Nội Dung Chính
Giáo Án Trường Bộ Kinh
Kinh Phạm Võng (Brahmajàla Sutta)
Xuất Xứ:
Đức Thế Tôn đã thuyết giảng Pháp Thoại này cho 500 vị tỳ khưu tăng tại lâm viên AMBALATTHIKÀ, ở căn nhà nghỉ mát của nhà vua khi đêm vừa tàn.
Duyên Khởi:
Do ngoại đạo SUPPIYA và đệ tử BRAHMADATTA nói lên lời tương phản lẫn nhau về Tam Bảo. SUPPIYA thì chỉ trích Phật, Pháp, Tăng. Trái lại, BRAHMADATTA lại hết lời tán thán Tam Bảo. Câu chuyện này diễn ra khi đi sau lưng đức Phật và chúng tăng trên đường từ RÀJAGAHA đến NALANDÀ, và cùng vào trú ngụ tại AMBALATTHIKÀ. Sau khi được nghe, chư tăng đã bàn với nhau câu chuyện này và thuật lại cho đức Thế Tôn.
Chánh Kinh:
Có bốn điểm chánh yếu, rất hữu ích cho sự tu tập:
- Điềm tỉnh trước Khen và Chê
Trước mọi sự Khen và Chê ở đời, ta cần phải hết sức bình tỉnh. Giữ được trạng thái bình tỉnh ở nội tâm đặng biết rõ được các sự ấy. Khi đã nhận định đúng đắn từng mỗi lời Khen và Chê thì cần phải nói lên, đặng chỉ rõ những điểm nào đúng hoặc không đúng trong những sự Khen và Chê ấy.
- Chỉ hạng vô văn phàm phu mới tán thán giới hạnh của đức Thế Tôn
Những người thiểu trí, không được rõ biết những ân đức to lớn của đức Phật (Tịnh Đức, Bi Đức, và Trí Đức) thì mới tán thán giới hạnh của Ngài, được phân định theo ba loại:
- TIỂU GIỚI: Xa lìa tuyệt hẳn về Thập Ác và Thân-Lời-Ý Nghiệp của Ngài luôn thuần tịnh, đoạn tận mọi phiền não thô và tế.
- TRUNG GIỚI: Khước từ mọi lợi dưỡng của thế gian, thanh tịnh trong hạnh thiểu dục tri túc, sống giản dị, tinh khiết chánh hạnh, tịnh ngữ.
- ĐẠI GIỚI: Nuôi mạng chân chánh, không vì phục vụ theo thị hiếu của người đời, chánh mạng thuần khiết.
Khi nghĩ đến Ngài, một bậc đã được giải thoát, giải thoát tri kiến, thành đạt quả vị VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG GIÁC thì không thể chỉ nghĩ ngợi ở phần Tịnh Đức giới hạnh, mà chính là ở phần Trí Đức, cần phải nghĩ đến trí tuệ vô song, có một không hai trong đời. Những Pháp thậm thâm cực nan kiến, mỹ diệu vô cùng mà chính Ngài đã tự chứng tri, giác ngộ, và truyền giảng. Chính như vậy, với người có trí chân chánh tán thán đức Thế Tôn.
- Tóm lược sáu mươi hai Tà Thuyết
Với hạnh nguyện mong cầu giải thoát, diệt tập khí sanh tử, rất cần phải biết các pháp tà thuyết sai lầm dẫn đến tri kiến lầm lạc để tránh, ngõ hầu tiến hóa, lìa mọi nhân sanh khổ ưu trong Tam Giới.
Ghi chú:
- Định nghĩa về Pháp Tà Kiến (Micchàdiṭṭhi)
Tà Kiến là sự nhận định hay cố chấp theo pháp sai lạc, không đúng, trái với chân lý thực tướng. Có Pàlì chú giải như sau: “Micchà passatìti: Diṭṭhi” nhận thấy sai lạc với pháp chân chánh, gọi là Tà Kiến.
- Có bốn ý nghĩa về Tà Kiến
- Trạng thái: Chấp ý bất như lý, chấp cứng những cách không đáng chấp.
- Phận sự: Suy xét sai với sự thật.
- Thành tựu: Chấp cứng theo sự nhận thức sai lầm.
- Nhân cần thiết: Chấp cứng sự nhận thấy của ta là đúng hoặc không thân cận với bậc thiện trí thức.
- Phân chia Tà Kiến
Tà Kiến được chia theo hai loại:
ĐOẠN KIẾN (Ucchedadiṭṭhi – Chấp Vô): Hiểu biết sai lạc và cho rằng tất cả đều không có, Nhân Quả không có, chết thì hết, không còn tái tục, v…
THƯỜNG KIẾN (Sassatadiṭṭhi – Chấp Hữu): Cho rằng có linh hồn, vũ trụ, đấng Tạo Hóa, và tâm hằng hiện hữu, cố định. Kiếp này sống như thế nào thì tái tục cũng như thế ấy, không đổi thay.
Tà Kiến được chia theo ba loại:
VÔ HÀNH KIẾN (Akiriyadiṭṭhi): Cho rằng mọi hành động tạo tác của mình đều không có hậu quả, chẳng hạn làm các việc tốt xấu, tội phước, nếu không có ai thấy, nghe, hay biết thì cũng như không có làm vậy.
VÔ NHÂN KIẾN (Ahetukadiṭṭhi): Nhận thấy mọi pháp sanh khởi đều là tự nhiên, không do một nhân nào tạo tác. Nhận thấy theo cách thực nghiệm, đều do công năng, sức lực sắp đặt ở ngay hiện tại, không nghĩ do có nhân quá khứ trợ
VÔ HỮU KIẾN (Natthikadiṭṭhi): Cho rằng nhân sanh mọi sự vật đều do tứ đại hợp thành, cho dù có tạo tác thiện phước, trì giới, tu tập chỉ quán cũng không có quả phước an vui. Việc sát sanh, trộm cắp, xấu xa tội lỗi cũng không có quả khổ đau.
Vô Hữu Kiến có mười tướng trạng (Thập Tướng Vô Hữu Kiến):
- Nhận thức sai lạc cho rằng xả thí không có quả báo.
- Cúng dường Tam Bảo không có chi là quả phước.
- Sự cúng hiến Chư Thiên không có quả phước.
- Không có quả báo của nghiệp tốt và nghiệp xấu.
- Không có ân đức của người Mẹ.
- Không có ân đức của người
- Không có Sa Môn, Bà La Môn, người có giới hạnh thực hành tốt.
- Không có hạng hóa sanh hữu tình như là Chư Thiên, Phạm Thiên, A-tu-la, Ngạ Quỷ, Địa Ngục.
- Không có kiếp sống sau kiếp sống này.
- Không có kiếp sống hiện tại.
Tà Kiến được chia theo thời gian thì có đến 62 loại:
Chấp theo quá khứ có 18 điều, 5 phần.
Chấp theo vị lai có 44 điều, 5 phần.
Tà Kiến chấp theo quá khứ có 5 phần:
- Thường Trú Kiến có 4 điều.
- Thường Trú Vô Thường Trú Kiến có 4 điều.
- Hữu Biên Vô Biên Kiến có 4 điều.
- Ngụy Biện Kiến có 4 điều.
- Vô Nhân Kiến có 2 điều.
THƯỜNG TRÚ KIẾN có 4 nguyên do:
- Chấp trường tồn do nhớ nhiều Đời dưới một Đại Kiếp (Thành, Trụ, Hoại, Không).
- Chấp trường tồn do nhớ nhiều Đời từ một đến mười Đại Kiếp.
- Chấp trường tồn do nhớ nhiều Đời từ một đến bốn mươi Đại Kiếp.
- Chấp trường tồn do sự kinh nghiệm, do sự chia chẻ của sự suy luận và sự tùy thuận theo thẩm sát.
THƯỜNG TRÚ VÔ THƯỜNG TRÚ KIẾN có 4 nguyên do:
- Nhận thấy vị Đại Phạm Thiên sống hoài, còn chúng sanh do Ngài tạo ra đều phải chết.
- Nhận thấy Chư Thiên không ham mê vui chơi quá độ đến nỗi bị đãng trí thì sống miên trường, còn vị nào có sự ham mê vui chơi quá độ mới phải chết.
- Nhận thấy Chư Thiên không sân hận thì sống miên trường, vị nào sân hận mới chết.
- Nhận thấy về Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân không bền vững, chỉ có tâm là trường tồn (không sanh, không diệt).
HỮU BIÊN VÔ BIÊN KIẾN có 4 nguyên do:
- Nhận thấy thế gian vũ trụ có chỗ cùng tột.
- Nhận thấy vũ trụ có chỗ cùng tột, còn thế gian thì không cùng.
- Nhận thấy vũ trụ trên dưới có cùng tột, ngang qua thì không cùng tột.
- Nhận thấy thế gian vũ trụ không có chỗ cùng tột.
NGỤY BIỆN KIẾN (VÔ KÝ KIẾN) có 4 nguyên do: (cách nhận thấy và nói trườn uốn như con lươn)
- Nhận thấy không xác thật, vì e vọng ngữ, nên nói không xác thật.
- Nhận thấy không xác thật, vì e bị chấp trước, nên nói không quyết định.
- Nhận thấy không xác thật, vì e bị hỏi gạn, nên nói không xác định.
- Nhận thấy không xác thật, vì e bị vô minh, nên nói không xác định.
Bốn Tà Kiến này còn được gọi là BẤT ĐỊNH KIẾN.
Ghi chú: Có chín nguyên nhân sanh Vọng Ngữ:
- Vì cho thoát khỏi nạn, nên phải nói dối.
- Vì cho thoát khỏi chết, nên phải nói dối.
- Vì ép uổng người, nên phải nói dối.
- Vì muốn hơn người, nên phải nói dối.
- Vì muốn giữ vững địa vị và quyền thế, nên phải nói dối.
- Vì muốn giải bày nỗi khổ của ta, nên phải nói dối.
- Vì không muốn xa lìa người thân yêu, nên phải nói dối.
- Vì nói đùa giỡn, nên phải nói dối.
- Vì muốn cho người được yên, nên phải nói dối.
VÔ NHÂN KIẾN có 2 nguyên do:
- Tâm ta tự nhiên mà có, do nhớ đời trước làm Phạm Thiên Vô Tưởng.
- Có sự suy xét, nhận thấy tất cả hiện bày đều không có nhân tạo.
Tà Kiến chấp theo vị lai có 5 phần:
- Hữu Tưởng Kiến có 16 điều.
- Vô Tưởng Kiến có 8 điều.
- Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Kiến có 8 điều.
- Đoạn Kiến có 7 điều.
- Níp Bàn Hiện Tại Kiến có 5 điều.
HỮU TƯỞNG KIẾN có 16 nguyên do:
- Bản ngã Hữu Sắc, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Vô Sắc, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Hữu Sắc và Vô Sắc, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Phi Hữu Sắc và Phi Vô Sắc, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Hữu Biên, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Vô Biên, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Hữu Biên và Vô Biên, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Phi Hữu Biên và Phi Vô Biên, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Nhất Tưởng, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Dị Tưởng, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Đa Tưởng, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Vô Lượng Tưởng, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Thuần Lạc, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Thuần Khổ, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Hữu Khổ Hữu Lạc, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
- Bản ngã Phi Khổ Phi Lạc, không bệnh, sau khi chết thì có Tưởng.
VÔ TƯỞNG KIẾN có 8 nguyên do:
- Bản ngã Hữu Sắc, không bệnh, sau khi chết thì Vô Tưởng.
- Bản ngã Vô Sắc, không bệnh, sau khi chết thì Vô Tưởng.
- Bản ngã Hữu Sắc và Vô Sắc, không bệnh, sau khi chết thì Vô Tưởng.
- Bản ngã Hữu Biên, không bệnh, sau khi chết thì Vô Tưởng.
- Bản ngã Vô Biên, không bệnh, sau khi chết thì Vô Tưởng.
- Bản ngã Hữu Biên và Vô Biên, không bệnh, sau khi chết thì Vô Tưởng.
- Bản ngã Phi Hữu Biên và Phi Vô Biên, không bệnh, sau khi chết thì Vô Tưởng.
- Bản ngã Phi Hữu Sắc và Phi Vô Sắc, không bệnh, sau khi chết thì Vô Tưởng.
PHI HỮU TƯỞNG – PHI VÔ TƯỞNG KIẾN có 8 nguyên do:
- Bản ngã Hữu Sắc, không bệnh, sau khi chết thì Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
- Bản ngã Vô Sắc, không bệnh, sau khi chết thì Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
- Bản ngã Hữu Sắc và Vô Sắc, không bệnh, sau khi chết thì Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
- Bản ngã Phi Hữu Sắc và Phi Vô Sắc, không bệnh, sau khi chết thì Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
- Bản ngã Hữu Biên, không bệnh, sau khi chết thì Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
- Bản ngã Vô Biên, không bệnh, sau khi chết thì Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
- Bản ngã Hữu Biên và Vô Biên, không bệnh, sau khi chết thì Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
- Bản ngã Phi Hữu Biên và Phi Vô Biên, không bệnh, sau khi chết thì Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng.
ĐOẠN KIẾN có 7 nguyên do:
- Nhận thấy tất cả loài Thai Sanh, sau khi chết đều tiêu mất.
- Nhận thấy hạng Chư Thiên ở cõi Lục Dục Thiên, sau khi chết đều tiêu mất.
- Nhận thấy hạng Phạm Thiên ở cõi Sắc Giới, sau khi chết đều tiêu mất.
- Nhận thấy bậc Không Vô Biên Xứ Thiên, sau khi chết đều tiêu mất.
- Nhận thấy bậc Thức Vô Biên Xứ Thiên, sau khi chết đều tiêu mất.
- Nhận thấy bậc Vô Sở Hữu Xứ Thiên, sau khi chết đều tiêu mất.
- Nhận thấy bậc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên, sau khi chết đều tiêu mất.
NÍP BÀN HIỆN TẠI KIẾN có 5 nguyên do:
- Nhận thấy bản ngã tận hưởng sung mãn ngũ dục lạc là đã đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn của loài hữu tình.
- Nhận thấy bản ngã chứng đắc Sơ Thiền, ly các Dục Lạc, ly các Ác Pháp, có Tầm có Tứ, có Hỷ có Lạc do ly Dục Lạc sanh, là đã đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn của loài hữu tình.
- Nhận thấy bản ngã chứng đắc Nhị Thiền, ly Tầm ly Tứ, Hỷ Lạc do Định sanh khởi, là đã đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn của loài hữu tình.
- Nhận thấy bản ngã chứng đắc Tam Thiền, Xả Niệm Lạc trú, là đã đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn của loài hữu tình.
- Nhận thấy bản ngã chứng đắc Tứ Thiền, Xả Niệm thanh tịnh, là đã đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn của loài hữu tình.
Nguyên nhân phát sanh tà kiến dẫn đến tà thuyết
- Do Tham Ái chi phối tác động.
- Không thu thúc lục căn, đã để cho các Căn tiếp xúc các Trần, khởi lên các Cảm Thọ (theo vận hành của pháp Liên Quan Tương Sinh, là Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái).
- Do không thấu triệt bản chất Pháp Hữu Vi, luôn hiện bày với năm tướng trạng, đó là sự tập khởi, diệt vong, vị ngọt, nguy hiểm, và xuất ly khỏi Pháp Hữu
Đức Phật đã truy nguyên sự hiện khởi của các Tà Thuyết kể trên là do từ sự chi phối của Tham Ái, là do từ Xúc chạm các Căn đối với ngoại cảnh, và sự cảm nhận Lạc thọ – Khổ thọ.
Nói một cách khác, các Tà Thuyết này, sở dĩ có là vì các nhà chủ trương về các Tà Thuyết này bị Tham Ái chi phối và y cứ nơi sự Xúc chạm của nội Căn đối với ngoại Trần mà thành lập các Tà Luận trên.
Đức Phật đứng ngoài tất cả 62 Tà Thuyết trên và khéo léo đặt phạm vi đạo Phật ra ngoài mọi tà giáo với bài kinh này.
- Kết Luận:
Bài Kinh này được gọi với nhiều Danh Pháp khác nhau như là LỢI VÕNG, PHÁP VÕNG, KIẾM VÕNG, VÔ THƯỢNG CHIẾN THẮNG, PHẠM VÕNG.
Và các vị tỳ khưu hoan hỷ tín thọ lời dạy của đức Thế Tôn.