DISCOURSE I WHAT REALLY MATTERS – PHÁP THOẠI I: NHỮNG ĐIỀU CHI THẬT SỰ QUAN TRỌNG

Venerable Webu Sayadaw: You have taken up moral conduct (Sìla). Now that you have undertaken to perfect yourselves in the Perfection of Morality (Sìla Pàramì), fulfil it to the utmost. Only if you fulfil Sìla to the utmost will all your aspirations be met. You will be happy now and in the future. Only the Teachings of the Buddha can give you real happiness – in the present and in the remainder of Samsàra (1). The Teachings of the Buddha are enshrined in the Three Collections of the canon (Tipitaka) (2). The Tipitaka are very extensive. If we take the essence out of the Tipitaka we shall find the thirty – seven Factors of Awakening (Bodhipakkhiyà dhammà) (3). The essence of the thirty – seven Factors of Awakening is the eight constituents of the Noble Eightfold Path (Maggangas). The essence of the Noble Eightfold Path is the threefold training (sikkhà): higher morality, higher mindfulness, and higher wisdom (Adhisìla, Adhicitta (4) and Adhipannà). The essence of the threefold training is the unique Universal Law (Eko Dhammo).

[(1): The cycle of birth and death that is without discernible beginning, but which ends with the attainment of Nibbàna.[(2): Tipitaka, see p. 9[(3): See Venerable Nyanatiloka, Buddhist Dictionary (Kandy: BPS, 1976) and Venerable Ledi Sayadaw, The Manuals of Buddhism (Rangoon, 1965), pp. 165ff.] [(4): Citta  in  Pàli  means  mind  and mental functions. Adhicitta here means “concentrated mind,” i.e. Samàdhi.]

Ngài Đại Trưởng Lão Webu: Quý vị đã đang gìn giữ phẩm hạnh đạo đức (Giới Luật). Hiện giờ quý vị đã đang đảm trách để tự hoàn hảo cho chính mình trong Pháp Toàn Thiện về Đức Hạnh (Trì Giới Ba La Mật), hoàn thành viên mãn Giới Luật đến mức cùng tột. Chỉ khi nào quý vị hoàn thành viên mãn Giới Luật đến mức cùng tột thì tất cả các sở nguyện cầu sẽ được đáp ứng. Quý vị sẽ được an vui hiện tại và trong ngày vị lai.

Chỉ có Giáo Lý của Đức Phật có thể đem đến cho quý vị chân hạnh phúc – trong hiện tại và trong phần còn lại của Luân Hồi (1). Giáo Lý của Đức Phật đã được lưu trữ trong ba Bộ Sưu Tập về kinh điển (Tam Tạng) (2). Tam Tạng thì quả là thậm đại. Nếu chúng ta chiết xuất tinh hoa của Tam Tạng thì chúng ta sẽ tìm thấy được ba mươi bảy Yếu Tố của sự Giác Ngộ (Những Pháp Giác Chi Phần)(3). Tinh hoa của ba mươi bảy Yếu Tố của sự Giác Ngộ là tám chi phần của Bát Thánh Đạo (các Chi Đạo). Tinh hoa của Bát Thánh Đạo (4) là bộ ba huấn dụ (Điều Học): đức hạnh cao quý, chánh niệm cao độ, và trí tuệ cao thượng (Giới Chí Thượng, Tâm Chí Thượng (4), Tuệ Chí Thượng). Tinh hoa của bộ ba huấn dụ là duy nhất Định Luật Phổ Thông (Nhất Chi Pháp).

[(1): Vòng tuần hoàn của sanh và tử quả là bất khả phân biệt lúc khởi điểm, tuy nhiên nó lại có phần kết thúc với sự thành đạt Níp Bàn.]

[(2): Tam Tạng, xin xem trang 9.]

[(3): Xin xem Trưởng Lão Nyanatiloka, Từ Điển Phật Giáo (Kandy: Hiệp Hội Xuất Bản Sách Phật Giáo, 1976) và Ngài Đại Trưởng Lão Ledi, Giáo Khoa Thư Phật Giáo (Rangoon, 1965) trang 165.]

[(4): Citta (Tâm) trong Pàli có nghĩa là tâm thức và các chức năng tinh thần. Tâm Chí Thượng ở tại đây có nghĩa là “tâm thức đã tập trung,” đó là Định.]

If your body and mind are under control, as they are now, there can be no roughness of physical or verbal action. This is Adhisìla or Perfect Morality. If Adhisìla becomes strong, the mind will become peaceful and tranquil and lose its harshness. This is called Adhicitta. If Adhicitta (Samàdhi) becomes strong and the mind stays one – pointed for a long period, then you will realize that in a split second matter arises and dissolves billions and billions of times. If mind (Nàma) knows matter (Rùpa), it knows that matter becomes and disintegrates billions and billions of times (#) in the wink of an eye. This knowledge of arising and disintegration is called Adhipannà.

[(5): Matter, according to Buddhism, consist of subatomic particles (Kàlapas) arising and disintegrating billions and billions of times in the wink of an eye. See: Introduction, Pàli terms, Kàlapa.]

Nếu thân và tâm của quý vị được kiểm soát, như chúng hiện là bây giờ, thì có thể là không có điều thô thiển nào về thân hành và ngữ hành. Đây là Giới Chí Thượng hoặc là Đức Hạnh Hoàn Hảo.

Nếu Giới Chí Thượng trở nên mạnh mẽ, tâm thức sẽ trở nên an tịnh và tĩnh lặng và mất đi sự khắc nghiệt của nó. Đây được gọi là Tâm Chí Thượng.

Nếu Tâm Chí Thượng (Định) trở nên mạnh mẽ và tâm trụ vào một điểm trong một thời gian lâu dài, sau đó quý vị sẽ nhận thức rằng trong một khoảng giây khắc, thể chất khởi sinh và rã tan hàng tỷ tỷ lần. Nếu tâm thức (Danh) hiểu biết  thể chất (Sắc), nó biết rằng thể chất trở thành và hoại diệt hàng tỷ tỷ lần (#) trong một nhấp nháy của con mắt. Sự hiểu biết về việc khởi sinh và sự hoại diệt nầy đây, được gọi là Tuệ Chí Thượng.

[(#): Thể chất, căn cứ vào Phật Giáo, gồm có các hạt hạ nguyên tử (các Tổng  Hợp) đang khởi sinh và phân hủy hàng tỷ tỷ lần trong một nhấp nháy của con mắt. Xin xem: Lời Giới Thiệu, thuật ngữ Pàli, Tổng Hợp.]

Whenever we breathe in or out, the in – coming and the out – going air touches somewhere in or near the nostrils. The sensitive matter (Kàyapasàda) (*) registers the touch of air. In this process, the entities touching are matter and the entity knowing the touch is mind. So do not go around asking others about mind and matter; observe your breathing and you will find out about them for yourselves.

[(*): Kàyapasàda is the sensitive matter contained in the six sense organs that registers touch, light (sight), sound waves, smells, tastes, and thoughts.]

Bất luận khi nào chúng ta hít vô hoặc thở ra, không khí đi vào và đi ra xúc chạm ở một nơi nào đó bên trong hoặc ở gần lỗ mũi. Phần nhậy cảm vật chất (Thân Thanh Triệt) (*) ghi lấy sự xúc chạm của không khí. Trong quá trình nầy, các thực thể đang tiếp chạm là thể chất (Sắc) và thực thể hiểu biết sự xúc chạm là tâm thức (Danh). Như thế, không phải đi nơi nầy đến nơi khác để vấn hỏi những người khác về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc); hãy quán sát hơi thở của mình, và chính tự mình, quý vị sẽ khám phát ra về chúng.

[(*): Thân Thanh Triệt là phần nhậy cảm vật chất được chứa đựng trong sáu giác quan để mà ghi lấy sự xúc chạm, ánh sáng (thị giác), âm thanh rung động, các mùi hơi, các vị nếm, và những nghĩ suy.]

When the air comes in, it will touch. When the air goes out, it will touch. If you know this touch continuously, then wanting (Lobha), dislike (Dosa), and delusion (Moha) do not have the opportunity to arise and the fires of greed, anger, and delusion will subside. You cannot know the touch of air before it actually occurs. After it has gone, you cannot know it any more. Only while the air moves in or out can you feel the sensation of touch. This we call the present moment.

Khi không khí đi vào bên trong, nó sẽ xúc chạm. Khi không khí đi ra ngoài, nó sẽ xúc chạm. Nếu quý vị hiểu biết sự xúc chạm nầy một cách liên tục, thế rồi  sự ham muốn (Tham), sự không ưa thích (Sân), và sự mê mờ (Si) không có cơ hội để khởi sinh và các ngọn lửa của tham, sân và si sẽ giảm dần.

Quý vị không thể nào biết được sự xúc chạm của không khí trước khi nó thực sự xẩy ra. Sau khi nó đã ra đi, quý vị không thể nào biết được nó có nữa hay không. Chỉ trong lúc không khí chuyển động bên trong hoặc đi ra có thể quý vị cảm nhận được xúc giác. Điều nầy chúng ta gọi là khoảnh khắc hiện tại.

While we feel the touch of air, we know that there are only mind and matter. We know for ourselves that there is no “I”, no other person, no man and woman, and we realize for ourselves that what the Buddha said is indeed true. We needn’t ask others. While we know in – breath and out – breath, there is no I or Attà (#). [(#):         Attà, Pàli for “I”, “soul”, “personality” or any other type of permanent personal entity.    In Buddhism such an entity is believed not to exist and the erroneous belief that it does exist is said to be due to wisful thinking and wrong viewing of reality. See Samyutta Nikàya, III 78, 196.]

Trong khi chúng ta cảm nhận sự xúc chạm của không khí, chúng ta biết  được rằng chỉ có danh và sắc. Chính tự chúng ta hiểu biết được rằng không có “Tôi”, không người nào khác, không người nam và người nữ, và chính tự chúng ta nhận thức rằng Đức Phật đã nói quả đúng sự thực. Chúng ta không cần phải hỏi người nào khác. Trong khi chúng ta liễu tri thở vô và thở ra, không có Tôi hoặc  Tự Ngã (#).

[(#): Tự Ngã, Pàli ngữ, dùng cho “Tôi”, “linh hồn”, “bản ngã”, hoặc bất kỳ thể  loại nào khác về thực thể cá nhân vĩnh hằng. Trong Phật Giáo, cái mà một thực thể được cho là không hiện hữu và niềm tin sai lạc rằng nó được hiện hữu được cho là do bởi điều mơ tưởng và tà kiến về thực tại. Xin xem Tương Ưng Bộ Kinh, III, trang 78, 196.]

When we know this, our view is pure; it is right view. We know in that moment that there is nothing but Nàma and Rùpa, mind and matter. We also know that mind and matter are two different entities. If we thus know to distinguish between Nàma and Rùpa, we have attained to the ability to distinguish between mind and matter (Nàma Rùpa Pariccheda Nàna). If we know the touch of air as and when it occurs, our mind is pure and we get the benefits thereof. Do not think that the benefits you get thus, even in a split second, are few. Do not think that those who meditate do not get any advantages from their practice. Now that you are born in happy plane and encounter the teachings of a Buddha, you can obtain great benefits. Do not worry about eating and drinking, but make all the effort you can.

Khi chúng ta liễu tri điều nầy, tri kiến của chúng ta được tinh khiết, điều đó là chánh kiến. Trong khoảnh khắc đó chúng ta liễu tri rằng chẳng có chi cả, mà chỉ có Danh Sắc, tâm thức và thể chất. Chúng ta cũng liễu tri rằng tâm thức và thể chất là hai thực thể khác biệt. Nếu chúng ta đã liễu tri được như thế để phân biệt được giữa Danh Sắc, chúng ta đã đạt đến khả năng phân biệt giữa tâm thức và thể chất (Tuệ Phân Biệt Danh Sắc).

Nếu chúng ta liễu tri sự xúc chạm của không khí ngay khi nó xẩy ra, tâm thức của chúng ta là tinh khiết và chúng ta có được những phúc lợi về điều đó. Đừng nghĩ rằng những phúc lợi quý vị có được như thế, ngay cả chỉ trong một khoảng giây khắc, là ít oi. Đừng nghĩ rằng những người mà hành thiền không có được một sự lợi ích nào ở sự tu tập của họ. Vào lúc nầy quý vị đã được sinh ra trong một cõi giới hữu phúc và gặp được giáo lý của một vị Phật, quý vị có thể thâu đạt được những phúc lợi tuyệt vời. Đừng lo lắng về việc ăn uống, mà hãy nỗ lực hết tất cả khả năng của quý vị.

Sayadaw(1): Is this present time not auspicious?

Disciple: Yes sir, it is.

S: Yes, indeed ! Can’t those good people attain their aspiration of Nibbàna who with an open mind receive and practise the Teachings of the Buddha, just as the noble people of the past who received the instructions  from  the Buddha himself ?

D: Yes sir, they can.

S: So, how long does the Buddha’s Sàsana (2) (teaching) last ?

D: For five thousand years, sir.

S: And now tell me, how many of these five thousand years have past ?

D: Sir, about half this time span has gone.

S: So, how much remains still ?

D: About two thousand five hundred years, sir.

S: What is the life span of a human being now ?(3)

D: About one hundred years, sir.

S: How old are you ?

D: I am thirty – seven years old, sir.

S: So, how much longer do you have to live ?

D: Sixty – three years, sir.

[(1): “Sayadaw” is a title given to senior monks. “Saya” means “Teacher” and “- daw” is a particle reserved to show respects to the Buddha and monks and to royalty. Originally the title “Sayadaw” was conferred by the king on his religious teachers. Today it is used much more widely. “Webu Sayadaw” means: the Great Teacher from Webu (the valley where he lived). His name was Venerable Kumara.] [(2): Sàsana (The Teachings of the Buddha); there is a belief in Buddhist countries that the religion of Gotama Buddha will last five thousand years and then be lost.] [(3): The life span of human beings is believed to change according to the level of morality observed on the humane plane. It ranges from an incalculable (Asankheyya) down to ten years. See: Dìgha – Nikàya, III 81ff., and Venerable Ledi Sayadaw, The Manuals of Buddhism, pp. 112f, 116f.]

Đại Trưởng Lão (1): Có phải thời gian hiện tại nầy là bất hạnh không ?

Môn đệ: Dạ kính bạch Ngài, đúng vậy.

S: Phải, quả đúng vậy. Có phải những thiện nam tử là người với một tấm lòng rộng mở đón nhận và tu tập Giáo Lý của Đức Phật không thể nào thành đạt sở nguyện cầu về Níp Bàn, y như thể là bậc thánh nhân ở thời quá khứ là người đã được đón nhận những lời chỉ dạy từ chính tự nơi Đức Phật hay không ?

D: Dạ kính bạch Ngài, họ có thể.

S: Thế thì, Phật Giáo (2) (lời dạy) tồn tại được bao lâu ?

D: Cho năm ngàn năm, kính bạch Ngài.

S:  Và bây giờ hãy nói cho Sư biết, bao nhiêu năm của năm ngàn năm nầy  đã đi qua ?

D: Kính bạch Ngài, vào khoảng phân nửa của thời gian nầy đã ra đi.

S: Như thế, còn lại bao nhiêu nữa ?

D: Vào khoảng hai ngàn năm trăm năm, kính bạch Ngài.

S: Tuổi thọ trung bình của con người hiện giờ là bao nhiêu ? (3)

D: Vào khoảng một trăm tuổi, kính bạch Ngài.

S:   Con được mấy tuổi ?

D:  Con được ba mươi bảy tuổi, kính bạch Ngài. S: Thế thì, con còn sống được bao nhiêu lâu nữa ? D: Sáu mươi ba năm, kính bạch Ngài.

[(1): “Đại Trưởng Lão” là một chức danh dành cho các vị tu sĩ thâm niên đức trọng. “Saya” có nghĩa “Tôn Sư” và “-daw” là một tiểu từ được dành riêng để  biểu lộ sự tôn kính đối với Đức Phật, và các vị tu sĩ, và đến Đức Vua. Khởi nguyên, danh hiệu “Đại Trưởng Lão”  là do bởi nhà vua đã phong tặng đến vị  thầy dạy đạo của mình. Ngày nay nó đã được dùng một cách rộng rãi hơn thế nữa. “Đại Trưởng Lão Webu” có nghĩa là bậc Đại Sư từ nơi Webu (thung lũng nơi Ngài sinh sống). Danh xưng của Ngài là Trưởng Lão Kumara.]

[(2): Tôn Giáo (Giáo Lý của Đức Phật); có một niềm tin ở trong các nước Phật Giáo rằng tôn giáo của Đức Phật Gotama sẽ tồn tại năm ngàn năm và sau đó thì bị mất đi.]

[(3): Tuổi thọ của nhân loại được cho là thay đổi căn cứ theo mức độ đức hạnh đã được gìn giữ ở trong cõi giới của con người. Nó thay đổi trong phạm vi đặc biệt từ không thể đếm được (A Tăng Kỳ) xuống đến mười tuổi. Xin xem: Trường Bộ Kinh, III, trang 81ff, và Ngài Đại Trưởng Lão Ledi, Giáo Khoa Thư Phật Giáo, trang 112 f, 116f.]

S: But can you be sure that you will live that long ?

D: That I don’t know, sir.

S: You don’t know yourself how long you are going to live ?

D: No sir, it isn’t possible to know this for sure.

S: But even as we are born we can be sure to have to suffer old age, disease and death.

D: Yes sir.

S:   Can we request old age, pain and death to desist for some time, to go away for some time ?

D: No sir.

S: No, they never rest. Can we ask them to stop their work ?

D: No sir, we cannot.

S: In that case we can be certain that we have to die ?

D: Yes sir, it is certain that we all have to die.

S: It is certain that all have to die. What about living ?

D: We can’t be sure how long we have left to live, sir.

S: Someone whose life span is thirty years dies when the thirty years are up. If your life span is forty or fifty years, you will die when you are forty or fifty years old. Once someone is dead, can we get him back ?

D: No sir, we can’t.

S: However many years of your life have passed, have passed. What is it  that you have not accomplished yet ?

D: The happiness of the Path and Fruitions States, Nibbàna.

S: Nhưng con có thể đoan chắc rằng con sẽ sống lâu đến đó không ?

D: Điều đó con không biết được, kính bạch Ngài.

S: Chính tự con không biết được là con sẽ sống được bao lâu à ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, lẽ tất nhiên là không thể nào biết được điều nầy.

S: Tuy nhiên ngay vừa lúc chúng ta được sinh ra chúng ta có thể đoan chắc là phải bị khổ đau tuổi già, bệnh tật và cái chết.

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.

S: Có thể nào chúng ta yêu cầu tuổi già, đau đớn và cái chết ngưng lại trong một thời gian, đi xa khỏi trong một thời gian ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Không, chúng nó không bao giờ ngừng nghỉ. Có thể nào chúng ta yêu  cầu chúng nó ngưng làm việc của chúng được không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng ta không thể nào.

S: Trong trường hợp đó, chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta phải chết hay không ?

D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài; chắc chắn rằng tất cả chúng ta phải chết.

S: Chắc chắn rằng tất cả phải chết. Thế còn sự sống thì sao ?

D: Chúng ta không thể nào đoan chắc chúng ta còn sống được bao lâu nửa, kính bạch Ngài.

S: Một người nào đó có tuổi thọ là ba mươi thì sẽ chết một khi đến tuổi ba mươi. Nếu tuổi thọ của con là bốn mươi hoặc là năm mươi tuổi, con sẽ chết khi con là bốn mươi hoặc là năm mươi tuổi. Một khi một người nào đó đã chết, có thể nào chúng ta làm cho vị ấy sống lại ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài; chúng ta không thể nào.

S: Cho dù như thế nào, đời sống của con đã trôi qua bao nhiêu năm rồi, đã trôi qua. Có điều chi mà con vẫn chưa được hoàn thành ?

D: Sự hạnh phúc về những tầng Thánh Đạo và Quả, Níp Bàn.

S: Yes, in as much as you haven’t attained the Paths and Fruition Sates yet, you have been defeated. Have you used the years that have passed well or have you wasted your time ?

D: I have wasted my time, sir.

S: Then do not waste the time that you have got left. This time is there for you to strive steadfastly with energy. You can be sure that you will die, but you can’t be sure how much longer you have got to live. Some live very long, Venerable Mahà Kassapa (1) and Venerable Mahà Kaccàyana (2) lived to over one hundred years of age. Some live for eifhty years. To be able to live that long we have to be full of respect for those who deserve respect and we have to be very humble. Do you pay respects to your father and mother?

D: We do, sir.

S: Do you pay respects to people who are older than you or of a higher standing than you ?

D: We do respects to people who are older than us or are holding a higher position than we do. Even if someone is just one day older or even just half a day older, we pay respects, sir.

[(1): Mahà Kassapa was one of the eighty Main Disciples of the Buddha. As both Chief Disciples died before the Buddha, Mahà Kassapa was the most senior monk after the Buddha passed away. He led the first council.]

[(2): Mahà Kaccàyana (Kaccàna) was one of the eighty Main Disciples of the Buddha. He was famous for his ability to explain short discourses of the Buddha  in full.]

S: Vâng, bởi vì con đã không thành đạt các tầng Thánh Đạo và Quả, là con đã bị thất bại rồi. Con có xử dụng những năm mà đã qua đi một cách đúng đắn hay là con đã lãng phí thời gian của mình ?

D: Con đã lãng phí thời gian của mình, kính bạch Ngài.

S: Thế thì đừng lãng phí thời gian còn lại mà con đang có. Thời gian nầy là có cho con để phấn đấu một cách kiên định với sự nỗ lực. Con có thể đoan chắc rằng con sẽ chết, nhưng con không thể nào đoan chắc rằng con sẽ còn sống được bao lâu nửa. Một vài người được trường thọ. Trưởng Lão Mahà Kassapa (Đại Ca Diếp) (1) và Trưởng Lão Mahà Kaccàyana (Đại Ca Chiên Diên) (2) đã sống hơn một trăm năm của tuổi thọ. Một vài người sống tám mươi năm. Để có thể sống được trường thọ chúng ta phải có trọn đủ lòng tôn kính đối với những người đáng tôn kính và chúng ta phải rất là khiêm cung. Con có bầy tỏ lòng tôn kính đối với Mẹ Cha của con không ?

D: Chúng con có, kính bạch Ngài.

S:  Các con có bầy tỏ lòng tôn kính   đối với các bậc cao niên hơn con hoặc là bậc có địa vị cao hơn con không ?

D: Chúng con bầy tỏ lòng tôn kính đối với các bậc cao niên hơn chúng con hoặc đang nắm giữ một vị trí cao hơn so với chúng con. Ngay cả nếu có, một  người nào chỉ lớn hơn một ngày hoặc thậm chí chỉ lớn hơn nửa ngày, chúng con bầy tỏ lòng tôn kính, kính bạch Ngài.

[(1): Mahà Kassapa (Đại Ca Diếp) là một trong tám mươi Đại Đệ Tử của Đức Phật. Vì cả hai vị Đệ Tử Trưởng viên tịch trước Đức Phật, Mahà Kassapa đã là vị tu sĩ cao niên đức trọng bậc nhất sau khi Đức Phật viên tịch. Ngài đã lãnh đạo Hội Nghị lần thứ nhất.]

[(2): Mahà Kaccàyana (Đại Ca Chiên Diên) là một trong tám mươi Đại Đệ Tử của Đức Phật. Ngài đã nổi tiếng với khả năng của mình để giải thích một cách đầy đủ các bài Pháp Thoại ngắn của Đức Phật.]

S: When do you pay respects to them ?

D: At night, before we go to bed, we pay respects to the Buddha and at that time we also pay respects to our seniors.

S: What about other times ?

D: At other times we do not pay respects, sir.

S: You say that you pay respects to your seniors after you have  paid respects to the Buddha. But do you show respect to those who live with you and to those who are of the same age ? If I were to put parcels of money worth $1,000 each along the road for anyone to take, would you fellows take one ?

D: Of course we would, sir.

S: And if you found a second one, would you take that too ?

D: Of course we would, sir.

S: And if you found a third bundle of bamk notes, would you take that as

well ?

D: We would take it, of course, sir.

S: After having got one, wouldn’t you want someone else to have one ?

D: We wouldn’t think that way, sir.

S: If you happened to be with a friend, would you let him find onr bundle of notes thinking, “I shall pretend not to see that one. After all, I have one already”? Would you let him have one or would you grab them all and run for it ?

D: I would grab all I could get and run for it, sir.

S: Yes, yes, you fellows are not very pleasant. When it comes to money, you are unable to give to anyone. But then you say that you are respectful and humble just because you pay respects to the Buddha in the evenings. If you cherish thoughts such as, “Why is he better off than I am ? Is his understanding greater than mine ?”, then your mind is still full of pride. If you pay respects to your parents, teachers, to those older, wiser or higher standing, without pride, then you will live to more than one hundreds years. If you show respects for such people, will you get only $1,000 ? Will you get only money ?

D: It will be more than just money.

S: Khi nào các con bầy tỏ lòng tôn kính đối với họ ?

D: Vào buổi tối, trước khi chúng con đi ngủ, chúng con bầy tỏ lòng tôn kính đến với Đức Phật và vào thời gian đó, chúng con cũng bầy tỏ lòng tôn kính đối với các bậc cao niên đức trọng của chúng con.

S: Các con nghĩ sao về các thời gian khác ?

D: Vào những thời gian khác, chúng con không bầy tỏ lòng tôn kính, kính bạch Ngài.

S: Các con nói rằng các con bầy tỏ lòng tôn kính đến các bậc cao niên của mình sau khi các con bầy tỏ lòng tôn kính đến với Đức Phật. Nhưng các con có biểu lộ lòng tôn kính đến những người đang sống với các con và đến những người cùng lứa tuổi không ? Nếu Sư đã đặt những gói tiền với mỗi gói trị giá 1,000 đồng dài theo đường lộ để cho bất kỳ ai đến lấy, các con sẽ có ý hướng lấy một gói không ?

D: Lẽ tất nhiên là chúng con sẽ lấy, kính bạch Ngài.

S: Và nếu các con thấy được một cái thứ hai, các con cũng muốn lấy cái đó không ?

D: Lẽ tất nhiên là chúng con sẽ lấy, kính bạch Ngài.

S: Và nếu các con thấy được một gói thứ ba tiền ngân hàng, các con cũng muốn lấy cái đó không ?

D: Các con sẽ lấy nó, lẽ tất nhiên rồi, kính bạch Ngài.

S: 103at u103n đã có được một, các con sẽ không muốn một người nào  khác có được một gói ?

D: Các con sẽ không nghĩ như thế vậy, kính bạch Ngài.

S: Nếu các con tình cờ đi đến với một người bạn, có phải các con sẽ để cho anh ấy thấy được một gói tiền với sự nghĩ suy, “Ta sẽ giả vờ không thấy cái gói đó. Dù sao thì, Ta cũng đã có một gói rồi?” “Các con sẽ để cho anh ấy có được một  gói hay là các con sẽ chụp lấy hết cả và bỏ chạy lấy nó ?”

D: Con sẽ chụp lấy hết tất cả nếu con có thể và bỏ chạy lấy nó, kính bạch Ngài.

S: Phải rồi, phải rồi, những ý hướng của các con quả là không thú vị. Khi

nói đến tiền bạc, các con không thể ban tặng cho đến bất cứ một ai. Nhưng sau đó, các con nói rằng các con tôn kính và khiêm cung chỉ vì các con bầy tỏ lòng tôn kính đến với Đức Phật vào buổi tối. Nếu các con ấp ủ trong lòng những nghĩ suy như sau “Vì sao anh ấy trở nên khá hơn mình vậy ? Có phải kiến thức của anh ta to lớn hơn cái của mình ?” thế rồi tâm thức của các con tràn đầy của sự tự hào. Nếu các con bầy tỏ lòng tôn kính đến các bậc Cha Mẹ của mình, đến các vị thầy, đến các bậc cao niên đó, khôn ngoan hơn hoặc là địa vị cao hơn, mà chẳng có sự tự hào, thế rồi các con sẽ sống đến hơn một trăm năm. Nếu các con biểu lộ lòng tôn kính đến những người như thế, chỉ là vì các con sẽ lấy được $ 1,000 đồng ? Các con sẽ chỉ nhận được tiền thôi sao ?

D: Nó sẽ là nhiều hơn cả tiền bạc nửa.

S: Yes, indeed ! And though you know what really matters, you wouldn’t even give $1,000 to someone else, but rather run and get it for yourselves. When the Buddha, out of compassion, taught the Dhamma, did everybody understand it ?

D: No sir, not everyone understood it.

S: Why is this so ?

D: Some didn’t listen to the Buddha, sir.

S: Only if you take the teachings of the Buddha for yourselves can you  attain Sammàsambodhi (Buddhahood), Paccekabodhi (Pacceka Buddhahood), Aggasàvakabodhi (Chief discipleship), Mahàsàvakabodhi (Leading discipleship), Pakatisàvakabodhi (Arahatship). If you want to attain one of these forms of Awa – kening, you can. Through the Teachings of the Buddha you can attain happiness now, a happiness that will stay wiyh you also in the future.  How long does it take  a paddy seed to sprout ?

D: Only overnight, sir.

S: It takes only a day for it to sprout. Now, if you keep the seed, a good quality seed of course, after sprouding and do not plant it, will it grow ?

D: No sir, it won’t.

S: Even though you have a good quality seed, if you do not plant it, it will not grow. It is just the same with the Teachings of the Buddha; only if you accept them will you understand them. If you learn how to live with the awareness of  mind and matter arising, what do you achieve ?

D: This awareness is called Vijjà, sir.

S: If one lives without the Teachings of the Buddha, what do you call that ?

D: That is Avijjà sir, ignorance.

S: Đúng thực như vậy !  Và cho dù các con biết được những điều chi thực  sự quan trọng, các con cũng chẳng muốn cho $1,000 đồng đến một người nào khác, mà trái lại, chạy đến và chụp lấy nó cho chính mình. Khi Đức Phật, vì lòng  bi mẫn, đã giảng dạy Giáo Pháp, có phải mọi người liễu tri được Giáo Pháp ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không phải ai cũng liễu tri được Giáo

Pháp ?

S: Vì sao là như vậy hả ?

D: Một vài người đã chẳng có lắng nghe đến Đức Phật, kính bạch Ngài.

S: Chỉ khi nào các con thực hiện Giáo Lý của Đức Phật cho chính mình, có thể các con thành đạt bậc Chánh Đẳng Giác (Quả vị Phật Toàn Giác), bậc Độc Giác (Quả vị Phật Độc Giác), bậc Chí Thượng Thinh Văn Giác (Quả vị Đệ Tử Trưởng), bậc Đại Thinh Văn Giác (Quả vị Đệ Tử Hàng Đầu), bậc Thính Văn Giác Thông Thường (Quả vị Vô Sinh).  Nếu các con muốn thành đạt một trong  các tầng lớp của sự Giác Ngộ, các con có thể được. Thông qua Giáo Lý của Đức Phật, các con có thể thành đạt sự an vui ngay bây giờ, một sự an vui mà cũng sẽ tồn tại với các con trong ngày vị lai. Phải thực hiện bao lâu để cho hạt thóc được nẩy mầm ?

D: Chỉ qua một đêm thôi, kính bạch Ngài.

S: Thực hiện chỉ có một ngày để cho hạt thóc được nẩy mầm. Hiện giờ, nếu các con giữ lấy hạt thóc, lẽ tất nhiên một hạt giống có phẩm chất, sau nầy được nẩy mầm và không đi gieo trồng nó, nó sẽ mọc lên được không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Cho dù là các con có một hạt giống có phẩm chất, nếu các con không  đem nó đi trồng, nó sẽ không thể mọc lên được. Điều đó cũng tương tự với Giáo

 

Lý của Đức Phật; chỉ khi nào các con tín thọ Giáo Pháp thì các con sẽ liễu tri được Giáo Pháp. Nếu các con trú niệm với sự tỉnh giác vào sự khởi sinh của Danh và Sắc, các con đạt được điều chi ?

D: Sự tĩnh giác nầy được gọi là Minh, kính bạch Ngài.

S: Nếu một người sống mà chẳng có Giáo Lý của Đức Phật, các con gọi sự việc đó là chi ?

D: Đó là Vô Minh, kính bạch Ngài, sự si mê.

 

S: If you live all your life with Vijjà, understanding of the Buddha – Dhamma, then where will you go after death ?

D: To some good existence, sir.

S: What will happen after a life full of ignorance ?

D: One will go to the lower realms, sir.

S: Now, say an old man about seventy years old is paying respects to the Buddha. While doing so, he cannot keep his mind focused on the Dhamma, but he allows it to wander here and there. If this old man dies at that moment, where will he be reborn ?

D: He will go to the lower worlds, sir.

S: Really ? Think carefully before you answer. He is paying respects to the Buddha and he is meditating. So, where will he go if he dies at that moment ?

D: He will go to the lower worlds, sir.

S: But why ?

D: Because his mind is wandering all over, sir.

S: Yes. What are the qualities arising in the mind of a person living in ignorance ?

D: They are wanting (Lobha), aversion (Dosa), delusion (Moha).

S: Nếu các con sống trọn cả cuộc đời của mình với Minh, liễu tri về Phật Pháp, thế rồi các con sẽ đi về đâu sau khi mệnh chung ?

D: Đi đến một vài Cõi Tịnh Hảo, kính bạch Ngài.

S: Điều chi sẽ xẩy ra sau một cuộc sống dẫy đầy của sự thiếu hiểu biết ?

D: Người ta sẽ đi đến những cõi thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Bây giờ, nói rằng một cụ lão vào khoảng bảy mươi tuổi đang bầy tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật. Trong khi đang thực hiện như vậy, ông ta không thể giữ được tâm thức của mình tập trung vào Giáo Pháp, mà ông đã để cho phóng đi đó đây. Nếu cụ lão nầy mệnh chung vào ngay khoảnh khắc đó, thì ông ta sẽ đi tục  sinh ở nơi đâu ?

D: Ông ta sẽ đi đến những cõi thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Thực vậy sao ? Hãy suy nghĩ một cách kỷ lưỡng trước khi các con trả lời. Ông ta đang bầy tỏ lòng tôn kính đến với Đức Phật và ông ta đang hành thiền.  Như thế, ông ta sẽ đi về đâu nếu ông mệnh chung vào ngay khoảnh khắc đó ?

D: Ông ta sẽ đi đến những cõi thấp kém, kính bạch Ngài.

S: Nhưng mà vì sao vậy ?

D: Bởi vì tâm thức của ông ta đang phóng đi khắp mọi nơi, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy. Những đặc tính chi đang khởi sinh trong tâm thức của một người đang sống trong sự thiếu hiểu biết ?

D: Đó là lòng tham muốn (Tham), sự ác cảm (Sân) và sự si mê (Si).

S: What is Lobha?

D: Lobha is to want something, sir.

S: Lobha includes any liking, being attached by something, wanting. One who dies with any liking or wanting in his mind is said to be reborn as a ghost. But what is Dosa ?

D: Dosa is enmity, sir.

S: Yes, Dosa is the cause for your fighting. Dosa arises because you do not get what you want and what you get you don’t want. Dislike is Dosa. If you die with dislike in your mind, you are reborn in hell. Moha is ignorance about  benefits derived from being charitable, being moral and practising meditation. If you die with delusion in your mind, you will be reborn as an animal. Nobody, no God, no Deva or Brahmà has created body and mind. They are subject to the Law of Nature, to arising and dissolution, just as the Buddha taught. If a person dies concentrating on the awareness of mind and matter and knowing about arising and dissolution of these, then, according to the Teachings of the Buddha, he will be reborn as a man, Deva or Brahmà. If someone is going  where he wants to go,  does he need to ask others for the way ?

D: No sir.

S: Does one have to ask others, “Do I live with knowledge or in igno – rance “ ?

D: No sir.

S: No, indeed not. Therefore, work hard to bring the Perfections (Pàramì) you have accumulated in the whole of Samsàra to fruition. Be steadfast in you effort. Act as the wise people of the past did after receiving the Teachings directly from the Buddha; they worked for Nibbàna. Knowing that you too have been born in a favourable plane of existence, nothing can stop you from working up to the attainment of the eight stages of Nibbàna. Practise with strong effort and with steadfastness and make sure that not even a little time is wasted. Advise and urge others to practise also. Strive with happiness in your heart and when you are successful, be truly happy.

S: Tham là chi ?

D: Tham là sự tham muốn sự việc gì đó, kính bạch Ngài.

S: Tham bao gồm bất kỳ mọi sự ưa thích, đã bị thu hút vào sự việc gì đó, lòng tham muốn. Một người mà mạng chung với bất kỳ sự ưa thích nào hoặc là lòng tham muốn ở trong tâm thức của mình thì được cho là sẽ tục sinh thành một ngạ quỷ. Nhưng Sân là chi ?

D: Sân là sự oán hận, kính bạch Ngài.

S: Đúng vậy, Sân là nguyên nhân cho sự đấu tranh của các con. Sân khởi sinh vì lẽ các con không muốn lấy điều mà các con muốn và các con muốn lấy  điều mà các con không muốn. Không ưa thích là Sân. Nếu các con mệnh chung  với sự không ưa thích ở trong tâm thức của mình, các con sẽ tục sinh trong địa ngục. Si là sự thiếu hiểu biết về những phúc lợi thu đạt được từ việc thiện công đức, trau giồi đức hạnh và tu tập thiền định. Nếu các con mệnh chung với sự si mê ở trong tâm thức của mình, các con sẽ tục sinh thành một động vật. Không một ai, không Thượng Đế, không Chư Thiên hoặc là Phạm Thiên đã tạo ra thể xác và tâm hồn. Điều đó lệ thuộc vào quy luật của Thiên Nhiên, để khởi sinh và hoại diệt, quả đúng với Đức Phật đã dạy. Nếu một người mệnh chung mà đang tập trung vào sự tĩnh giác của Danh và Sắc, và liễu tri về sự khởi sinh và hoại diệt của chúng, thế rồi, căn cứ vào Giáo Lý của Đức Phật, vị nầy sẽ tục sinh thành một con người, Chư Thiên hoặc Phạm Thiên. Nếu một người nào đó đang đi đến nơi mà vị ấy muốn đi, vị ấy có cần phải vấn hỏi người nào khác để chi đường hay không ?

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Người ta có cần vấn hỏi người nào khác “Tôi đang sống với kiến thức  hay là trong sự thiếu hiểu biết ?”

D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.

S: Không, quả thật là không. Do đó, hãy làm việc chăm chỉ để mang lại những Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật) mà các con đã tích lũy trong suốt trọn cả vòng Luân Hồi cho thành trái quả. Hãy kiên định trong sự nỗ lực của các con.

Hãy hành động như các bậc trí tuệ ở thời quá khứ đã hành động sau khi được đón nhận Giáo Lý một cách trực tiếp từ nơi Đức Phật, họ đạt được Níp Bàn. Nên biết rằng các con cũng đã được sinh ra ở trong một cõi giới thuận lợi của chúng sanh, chẳng có chi có thể cản ngăn các con qua việc tu tập để thành đạt về tám giai đoạn của Níp Bàn.

Hãy tu tập với sự tinh cần mãnh liệt cùng với sự kiên định, và đoan chắc rằng không có sự lãng phí dù chỉ là một chút ít thời gian. Hãy khuyên bảo và khuyến khích những người khác cũng cùng tu tập. Hãy phấn đấu với niềm hạnh phúc trong nội tâm của các con, và khi các con đã được thành tựu, hãy hưởng lấy chân hạnh phúc.

 

Một số videos về Ngài Webu Sayadaw

 

Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo

5Antinhthuthangdao

 


Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app