Nội Dung Chính

Giáo Án Trường Bộ Kinh

Kinh Thập Thượng (Dasuttara Sutta)

Xuất Xứ:

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng Pháp Thoại này cho 500 vị chư Tỳ Khưu Tăng tại CAMPÀ, trên bờ hồ GAGGARA.

“Ta nói Thập Thượng Pháp,

Diệt trừ mọi khổ đau,

Giải thoát mọi triền phược.” 

Duyên Khởi:

Kinh này được đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng tương tự với Kinh Phúng Tụng (bài 33), nhưng với Pháp Số có phân loại sai khác hơn. Thập Thượng Pháp đưa  đến Níp Bàn, diệt trừ mọi khổ đau, và giải thoát mọi triền phược.

Chánh Kinh:

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Một Pháp

Một Pháp có nhiều tác dụng. Một Pháp cần phải tu tập. Một Pháp cần phải biến tri. Một Pháp cần phải đoạn trừ. Một Pháp chịu phần tai hại. Một  Pháp đưa đến thù thắng. Một Pháp rất khó thể nhập. Một Pháp cần được sanh khởi. Một Pháp cần được thắng tri. Một Pháp cần được tác chứng.

1.    Thế nào la một Pháp có nhiều tác dụng?

Bất Phóng Dật đối với các Thiện Pháp.

2.    Thế nào là một Pháp cần được tu tập?

Niệm Thân câu hữu với khả ý.

3.    Thế nào là một Pháp cần phải biến tri?

Xúc Hữu Lậu Hữu Thủ

4.    Thế nào là một Pháp cần phải đoạn trừ?

Ngã Mạn

5.    Thế nào là một Pháp chịu phần tai hại?

Bất Chánh Tác Ý

6.    Thế nào là một Pháp đưa đến thù thắng?

Chân Chánh Tác Ý

7.    Thế nào là một Pháp rất khó thể nhập?

Vô Gián Tâm Định

8.    Thế nào là một Pháp cần được sanh khởi?

Bất Động Trí

9.    Thế nào là một Pháp cần được thắng trí?

Tất cả loài hữu tình do ăn uống mà an trú.

10. Thế nào là một Pháp cần được tác chứng?

Bất Động Tâm giải thoát

*Như vậy, mười Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như  thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Hai Pháp

Hai Pháp có nhiều tác dụng. Hai Pháp cần phải tu tập. Hai Pháp cần  phải biến tri. Hai Pháp cần phải đoạn trừ. Hai  Pháp  chịu phần tai hại. Hai Pháp đưa đến thù thắng. Hai Pháp rất khó thể nhập. Hai Pháp cần được sanh khởi. Hai Pháp cần được thắng tri. Hai Pháp cần được tác chứng.

1.    Thế nào là hai Pháp có nhiều tác dụng?

Chánh Niệm và Tỉnh Giác

2.    Thế nào là hai Pháp cần được tu tập?

Chỉ và Quán

3.    Thế nào là hai Pháp cần phải biến tri?

Danh và Sắc

4.    Thế nào là hai Pháp cần phải đoạn trừ?

Vô Minh và Hữu Ái

5.    Thế nào là hai Pháp chịu phần tai hại?

Ác Ngôn và Ác Hữu

6.    Thế nào là hai Pháp đưa đến thù thắng?

Thiện Ngôn và Thiện Hữu

7.    Thế nào là hai Pháp rất khó thể nhập?

Nhân và Duyên làm Ác Nhiễm các loài hữu tình.

Nhân và Duyên làm thanh tịnh các loài hữu tình.

8.    Thế nào là hai Pháp cần được sanh khởi?

Tận Trí và Vô Sanh Trí

9.    Thế nào là hai Pháp cần được thắng trí?

Hữu Vi Giới và Vô Vi Giới

10. Thế nào là hai Pháp cần được tác chứng?

Minh và Giải Thoát

Như vậy, hai mươi Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Ba Pháp

Ba Pháp có nhiều tác dụng. Ba Pháp cần phải tu tập. Ba Pháp cần phải biến tri. Ba Pháp cần phải đoạn trừ. Ba Pháp chịu phần tai hại. Ba Pháp đưa đến thù thắng. Ba Pháp rất khó thể nhập. Ba Pháp cần được sanh khởi. Ba Pháp cần được thắng tri. Ba Pháp cần được tác chứng.

1.    Thế nào la ba Pháp có nhiều tác dụng?

  • Giao thiệp với Thiện Nhân
  • Được nghe Chân Diệu Pháp
  • Hành trì Pháp và Tùy Pháp

2.    Thế nào là ba Pháp cần được tu tập?

  • Hữu Tầm Hữu Tứ Định
  • Vô Tầm Hữu Tứ Định
  • Vô Tầm Vô Tứ Định

3.    Thế nào là ba Pháp cần phải biến tri?

Lạc Thọ, Khổ Thọ, Bất Lạc Bất Khổ Thọ

4.    Thế nào là ba Pháp cần phải đoạn trừ?

Dục Ái, Hữu Ái, và Phi Hữu Ái

5.    Thế nào là ba Pháp chịu phần tai hại?

Tham Bất Thiện Căn, Sân Bất Thiện Căn, Si Bất Thiện Căn

6.    Thế nào là ba Pháp đưa đến thù thắng?

Vô Tham Bất Thiện Căn, Vô Sân Bất Thiện Căn, Vô Si Bất Thiện Căn

7.    Thế nào là ba Pháp rất khó thể nhập? Ba Xuất Yếu Giới:

  • Xuất ly khỏi các Dục vọng, tức là Ly Dục.
  • Xuất ly khỏi các Sắc pháp, tức là Vô Sắc.
  • Xuất ly khỏi các Pháp hiện hữu, Pháp Hữu Vi, do duyên khởi, tức là Diệt.

8.    Thế nào là ba Pháp cần được sanh khởi?

  • Trí đối với quá khứ
  • Trí đối với vị lai
  • Trí đối với hiện tại

9.    Thế nào là ba Pháp cần được thắng trí?

Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới

10. Thế nào là ba Pháp cần được tác chứng?

  • Túc Mạng Trí Minh
  • Hữu Tình Sanh Diệt Trí Minh
  • Chư Lậu Tận Trí Minh
  • Như vậy, ba mươi Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Bốn Pháp

Bốn Pháp có nhiều tác dụng. Bốn Pháp cần phải tu tập. Bốn Pháp cần phải biến tri. Bốn Pháp cần phải đoạn trừ. Bốn Pháp chịu phần tai hại. Bốn Pháp đưa đến thù thắng. Bốn Pháp rất khó thể nhập. Bốn Pháp cần được sanh khởi. Bốn Pháp cần được thắng tri. Bốn Pháp cần được tác chứng.

1.    Thế nào là bốn Pháp có nhiều tác dụng?

  • Trú ở trung quốc
  • Thân cận bậc Thắng Nhân
  • Chánh nguyện tự thân
  • Kiến tạo phước báu trong quá khứ

2.    Thế nào là bốn Pháp cần được tu tập? Tứ Niệm Xứ:

  • Quán Thân trên Thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để diệt Tham Sân ở đời.
  • Quán Thọ trên các cảm thọ, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để diệt Tham Sân ở đời.
  • Quán Tâm trên Tâm, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để diệt Tham Sân ở đời.
  • Quán Pháp trên các Pháp, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để diệt Tham Sân ở đời.

3.    Thế nào là bốn Pháp cần phải biến tri?

  • Đoàn Thực loại cứng hay loại mềm
  • Xúc Thực
  • Tư Niệm Thực
  • Thức Thực

4.    Thế nào là bốn Pháp cần phải đoạn trừ?

Dục Bộc Lưu, Hữu Bộc Lưu, Kiến Bộc Lưu, Vô Minh Bộc Lưu

5.    Thế nào là bốn Pháp chịu phần tai hại?

Dục Ách, Hữu Ách, Kiến Ách, Vô Minh Ách

6.    Thế nào là bốn Pháp đưa đến thù thắng?

Ly Dục Ách, Ly Hữu Ách, Ly Kiến Ách, Ly Vô Minh Ách

7.    Thế nào là bốn Pháp rất khó thể nhập?

Bốn Định: Xả phần định, Chỉ phần định, Thắng phần định, Quyết trạch phần định.

8.    Thế nào là bốn Pháp cần được sanh khởi?

Bốn Trí: Pháp Trí, Loại Trí, Tha Tâm Trí, Thế Tục Trí.

9.    Thế nào là bốn Pháp cần được thắng trí?

Tứ Thánh Đế: Khổ Thánh Đế, Khổ Tập Thánh Đế, Khổ Diệt Thánh Đế, Khổ Diệt Đạo Thánh Đế.

10. Thế nào là bốn Pháp cần được tác chứng?

Bốn  Sa Môn Quả:   Dự Lưu Quả, Nhất Lai Quả, Bất Lai Quả, và Vô Sinh Quả.

Như vậy, bốn mươi Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Năm Pháp

Năm Pháp có nhiều tác dụng. Năm Pháp cần phải tu tập. Năm Pháp cần phải biến tri. Năm Pháp cần phải đoạn trừ. Năm Pháp chịu phần tai hại. Năm Pháp đưa đến thù thắng. Năm Pháp rất khó thể nhập. Năm Pháp cần được sanh khởi. Năm Pháp cần được thắng tri. Năm Pháp cần được tác chứng.

1.        Thế nào là năm Pháp có nhiều tác dụng?

  • Vị Tỳ khưu có lòng tin tưởng vào sự giác ngộ của đức Từ Phụ.
  • Vị ấy thiểu bệnh, thiểu não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, quân bình thích hợp với sự tinh tấn.
  • Vị ấy không lường đảo, không dối gạt, nêu rõ tự mình như chân đối với bậc Đạo Sư, đối với các vị sáng suốt, hay đối với các vị đồng Phạm Hạnh.
  • Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bỏ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì nỗ lực, không tránh né với các thiện pháp.
  • Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sự sanh diệt của các pháp, là bậc Thánh hướng đến phân tích, đưa đến đoạn diệt một cách chân chánh các khổ đau.

2.       Thế nào là năm Pháp cần được tu tập?

Tứ Niệm Xứ:

Năm Chánh Định Chi: Hỷ biến mãn, Lạc biến mãn, Tâm biến mãn, Quang biến mãn, Quán sát tướng.

3.        Thế nào là năm Pháp cần phải biến tri? 

Năm Thủ Uẩn: Sắc Thủ Uẩn, Thọ Thủ Uẩn, Tưởng Thủ Uẩn, Hành Thủ Uẩn, Thức Thủ Uẩn.

4.        Thế nào là năm Pháp cần phải đoạn trừ? 

Năm Triền Cái: Tham Dục triền cái, Sân Độc triền cái, Hôn Thùy triền cái, Trạo Hối triền cái, Hoài Nghi triền cái.

Thế nào là năm Pháp chịu phần tai hại? Năm Tâm Hoang Vu:

  • Vị tỳ khưu nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không thỏa mãn đối với vị Đạo Sư.
  • Vị tỳ khưu nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không thỏa mãn đối với Pháp Bảo.
  • Vị tỳ khưu nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không thỏa mãn đối với Tăng Bảo.
  • Vị tỳ khưu nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không thỏa mãn đối với Điều Học.
  • Vị tỳ khưu nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không thỏa mãn đối với các vị đồng Phạm Hạnh.

6.        Thế nào là năm Pháp đưa đến thù thắng?

Năm Căn: Tín Căn, Tấn Căn, Niệm Căn, Định Căn, Tuệ Căn.

7.        Thế nào là năm Pháp rất khó thể nhập? Năm Giới hướng đến sự giải thoát:

Vị tỳ khưu khéo tu, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các dục lạc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên các dục lạc, vị tỳ khưu được giải thoát và không còn cảm thọ cảm giác ấy.

Vị tỳ khưu khéo tu, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các sân hận. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên các sân hận, vị tỳ khưu được giải thoát và không còn cảm thọ cảm giác ấy.

Vị tỳ khưu khéo tu, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các hại tâm. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên các hại tâm, vị tỳ khưu được giải thoát và không còn cảm thọ cảm giác ấy.

Vị tỳ khưu khéo tu, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các sắc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên các sắc, vị tỳ khưu được giải thoát và không còn cảm thọ cảm giác ấy.

Vị tỳ khưu khéo tu, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với tự thân. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với tự thân, vị tỳ khưu được giải thoát và không còn cảm thọ cảm giác ấy.

8.        Thế nào là năm Pháp cần được sanh khởi? Năm Chánh Định Trí:

  • Định đưa hiện tại Lạc và Lạc quả vị lai. Tự mình khởi trí như vậy.
  • Định này thuộc bậc Thánh, xuất thế. Tự mình khởi trí như vậy.
  • Định này thuộc hàng Hiền Thiện thực hành. Tự mình khởi trí như vậy.
  • Định này là thanh lương, thù thắng, hướng đến an tịnh, quy về nhất tâm, không cần nhắc bảo, không bị chống đối, không bị thất bại. Tự mình khởi trí như vậy.
  • Chánh niệm và nhập định này, cũng như chánh niệm và xuất định này. Tự mình khởi trí như vậy.

9.        Thế nào là năm Pháp cần được thắng trí? Năm Giải Thoát Xứ:

Vị tỳ khưu được nghe từ bậc Đạo Sư, hay từ một vị đồng Phạm Hạnh đáng kính thuyết giảng, và được thấu hiểu nghĩa lý Giáo Pháp. Như vậy, hỷ tâm phát sanh, duyệt ý phát sanh, thân khinh an phát sanh, lạc thọ phát sanh, nhờ đó, Tâm được định tỉnh.

Vị tỳ khưu theo điều đã nghe, theo điều đã học, đem thuyết giảng một cách rộng rãi cho người khác, và được thấu hiểu nghĩa lý Giáo Pháp. Như vậy, hỷ tâm phát sanh, duyệt ý phát sanh, thân khinh an phát sanh, lạc thọ phát sanh, nhờ đó, Tâm được định tỉnh.

Vị tỳ khưu, dù không được nghe từ bậc Đạo Sư, hay từ một vị đồng Phạm Hạnh đáng kính thuyết giảng, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học, nhưng tụng đọc Pháp một cách rõ ràng, và được thấu hiểu nghĩa lý Giáo Pháp. Như vậy, hỷ tâm phát sanh, duyệt ý phát sanh, thân khinh an phát sanh, lạc thọ phát sanh, nhờ đó, Tâm được định tỉnh.

Vị tỳ khưu, dù không được nghe từ bậc Đạo Sư, hay từ một vị đồng Phạm Hạnh đáng kính thuyết giảng, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc Pháp một cách rõ ràng, chỉ dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát Pháp ấy, và được thấu hiểu nghĩa lý Giáo Pháp. Như vậy, hỷ tâm phát sanh, duyệt ý phát sanh, thân khinh an phát sanh, lạc thọ phát sanh, nhờ đó, Tâm được định tỉnh.

Vị tỳ khưu, dù không được nghe từ bậc Đạo Sư, hay từ một vị đồng Phạm Hạnh đáng kính thuyết giảng, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc Pháp một cách rõ ràng, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát Pháp ấy, nhưng khéo nắm giữ một định tướng, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ, và được thấu hiểu nghĩa lý Giáo Pháp. Như vậy, hỷ tâm phát sanh, duyệt ý phát sanh, thân khinh an phát sanh, lạc thọ phát sanh, nhờ đó, Tâm được định tỉnh.

10.   Thế nào là năm Pháp cần được tác chứng?

Năm Pháp Uẩn:   Giới Uẩn, Định Uẩn, Tuệ Uẩn, Giải Thoát Uẩn, Giải Thoát Tri Kiến Uẩn.

Như vậy, năm mươi Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Sáu Pháp

Sáu Pháp có nhiều tác dụng. Sáu Pháp cần phải tu tập. Sáu Pháp cần phải biến tri. Sáu Pháp cần phải đoạn trừ. Sáu Pháp chịu phần tai hại. Sáu Pháp đưa đến thù thắng. Sáu Pháp rất khó thể nhập. Sáu Pháp cần được sanh khởi. Sáu Pháp cần được thắng tri. Sáu Pháp cần được tác chứng.

1.      Thế nào là sáu Pháp có nhiều tác dụng?

Sáu Hòa Kính Pháp:

  • Vị tỳ khưu thành tựu từ thân nghiệp, sống hòa kính, cung kính với các vị đồng Phạm Hạnh, như là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, sự đoàn kết, hòa hợp, tâm đồng ý hợp.
  • Vị tỳ khưu thành tựu từ ngữ nghiệp, sống hòa kính, cung kính với các vị đồng Phạm Hạnh, như là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, sự đoàn kết, hòa hợp, tâm đồng ý hợp.
  • Vị tỳ khưu thành tựu từ ý nghiệp, sống hòa kính, cung kính với các vị đồng Phạm Hạnh, như là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, sự đoàn kết, hòa hợp, tâm đồng ý hợp.
  • Vị tỳ khưu chia sẻ những vật thực được cúng dường một cách hợp pháp đến các vị tỳ khưu có giới hạnh. Vị ấy sống với các vị đồng Phạm Hạnh, như là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, sự đoàn kết, hòa hợp, tâm đồng ý hợp.
  • Vị tỳ khưu sống giữ Giới Luật, không bị hư hoại, không vi phạm, kiên trì tuân hành, không tỳ vết, làm con người được giải thoát, được người trí tán thán, không uế tạp, hướng đến Thiền Định. Vị ấy sống với các vị đồng Phạm Hạnh, như là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, sự đoàn kết, hòa hợp, tâm đồng ý hợp.
  • Vị tỳ khưu sống đời sống được Thánh Kiến hướng dẫn, chân chánh, đoạn diệt khổ đau. Vị ấy sống thành tựu với Chánh Kiến như vậy, sống với các vị đồng Phạm Hạnh, như là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, sự đoàn kết, hòa hợp, tâm đồng ý hợp.

2.   Thế nào là sáu Pháp cần được tu tập?

Sáu Tùy Niệm Xứ:

Phật Tùy Niệm, Pháp Tùy Niệm, Tăng Tùy Niệm, Giới Tùy Niệm, Thí Tùy Niệm, Thiên Tùy Niệm.

3.    Thế nào là sáu Pháp cần phải biến tri? Sáu Nội Xứ: Nhãn Xứ, Nhĩ Xứ, Tỷ Xứ, Thiệt Xứ, Thân Xứ, Ý Xứ.

4.    Thế nào là sáu Pháp cần phải đoạn trừ? Sáu Ái Thân: Sắc Ái, Thinh Ái, Khí Ái, Vị Ái, Xúc Ái, Pháp Ái.

5.    Thế nào là sáu Pháp chịu phần tai hại?

Sáu Bất Cung Kính Pháp:

  • Vị tỳ khưu sống bất cung kính, bất tùy thuận với bậc Đạo Sư.
  • Vị tỳ khưu sống bất cung kính, bất tùy thuận với Pháp Bảo.
  • Vị tỳ khưu sống bất cung kính, bất tùy thuận với Tăng Bảo.
  • Vị tỳ khưu sống bất cung kính, bất tùy thuận với Điều Học.
  • Vị tỳ khưu sống bất cung kính, bất tùy thuận với không phóng dật.
  • Vị tỳ khưu sống bất cung kính, bất tùy thuận với sự lễ phép, xã

5.    Thế nào là sáu Pháp đưa đến thù thắng?

Sáu Cung Kính Pháp:

  • Vị tỳ khưu sống cung kính, tùy thuận với bậc Đạo Sư.
  • Vị tỳ khưu sống cung kính, tùy thuận với Pháp Bảo.
  • Vị tỳ khưu sống cung kính, tùy thuận với Tăng Bảo.
  • Vị tỳ khưu sống cung kính, tùy thuận với Điều Học.
  • Vị tỳ khưu sống cung kính, tùy thuận với không phóng dật.
  • Vị tỳ khưu sống cung kính, tùy thuận với sự lễ phép, xã

7.    Thế nào là sáu Pháp rất khó thể nhập?

Sáu Xuất Ly Giới:

  • Tu tập Từ Tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần thì có khả năng giải thoát Sân Tâm.
  • Tu tập Bi Tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần thì có khả năng giải thoát Hại Tâm.
  • Tu tập Hỷ Tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần thì có khả năng giải thoát Bất Lạc Tâm.
  • Tu tập Xả Tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần thì có khả năng giải thoát Tham Tâm.
  • Tu tập Vô Tướng Tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần thì có khả năng giải thoát tất cả Tướng.
  • Tu tập khước từ sự ngạo mạn “Tôi có mặt,” “Tôi là cái này,” mà mũi tên do dự nghi ngờ được giải thoát.

8.    Thế nào là sáu Pháp cần được sanh khởi? Sáu Hằng Trú Pháp:

  • Vị tỳ khưu với mắt thấy sắc, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
  • Vị tỳ khưu với tai nghe tiếng, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
  • Vị tỳ khưu với mũi ngửi mùi hơi, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
  • Vị tỳ khưu với lưỡi nếm các vị, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xs3, chánh niệm, tỉnh giác.
  • Vị tỳ khưu với thân cảm xúc, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
  • Vị tỳ khưu với ý nhận thức Pháp, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

9.    Thế nào là sáu Pháp cần được thắng trí?

Sáu Vô Thượng Chi:

Kiến Vô Thượng, Văn Vô Thượng, Lợi Đắc Vô Thượng, Giới Vô Thượng, Hành Vô Thượng, Ức Niệm Vô Thượng.

10.    Thế nào là sáu Pháp cần được tác chứng?

Sáu Thắng Trí:

  • Thần Túc Thắng Trí, thân có thể đi đến Phạm Thiên Giới.
  • Thiên Nhĩ Thắng Trí, vượt khỏi loài người, nghe được hai loại âm thanh, Chư Thiên và Nhân Loại, xa và gần.
  • Tha Tâm Thắng Trí, biết được tâm tánh của chúng Hữu Tình.
  • Túc Mạng Thắng Trí, biết được rất nhiều đời quá khứ, với đầy đủ các chi tiết và các hình thức.
  • Thiên Nhãn Thắng Trí, vượt khỏi loài người, biết được các loài hữu tình tùy theo nghiệp của mình.
  • Lậu Tận Thắng Trí, với sự diệt trừ các Lậu Hoặc, sau khi tự tri, tự chứng ngay trong kiếp hiện tại, đạt đến và an trú Vô Lậu, tâm được giải thoát, huệ giải thoát.
  • Như vậy, sáu mươi Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại Đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Bảy Pháp

*Bảy Pháp có nhiều tác dụng. Bảy Pháp cần phải tu tập.  Bảy Pháp cần  phải biến tri. Bảy Pháp cần phải đoạn trừ. Bảy Pháp chịu phần tai hại. Bảy Pháp đưa đến thù thắng. Bảy Pháp rất khó thể nhập. Bảy Pháp cần được sanh khởi. Bảy Pháp cần được thắng tri. Bảy Pháp cần được tác chứng.

1.   Thế nào là bảy Pháp có nhiều tác dụng?

Bảy Tài Sản:

Tín Tài, Giới Tài, Tàm Tài, Quý Tài, Văn Tài, Thí Tài, Tuệ Tài.

2.   Thế nào là bảy Pháp cần được tu tập?

Thất Giác Chi:

Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Định Giác Chi, Xả Giác Chi.

3.   Thế nào là bảy Pháp cần phải biến tri?

Bảy Thức Trú:

  • THÂN DỊ TƯỞNG DỊ: Thân hình khác nhau, tư tưởng khác nhau, như là Nhân Loại, Chư Thiên, và một số trong Địa Ngục.
  • THÂN DỊ TƯỞNG ĐỒNG: Thân hình khác nhau, nhưng tư tưởng giống nhau, như là các vị Phạm Chúng Thiên ở tầng Sơ Thiền.
  • THÂN ĐỒNG TƯỞNG DỊ: Thân hình giống nhau, nhưng tư tưởng khác nhau, như là các vị Quang Âm Thiên ở tầng Nhị Thiền.
  • THÂN ĐỒNG TƯỞNG ĐỒNG: Thân hình giống nhau và tư tưởng cũng giống nhau, như là các vị Biến Tịnh Thiên ở tầng Tam Thiền.
  • KHÔNG VÔ BIÊN XỨ: Vượt khỏi mọi sắc tưởng, đoạn trừ tất cả hữu đối tưởng, không còn suy tư đến bất luận một dị loại tưởng, như là các vị Không Vô Biên Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.
  • THỨC VÔ BIÊN XỨ: Vượt khỏi Không Vô Biên Xứ, chỉ có tưởng “Thức là vô biên,” như các vị Thức Vô Biên Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.
  • VÔ SỞ HỮU XỨ: Vượt khỏi Thức Vô Biên Xứ, chỉ có tưởng “Vô Sở Hữu” (lấy đề mục “không có chi cả” làm cảnh giới), như là các vị Vô Sở Hữu Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.

4.    Thế nào là bảy Pháp cần phải đoạn trừ?

Thất Tùy Miên:

Tham Dục tùy miên, Sân Độc tùy miên, Tà Kiến tùy miên, Hoài Nghi tùy miên, Ngã Mạn tùy miên, Hữu Ái tùy miên, Vô Minh tùy miên.

5.    Thế nào là bảy Pháp chịu phần tai hại?

Bảy Phi Diệu Pháp:

Bất Tín, Vô Tàm, Vô Quý, Thiểu Văn, Giải Đãi, Thất Niệm, Ác Tuệ.

6.    Thế nào là bảy Pháp đưa đến thù thắng?

Bảy Chân Diệu Pháp:

Tín, Tàm, Quý, Đa Văn, Tinh Cần, Niệm hiện tiền, Trí Tuệ.

7.    Thế nào là bảy Pháp rất khó thể nhập?

Bảy Thượng Nhân Pháp:

Tri Pháp, Tri Nghĩa, Tri Ngã, Tri Lượng, Tri Thời, Tri Chúng, và Tri Nhân.

8.    Thế nào là bảy Pháp cần được sanh khởi?

Bảy Tưởng:

Vô Thường Tưởng, Vô Ngã Tưởng, Bất Tịnh Tưởng, Quá Hoạn Tưởng, Đoạn Trừ Tưởng, Ly Tham Tưởng, và Diệt Tưởng.

9.    Thế nào là bảy Pháp cần được thắng trí?

Bảy Thù Diệu Sự:

  • Vị tỳ khưu tha thiết hành trì Học Pháp và khao khát hành trì Học Pháp trong vị
  • Vị tỳ khưu tha thiết Quán Pháp và khao khát Quán Pháp trong vị
  • Vị tỳ khưu tha thiết điều phục các dục vọng và khao khát điều phục các dục vọng trong vị
  • Vị tỳ khưu tha thiết sống an tịnh và khao khát sống an tịnh trong vị lai.
  • Vị tỳ khưu tha thiết sống tinh tấn và khao khát sống tinh tấn trong vị lai.
  • Vị tỳ khưu tha thiết quán sát tự niệm và khao khát quán sát tự niệm trong vị
  • Vị tỳ khưu tha thiết với kiến giải và khao khát hiểu biết sở kiến trong vị

Thế nào là bảy Pháp cần được tác chứng?

Bảy Lậu Tận Lực:

  • Vị Lậu Tận tỳ khưu với Chánh Tuệ, quán sát chân chánh về đặc tướng Vô Thường của tất cả Pháp Hữu Vi với Chánh Tuệ. Với Chánh Quán thành sức mạnh, vị tỳ khưu biết được sự diệt tận các lậu hoặc.
  • Vị Lậu Tận tỳ khưu với Chánh Tuệ, quán sát chân chánh thấy các Dục Vọng như lửa than hừng. Với Chánh Quán thành sức mạnh, vị tỳ khưu biết được sự diệt tận các lậu hoặc.
  • Vị Lậu Tận tỳ khưu với Chánh Tuệ, với tâm hướng xuất ly, tâm thiên về xuất ly, tâm hoan hỷ ly dục, đoạn trừ hoàn toàn mọi lậu hoặc. Với Chánh Quán thành sức mạnh, vị tỳ khưu biết được sự diệt tận các lậu hoặc.
  • Vị Lậu Tận tỳ khưu với Chánh Tuệ, bốn niệm an trú được tu tập, khéo tu tập. Với Chánh Quán thành sức mạnh, vị tỳ khưu biết được sự diệt tận các lậu hoặc.
  • Vị Lậu Tận tỳ khưu với Chánh Tuệ, năm quyền được tu tập, khéo tu tập. Với Chánh Quán thành sức mạnh, vị tỳ khưu biết được sự diệt tận các lậu hoặc.
  • Vị Lậu Tận tỳ khưu với Chánh Tuệ, bảy giác chi được tu tập, khéo tu tập. Với Chánh Quán thành sức mạnh, vị tỳ khưu biết được sự diệt tận các lậu hoặc.
  • Vị Lậu Tận tỳ khưu với Chánh Tuệ, tám Thánh Đạo được tu tập, khéo tu tập. Với Chánh Quán thành sức mạnh, vị tỳ khưu biết được sự diệt tận các lậu hoặc.

*Như vậy, bảy mươi Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Tám Pháp

*Tám Pháp có nhiều tác dụng. Tám Pháp cần phải tu tập. Tám Pháp cần phải biến tri. Tám Pháp cần phải đoạn trừ. Tám Pháp chịu phần tai hại. Tám Pháp đưa đến thù thắng. Tám Pháp rất khó thể nhập.  Tám Pháp  cần được sanh khởi. Tám Pháp cần được thắng tri. Tám Pháp cần được tác chứng.

1.    Thế nào là tám Pháp có nhiều tác dụng?

  • Có tám nhân, tám duyên đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được, đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được.
  • Vị tỳ khưu, do sống gần bậc Đạo Sư, hoặc một vị đồng Phạm Hạnh đáng tôn kính, nhờ vậy Tàm Quý được sắc xảo, ái lạc và cung kính được an trú.
  • Vị tỳ khưu, do được học hỏi và vấn đáp với bậc Đạo Sư, hoặc vị đồng Phạm Hạnh đáng tôn kính, như vậy những gì bị che khuất được phơi bày, những gì bị dấu kín được giải tỏ, và diệt trừ mọi nghi ngờ đối với những vấn đề đang còn nghi ngờ.
  • Sau khi được nghe Pháp, vị tỳ khưu có được hai sự an tịnh, Thân an tịnh và Tâm an tịnh.
  • Vị tỳ khưu thọ trì và giữ giới, sống chế ngự thu thúc với sự chế ngự giới bổn PÀTIMOKKHA, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh, và tu học trong các học pháp.
  • Vị tỳ khưu đa văn, ghi nhớ điều đã được nghe, tích lũy điều đã được nghe. Với các Pháp Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện, nghĩa văn cụ túc, đề cao Phạm Hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Với những Pháp ấy, vị tỳ khưu nghe nhiều, gìn giữ, ghi nhớ, nhờ lặp đi lặp lại, tâm ý suy tư, khéo thành đạt nhờ Chánh Trí.
  • Vị tỳ khưu sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các Ác Pháp, thành tựu các Thiện Pháp, vững chắc, kiên trì đối với Thiện Pháp.
  • Vị tỳ khưu có chánh niệm, có chánh niệm tối thượng và phân tích rõ ràng ghi nhận, nhớ rõ những việc đã được làm, những lời đã nói.
  • Vị tỳ khưu sống quán sát sự sanh diệt của Ngũ Thủ Uẩn, như đây là Sắc, là Tập của Sắc, là Diệt của Sắc, là Con Đường diệt của Sắc, v…

2.    Thế nào là tám Pháp cần được tu tập?

Bát Thánh Đạo:

Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

3.    Thế nào là tám Pháp cần phải biến tri?

Tám Thế Pháp:

Đắc và không đắc, có thanh danh và không có thanh danh, chê và khen, lạc và khổ.

4.    Thế nào là tám Pháp cần phải đoạn trừ?

Tám Tà:

Tà Kiến, Tà Tư Duy, Tà Ngữ, Tà Nghiệp, Tà Mạng, Tà Tinh Tấn, Tà Niệm, Tà Định.

5.    Thế nào là tám Pháp chịu phần tai hại?

Tám Giải Đãi Sự:

  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc nằm nghỉ khi sắp có công việc phải làm. Do đó, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc nằm nghỉ khi đã làm một công việc. Do đó, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc nằm nghỉ khi sắp phải lên đường đi xa. Do đó, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc nằm nghỉ khi vừa mới đi xa trở về. Do đó, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc nằm nghỉ khi đi khất thực và không có được vật thực như ý. Do đó, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc nằm nghỉ khi đi khất thực và có được vật thực như ý. Do đó, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc nằm nghỉ khi vừa mới ngã bệnh nhẹ. Do đó, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc nằm nghỉ khi vừa mới hết bệnh. Do đó, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.

6.    Thế nào là tám Pháp đưa đến thù thắng?

Tám Tinh Tấn Sự:

  • Vị tỳ khưu nghĩ tới sắp có công việc phải làm, và khi làm công việc thì không có thời gian để suy tư đến Giáo Pháp Chư Phật. Do đó, cố gắng tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới công việc đã làm xong, và khi làm công việc thì không có thời gian để suy tư đến Giáo Pháp Chư Phật. Do đó, cố gắng tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc sắp phải lên đường đi xa, và khi phải lên đường đi xa, thì không có thời gian để suy tư đến Giáo Pháp Chư Phật. Do đó, cố gắng tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc khi vừa đã đi xa trở về, và khi đã đi xa thì không có thời gian để suy tư đến Giáo Pháp Chư Phật. Do đó, cố gắng tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc đi khất thực và không có được vật thực như ý. Sắc Thân được nhẹ nhàng và có thể làm việc. Do đó, cố gắng tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc đi khất thực và có được vật thực như ý. Sắc Thân được khỏe mạnh và có thể làm việc. Do đó, cố gắng tinh  tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc vừa mới ngã bệnh nhẹ. Tâm liền nghĩ đến căn bệnh có thể trở nặng thêm. Do đó, cố gắng tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.
  • Vị tỳ khưu nghĩ tới việc vừa mới hết bệnh. Tâm liền nghĩ đến căn bệnh có thể tái phát. Do đó, cố gắng tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được.

7.    Thế nào là tám Pháp rất khó thể nhập? Phạm Hạnh Trú với tám bất thời bất tiết:

  • Có những hữu tình sanh trong địa ngục, ngay khi bậc Chánh Đẳng Giác hiện hữu trong đời và khéo thuyết giảng Chánh Pháp.
  • Có những hữu tình sanh vào hàng bàng sanh, ngay khi bậc Chánh Đẳng Giác hiện hữu trong đời và khéo thuyết giảng Chánh Pháp.
  • Có những hữu tình sanh vào hàng ngạ quỷ, ngay khi bậc Chánh Đẳng Giác hiện hữu trong đời và khéo thuyết giảng Chánh Pháp.
  • Có những hữu tình sanh vào hàng Chư Thiên hưởng thọ mạng lâu dài, ngay khi bậc Chánh Đẳng Giác hiện hữu trong đời và khéo thuyết giảng Chánh Pháp.
  • Có những hữu tình sanh vào các biên địa, giữa những chúng sanh hoang dã vô trí và không có hàng Tứ Chúng (Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ) sinh sống, ngay khi bậc Chánh Đẳng Giác hiện hữu trong đời và khéo thuyết giảng Chánh Pháp.
  • Có những hữu tình sanh vào các trung quốc, nhưng lại theo các tà kiến điên đảo, ngay khi bậc Chánh Đẳng Giác hiện hữu trong đời và khéo thuyết giảng Chánh Pháp.
  • Có những hữu tình sanh vào các trung quốc, nhưng lại Ác Tuệ, sanh làm người Nhị Nhân, ngay khi bậc Chánh Đẳng Giác hiện hữu trong đời và khéo thuyết giảng Chánh Pháp.
  • Có những hữu tình sanh vào các trung quốc, nhưng có Trí Tuệ, sanh làm người Tam Nhân, ngay khi không có bậc Chánh Đẳng Giác hiện hữu trong đời và khéo thuyết giảng Chánh Pháp.

8.    Thế nào là tám Pháp cần được sanh khởi? Tám Đại Nhân Tầm:

  • Pháp này cho người thiểu dục, Pháp này không phải cho người đa dục.
  • Pháp này cho người tri túc, Pháp này không phải cho người không tri túc.
  • Pháp này cho người an tịnh độc cư, Pháp này không phải cho người ưa tụ hội.
  • Pháp này cho người siêng năng tinh tấn, Pháp này không phải cho người giải đãi.
  • Pháp này cho người có niệm hiện tiền, Pháp này không phải cho người thất niệm.
  • Pháp này cho người có định tâm, Pháp này không phải cho người không có định tâm.
  • Pháp này cho người có trí tuệ, Pháp này không phải cho người có ác tuệ.
  • Pháp này cho người không ưa thích lý luận, Pháp này không phải cho người ưa thích lý luận.

9.    Thế nào là tám Pháp cần được thắng trí?

Tám Thắng Xứ:

  • Hành giả quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, và xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, có sự nhận biết, có sự nhận thấy.”
  • Hành giả quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, và xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, có sự nhận biết, có sự nhận thấy.”
  • Hành giả quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, và xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, có sự nhận biết, có sự nhận thấy.”
  • Hành giả quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, và xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, có sự nhận biết, có sự nhận thấy.”
  • Hành giả quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc với sắc tướng xanh, hình sắc xanh, với cả hai mặt láng trơn. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, có sự nhận biết, có sự nhận thấy.”
  • Hành giả quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc với sắc tướng vàng, hình sắc vàng, với cả hai mặt láng trơn. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, có sự nhận biết, có sự nhận thấy.”
  • Hành giả quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc với sắc tướng đỏ, hình sắc đỏ, với cả hai mặt láng trơn. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, có sự nhận biết, có sự nhận thấy.”
  • Hành giả quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc với sắc tướng trắng, hình sắc trắng, với cả hai mặt láng trơn. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, có sự nhận biết, có sự nhận thấy.”

10.   Thế nào là tám Pháp cần được tác chứng?

Tám Giải Thoát:

  • Tự mình có sắc, thấy các sắc.
  • Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc.
  • Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy.
  • Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến những tưởng khác biệt, với suy tư “hư không là vô biên,” chứng và trú Không Vô Biên Xứ.
  • Vượt khỏi hoàn toàn Không Vô Biên Xứ, với suy tư “thức là vô biên,” chứng và trú Thức Vô Biên Xứ.
  • Vượt khỏi hoàn toàn Thức Vô Biên Xứ, với suy tư “không có chi cả,” chứng và trú Vô Sở Hữu Xứ.
  • Vượt khỏi hoàn toàn Vô Sở Hữu Xứ, với suy tư “chẳng phải tưởng, chẳng phải chẳng phải tưởng,” chứng và trú Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
  • Vượt khỏi hoàn toàn Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, chứng và trú Diệt Thọ Tưởng Định.

*Như vậy, tám mươi Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Chín Pháp

  • Chín Pháp có nhiều tác dụng. Chín Pháp cần phải tu tập. Chín Pháp cần phải biến tri. Chín Pháp cần phải đoạn trừ. Chín Pháp chịu phần tai hại.
  • Chín Pháp đưa đến thù thắng. Chín Pháp rất khó thể nhập. Chín Pháp  cần được sanh khởi. Chín Pháp cần được thắng tri. Chín Pháp cần được tác chứng.

1.    Thế nào là chín Pháp có nhiều tác dụng?

Chín Chánh Tư Duy Căn Pháp:

  • Do Chánh Tư Duy, hân hoan
  • Do hân hoan, hỷ
  • Do Tâm hoan hỷ, Thân được khinh
  • Do Thân khinh an, Lạc thọ
  • Do Lạc thọ, Tâm được định tỉnh.
  • Nhờ Tâm định tỉnh, biết được, thấy được sự vật như chân.
  • Nhờ biết, nhờ thấy như chân, yểm ly
  • Do yểm ly sanh, ly dục
  • Nhờ ly dục sanh, vị tỳ khưu được giải thoát.

2.    Thế nào là chín Pháp cần được tu tập?

Chín Thanh Tịnh Cần Chi:

  • Giới thanh tịnh cần chi
  • Tâm thanh tịnh cần chi
  • Kiến thanh tịnh cần chi
  • Đoạn nghi thanh tịnh cần chi
  • Đạo Phi Đạo Tri Kiến thanh tịnh cần chi
  • Hành Tri Kiến thanh tịnh cần chi
  • Tri Kiến thanh tịnh cần chi
  • Tuệ thanh tịnh cần chi
  • Giải thoát thanh tịnh cần chi

3.    Thế nào là chín Pháp cần được biến tri?

Chín Trú Xứ Của Loài Hữu Tình:

  • THÂN DỊ TƯỞNG DỊ: Thân hình khác nhau, tư tưởng khác nhau, như là Nhân Loại, Chư Thiên, và một số trong Địa Ngục.
  • THÂN DỊ TƯỞNG ĐỒNG: Thân hình khác nhau, nhưng tư tưởng giống nhau, như là các vị Phạm Chúng Thiên ở tầng Sơ Thiền.
  • THÂN ĐỒNG TƯỞNG DỊ: Thân hình giống nhau, nhưng tư tưởng khác nhau, như là các vị Quang Âm Thiên ở tầng Nhị Thiền.
  • THÂN ĐỒNG TƯỞNG ĐỒNG: Thân hình giống nhau và tư tưởng cũng giống nhau, như là các vị Biến Tịnh Thiên ở tầng Tam Thiền.
  • VÔ TƯỞNG VÔ THỌ: Chúng Phạm Thiên Vô Tửởng Sắc Giới.
  • KHÔNG VÔ BIÊN XỨ: Vượt khỏi hoàn toàn mọi sắc tưởng, đoạn trừ tất cả hữu đối tưởng, không còn suy tư đến bất luận một dị loại tưởng, như là các vị Không Vô Biên Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.
  • THỨC VÔ BIÊN XỨ: Vượt khỏi hoàn toàn Không Vô Biên Xứ, chỉ có tưởng “Thức là vô biên,” như là các vị Thức Vô Biên Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.
  • VÔ SỞ HỮU XỨ: Vượt khỏi hoàn toàn Thức Vô Biên Xứ, chỉ có tưởng “Vô Sở Hữu” (lấy đề mục “không có chi cả” làm cảnh giới), như các vị Vô Sở Hữu Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.
  • PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ: Vượt khỏi hoàn toàn Vô Sở Hữu Xứ, chỉ có tưởng “Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ,” như các vị Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.

4.    Thế nào là chín Pháp cần phải đoạn trừ?

Chín Ái Căn Pháp:

  • Do duyên Ái, Tầm cầu
  • Do duyên Tầm cầu, Đắc lợi
  • Do duyên Đắc lợi, Phân biệt
  • Do duyên Phân biệt, Tham dục
  • Do duyên Tham dục, Thủ trước
  • Do duyên Thủ trước, Chấp trì
  • Do duyên Chấp trì, Xan tham
  • Do duyên Xan tham, Hộ trì
  • Do duyên Hộ trì, Chấp trượng, chấp kiến, tranh tụng, tranh luận, tương phản, ly gián ngữ, vọng ngữ, và các bất thiện pháp sanh khởi.

5.    Thế nào là chín Pháp chịu phần tai hại?

Chín Xung Đột (Hại Tâm) Sự:

  • “Nó đã làm hại tôi,” do đó, xung đột khởi lên.
  • “Nó đang làm hại tôi,” do đó, xung đột khởi lên.
  • “Nó sẽ làm hại tôi,” do đó, xung đột khởi lên.
  • “Nó đã làm hại người tôi thương, tôi mến,” do đó, xung đột khởi lên.
  • “Nó đang làm hại người tôi thương, tôi mến,” do đó, xung đột khởi lên.
  • “Nó sẽ làm hại người tôi thương, tôi mến,” do đó, xung đột khởi lên.
  • “Nó đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến,” do đó, xung đột khởi lên.
  • “Nó đang làm lợi cho người tôi không thương, không mến,” do đó, xung đột khởi lên.
  • “Nó sẽ làm lợi cho người tôi không thương, không mến,” do đó, xung đột khởi lên.

6.   Thế nào là chín Pháp đưa đến thù thắng?

Chín Sự Điều Phục Xung Đột:

  • “Nó đã làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như thế,” nhờ vậy xung đột được điều phục.
  • “Nó đang làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như thế,” nhờ vậy xung đột được điều phục.
  • “Nó sẽ làm hại tôi. Có ích lợi gì mà nghĩ như thế,” nhờ vậy xung đột được điều phục.
  • “Nó đã làm hại người tôi thương, tôi mến. Có ích lợi gì mà nghĩ như thế,” nhờ vậy xung đột được điều phục.
  • “Nó đang làm hại người tôi thương, tôi mến. Có ích lợi gì mà nghĩ như thế,” nhờ vậy xung đột được điều phục.
  • “Nó sẽ làm hại người tôi thương, tôi mến. Có ích lợi gì mà nghĩ như thế,” nhờ vậy xung đột được điều phục.
  • “Nó đã làm lợi người tôi không thương, không mến. Có ích lợi gì mà nghĩ như thế,” nhờ vậy xung đột được điều phục.
  • “Nó đang làm lợi người tôi không thương, không mến. Có ích lợi gì mà nghĩ như thế,” nhờ vậy xung đột được điều phục.
  • “Nó sẽ làm lợi người tôi không thương, không mến. Có ích lợi gì mà nghĩ như thế,” nhờ vậy xung đột được điều phục.

7.    Thế nào là chín Pháp rất khó thể nhập?

Chín loại sai biệt:

  • Do duyên Giới sai biệt, Xúc sai biệt
  • Do duyên Xúc sai biệt, Thọ sai biệt
  • Do duyên Thọ sai biệt, Tưởng sai biệt
  • Do duyên Tưởng sai biệt, Tư duy sai biệt
  • Do duyên Tư duy sai biệt, Dục sai biệt
  • Do duyên Dục sai biệt sanh, Nhựt tình sai biệt
  • Do duyên Nhựt tình sai biệt, Tầm cầu sai biệt
  • Do duyên Tầm cầu sai biệt, Đắc lợi sai biệt
  • Do duyên Đắc lợi sai biệt sanh, Phân biệt sai biệt

8.    Thế nào là chín Pháp cần được sanh khởi?

Chín Tưởng:

  • Bất Tịnh Tưởng
  • Tử Vong Tưởng
  • Thực Yểm Ly Tưởng
  • Nhứt Thiết Thế Gian Bất Lạc Tưởng
  • Vô Thường Tưởng
  • Khổ Tưởng trên Vô Thường
  • Vô Ngã Tưởng trên Ngã
  • Đoạn Trừ Tưởng
  • Vô Tham Tưởng

9.    Thế nào là chín Pháp cần được thắng trí?

Chín Bậc Chứng Trú:

  • Vị tỳ khưu ly ác bất thiện pháp, chứng và trú vào Sơ Thiền, hữu Tầm hữu Tứ do ly Dục
  • Vị tỳ khưu ly ác bất thiện pháp, chứng và trú vào Nhị Thiền, vô Tầm vô Tứ.
  • Vị tỳ khưu ly ác bất thiện pháp, chứng và trú vào Tam Thiền.
  • Vị tỳ khưu ly ác bất thiện pháp, chứng và trú vào Tứ Thiền.
  • Vị tỳ khưu vượt khỏi hoàn toàn mọi sắc tưởng, đoạn trừ tất cả hữu đối tưởng, không còn suy tư đến bất luận một dị loại tưởng, chứng và trú Không Vô Biên Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.
  • Vị tỳ khưu vượt khỏi hoàn toàn Không Vô Biên Xứ, chứng và trú Thức Vô Biên Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.
  • Vị tỳ khưu vượt khỏi hoàn toàn Thức Vô Biên Xứ, chứng và trú Vô Sở Hữu Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.
  • Vị tỳ khưu vượt khỏi hoàn toàn Vô Sở Hữu Xứ, chứng và trú Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên ở cõi Vô Sắc Giới.
  • Vị tỳ khưu vượt khỏi hoàn toàn Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, chứng và trú Diệt Thọ Tưởng Định.

10.   Thế nào là chín Pháp cần được tác chứng?

Chín Bậc Diệt Trừ:

  • Thành tựu Sơ Thiền, các Dục Tưởng bị đoạn diệt.
  • Thành tựu Nhị Thiền, các Tầm Tứ bị đoạn diệt.
  • Thành tựu Tam Thiền, Hỷ bị đoạn diệt.
  • Thành tựu Tứ Thiền, hơi thở vô bị đoạn diệt.
  • Thành tựu Không Vô Biên Xứ, sắc tưởng bị đoạn diệt.
  • Thành tựu Thức Vô Biên Xứ, Không Vô Biên Tưởng bị đoạn diệt.
  • Thành tựu Vô Sở Hữu Xứ, Thức Vô Biên Tưởng bị đoạn diệt.
  • Thành tựu Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, Vô Sở Hữu Tưởng bị đoạn diệt.
  • Thành tựu Diệt Thọ Tưởng Định, các Tưởng và Thọ bị đoạn diệt.
  • Như vậy, chín mươi Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại đức SÀRIPUTTA thuyết giảng về Mười Pháp

Mười Pháp có nhiều tác dụng. Mười Pháp cần phải tu tập. Mười Pháp cần phải biến tri. Mười Pháp cần phải đoạn trừ. Mười Pháp chịu phần  tai hại. Mười Pháp đưa đến thù thắng. Mười Pháp rất khó thể nhập.  Mười Pháp cần được sanh khởi. Mười Pháp cần được thắng tri. Mười Pháp cần được tác chứng.

1.    Thế nào là mười Pháp có nhiều tác dụng?

Mười Hộ Trì Nhân Pháp:

  • Vị tỳ khưu sống và thọ trì giới hạnh trang nghiêm, thu thúc và chế ngự theo giới bổn của PÀTIMOKKHA (Biệt Biệt Giải Thoát Giới), oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lời nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong Giới Pháp. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.
  • Vị tỳ khưu được lắng nghe, gìn giữ và tích lũy những điều đã được nghe. Những Pháp thuộc Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, Phạm Hạnh tăng thượng, thanh tịnh hoàn mãn. Vị tỳ khưu nắm giữ, ghi nhớ, trùng tụng nhiều lần, chú tâm quán sát, khéo thành tựu nhờ Chánh Kiến. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.
  • Vị tỳ khưu nào là Thiện Hữu, Thiện bạn lữ, là hảo bằng hữu, Thiện đạo hữu. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.
  • Vị tỳ khưu thiện ngôn, nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.
  • Vị tỳ khưu tinh cần, không biếng nhác, khéo léo, suy tư một cách đầy đủ các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức, làm tròn bổn phận đối với các vị đồng Phạm Hạnh hạnh niên lạp cao hơn. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.
  • Vị tỳ khưu ưa thích Pháp, duyệt ý với Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Vô Tỷ Pháp, Vô Tỷ Luật. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.
  • Vị tỳ khưu tự hoan hỷ, bằng lòng, và thích hợp với điều kiện về Tứ Vật Dụng. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.
  • Vị tỳ khưu tinh cần nỗ lực đoạn trừ các Ác Pháp, thành tựu các Thiện Pháp, cương quyết, kiên trì cố gắng, nhẫn nại không lìa xa Thiện Pháp. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.
  • Vị tỳ khưu có đầy đủ chánh niệm và tỉnh giác, luôn ghi nhớ những điều đã nói và đã làm từ trước. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.
  • Vị tỳ khưu có đầy đủ Trí Tuệ, Sanh Diệt Trí, hướng Tâm đến sự quyết trạch của các bậc Thánh, chân chánh diệt trừ mọi đau khổ. Chính Pháp như vậy là một hộ trì nhân.

2.    Thế nào là mười Pháp cần được tu tập?

Mười Biến Xứ:

  • Hành giả biết được về Địa  Biến Xứ:   trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
  • Hành giả biết được về Thủy Biến Xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
  • Hành giả biết được về Hỏa Biến Xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
  • Hành giả biết được về Phong Biến Xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
  • Hành giả biết được về Thanh Biến Xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
  • Hành giả biết được về Hoàng Biến Xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
  • Hành giả biết được về Xích Biến Xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
  • Hành giả biết được về Bạch Biến Xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
  • Hành giả biết được về Hư  Không  Biến Xứ:   trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.
  • Hành giả biết được về Thức Biến Xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.

3.    Thế nào là mười Pháp cần phải biến tri?

Mười Xứ: Nhãn Xứ, Sắc Xứ, Nhĩ Xứ, Thinh Xứ, Tỷ Xứ, Khí Xứ, Thiệt Xứ, Vị Xứ, Thân Xứ, Xúc Xứ, Ý Xúc, Pháp Xứ.

4.    Thế nào là mười Pháp cần phải đoạn trừ?

Mười Tà Pháp: Tà Kiến, Tà Tư Duy, Tà Ngữ, Tà Nghiệp, Tà Mạng, Tà Tinh Tấn, Tà Niệm, Tà Định, Tà Trì, Tà Giải Thoát.

5.    Thế nào là mười Pháp chịu phần tai hại?

Mười Bất Thiện Nghiệp Đạo: Sát Sanh, Thâu Đạo, Tà Dâm, Vọng  Ngữ, Lưỡng Thiệt, Ác Ngữ, Ỷ Ngữ, Tham, Sân, Tà Kiến.

6.    Thế nào là mười Pháp đưa đến thù thắng?

Mười Thiện Nghiệp Đạo: Ly Sát Sanh, Ly Thâu Đạo, Ly Tà Dâm, Ly Vọng Ngữ, Ly Lưỡng Thiệt, Ly Ác Ngữ, Ly Ỷ Ngữ, Ly Tham, Ly Sân, Ly Tà Kiến.

7.    Thế nào là mười Pháp rất khó thể nhập?

Mười Thánh Cư: Đoạn trừ năm chi, đầy đủ sáu chi, một hộ, thực hiện bốn y, loại bỏ các giáo điều, đoạn tận các mong cầu, tâm tư không trệ phược, thân thể khinh an, tâm thiện giải thoát, tuệ thiện giải thoát.

Và thế nào là “Đoạn trừ năm chi?” 

  • Đoạn trừ Dục Vọng
  • Đoạn trừ Sân Hận
  • Đoạn trừ Hôn Thùy
  • Đoạn trừ Trạo Hối
  • Đoạn trừ Hoài Nghi

Và thế nào là “Đầy đủ sáu chi?” 

  • Mắt thấy Sắc, bất duyệt ý, vô ưu phiền, xả an trú, chánh niệm tỉnh giác.
  • Tai nghe Âm Thanh, bất duyệt ý, vô ưu phiền, xả an trú, chánh niệm tỉnh giác.
  • Mũi ngửi Mùi Hơi, bất duyệt ý, vô ưu phiền, xả an trú, chánh niệm tỉnh giác.
  • Lưỡi nếm Vị, bất duyệt ý, vô ưu phiền, xả an trú, chánh niệm tỉnh giác.
  • Thân cảm Xúc, bất duyệt ý, vô ưu phiền, xả an trú, chánh niệm tỉnh giác.
  • Ý hiểu biết Pháp, bất duyệt ý, vô ưu phiền, xả an trú, chánh niệm tỉnh giác.

Và thế nào là “Một Hộ?” Là thành tựu sự hộ trì về Niệm.

Và thế nào là “Thực Hiện Bốn Y?”

  • Vị tỳ khưu sau khi suy tư, Tầm Cầu một Pháp.
  • Vị tỳ khưu sau khi suy tư, Nhẫn Thọ một Pháp.
  • Vị tỳ khưu sau khi suy tư, Đoạn Trừ một Pháp.
  • Vị tỳ khưu sau khi suy tư, Tránh Xa một Pháp.

Và thế nào là “Loại bỏ các giáo điều?” Tất cả những giáo điều thông thường mà các vị Sa Môn thông thường chủ trương, vị Tỳ Khưu đều loại bỏ, bỏ qua một bên, không chấp nhận, tẩn xuất, từ bỏ, phóng xả.

Và thế nào là “Đoạn tận các mong cầu?”

  • Vị tỳ khưu đoạn tận các mong cầu về Dục Vọng.
  • Vị tỳ khưu đoạn trừ các mong cầu về Hiện Hữu.
  • Vị tỳ khưu làm cho an tịnh các mong cầu về Phạm Hạnh.

Và thế nào là “Tâm tư không trệ phược?”

  • Vị tỳ khưu đoạn trừ các tâm tư dục vọng.
  • Vị tỳ khưu đoạn trừ các tâm tư sân hận.
  • Vị tỳ khưu đoạn trừ các tâm tư não hại.

Và thế nào là “Thân hành được khinh an?” Vị tỳ khưu đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt các Hỷ Ưu từ trước, chứng và an trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Và thế nào là “Tâm Thiện giải thoát?” Tâm giải thoát khỏi Tham, giải thoát khỏi Sân, giải thoát khỏi

Và thế nào là “Huệ Thiện giải thoát?”

  • Vị tỳ khưu đã đoạn trừ tận gốc rễ về Tâm Tham, như cây Ta La bị chặt đầu, không còn hiện hữu, không còn khả năng sanh khởi trong vị lai.
  • Vị tỳ khưu đã đoạn trừ tận gốc rễ về Tâm Sân, như cây Ta La bị chặt đầu, không còn hiện hữu, không còn khả năng sanh khởi trong vị
  • Vị tỳ khưu đã đoạn trừ tận gốc rễ về Tâm Si, như cây Ta La bị chặt đầu, không còn hiện hữu, không còn khả năng sanh khởi trong vị

8.    Thế nào là mười Pháp cần được sanh khởi?

Mười Tưởng:

  • Bất Tịnh Tưởng
  • Tử Vong Tưởng
  • Thực Yểm Ly Tưởng
  • Nhứt Thiết Thế Gian Bất Lạc Tưởng
  • Vô Thường Tưởng
  • Khổ Tưởng trên Vô Thường
  • Vô Ngã Tưởng trên Ngã
  • Đoạn Trừ Tưởng
  • Vô Tham Tưởng
  • Diệt Tưởng

9.    Thế nào là mười Pháp cần được thắng trí?

Mười đoạn tận sự:

  • Tà Kiến do Chánh Kiến đoạn tận. Do duyên Tà Kiến, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Kiến, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.
  • Tà Tư Duy do Chánh Tư Duy đoạn tận. Do duyên Tà Tư Duy, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Tư Duy, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.
  • Tà Ngữ do Chánh Ngữ đoạn tận. Do duyên Tà Ngữ, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Ngữ, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.
  • Tà Nghiệp do Chánh Nghiệp đoạn tận. Do duyên Tà Nghiệp, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Nghiệp, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.
  • Tà Mạng do Chánh Mạng đoạn tận. Do duyên Tà Mạng, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Mạng, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.
  • Tà Tinh Tấn do Chánh Tinh Tấn đoạn tận. Do duyên Tà Tinh Tấn, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Tinh Tấn, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.
  • Tà Niệm do Chánh Niệm đoạn tận. Do duyên Tà Niệm, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Niệm, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.
  • Tà Định do Chánh Định đoạn tận. Do duyên Tà Định, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Định, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.
  • Tà Trí do Chánh Trí đoạn tận. Do duyên Tà Trí, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Trí, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.
  • Tà Giải Thoát do Chánh Giải Thoát đoạn tận. Do duyên Tà Giải Thoát, các Ác Bất Thiện Pháp khởi sanh, các Pháp này được đoạn tận. Do duyên Chánh Giải Thoát, các Thiện Pháp được tăng cường, viên mãn.

10.    Thế nào là mười Pháp cần được tác chứng?

Mười Vô Học Pháp:

  • Vô Học Chánh Tri Kiến
  • Vô Học Chánh Tư Duy
  • Vô Học Chánh Ngữ
  • Vô Học Chánh Nghiệp
  • Vô Học Chánh Mạng
  • Vô Học Chánh Tinh Tấn
  • Vô Học Chánh Niệm
  • Vô Học Chánh Định
  • Vô Học Chánh Trí
  • Vô Học Chánh Giải Thoát

*Như vậy, một trăm Pháp này là chân thực, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được đức Thế Tôn giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác.

Kết Luận:

Sau khi đại đức SÀRIPUTTA trùng tuyên tất cả những Pháp Số vừa xong, chư Tỳ Khưu Tăng hoan hỷ tín thọ lời dạy của đại đức SÀRIPUTTA.

*Các bài trích trong cuốn Giáo Án Trường Bộ Kinh của Tỳ Khưu PASÀDO Sán Nhiên. Nguồn Vietheravada.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app