Ý Nghĩa Của Kamma

Kamma có nghĩa đen là nghiệp hay hành động. Nhưng Đức Phật đã dạy nghiệp (kamma) có nghĩa là sự chủ ý hay tâm sở tư, tức là yếu tố chịu trách nhiệm cho mọi hành động chúng ta thực hiện. Ví dụ, khi một chiếc xe tông vào một ai đó, người tài xế phải chịu trách nhiệm chứ không phải là chiếc xe mặc dầu thật ra chiếc xe là cái đụng người đó. Cũng theo cách này, chúng ta lấy sự chủ ý, tức là tâm sở tư, làm nghiệp (kamma) thay vì chính hành động đó. Tùy thuộc vào sự chủ ý của mình, hành động của chúng ta được phân loại thành thiện hay bất thiện. Những sự chủ ý thật ra sanh lên và diệt đi cùng với những hành động của chúng ta. Tuy nhiên, chúng để lại phía sau một dạng năng lượng tinh thần tiềm ẩn (kamma-satti) trong tiến trình tâm thức của chúng ta giống như tiềm năng tạo ra lửa trong que diêm. Nó sẽ mang đến cho chúng ta những kết quả thích ứng khi các điều kiện thuận lợi (cho nó) được hội đủ. Đây là cái chúng ta gọi là nghiệp (kamma).

Sắc Pháp Do Nghiệp (Kamma) Tạo

Thân xác của chúng ta bị ảnh hưởng không chỉ bởi di truyền và môi trường, mà còn bởi một yếu tố gì khác nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể thấy nhiều điểm khác nhau thậm chí giữa cặp song sinh giống hệt được sinh ra và nuôi dưỡng trong cùng huyết thống và trong cùng một môi trường. Mặc dầu họ có dáng vẻ bên ngoài và những đặc tính tương tự nhau, nhưng một người có thể là thông minh hơn, mạnh khỏe hơn hoặc may mắn hơn người còn lại. Hơn nữa, có những điểm cần phải suy ngẫm: tại sao chúng ta được sinh ra vào dòng dõi và trong môi trường cụ thể này, tại sao lại không phải vào dòng dõi khác và trong môi trường khác; tại sao chúng ta được sinh ra là nam hay nữ, tại sao lại không ngược lại; tại sao một vài trong số chúng ta được sinh ra với một tài năng hay khả năng đặc biệt, trong khi những người khác lại không được như vậy; tại sao một vài trong số chúng ta có những cơ hội để thành công trong cuộc sống, trong khi những người khác lại không giống như vậy. Đây là những điểm để suy ngẫm vốn nằm ngoài yếu tố di truyền và môi trường sống của chúng ta.

Theo giáo lý của Đức Phật, chính nghiệp (kamma) tạo nên sự khác nhau giữa chúng ta ở tất cả mọi khía cạnh. Nếu chúng ta đã làm nghiệp (kamma) thiện như bố thí, trì hành giới luật trong một kiếp sống quá khứ, chúng ta sẽ được sanh vào một gia đình có địa vị xã hội cao sang trong kiếp hiện tại, và cũng có được một thân xác mạnh khỏe và đẹp đẽ, đôi mắt tinh sáng và đẹp, cái mũi thính tốt và đẹp, và vân vân. Chúng ta sẽ là khác đi nếu chúng ta đã thực hiện những nghiệp bất thiện như sát sanh, trộm cướp, vân vân. Theo Thắng Pháp (Abhidhamma), nghiệp (kamma) của chúng ta trực tiếp tạo ra nhiều hiện tượng vật chất của chúng ta, tức là những sắc pháp (như được đề cập đến ở dưới), một cách không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời kể từ ngay điểm khởi đầu của đời sống, tức là lúc hình thành của bào thai. 

  1. Tám sắc bất ly (avinibbhoga) 
  1. Sắc giao giới (ākāsa) 
  1. Thần kinh thị giác (cakkhu-pasāda)1 
  1. Thần kinh thính giác (sota-pasāda) 
  1. Thần kinh khứu giác (ghāna-pasāda) 
  1. Thần kinh vị giác (jivhā-pasāda) 
  1. Thần kinh xúc giác (kāya-pasāda) 
  1. Sắc tố nữ (itthi-bhāva) 
  1. Sắc tố nam (puṃ-bhāva) 
  1. Sắc ý vật (hadaya-vatthu) 
  2. Sắc mạng quyền (jīvitindriya)

Sắc Pháp Do Tâm Tạo

Một điều hiển nhiên là tâm ý của chúng ta ảnh hưởng đến thân xác vật lý của chúng ta theo cách này hoặc cách khác. Luôn luôn có tâm ý theo sau mọi hành động của cười và vân vân. Tâm ý luôn luôn đóng vai trò chủ đạo trong những thay đổi hóa học trong thân xác của chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta giận dữ thì có những thay đổi mang tính vật chất sanh lên trong thân xác của chúng ta làm cho mặt của chúng ta đỏ lên, làm cho tim của chúng ta đập nhanh hơn và vân vân. Khi chúng ta có hứng thú hoặc lo lắng, bàn chân của chúng ta trở nên lạnh. Khi chúng ta nghĩ về những việc không vui, nước mắt chảy ra; khi chúng ta nghĩ về thức ăn ngon, nước bọt chảy ra; khi chúng ta nghĩ về tình dục, những thay đổi khác về sinh lý diễn ra. Các trạng thái tinh thần tốt đẹp luôn luôn làm sanh khởi những hóa chất lành mạnh làm cho đời sống của chúng ta được trường thọ và khỏe mạnh, trong khi những trạng thái tinh thần không tốt đẹp thì ngược lại. Cho nên, tâm ý của chúng ta đang sản sinh ra những vật chất hay những hóa chất sau đây trong cơ thể của chúng ta một cách không ngừng nghỉ trong suốt đời sống bắt đầu từ sát-na tâm thứ hai khi chúng ta chỉ là một phôi thai trong bụng mẹ: 

  1. Tám sắc bất ly (avinibbhoga)1 
  1. Sắc giao giới (ākāsa) 
  1. Các oai nghi (iriyāpatha), tức là đi, đứng, nằm, ngồi 
  1. Thân biểu tri (kāya-viññatti) 
  1. Ngữ biểu tri (vacī-viññatti) 
  1. Cung cách cười (hasana) 
  1. Âm thanh (sadda) 
  1. Sắc khinh (lahutā1) 
  1. Sắc nhu (mudutā) 
  1. Sắc thích nghiệp (kammaññatā)

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app