làm dịu bớt cơn đói của các con nếu như các con ăn  theo phương thức mà Ông Cấp Cô Độc đã ăn ?

D: Cho phần còn lại của vòng tuần hoàn của sanh và tử, kính bạch Ngài.

S: Hãy nói cho Sư biết, điều chi là tốt nhất cho con ? Thực phẩm người vợ của con cung cấp cho con và để mà giúp cho con được hài lòng trong nửa ngày, hay là điều mà Đức Phật ban bố cho con để mà giúp cho con được hài lòng trong phần còn lại của vòng tuần hoàn của sanh và tử ?

D: Con phải trả lời rằng điều mà Đức Phật ban bố là tốt nhất cho con, kính bạch Ngài.

S: Con ăn điều mà người vợ của con cung cấp cho con. Thế thì con sẽ làm  gì với thực phẩm Đức Phật ban bố ?

D: Con thì đang lưỡng lự về điều đó, kính bạch Ngài. Đó là lý do tại sao  con không xác nhận được về bản thân mình, kính bạch Ngài.

S: Good, good. Work hard.  You put so much effort into doing all these  other things because you don’t view mind and matter properly. But you do feel respect for the Buddha. Having decided to meditate, meditate.  As you meditate  you may find that your limbs grow aching and stiff. Now, don’t think.

“Why do I get this pain ? Is it dangerous ?” But make a resolve “Let it be dangerous ! If I have to die, so be it. I have died in the past also”. How many  times have you died, do you think ?

D: Innumerable times, sir.

S: Tell me, have you ever died while you were meditating ?

D: No, sir. I have died while being unskillful only. That is why I am still so agitated.

S: So, if we have to die, how should we look at it ?”I have never died so far while meditating. I shall not wait until dawn. Let me even die right now, so that I can get the experience of dying while meditating”. You should think in this way. If you die while meditating, will you become miserable ?

D: No, sir.

S: If you live a life of laziness and sloth, will you become happy ?

D:   No, sir. I shall continue going round in the cycle of birth and death, Samsàra, sir.

S: “I have never, in the whole of samsàra, had stiff and aching limbs because of meditation. It is good if I experience these troubles now”. Thus should you look at your pains. Even though your limbs ache, do not give up. Know that wise people of the past have walked on the same path. You have to work. If you only talk about putting forth effort, you will not attain anything. Only if you meditate can you come to understand. Now, you are probably thinking “We want to meditate, but this venerable monk is talking for a long time”. So, focus your mind now as the Buddha taught you to, and meditate with firm effort and with perseverance.

S: Tốt lắm, tốt lắm. Hãy tích cực tu tập.  Các con dốc sức nỗ lực rất nhiều  để làm tất cả cho những điều nầy vì lẽ các con không có thẩm sát về Danh và Sắc một cách chính xác. Tuy nhiên các con lại cảm phục đối với Đức Phật. Khi đã có quyết định để hành thiền, hãy hành thiền.  Trong khi các con hành thiền, các con  có thể phát hiện ra rằng tay chân của mình dần dần trở nên đau nhức và tê cứng. Bấy giờ, đừng có nghĩ suy:

“Vì sao Tôi phải bị đau đớn nầy vậy ? Nó có nguy hiểm không ?” Mà hãy lập chí nguyện rằng: “Hãy bỏ mặc nguy hiểm đó đi ! Nếu Tôi có phải chết đi, cầu cho được như vậy. Vả lại, Tôi cũng đã phải chết trong thời quá khứ.” Các con có nghĩ rằng, đã bao nhiêu lần các con đã phải chết ?

D: Nhiều không thể đếm được, kính bạch Ngài.

S: Hãy nói cho Sư biết, có bao giờ con phải chết trong khi các con đang hành thiền không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con đã phải chết chỉ khi đang vụng về không khôn khéo. Đó là lý do tại sao con vẫn còn rất lo ngại.

S: Thế thì, nếu chúng ta phải chết, chúng ta nên nhìn vào điều đó như thế nào ? “Tôi đã không bao giờ chết cho đến hiện nay trong khi đang hành thiền. Tôi sẽ không chờ đợi cho đến lúc bình minh. Hãy để cho tôi, dù cho là ngay bây giờ. để tôi có thể có được sự kinh nghiệm về cận tử lâm chung trong khi đang hành thiền.” Các con thì nên nghĩ suy trong phương thức nầy. Nếu các con mệnh chung khi đang hành thiền, các con sẽ trở nên khốn khổ không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con sống một cuộc sống lười biếng và trây lười, các con sẽ trở nên hạnh phúc không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài. Con sẽ tiếp tục đi vòng quanh trong vòng tuần hoàn của sanh và tử, Vòng Luân Hồi, kính bạch Ngài.

S: “Tôi chưa bao giờ, trong toàn bộ cả Vòng Luân Hồi, có sự tê cứng và  đau nhức chân tay do bởi việc hành thiền.” Thật là một điều sung sướng nếu Tôi trải qua kinh nghiệm những hệ lụy nầy ngay bây giờ. Vì vậy, các con nên nhìn vào những nỗi đau nhức của mình. Cho dù là chân tay của các con đau nhức, đừng có bỏ cuộc. Nên biết rằng những bậc trí tuệ ở trong quá khứ đã có bước đi trên cùng một con đường. Các con phải tu tập. Nếu các con chỉ có nói về việc ra sức nỗ lực, các con sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Chỉ khi nào các con thiền định có thể  các con đi đến liễu tri. Bây giờ các con có thể có đang nghĩ suy rằng “Chúng tôi muốn thiền định, nhưng vị tu sĩ trưởng lão nầy đang nói trong một thời gian lâu dài”. Thế thì, nào hãy tập trung tâm thức của các con lại, như là Đức Phật đã giảng dạy đến các con, và thiền định với sự nỗ lực kiên định và với sự kiên trì.

 

Một số videos về Ngài Webu Sayadaw

 

Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo

5Antinhthuthangdao

 


Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app