Giáo Án Trường Bộ Kinh 

Kinh Tệ Túc (Pàyàsi Sutta)

Xuất Xứ:

Đại đức KUMÀRA KASSAPA đàm thoại cùng với vua PÀYÀSI tại khu rừng SIMSAPÀ, phía Bắc thành SETAVYÀ của xứ KOSALA.

Duyên Khởi:

Vua PÀYÀSI khởi lên Ác Tà Kiến cho rằng: “Không có đời sau, không có các  loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo.” Khi được biết tin đại đức KUMÀRA KASSAPA với danh tiếng đồn đãi là “bậc đa văn quảng kiến, tài cao diệu trí, lời nói thấu tâm, thiện xảo biện tài, bậc trưởng thượng, và bậc A La Hán,” đang cùng 500 vị tỳ khưu tăng lưu trú tại khu rừng SIMSAPÀ, phía Bắc thành SETVAYÀ của xứ KOSALA, đã làm phấn khởi một số Bà La Môn và gia chủ cư ngụ tại đây, và họ mong muốn được đến yết kiến. Do vậy, vua PÀYÀSI cùng đại chúng này đi đến để yết kiến và đàm luận với đại đức KUMÀRA KASSAPA.

Chánh Kinh:

Đại đức KUMÀRA KASSAPA bác bỏ Ác Tà Kiến của vua PÀYÀSI

*Dùng rất nhiều luận chứng và dẫn chứng rất nhiều ví dụ, đại đức KUMÀRA KASSAPA đã bác bỏ Ác Tà Kiến của vua PÀYÀSI.

Với dẫn chứng về mặt trời và mặt trăng thuộc thế giới khác, không phải thế giới này, chúng thuộc Chư Thiên và không thuộc loài người.

  • Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và Vua viện dẫn câu chuyện bạn cố tri đã tạo Ác Nghiệp và có hứa sẽ trở lại, hoặc gửi Sứ Giả đến báo tin ngay sau khi thân hoại mạng chung, nhưng hiện tượng ấy không có xảy

Với thí dụ, về một người ăn trộm phạm tội đang thọ lãnh hình phạt, bị cột trói, và dẫn đến pháp trường xử trảm thì không có thể xin phép được đi thăm thân nhân, luôn cả thân bằng quyến thuộc cũng không có thể đi thăm. Do đó, khi người đã tạo Ác Nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải thọ sanh vào Khổ Thú, Đọa Xứ, Địa Ngục, thì không thể nào xin trở lại nhân loại để báo tin được.

  • Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và Vua viện dẫn câu chuyện bạn cố tri đã tạo Thiện Nghiệp và có hứa sẽ trở lại, hoặc gửi Sứ Giả đến báo tin ngay sau khi thân hoại mạng chung, nhưng hiện tượng ấy không có xảy

Với thí dụ, một người đã bị té, đầu rơi vào hầm phân. Sau đó, được khéo tắm, khéo thoa dầu, khéo sửa soạn trang điểm với vật thơm, được đưa đến lầu đài và hưởng Ngũ Dục Lạc, thì không còn ham muốn đâm đầu vào hầm phân nữa. Cũng như thế, người đã tạo Thiện Nghiệp, khi được thọ sanh về Thiên Giới, rất ghê tởm mùi hôi xú uế của loài người xa đến một trăm do tuần, thì không còn muốn trở lại nhân loại để báo

Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình.

Đại Đức KASSAPA KUAMÀRA cho biết một ngày một đêm ở cõi Tam Thập Tam Thiên bằng một trăm năm ở Nhân Loại. Tuổi thọ của Chư Thiên ở Cõi Tam Thập Tam Thiên là một ngàn năm. Một vị được sanh về cõi này, liền thọ hưởng Ngũ Dục Lạc đến hai ba ngày đêm, mới trở về Nhân Loại để báo tin thì lúc đó đức Vua đã băng hà lâu rồi.

  • Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và đức Vua không tin có Chư Thiên và tuổi thọ của Chư Thiên.

Với thí dụ, một người sanh ra đã mù mắt, không thấy được các sắc tối hay sáng, không thấy được các màu sắc, không thấy được các sắc thô cứng hay tế nhị, không thấy được các vì sao, mặt trời, mặt trăng, thì không thể nói các sự vật ấy không có hiện hữu trên đời. Cũng như vậy, vua PÀYÀSI không thể thấy được Chư Thiên ở cõi Tam Thập Tam Thiên và biết được tuồi thọ của Chư Thiên bằng con mắt thịt của mình được. Chỉ có những vị Sa Môn, Bà La Môn, sống những nơi hẻo lánh trong rừng, ít có tiếng động. Và tại những nơi ấy, các vị này sống không phóng dật, tinh tấn, tinh cần, làm cho Thiên Nhãn thanh tịnh thấy được đời này, đời sau, và thấy được các loại Hóa

  • Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và Vua còn cho biết có những vị Sa Môn, Bà La Môn giữ giới, thiện tánh, ham sống ngại chết, ham sướng ngại khổ, đã dùng nhiều phương tiện để tự sát với ý nghĩ là: “Sau khi chúng ta chết rồi, đời chúng ta sẽ được tốt đẹp hơn.”

Với một thí dụ, một người Bà La Môn có hai vợ, một vợ có con trai 12 tuổi, một vợ đang mang thai, sắp đến kỳ sanh nở. Rồi người Bà La Môn ấy mệnh chung. Người con trai đòi lấy hết tất cả tài sản ở người vợ lẻ mặc cho sự nài nỉ của nữ Bà La Môn này chờ sanh con xong, rõ biết trai hay gái, rồi hãy chia gia tài cho được thích hợp. Nóng lòng, nữ Bà La Môn này đã dùng dao rạch bụng mong sớm biết được thai bào ấy là trai hay gái. Như vậy, người đàn bà ấy đã hại đời sống của mình, hại luôn  cái thai, và hại luôn tài sản của mình vì đã đi tìm của thừa tự một cách ngu xuẩn và si mê, nên gặp phải sự nguy hiểm và tai nạn.

Cũng vậy, vì sự ngu xuẩn và si mê, vua PÀYÀSI phải gặp nguy hiểm và tai nạn khi Ngài đã đi tìm đời sau một cách vô trí, tương tự như nữ Bà La Môn ấy vậy. Với những vị Sa Môn, Bà La Môn giữ giới, có thiện tánh  thì không bắt buộc cái gì chưa chín phải chín. Vì có Trí, các vị ấy chờ chín muồi đến. Phải cần biết thiết thực giá trị cuộc sống của mình trong đời để làm nhiều thiện, công đức vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho Chư Thiên và Nhân Loại.

  • Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và Vua viện dẫn một câu chuyện về một người ăn trộm phạm tội, bị lãnh hình phạt bỏ vào cái chum, đậy nắp lại, và nổi lửa đốt cháy người ấy. Sau khi chết, mở nắp chum ra, thì không thấy linh hồn của người chết đi

Với thí dụ, vua PÀYÀSI đi nghỉ trưa với một giấc ngủ ngon, thấy những cảnh mộng hoan lạc ở vườn, ở rừng, ở đồng bằng, ở ao hồ, thì những người đứng hầu hạ cho Vua cũng không thấy được linh hồn của Vua có đi ra hay vào. Cũng như vậy, cũng không thể thấy được linh hồn của người đã chết có đi vào hay đi

  • Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và Vua viện dẫn một câu chuyện về một người ăn trộm phạm tội, bị thọ lãnh hình phạt, đem cân sống, rồi lấy dây thắt cổ cho đến chết, và khi đem cân lại thì thấy có sự sai khác. Khi còn sống, thì thấy nhẹ, mềm mại, nhu nhuyến, nhưng khi đã chết thì lại nặng hơn, cứng hơn, và không còn nhu nhuyến.

Với thí dụ, một thỏi sắt được cân và đem đốt cháy đỏ trọn ngày, rồi đem cân lại sau khi đã nguội lạnh, thì thấy có sự sai khác. Khi nóng đỏ thì thỏi sắt nhẹ, mềm, và nhu nhuyến hơn, nhưng khi thỏi sắt đã nguội lạnh thì nặng hơn, cứng hơn, và không còn nhu nhuyến. Cũng như vậy, khi thân này có tuổi thọ, còn tâm thức, có sức nóng thì nó nhẹ hơn, mềm mại hơn, và nhu nhuyến hơn. Nhưng khi thân này không còn tuổi thọ, không có sức nóng, và không còn tâm thức thì nó nặng hơn, cứng hơn, và không còn nhu nhuyến.

  • Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và Vua viện dẫn một câu chuyện về một người ăn trộm phạm tội, bị thọ lãnh hình phạt, rồi đem giết đi, và lột da ngoài vào trong, lóc thịt thấu đến xương tủy, đánh đập khắp cùng tử thi, nhưng vẫn không thấy được linh hồn của người ấy đi ra. Cho dù có đủ lục căn và lục trần, nhưng người ấy vẫn không có cảm thọ.

Với thí dụ, một người thổi tù và, cầm tù bằng vỏ ốc, và đi đến biên giới. Người này thổi tù và ba lần, đặt ống tù và xuống đất, và ngồi xuống một bên. Có người đến hỏi, “Tiếng khả ái, đẹp đẽ, mê ly hấn dẫn, đầy rung cảm ấy từ đâu?” Khi được biết là từ nơi chiếc tù và phát ra, họ đã đặt chiếc tù và nằm ngữa, dựng đứng, dốc đầu xuống, lấy tay đánh cùng khắp tù và (đủ mọi hình thức), và ra lệnh tù và hãy phát âm, nhưng cũng không được như ý. Bởi vì chiếc tù và chỉ phát âm khi có người phụ trợ, có sự nỗ lực phụ trợ, và có thổi phụ trợ. 

Cũng như vậy, thân này phải có tuổi thọ phụ trợ, có hơi nóng phụ trợ, và có tâm thức phụ trợ, thì thân mới có hành động, và lục căn tiếp xúc lục trần thì khởi lên cảm thọ. Và ngược lại, nếu không có tuổi thọ phụ trợ, không có hơi nóng phụ trợ, và không có tâm thức phụ trợ, thì thân này không có hành động, và không có lục căn tiếp xúc lục trần thì cũng không khởi lên cảm thọ.

  • Tuy nhiên, vua PÀYÀSI vẫn giữ quan điểm của mình. Và Vua viện dẫn một câu chuyện về một người ăn trộm phạm tội, bị thọ lãnh hình phạt, rồi đem đi cắt thịt, cắt gân, cắt xương, thấu đến xương tủy, nhưng vẫn không thấy được linh hồn của người ấy đi

Với thí dụ, một người bện tóc thờ lửa, thấy một đứa bé bị quăng bỏ trong ngôi nhà trống, đem về nuôi dưỡng trong một ngôi nhà lá, tại một khu rừng. Khi đứa bé đến tuổi mười hay mười hai, người cha có việc phải xuống đồng bằng và căn dặn người con phải chăm sóc ngọn lửa, đừng để nó tắt. Nếu lửa có tắt thì phải biết dùng búa nhỏ, củi khô, đồ quay để nhóm lửa, nhen lửa lại, và chăm sóc ngọn lửa.

  • Vì mãi vui chơi, khiến lửa tắt lịm, đứa bé lấy búa chẻ đồ quay lửa với ý nghĩ, “ta sẽ tìm thấy lửa,” nhưng chẻ mãi cho đến vụn nhỏ, lại đem ra sàng trước gió lớn, cũng không tìm thấy lửa. Sau khi xong việc ở đồng bằng, người cha trở về thấy ngọn lửa bị tắt, và được nghe người con thuật lại hết mọi hành động của mình để tìm ra lửa, để nhen nhóm lại ngọn lửa đã tắt. Người bện tóc thờ lửa liền suy nghĩ,“đứa bé này thật ngu si và kém thông minh. Sao lại đi tìm lửa một cách thiếu suy tư như thế này!” Sau đó, người cha đã chỉ dạy lại và thực hành trước mắt cho người con được thấu hiểu rõ ràng.

Cũng như vậy, vua PÀYÀSI đã đi tìm đời sau một cách ngu si và kém thông minh, kém suy tư, sẽ phải dấn thân vào sự bất an và đau khổ trường kỳ. Hãy nên từ bỏ Ác Tà Kiến ấy!

  • Dầu được khuyên bảo như thế, vua PÀYÀSI cũng không thể từ bỏ Ác Tà Kiến vì sợ sự phê bình của vua PASENÀDI và các vua khác, cho dù phải bị tức giận, phải bị lừa gạt, và vì tự trọng, vua PÀYÀSI phải chấp chặt vào Ác Tà Kiến này.

Với thí dụ, có hai đoàn lữ hành, mỗi đoàn có một vị lãnh đạo với 500 cỗ xe vượt qua bãi sa mạc. Đoàn thứ nhất đi không được bao lâu thì bị lâm nạn, tất cả đều gặp phải sự bất hạnh và tai nạn. Tất cả loài người và thú vật trong lữ đoàn ấy đều bị Dạ Xoa phi nhân ăn thịt, chỉ còn xương để lại vì bị người lãnh đạo ngu si hướng dẫn. Đoàn thứ hai, vượt qua sa mạc được an toàn và thu lượm được những vật quý giá vì được hướng dẫn bởi một vị lãnh đạo sáng suốt. Cũng như vậy, vua PÀYÀSI ngu si, không có trí sẽ gặp hoạn nạn vì đã đi tìm kiếm đời sau một cách thiếu suy tư, giống như người lãnh đạo đoàn thứ nhất vậy.

  • Dầu được khuyên bảo như thế, vua PÀYÀSI cũng không thể từ bỏ Ác Tà Kiến vì sợ sự phê bình của vua PASENÀDI và các vua khác, cho dù phải bị tức giận, phải bị lừa gạt, và vì tự trọng, vua PÀYÀSI phải chấp chặt vào Ác Tà Kiến này.

Với thí dụ, có một người nuôi heo thấy một đống phân khô bị quăng bỏ và nghĩ đống phân khô này sẽ làm thành thức ăn cho các con heo của mình. Rồi cởi áo bên ngoài, bỏ đống phân khô vào áo, cột lại, và đội lên đầu đi về nhà. Đi giữa đường, một con mưa lớn trái mùa xẩy ra. Đống phân khô ấy bị nước thấm vào, chảy ra thành giọt, làm cho người nuôi heo bị lấm lem phân cho đến đầu móng tay, chẳng tìm lấy một giá trị nào lợi ích. Cũng như vậy, vua PÀYÀSI chẳng khác nào như người đội đống phân khô lên trên đầu và đi trong mưa gió vậy. Hãy từ bỏ Ác Tà Kiến vì nó dẫn đến sự đau khổ, bất hạnh lâu dài.

  • Dầu được khuyên bảo như thế, vua PÀYÀSI cũng không thể từ bỏ Ác Tà Kiến vì sợ sự phê bình của vua PASENÀDI và các vua khác, cho dù phải bị tức giận, phải bị lừa gạt, và vì tự trọng, vua PÀYÀSI phải chấp chặt vào Ác Tà Kiến này.

Với thí dụ, có hai người đánh bạc đổ con xúc xắc. Một con bạc mỗi lần thua liền ngậm con xúc xắc thất bại, nhưng không được biết con xúc xắc ấy đã bị người kia bôi thuốc độc, nên phải gặt hái nhiều đau đớn. Cũng như vậy, vua PÀYÀSI chẳng khác nào như người đánh bạc, ngậm con xúc xắc có tẩm thuốc độc vậy. Hãy từ bỏ Ác Tà Kiến vì nó dẫn đến sự đau khổ, bất hạnh lâu dài.

  • Dầu được khuyên bảo như thế, vua PÀYÀSI cũng không thể từ bỏ Ác Tà Kiến vì sợ sự phê bình của vua PASENÀDI và các vua khác, cho dù phải bị tức giận, phải bị lừa gạt, và vì tự trọng, vua PÀYÀSI phải chấp chặt vào Ác Tà Kiến này.

Với thí dụ, có hai người đi từ làng này sang làng nọ. Trên đường đi, một người ôm chặt giữ lấy một đống gai quăng bỏ bên đường lúc ban đầu đã lượm nhặt được và quyết không thay đổi ý kiến, cho dù trên đường gặp rất nhiều vật có giá trị hơn đống gai khô. Còn người kia, thì biết bỏ đi những vật không có giá trị và chỉ giữ lấy những vật có giá trị mà thôi. Cuối cùng cả hai người đều về lại nhà. Với người chỉ ôm giữ lấy đống gai khô mang về tới nhà, làm cho cha mẹ không được vui, vợ con không được vui, bạn bè không được vui, và chính người ấy cũng cảm thọ không được vui. Còn người thứ hai thì đem về nhà một bao vàng ròng, làm cho cha mẹ người ấy được vui, vợ con người ấy được vui, bạn bè người ấy cũng được vui, và chính người ấy cũng cảm thọ hạnh phúc hoan hỷ. Cũng như vậy, vua PÀYÀSI chẳng khác nào như người khư khư ôm giữ lấy đống gai khô, mà không chịu thay đổi ý kiến vậy. Hãy từ bỏ Ác Tà Kiến vì nó dẫn đến sự đau khổ, bất hạnh lâu dài.

*Với nhiều luận chứng và thí dụ diễn giải của đại đức MAHÀKASSAPA để vua PÀYÀSI từ bỏ Ác Tà Kiến của mình, nhưng vua PÀYÀSI vẫn nhất định giữ lấy Ác Tà Kiến. Cuối cùng, Vua cho biết là chính Vua đã hoan hỷ ngay với những câu ví dụ đầu tiên, tuy nhiên, vì muốn được nghe cho thấu triệt với những câu giải đáp thông minh tuyệt diệu của Đại Đức mà Vua đã giả làm như không chấp nhận các câu trả lời. Và sau đó, vua PÀYÀSI đã xin quy ngưỡng Tam Bảo và xin Đại Đức làm chỗ y chỉ cho đến trọn đời. Vua ngỏ lời xin Đại Đức chỉ dạy việc thiết lễ một đại  tế đàn để được hưởng hạnh phúc an lạc lâu dài.

Đại đức KUMÀRA KASSAPA hướng dẫn vua PÀYÀSI thực hiện đại lễ tế  đàn đúng theo Chánh Pháp

Với lễ tế đàn được làm Phi Pháp, Tà Đạo thì không đem lại quả báo lớn, lợi ích lớn, danh tiếng lớn, và không được quảng bá rộng lớn. Cũng ví như người làm ruộng đi vào rừng, đem theo hạt giống và cày. Và trên một khoảng đất không cày bừa, không có mầu mỡ, giữa những gốc cây chưa được đào lên, người ấy gieo những hột giống xuống, những hột giống ấy bị hư sứt, bị thúi mục, bị gió và sức nóng phá hại, trái mùa, không có điều kiện thuận tiện, và thần mưa không cho mưa đúng thời, để đâm chồi nẩy lộc, và gặt hái không được như ý muốn.

Với lễ tế đàn được làm Chánh Pháp, Chánh Đạo thì đem lại quả báo lớn, lợi ích lớn, danh tiếng lớn, và được quảng bá rộng lớn. Cũng ví như người làm ruộng đi vào rừng đem theo hạt giống và cày. Và trên một khoảng đất có cày bừa, có mầu mỡ, giữa những gốc cây đã được đào lên, người ấy gieo những hột giống xuống, những hột giống ấy không bị hư sứt, không bị thúi mục, không bị gió và sức nóng phá hại, thuận mùa, có điều kiện thuận tiện, và thần mưa cho mưa đúng thời, để đâm chồi nẩy lộc, và gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp.

Vua PÀYÀSI tổ chức lễ tế đàn không hoàn bị và mạng chung thọ sanh vào Chúng Tứ Đại Thiên Vương

Với những vật phẩm đem cho những người nghèo, người vô gia cư, người ăn xin, cho đến các vị Sa Môn, Bà La Môn, vua PÀYÀSI đã bố thí không được hoàn bị vì đã bố thí không tự tay mình làm, vì đã bố thí không có suy tư, vì đã bố thí các đồ vật phế thãi, và sau khi thân hoại mạng chung, phải thọ sanh vào Hội Chúng Thiên của Tứ Đại Thiên Vương, trong cung điện trống không của SERÌSAKA.

Cùng lúc ấy, có một thanh niên cũng làm việc bố thí nhưng với việc bố thí một cách hoàn bị vì đã bố thí do tự tay mình làm, vì đã bố thí có suy tư, vì đã bố thí các đồ vật thượng phẩm, và sau khi thân hoại mạng chung, được thọ sanh vào Hội Chúng Thiên của Tam Thập Tam Thiên.

Thiên Tử PÀYÀSI đi đến để thuật lại giữa hai câu chuyện bố thí này cho đại đức GAVAMPATI, lúc Đại Đức đang nghỉ trưa tại cung điện SERÌSAKA, và muốn nhờ Đại Đức đi trở về thế giới nhân loại loan báo cho mọi người được biết qua hai việc bố thí này, và việc gặt hái nhiều kết quả lợi ích.

Kết Luận:

Đại đức GAVAMPATI đem thuật lại câu chuyện bố thí để tất cả mọi người được hiểu biết.

*Các bài trích trong cuốn Giáo Án Trường Bộ Kinh của Tỳ Khưu PASÀDO Sán Nhiên. Nguồn Vietheravada.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app