SELECTED DISCOURSES OF WEBU SAYADAW
NHỮNG PHÁP THOẠI CHỌN LỌC CỦA NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO WEBU

THE WAY TO ULTIMATE CALM – AN TỊNH THÙ THẮNG ĐẠO

Translated from the Burmese by Roger Bischoff

Được Phiên Dịch từ Miến Ngữ do bởi Roger Bischoff Dịch Giả: BHIKKHU PASÀDO

Published by
The International Meditation Centres In the Tradition of Sayagyi U Ba Khin Được xuất bản bởi
Những Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế Trong Truyền Thống của Giáo Thọ Ba Khin

P. L. 2557

D.L. 2014

CONTENTS – MỤC LỤC

Introduction

Lời Giới Thiệu

Pàli Terms used in the Discourses.

Những thuật ngữ Pàli đã được dùng trong những Pháp Thoại.

PART ONE: Webu Sayadaw and Sayagyi U Ba Khin.

PHẦN MỘT: Đại Trưởng Lão Webu và Giáo Thọ Ba Khin.

Notes by Sayagyi U Chit Tin.

Những chú thích của Giáo Thọ Chit Tin.

PART TWO: Eight Discourses on Dhamma.

PHẦN HAI: Tám Pháp Thoại về Giáo Pháp.

I. What really matters.

I. Những điều chi thật sự quan trọng.

II. Extinguishing the fires within.

II. Hãy dập tắt các ngọn lửa trong lòng.

III. Keep your mind on the spot.

III. Hãy giữ tâm thức của mình vào điểm chạm.

IV. A roof that does not leak.

IV. Một mái nhà mà không thấm dột.

V. The flight of an arrow.

V. Đường bay của một mũi tên.

VI. Work without wavering!

VI. Tu tập không dao động.

VII. To light a fire.

VII. Nhen nhóm một ngọn lửa.

VIII. A happiness that ever grows.

VIII. Một niềm hạnh phúc mong sao luôn mãi tăng trưởng.

PART THREE: Further Discourses of Webu Sayadaw.

X. The Power Of Forbearance
X. How Maha Kasapa Was Deceived
XI. Dhamma Asoka’s Young Brother
XII. Mahosadha and King Videha
XIII. Don’t Destroy Yourself
XIV. A Discourse At The International Meditation Center Yagon
XV. Words Of Wisdom
XVI. The Path To Be Followed In This World
XVII. Discourse to a group of Western Students.

Pàli – English Glossary: Từ điển Thuật Ngữ Pàli – Anh Ngữ

INTRODUCTION – LỜI GIỚI THIỆU

Myanmar is one of the few countries in the world where Theravàda Buddhism still survives in its original form. The Bhikkhus (Monks) of Myanmar make every effort to preserve the Theravàda Buddhist teachings. Buddha Gotama’s Teachings deal mainly with the way the humain mind works and the relationship between the mind and body. The nature of the human mind has not changed since the Buddha discovered the path leading to the understanding of the absolute truth about mind and matter. This ultimate reality and the practice leading to its realization are, and will always remain, the same, regardless of economic or social conditions, so people today who put into practice what the Buddha taught can discover this reality for themselves. If one aspires to the end of suffering as taught by the Buddha, it is essential not to add or substract anything from his teachings, in order that they will remain as effective today as they were during the time of the Buddha.

Miến Điện là một trong số rất ít những quốc gia trên thế giới, mà nơi đó Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn còn tồn tại trong hình thức nguyên bản của nó. Chư Tỳ Khưu (những vị tu sĩ) của đất nước Miến Điện đã cố gắng hết sức để bảo tồn những huấn từ của Phật Giáo Nguyên Thủy. Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đề cập đến một cách chủ yếu theo đường hướng những hoạt động tinh thần của nhân loại và mối tương quan giữa tinh thần và thể xác. Bản chất tinh thần của nhân loại đã không thay đổi kể từ khi Đức Phật đã khám phá ra con đường dẫn đến sự liễu tri về Chân Lý tuyệt đối của Danh và Sắc. Chính sự thực tối hậu nầy và việc thực hành dẫn đến sự liễu tri về những điều đó, là và sẽ luôn mãi tồn tại, y như nhau, bất kể đến những điều kiện kinh tế hoặc hoàn cảnh của xã hội, mà con người ngày nay là những người dốc lòng thực hiện điều mà Đức Phật đã giảng dạy, để chính tự nơi mình có thể khám phá ra sự thực nầy. Nếu một người khát khao sự chấm dứt khổ đau như điều mà Đức Phật đã dạy bảo, đó là bản chất thiết thực, chẳng còn thêm hoặc bớt chi nữa từ nơi những huấn từ của Ngài, nhằm mục đích họ sẽ duy trì được hiệu quả của ngày hôm nay như là cùng kỳ với thời gian của Đức Phật.

The foundation of the teachings is the Four Noble Truths: (1) the truth that all conditioned phenomena (physical and mental) are unsatisfactory, (2) the truth that there is a cause for this, (3) the truth that there is an end to this unsatisfacto – riness or suffering, and (4) the truth that there is a path leading to the end of suffering. The path to the end of suffering is called the Eightfold Noble Path as it is divided into eight parts which are grouped under the threefold training of Sìla (morality), Samàdhi (control over the mind, concentration), and Pannà (insight, wisdom).

Nền tảng của Giáo Pháp là Tứ Thánh Đế: (1) sự thật rằng tất cả các hiện tượng hữu duyên (vật lý và tâm lý) là bất duyệt ý, (2) sự thật rằng có nguyên nhân cho điều nầy, (3) sự thật rằng có sự chấm dứt điều bất duyệt ý hoặc sự khổ đau, và (4) sự thật rằng có con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.

Con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau đã được gọi là Bát Thánh Đạo như nó đã được chia ra làm tám thành phần mà đã được kết hợp lại thành ba điều huân tập về Giới (đức hạnh), Định (luôn kiểm soát tâm thức, định thức), và Tuệ (tuệ giác, trí tuệ).

In Buddhism, morality is conceived differently than in the Judeo – Christian tradition. There are actions that are called skilful, because they support an individual’s progress towards Nibbàna, and there are unskillful actions that have the contrary effect. All actions based on greed, aversion, and ignorance of the Law of Kamma are unskillful. The most unskillful actions are: (1) to kill a sentient being, (2) to steal, (3) to have unlawful sexual relations, (4) to speak untruth, and (5) to take intoxicants.

Ở trong Phật Giáo, đức hạnh đã được hiểu biết một cách khác biệt với truyền thống Do Thái Cơ Đốc Giáo. Có những hành động đã được gọi là khôn khéo, vì lẽ chúng nó hỗ trợ cho sự tiến hóa của con người hướng đến Níp Bàn, và có những hành động không khôn khéo rằng có hiệu quả thì trái ngược lại. Tất cả những hành động đã dựa trên sự tham lam, sự ác cảm và sự si mê về định luật của Nghiệp Báo là không khôn khéo.

Phần lớn những hành động không khôn khéo là: (1) sát mạng chúng hữu tình, (2) trộm đạo, (3) có quan hệ tính dục bất chánh, (4) nói lời không thật, và (5) thọ dụng những chất say.

Generally, the Buddhist lay person undertakes to abstain from these five courses of action by taking the five precepts. Once an action has been done there is no way to avoid its effect. The effects can be mimimized through the awareness of impermanence, which is the object of Insight Meditation, or they can be counteracted to some extent through a powerful action of the opposite type (*). There is, however, no one, not even the Buddha, who can give an “absolution from sin”, as effects are determined by the Law of Kamma, which is applicable to all sentient beings.

Nói chung, người cư sĩ Phật Giáo cam kết nguyện tránh xa những năm hành động nầy bằng cách thọ trì năm điều giới học.

Một khi hành động đã tạo tác xong, thì không có cách nào để tránh khỏi hiệu quả của nó được. Những hiệu quả có thể là được giảm thiểu thông qua việc nâng cao nhận thức về Vô Thường, đó là đối tượng của Thiền Minh Sát, hoặc là họ có thể đã làm mất tác dụng ở một số tầm mức, thông qua một hành động mạnh mẽ của những thể loại đối nghịch (*). Không có một ai, cho dù như thế nào đi nữa, chí đến cả Đức Phật, có thể ban bố một “ân xá miễn tội”, thể như là những hiệu quả đã được định đoạt bởi định luật của Nghiệp Báo, mà đó là có thể áp dụng một cách thích ứng đến tất cả những chúng hữu tình.

[(*) : An example of this is found in the Dhammapada Commentary: Venerable Anuruddha (one of the disciples of the Buddha) admonishes his sister Rohini, who suffers from a skin eruption, to do works of merit. She erects an assembly hall for the order of monks and serves the Buddha and his company of monks food in the hall. Through this meritorious deed her disease is cured. See: Dhammapada –Atthakathà, III 295 ff., Burlingame, Buddhist Legends (Pali Text Society [PTS], London 1979), III, pp. 95, 96.]

[(*): Một ví dụ điển hình cho việc nầy đã được tìm thấy ở trong Chú Giải Pháp Cú Kinh: Trưởng Lão Anuruddha (một trong những đệ tử của Đức Phật) khuyên bảo em gái Rohini của Ngài, là người đau khổ về bệnh da chảy mủ, tạo tác những Thiện Phước. Cô ta kiến tạo một sảnh đường cho Đoàn Thể Chư Tăng và cúng dường vật thực đến Đức Phật và Tăng Chúng tùy tùng của Ngài trong sảnh đường. Thông qua việc Thiện Hạnh nầy, căn bệnh hiểm nghèo của cô ta đã được chữa khỏi. Xem: Chú Giải Pháp Cú, quyển III, 295 ff. Burlingame, Những Tích Truyện Phật Giáo (PTS), London, 1979, III, trang 95, 96].

Venerable Webu Sayadaw emphasized the practice of meditation as the only way to bring the teachings of the Buddha to fulfillment. The study of the scriptures, though hepful, is not essential for the realization of Nibbàna, the summum bonum of Buddhism. Venerable Webu Sayadaw was believed to be an Arahat, i.e. a person who has in practice understood the Four Noble Truths and attained the end of suffering.

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã nhấn mạnh việc thực hành về thiền định như là cách duy nhất đưa Giáo Pháp của Đức Phật đi đến sự thành tựu viên mãn. Việc nghiên cứu về kinh điển, mặc dù hữu ích, quả là không thiết yếu cho việc chứng tri Níp Bàn, cái chí thiện mỹ của Phật Giáo. Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã được cho là một bậc Vô Sinh, có nghĩa là trong thực tế, Ngài là bậc đã liễu tri Tứ Thánh Đế và đã đạt đến sự chấm dứt khổ đau.

The technique of meditation taught by Venerable Webu Sayadaw is one of forty techniques mentioned in the scriptures for the development of Samàdhi or Concentration. It is called Ànàpàna – Sati and requires that the meditator be aware: (1) that he is breathing in while he is breathing in, (2) that he is breathing out while he is breathing out, and (3) of the spot or area in the region of the nostrils where the stream of air touches while he is breathing in and out.

Kỷ thuật về Thiền Định đã được giảng dạy do bởi Ngài Đại Trưởng Lão Webu là một trong bốn mươi kỷ thuật đã được đề cập đến ở trong kinh điển cho việc phát triển về Thiền Chỉ hoặc là Định Thức. Nó đã được gọi là Sổ Tức Niệm và đòi hỏi rằng thiền sinh phải tĩnh giác: (1) rằng vị ấy đang thở vô khi vị ấy đang thở vô, (2) rằng vị ấy đang thở ra khi vị ấy đang thở ra, và (3) ở tại điểm hoặc bề mặt trong khu vực của lỗ mũi là nơi luồng không khí tiếp chạm khi vị ấy đang thở vô và ra.

In the Visuddhimagga (*) Ashin Buddhaghosa describes sixteen ways of approaching Ànàpàna meditation, but Venerable Webu Sayadaw kept reminding his disciples that they did not need to know about all of these, all they really needed to know was the reality of in – and out – breathing.

Trong bộ Kinh Thanh Tịnh Đạo (*) Đại Đức Giác Âm mô tả mười sáu phương thức để tiếp cận Thiền Sổ Tức, nhưng Ngài Đại Trưởng Lão Webu vẫn luôn nhắc nhở những môn đệ của Ngài rằng họ không cần phải biết hết tất cả về những điều nầy, mà quả thật là, tất cả họ cần phải biết sự thực về hơi thở vô và ra.

[(*): The Path of Purification, (Kandy: Buddhist Publication Society, 1975; 3rd ed. Shambala Publications, 1976)].

[(*): Con đường của Sự Thanh Tịnh, (Kandy: Hiệp Hội Xuất Bản Sách Phật Giáo, 1975, xuất bản lần thứ ba, Xuất Bản Kinh Sách Shambala, 1976]

Though Ànàpàna is basically a way of developing Samatha (tranquility of mind), Samàdhi (concentration of mind to one – pointedness) and Jhàna (absorption states), Venerable Webu Sayadaw said that when concentration developed to a sufficient degree, the meditator automatically gains Insight into the three characteristics of nature, Anicca, Dukkha and Anattà, if his mind is open to recognize them. Anicca means “impermanence” or “instability”, “change”, and is characteristic of all conditioned phenomena, be they physical or mental. Dukkha denotes the unsastifactory nature of all these phenomena: nothing that is impermanence or changing can ever give lasting satisfaction. Anattà means “non – self”, “non – soul”, and applies to all phenomena – conditioned and unconditioned. According to the Buddha, there is no permanent ego, soul or personal entity, but only physical and mental phenomena interrelating. In Buddhism the understanding of these three characteristics of Anicca, Dukkha and Anattà is called Pannà or wisdom and Pannà is the quality which enables a meditator to reach Nibbàna.

Tuy nhiên, Sổ Tức là một phương thức cơ bản để phát triển Chỉ (sự tĩnh lặng của tâm thức), Định (định mục của tâm thức vào một điểm) và Thiền Na (những trạng thái nhập định). Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã nói rằng khi định thức đã phát triển đến một mức độ vừa đủ, thì một cách tự động, thiền sinh thành đạt Tuệ Tri vào ba đặc tướng của thường nhiên, Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã, nếu như tâm thức của vị nầy sẵn sàng để nhận thức những điều nầy. Vô Thường có nghĩa là “bất thường” hoặc là “bất ổn định”, “thay đổi” và là đặc tính của tất cả hiện tượng hữu duyên, chúng là ở thể chất vật lý hoặc ở tinh thần. Khổ Đau biểu thị tính chất bất duyệt ý của tất cả những hiện tượng: không có điều chi là vô thường hoặc thay đổi lại có thể đem lại sự duyệt ý lâu dài. Vô Ngã có nghĩa là “không tự ngã”, “không linh hồn” và áp dụng cho tất cả những hiện tượng – hữu duyên và vô duyên. Nương theo Đức Phật, thì không có thực ngã, linh hồn hoặc bản ngã, mà chỉ có những hiện tượng tâm sinh lý liên hệ hỗ tương. Trong Phật Giáo, sự liễu tri về những ba đặc tính Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã nầy đây, được gọi là Tuệ hoặc là Trí Tuệ, và Tuệ là một phẩm chất mà có khả năng làm cho một thiền sinh đạt đến Níp Bàn.

It is significant that a monk of such high standing as Venerable Webu Sayadaw, rather than teach Abhidhamma philosophy – which is intellectually fascinating and taxing, should spend his life teaching the basics of practical Buddhism to all who are inclined to listen. U Hte Hlain, the collector of some of the discourses contained in this book, writes: “Venerable Webu Sayadaw preachedsometimes five, sometimes ten times a day. Seven main points were always included in his discourses. If Venerable Webu Sayadaw gave 10,000 discourses in his life, then these points were expounded by him 10,000 times. He always included them, even if he had to repeat them again and again. He always explained the teachings in simple terms, so that the ordinary person could understand. He tried to explain the Dhamma in such a way that the most difficult thing became easy”.

Điều quan trọng là một vị tu sĩ ở vị trí cao quý như Ngài Đại Trưởng Lão Webu, thay vì giảng dạy Triết Học Vô Tỷ Pháp – là một môn học hấp lực trí tuệ và nan giải, thì lại dành cuộc đời của mình cho việc giảng dạy nguyên tắc cơ bản của việc thực hành Phật Giáo cho đến tất cả những ai có khuynh hướng muốn lắng nghe. Ông Hte Hlain, là người sưu tập về một số những Pháp Thoại đã chứa đựng trong quyển sách nầy, có viết: “Ngài Đại Trưởng Lão Webu thuyết giảng đôi khi năm, đôi khi mười lần một ngày. Bảy điểm chánh yếu thì luôn được kết hợp trong những Pháp Thoại của Ngài. Nếu Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã ban bố 10,000 Pháp Thoại trong cuộc đời của Ngài, thì những điểm nầy đã được Ngài giảng dạy chi tiết 10,000 lần. Ngài đã luôn luôn kết hợp chúng vào, cho dù là Ngài đã có phải nhắc đi nhắc lại những điểm nầy không biết bao nhiêu lần. Ngài đã luôn giải thích Giáo Pháp trong những thuật ngữ đơn giản, để cho người bình thường có thể hiểu biết được. Ngài đã cố gắng để giải thích Giáo Pháp trong một phương cách mà điều khó khăn nhất cũng trở nên dễ dàng”.

The seven Points are:
1. One can only expect the fulfillment of one’s aspirations if one is perfect in morality.
2. When practicing generosity (Dàna) in the religion of the Buddha, the mental attitude and volition involved are very important.
3. Believing in the Law of Cause and Effect (i.e. the Law of Kamma) one shoud always act with a upright mind.
4. One should not aspire to any happiness of either the human or celestial worlds – which are impermanent – but only to Nibbàna.
5. Because of the arising of the Buddha we have the opportunity to practise right conduct (Carana) and wisdom (Pannà) fully and therefore benefit greatly.
6. From the moment we are born to the moment we die, there is the in – breath and the out – breath. This is easy for everybody to understand. Every time we breathe in or out, the breath touches near the nostrils. Every time it touches we should be aware of it.
7. While we are walking, working, doing anything, we should always be aware of the in – and out – breath.

Bảy điểm đó là:

  1. Người ta chỉ có thể kỳ vọng sự thành tựu về những sở nguyện với điềukiện là người hoàn hảo trong đức hạnh.
  2. Khi thực hành việc rộng lượng (Xả Thí) trong tôn giáo của Đức Phật, tháiđộ tinh thần và ý chí tham gia thì rất là quan trọng.
  3. Tin vào định luật Nhân và Quả (có nghĩa là định luật của Nghiệp Báo)người ta nên luôn luôn hành động với một tâm trí chánh trực.
  4. Người ta không nên khát khao vào bất luận hạnh phúc nào của Nhân Loạihoặc của Thiên Giới, ngoại trừ duy nhất đến Níp Bàn.
  5. Vì sự đản sanh của Đức Phật, chúng ta có cơ hội trau giồi Chánh Hạnh(Hạnh Kiểm) và Trí Tuệ (Tuệ) một cách trọn vẹn, và vì thế thụ hưởngphúc lợi thù thắng.
  6. Từ lúc chúng ta được sinh ra cho đến lúc chúng ta chết đi, chỉ là hơi thởvô và hơi thở ra. Điều nầy là dễ hiểu đối với mọi người. Mỗi khi chúng ta hít vô hoặc thở ra, hơi thở chạm gần lỗ mũi. Mỗi khi nó chạm, chúng ta nên tĩnh giác vào nó.
  7. Trong khi chúng ta đang đi, đang làm việc, đang làm bất luận điều chi, chúng ta nên luôn tĩnh giác vào hơi thở vô và ra.

These seven points illustrate that in practical Buddhism faith does not play such a major role. Paramount importance is given to right action and the experience and understanding drawn from it. As we shall see in the discourses, Venerable Webu Sayadaw wants his audience to realize the teachings through their own experience, for themselves, rather than through hearing them; and he says that in this way, as they begin to see the teachings as a reality, people can pass beyond doubt.

Bảy điểm nầy làm sáng tỏ rằng trong thực tế niềm tin Phật Giáo không đóng một vai trò trọng yếu như thế. Tầm quan trọng cùng tột là cung cấp để cho hành động đúng đắn, và sự kinh nghiệm cùng với sự hiểu biết được rút ra từ nơi đó. Như chúng ta sẽ được thấy trong những Pháp Thoại, Ngài Đại Trưởng Lão Webu mong mỏi những khán thính giả của Ngài thực hiện được những lời dạy thông qua những kinh nghiệm của chính họ, cho bản thân của họ, chứ không phải thông qua việc nghe những điều đó; và Ngài nói rằng chính ngay phương thức nầy, khi họ bắt đầu nhìn thấy những lời dạy như là một chân lý, thì người ta có thể vượt qua hết mọi sự nghi ngờ.

Venerable Webu Sayadaw was born on the sixth day of the waxing moon of Tabaung of the year 1257 (Burmese Era – February 17, 1896) in Ingyinbin, a small village near Swebo in Upper Burma. He was ordained as a novice at the age of nine and was given the name Shin Kumara. All boys in Buddhist Burma become novices at their local monastery at some time in their teens or even earlier, but usually return home after a predetermined span of time. Shin Kumara, however, decided to stay at the monastery to receive a religious education. At the age of twenty, he was ordained as a full member of the Sangha, the Buddhist order of monks, receiving the Upasampàda ordination, and was thereafter addressed as U Kumara (*).

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã được sinh ra vào Ngày thứ sáu của thời nữa tiền nguyệt khuyết Tháng Ba của năm 1257 (Niên Lịch Miến Điện – Ngày 17 Tháng Hai Năm 1896) tại Ingyinbin, một ngôi làng nhỏ cạnh bên Swebo, thuộc Thượng Phần Miến Điện [một khu hải đảo của nước Miến Điện, ở về phía Bắc lãnh thổ quốc gia Myanmar (Miến Điện cũ)]. Ngài đã được thọ Sa Di Giới vào lúc tuổi lên chín, và được truyền cho tên gọi là Sư Kumara. Tất cả trai trẻ trong Phật Giáo Miến Điện trở thành những vị Sa Di ở tại Tu Viện địa phương của họ, ở vào những thời điểm của lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc thậm chí là sớm hơn nữa, tuy nhiên một cách thường lệ, là trở về nhà sau một khoảng thời gian đã quy định trước. Sư Kumara, mặc dù vậy, đã quyết định ở lại Tu Viện để tiếp thụ một nền đạo giáo nghiêm túc. Vào lúc tuổi lên hai mươi, Ngài đã thụ giới với tư cách là một thành viên chính thức của Tăng Đoàn, Giáo Hội của những tu sĩ Phật Giáo, được tiếp thụ Cụ Túc Giới, và sau đó được xưng hô là Ngài Kumara.

[(*): “Webu Sayadaw” is a title meaning “the noble teacher from Webu”. Though the title “Sayadaw” is used as a form of address without adding a proper name, every monk still keeps his monk’s name, which in the case of Webu Sayadaw was Venerable Kumara.]

[(*): “Đại Trưởng Lão Webu” là một danh hiệu có ý nghĩa là “Vị giáo thọ cao quý từ nơi Webu”. Cho dù danh hiệu “Đại Trưởng Lão” được dùng như một hình thức cho việc xưng hô mà không cần phải thêm một biệt danh, mỗi vị tu sĩ vẫn giữ lấy danh xưng tu sĩ của mình, như với trường hợp của Đại Trưởng Lão Webu đó là Trưởng Lão Kumara]

U Kumara went to Mandalay to study at the famous Masoyein monastery, the leading monastic university of the time. In the seventh year after his full ordination, he abandoned the study of the Pàli scriptures and left the monastery to put into practice what he had learned about meditation. Buddhist monks can choose between two activities: the study of the scriptures (Pariyatti), or the practice of Buddhist meditation (Patipatti). While scholarly monks tend to live in centres of learning in order to be able to pass on their knowledge to younger monks, meditating monks leave the busy atmosphere of the monasteries to retire to a solitary life in the jungle. They often live in caves or simply under trees and come into contact with people only on the occasion of their morning alms – rounds.

Ngài Kumara đã đi đến Mandalay để tu học tại Tu Viện Masoyein nổi tiếng, một Đại Học Tu Viện hàng đầu của đương thời. Trong năm thứ bảy kể từ sau việc thọ Cụ Túc Giới của mình, Ngài đã từ bỏ việc nghiên cứu những kinh điển Pàli và đã rời khỏi Tu Viện để dốc tâm lực vào thực hành những điều mà Ngài đã được học về Thiền.

Những tu sĩ Phật Giáo có thể chọn lựa ở giữa hai phạm vi hoạt động: nghiên cứu về những kinh điển (Pháp Học) hoặc là thực hành về Thiền Phật Giáo (Pháp Hành). Trong khi những nhà sư học giả có khuynh hướng để sống trong những Trung Tâm Học Viện với mục đích để có thể truyền trao những kiến thức của mình đến những vị tu sĩ trẻ tuổi hơn, thì những vị thiền sư lại rời khỏi bầu không khí bận rộn ở những Tu Viện để rút về với một đời sống ẩn dật ở chốn rừng già. Họ thường sống trong những hang động, hoặc một cách đơn giản là, ở dưới những cội cây, và chỉ đi ra tiếp xúc với con người vào những duyên sự của những buổi sáng trì bình khất thực của họ.

After leaving the Masoyein monastery in Mandalay at the age of twenty – seven, U Kumara spent four years in solitude. Then he went to his native village of Ingyinbin for a brief visit. His former teacher at the village monastery requested U Kumara to teach him the technique of meditation he had adopted and U Kumara did so. “This is a shortcut to Nibbàna”, he said, “anyone can use it. It stands up to investigation and is in accordance with the teachings of the Buddha as conserved in the scriptures. It is the straight path to Nibbàna”.

Sau khi rời khỏi Tu Viện Masoyein tại Mandalay vào lúc tuổi hai mươi bảy, Ngài Kumara đã trải qua bốn năm ở nơi tĩnh mịch. Thế rồi, Ngài đã đi đến ngôi làng quê của mình ở tại Ingyinbin cho một chuyến thăm ngắn ngủi. Vị thầy giáo cũ của Ngài ở tại Tu Viện bản làng đã yêu cầu Ngài Kumara chỉ dạy cho ông ta kỷ thuật về Thiền mà vị nầy đã có áp dụng và cũng như Ngài Kumara đã có thực hành. “Đây là một phương pháp nhanh chóng ngắn gọn đưa đến Níp Bàn” Ngài đã nói, “bất luận ai cũng có thể áp đụng được nó. Nó dũng cảm đương đầu với việc nghiên cứu và phù hợp với những lời chỉ dạy của Đức Phật mà đã được lưu giữ ở trong những kinh điển. Đây là con đường trực chỉ đến Níp Bàn”.

There is a set of thirteen practices called the Dhutanga (+) that are often taken up by monks living in solitude. They are designed to combat laziness and indulgence. One is never to lie down, not even to sleep. Monks taking up this particular practice spend the nights sitting and meditating or walking and meditating to rid themselves of sleepiness. The thirteen Dhutanga may be taken up individually or together.

Có một bộ môn gồm mười ba Pháp tu tập được gọi là Đầu Đà (+) đã thường được áp dụng bởi những tu sĩ sinh sống ở nơi tĩnh mịch. Những Pháp môn nầy được thiết lập nhằm để chiến đấu sự lười biếng và sự lợi dưỡng. Người ta không bao giờ nằm xuống, và kể cả không ngủ nghỉ. Những tu sĩ áp dụng Pháp môn tu tập đặc biệt nầy dụng công những buổi về đêm cho việc ngồi và hành thiền hoặc là cho việc đi và hành thiền, để cho bản thân của họ thoát khỏi sự buồn ngủ hôn trầm. Mười ba Pháp môn Đầu Đà có thể áp dụng một cách riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

[(+) : For a description of the Dhutanga (ascetic practices) see. Visuddhimagga, Chapter II ]

[(+) : Để miêu tả về Pháp môn Đầu Đà (tu tập khổ hạnh) xin xem Thanh Tịnh Đạo, Chương II]

Venerable Webu Sayadaw is said to have followed this practice of never lying down all his life. He taught that effort was the key to success, not only in worldly undertakings, but also in meditation, and that sleeping was a waste of time. I was told by one of his disciples that on the occasion of his ordination under Venerable Webu Sayadaw, he had a mosquito net and a pillow, in addition to the monks requisites. Venerable Webu Sayadaw, pointing at them, asked him what they were. “A pillow and a mosquito net, Sir”. “Are these part of the monks requisites?”(+). “No, Sir”. And the newly ordained monk decided to give these “luxuries” back to his family. Venerable Webu Sayadaw undertook pilgrimages to the Buddhist sites of India and of Ceylon. He passed away on June 26, 1977, in the meditation centre at Ingyinbin, his native village.

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã được nói đến là đã theo đuổi sự tu tập không bao giờ nằm nầy trọn cả cuộc đời của Ngài. Ngài đã dạy rằng sự nỗ lực là chìa khóa dẫn đến thành công, không chỉ ở trong những công việc kinh doanh của thế gian, mà luôn cả ở trong thiền định, và việc ngủ nghỉ đó là một sự lãng phí của thời gian. Tôi đã được nghe kể lại bởi một trong những môn đệ của Ngài rằng trong một dịp xuất gia của vị nầy với Ngài Đại Trưởng Lão Webu, vị nầy có một cái mùng chống muỗi và một cái gối, ngoài ra những vật dụng cần thiết của những vị tu sĩ. Ngài Đại Trưởng Lão Webu, chỉ vào những vật đó, đã vấn hỏi vị nầy đó là những vật chi. “Bạch Ngài, một cái gối và một cái mùng”. “Có phải những phần nầy là những vật dụng cần thiết của những vị tu sĩ chăng ?” “Dạ thưa không, bạchNgài”. Và vị tu sĩ vừa mới xuất gia đã quyết định gửi những vật “xa xỉ” nầy trả lại cho gia đình của ông ta.

Ngài Đại Trưởng Lão Webu đã tiến hành những cuộc đi hành hương đến những địa điểm Phật Giáo tại Ấn Độ và tại Tích Lan. Ngài đã viên tịch vào Ngày 26 Tháng Sáu Năm 1977, trong Trung Tâm Thiền Viện ở tại Ingyinbin, thuộc làng quê của Ngài.

[(+): A monk’s requisites are: robes, alms food, shelter, medicine.] 14

[(+): Những vật dụng cần thiết của một vị tu sĩ là: những y áo, bình bát khất thực, trú xá, thuốc men]

 

Một số videos về Ngài Webu Sayadaw

 

Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo

5Antinhthuthangdao

 


Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app