Nội Dung Chính
- Giáo Án Trường Bộ Kinh
- Kinh Tự Hoan Hỷ (Sampasàdaniya Sutta)
- 1. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về các Nhập Xứ
- 2. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề nhập thai
- 3. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề sai khác nhau trong sự ký tâm
- 4. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Kiến Định (DASSANASAMÀPATTI)
- 6. Đức Phật là Tối Vô Thượng đã thuyết giảng về vấn đề tinh cần
- 7. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề tiến hóa trong sự tu tập (PATIPÀDA = Đạo Hành)
- 8. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề chánh hạnh trong ngôn ngữ
- 9. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề giới hạnh của con người
- 10. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về sự sai biệt trong sự giảng dạy.
- 11. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về sự giải thoát trí của người
- 12. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Thường Trú Luận
- 13. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Túc Mạng Trí
- 14. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Sanh Tử Trí của các loài hữu tình
- 15. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Thần Túc Thông
- Thế nào là thần thông hữu lậu, hữu dư y, được gọi là “không phải Thánh?”
- Thế nào là thần thông vô lậu, vô dư y, được gọi là “bậc Thánh?”
Giáo Án Trường Bộ Kinh
Kinh Tự Hoan Hỷ (Sampasàdaniya Sutta)
Xuất Xứ:
Đại đức SÀRIPUTTA đã nói lên Pháp Thoại này với đức Phật tại NÀLANDÀ, trong khu rừng PÀVÀRIKAMBAVANA.
Duyên Khởi:
Đại đức SÀRIPUTTA nói lên lòng kính tin vô hạn của mình về phương diện giác ngộ đối với đức Thế Tôn, và đức Phật đã hỏi vì nguyên nhân nào lại có lòng tin mãnh liệt như vậy dù chưa rõ biết hết chư Phật quá khứ, hiện tại, và vị lai.
Chánh Kinh:
Đại đức SÀRIPUTTA khởi niềm tin mãnh liệt do biết truyền thống về Chánh Pháp
Tất cả bậc Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, hiện tại, và vị lai đều đã, đang, và sẽ diệt trừ Ngũ Triền Cái; đều đã, đang, và sẽ khéo an trú vào Tứ Niệm Xứ; đều đã, đang, và sẽ tu hạnh Thất Giác Chi; đều đã, đang, và sẽ chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.
Đức Thế Tôn khéo thuyết pháp cao thượng thâm diệu, đề cập, và đối chiếu cả hắc pháp và bạch pháp. Đức Thế Tôn khéo thuyết giảng, và Chúng Tăng đã được thành lập tốt đẹp.
Lại nữa, đức Thế Tôn thuyết giảng về các Thiện Pháp, ba mươi bảy nhân sanh quả giác ngộ, gồm có Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Quyền, Thất Giác Chi, và Bát Chánh Đạo. Đưa đến một vị tỳ khưu diệt tận các Lậu Hoặc, có thể tự mình chứng tri và chứng ngộ, đạt đến và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát và tuệ giải thoát Vô Lậu này. Tất cả những Pháp này, đức Thế Tôn đã biết và ngoài sự hiều biết của Ngài, không có gì còn lại để hiểu biết hơn nữa. Không có một ai, một Sa Môn hay Bà La Môn nào có thể chứng biết hơn đức Thế Tôn về vấn đề các Thiện Pháp.
Đại đức SÀRIPUTTA tán dương đức Phật khéo thuyết giảng về các Thiện Pháp
1. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về các Nhập Xứ
- Sáu nội xứ và sáu ngoại xứ: mắt và màu sắc, tai và âm thanh, mũi và khí hơi, lưỡi và các vị, thân và xúc chạm, ý và các pháp.
- Tất cả những Pháp này, đức Thế Tôn đã biết và ngoài sự hiểu biết của Ngài, không có gì còn lại để hiểu biết hơn nữa. Không có một ai, một Sa Môn hay Bà La Môn nào có thể chứng biết hơn đức Thế Tôn về vấn đề các Thiện Pháp.
2. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề nhập thai
- Có loại không biết nhập bụng người mẹ, không biết trú trong bụng người mẹ, và không biết mình ra khỏi bụng người mẹ (hạng Thường Nhân).
- Có loại biết mình nhập bụng người mẹ, nhưng không biết an trú trong bụng người mẹ, và không biết mình ra khỏi bụng người mẹ (hạng Đại Thinh Văn).
- Có loại biết mình nhập bụng người mẹ, biết mình an trú trong bụng người mẹ, và không biết mình ra khỏi bụng người mẹ (hạng Chí Thượng Thinh Văn và Độc Giác Phật).
- Có loại biết mình nhập bụng người mẹ, biết mình an trú trong bụng người mẹ, và biết mình ra khỏi bụng người mẹ (hạng Bồ Tát kiếp chót sẽ thành Phật).
3. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề sai khác nhau trong sự ký tâm
- Có hạng tự tỏ lộ bằng hình tướng từ nơi tâm ý của người. (Ý của ngươi là như thế, Ý của ngươi là như vậy, Tâm của ngươi là như vậy. Nếu có tỏ lộ nhiều đi nữa, thời sự tỏ lộ là như vậy, chẳng có chi sai khác).
- Có hạng không tự tỏ lộ bằng hình tướng, nhưng tự tỏ lộ sau khi nghe tiếng phát ra bởi người, phi nhân, hay chư Thiên. (Ý của ngươi là như thế, Ý của ngươi là như vậy, Tâm của ngươi là như vậy. Nếu có tỏ lộ nhiều đi nữa, thời sự tỏ lộ là như vậy, chẳng có chi sai khác).
- Có hạng không tự tỏ lộ bằng hình tướng, cũng không tự tỏ lộ sau khi nghe tiếng phát ra bởi người, phi nhân, hay chư Thiên, mà tự tỏ lộ sau khi nghe tiếng rõ ràng và hợp lý, phát ra từ sự suy tầm, tư duy. (Ý của ngươi là như thế, Ý của ngươi là như vậy, Tâm của ngươi là như vậy. Nếu có tỏ lộ nhiều đi nữa, thời sự tỏ lộ là như vậy, chẳng có chi sai khác).
- Có hạng không tự tỏ lộ bằng hình tướng, cũng không tự tỏ lộ sau khi nghe tiếng phát ra bởi người, phi nhân, hay chư Thiên, cũng không tự tỏ lộ sau khi nghe tiếng rõ ràng và hợp lý, phát ra từ sự suy tầm, tư duy, nhưng khi chứng được Định, không Tầm không Tứ, có thể biết được tâm của người khác với tâm của mình. Tùy ước nguyện, hợp ý hành của mình, vị này sẽ hướng tâm mình đến tâm người. Nếu có tỏ lộ nhiều đi nữa, thời sự tỏ lộ là như vậy, chẳng có chi sai khác.
4. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Kiến Định (DASSANASAMÀPATTI)
- Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Với Tâm nhập Định, vị này quán sát thấy sắc thân được bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt.
- Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Với Tâm nhập Định, vị này quán sát thấy sắc thân được bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Hơn nữa, vị ấy quán sát bộ xương của người, còn liên kết với nhau, còn dính thịt, máu và da.
- Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Với Tâm nhập Định, vị này vượt qua sự quán sát về bộ xương của người còn kiên kết với nhau, còn dính thịt, máu, và da. Vị này quán sát dòng Tâm Thức nối tiếp nhau, không gián đoạn, như là an trú cả đời này và an trú cả đời
- Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Với Tâm nhập Định, vị này vượt qua sự quán sát về bộ xương của người, còn kiên kết với nhau, còn dính thịt, máu, và Vị này quán sát dòng Tâm Thức nối tiếp nhau, không gián đoạn, như là không an trú cả đời này và an trú cả đời sau.
5. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề phân loại các loài người
Có bảy loại người như sau:
- Câu giải thoát (UBHATO BHÀGA VIMUTTO)
- Tuệ giải thoát (PANNÀ VIMUTTO)
- Thân chứng (KÀYA SAKKHI)
- Kiến chí (DITTHIPPATTO)
- Tín Thắng Giải (SADDHÀ VIMUTTO)
- Tùy Pháp Hành (DHAMMÀNUSÀRÌ)
- Tùy Tín Hành (SADDHÀNUSÀRÌ)
6. Đức Phật là Tối Vô Thượng đã thuyết giảng về vấn đề tinh cần
Có Thất Giác Chi như sau: Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Định Giác Chi, và Xả Giác Chi.
7. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề tiến hóa trong sự tu tập (PATIPÀDA = Đạo Hành)
- Hành trì khổ, chứng ngộ chậm: Sự hành trì cả hai phương diện này đều được xem là hạ liệt, vừa khổ, vừa chậm.
- Hành trì khổ, chứng ngộ mau: Sự hành trì vẫn còn khổ, nên vẫn xem là hạ liệt.
- Hành trì lạc, chứng ngộ chậm: Sự hành trì này vẫn còn chậm, nên vẫn xem là hạ liệt.
- Hành trì lạc, chứng ngộ mau: Sự hành trì cả hai phương diện này đều được xem là cao thượng, vừa lạc, vừa
8. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề chánh hạnh trong ngôn ngữ
Không những không nói những lời liên hệ đến sự vọng ngữ, mà cũng phải, trong khi tìm cách thắng cuộc, không dùng lời vu khống, lời ác khẩu, lời ly gián, và lời chia rẽ. Một cách ngược lại, lời nói từ hòa, sáng suốt đáng được gìn giữ và phải đúng thời.
9. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề giới hạnh của con người
Có người chân thật, thành tín, không dối trá, không lừa gạt, không gợi ý, không chiêm tướng, không lấy lợi câu lợi, hộ trì các căn, ăn uống tiết độ, hành động ôn hòa, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác, không chán nản, tinh cần, trầm tư, ngôn từ lanh lợi, hành vi gan dạ (can đảm), kham nhẫn, thiểu dục tri túc, cẩn trọng phòng hộ, hiểu biết.
10. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về sự sai biệt trong sự giảng dạy.
Có bốn loại giảng dạy như sau:
- Đức Thế Tôn nhờ chánh tư duy, biết được người nhờ sự giảng dạy, hành trì đúng đắn, sẽ diệt trừ ba Kiết Sử, sẽ chứng quả Thất Lai, không còn bị đọa lạc, chắc chắn sẽ được giác ngộ.
- Đức Thế Tôn nhờ chánh tư duy, biết được người nhờ sự giảng dạy, hành trì đúng đắn, làm giảm nhẹ Tham và Sân, sẽ chứng quả Nhất Lai, phải sanh đời này một lần nữa trước khi diệt tận khổ đau.
- Đức Thế Tôn nhờ chánh tư duy, biết được người nhờ sự giảng dạy, hành trí đúng đắn, sẽ diệt trừ năm Hạ Phần Kiết Sử, sẽ chứng quả Bất Lai, sẽ được Hóa Sanh, và ở tại Cảnh Giới ấy (Ngũ Tịnh Cư Thiên) viên tịch Níp Bàn, không còn trở lại thế gian này nữa.
- Đức Thế Tôn nhờ chánh tư duy, biết được người nhờ sự giảng dạy, hành trì đúng đắn, sẽ diệt trừ các Lậu Hoặc, tự mình giác tri, chứng đạt và an trú ngay trong đời hiện tại, Vô Lậu Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát.
11. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về sự giải thoát trí của người
Có bốn loại giảng dạy như sau:
- Đức Thế Tôn nhờ chánh tư duy, biết được người đã diệt trừ ba Kiết Sử, sẽ chứng quả Thất Lai, không còn bị đọa lạc, chắc chắn sẽ được giác ngộ.
- Đức Thế Tôn nhờ chánh tư duy, biết được đã làm giảm nhẹ Tham và Sân, sẽ chứng quả Nhất Lai, phải sanh đời này một lần nữa trước khi diệt tận khổ đau.
- Đức Thế Tôn nhờ chánh tư duy, biết được người đã diệt trừ năm Hạ Phần Kiết Sử, sẽ chứng quả Bất Lai, sẽ được Hóa Sanh và ở tại Cảnh Giới ấy (Ngũ Tịnh Cư Thiên) viên tịch Níp Bàn, không còn trở lại thế gian này nữa.
- Đức Thế Tôn nhờ chánh tư duy, biết được người đã diệt trừ các Lậu Hoặc, tự tri tự chứng, đạt đạo và an trú ngay trong đời hiện tại, Vô Lậu Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát.
12. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Thường Trú Luận
Có ba loại Thường Trú Luận như sau:
- Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Khi Tâm nhập Định, vị này nhớ lại được: Nhiều đời kiếp trong quá khứ, từ một kiếp cho đến nhiều kiếp, v.v…
- Biết được thế giới này đang là hoại kiếp hay là thành kiếp.
- Nhưng trong vị lai, không biết được thế giới là trong hoại kiếp hay thành kiếp.
Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đỉnh núi, như trụ đá. Còn những loại hữu tình khác thì lưu chuyển, luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy, chúng vẫn thường trú.
Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Khi Tâm nhập Định, vị này nhớ lại được:
- Nhiều đời kiếp trong quá khứ, từ một thành kiếp, hoại kiếp, cho đến mười thành kiếp, hoại kiếp.
- Biết được thế giới này đang trong hoại kiếp hay là thành kiếp.
- Trong vị lai, biết được thế giới sẽ là trong hoại kiếp hay thành kiếp.
Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đỉnh núi, như trụ đá. Còn những loại hữu tình khác thì lưu chuyển, luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy, chúng vẫn thường trú.
Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Khi Tâm nhập Định, vị này nhớ lại được:
- Nhiều đời kiếp trong quá khứ, từ mười thành kiếp hoại kiếp, cho đến bốn mươi thành kiếp, hoại kiếp.
- Biết được thế giới này đang trong hoại kiếp hay là thành kiếp.
- Trong vị lai, biết được thế giới sẽ là trong hoại kiếp hay thành kiếp.
Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đỉnh núi, như trụ đá. Còn những loại hữu tình khác thì lưu chuyển, luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy, chúng vẫn thường trú.
13. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Túc Mạng Trí
- Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Khi Tâm nhập Định, vị này nhớ lại được nhiều đời sống trong quá khứ với đủ các đặc điểm và mọi chi tiết lớn nhỏ.
- Có những Chư Thiên, mà tuổi thọ không thể đếm được hay không thể tính được. Nhưng dưới bất cứ Ngã Thể nào có được trong quá khứ, hoặc có Sắc hay không Sắc, hoặc có Tưởng hay không Tưởng, hoặc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, chúng Chư Thiên đều nhớ đời quá khứ với các đặc điểm và chi tiết như vậy.
14. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Sanh Tử Trí của các loài hữu tình
Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Khi Tâm nhập Định, vị này với Thiên Nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng
Vị ấy biết rõ chúng sanh là:
- Người hạ liệt hay người cao sang
- Người xinh đẹp hay người thô xấu
- Người may mắn hay người bất hạnh
Tất cả đều là do hạnh nghiệp của chúng sanh.
Vị ấy biết rõ chúng sanh:
- Làm những ác hạnh về thân, lời, ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo Tà Kiến, tạo các Nghiệp theo Tà Kiến, sau khi thân hoại mạng chung, phải bị sanh vào Khổ Thú, Ác Thú, Đọa Xứ, Địa Ngục.
- Làm những thiện hạnh về thân, lời, ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo Chánh Kiến, tạo các Nghiệp theo Chánh Kiến, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các Thiện Thú, Thiên Giới.
15. Đức Phật là bậc Tối Thượng đã thuyết giảng về vấn đề Thần Túc Thông
Có hai loại Thần Thông như sau:
- Một loại thần thông hữu lậu, hữu dư y, được gọi là “không phải Thánh.”
- Một loại thần thông vô lậu, vô dư y, được gọi là “bậc Thánh.”
Thế nào là thần thông hữu lậu, hữu dư y, được gọi là “không phải Thánh?”
Có vị Sa Môn hay Bà La Môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên Tâm nhập Định. Khi Tâm nhập Định, vị này chứng được nhiều loại thần túc thông sai khác, biến hóa đủ loại hình thức. Tuy nhiên, chỉ là thần thông hữu lậu, hữu sở y, được gọi là “không phải Thánh.”
Thế nào là thần thông vô lậu, vô dư y, được gọi là “bậc Thánh?”
- Với Tâm nhập Định, vị Sa Môn an trú với Tưởng không đối nghịch với sự vật đối nghịch.
- Với Tâm nhập Định, vị Sa Môn an trú với Tưởng đối nghịch với sự vật không đối nghịch.
- Với Tâm nhập Định, vị Sa Môn an trú với Tưởng không đối nghịch với sự vật đối nghịch và không đối nghịch.
- Với Tâm nhập Định, vị Sa Môn an trú với Tưởng đối nghịch với sự vật không đối nghịch và đối nghịch.
- Với Tâm nhập Định, và loại bỏ cả hai đối nghịch và không đối nghịch, vị Sa Môn an trú Xả, Chánh Niệm, và Tỉnh Giác.
Chính như vậy, là thần thông vô lậu, vô dư y, được gọi là “bậc Thánh.”
Tất cả những điểm này, đức Thế Tôn đã biết và ngoài sự hiểu biết của Ngài, không có gì còn lại để hiểu biết hơn nữa. Không có một ai, một Sa Môn hay Bà La Môn nào có thể chứng biết hơn đức Thế Tôn về vấn đề các loại Thần Túc Thông.
Đại đức SÀRIPUTTA tán thán những Thiện Hạnh của đức Thế Tôn như là:
- Không đam mê dục lạc, dục lạc là ty liệt, thấp hèn, thuộc phàm phu, không xứng bậc Thánh, không có lợi ích.
- Không đam mê tu khổ hạnh, khổ hạnh là khổ, không xứng bậc Thánh, không có lợi ích.
- Chứng đắc Tứ Thiền, hưởng lấy sự an vui ngay trong hiện tại.
- Xác nhận rằng: “Không có trường hợp, không có sự kiện trong thế giới, hai vị Chánh Đẳng Giác cùng hiện hữu ở trong đời, không trước, không sau. Sự kiện như vậy không có thể xẩy ”
Đức Phật xác nhận sự nhận xét của đại đức SÀRIPUTTA
- Đại đức SÀRIPUTTA đã nói lên đúng ý với đức Thế Tôn, không có sai lạc, không có hiểu lầm đức Thế Tôn, đã trả lời thuận pháp và đúng pháp. Không có một đối phương hợp pháp nào có thể tìm ra lý do để chỉ trích phê bình.
- Đại đức UDÀYI tán thán đức Thế Tôn về hạnh thiểu dục tri túc, nghiêm túc, có đại thần lực, có đại uy lực, và không tự mình tỏ lộ khoe
- Đức Phật dạy bảo đại đức SÀRIPUTTA nên thuyết giảng Pháp Thoại phân biệt này để đem lại lợi ích cho Tứ Chúng, xóa bỏ mọi nghi ngờ về đức Thế Tôn.
Kết Luận:
Đại đức SÀRIPUTTA nói lên lòng hoan hỷ của mình đối với đức Thế Tôn. Do vậy, danh từ SAMPASÀDIYAM – Tự Hoan Hỷ, được dùng cho câu trả lời này.