Nội Dung Chính
- Giáo Án Trường Bộ Kinh
- Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta)
- 1. Đức Phật VIPASSÌ
- 2. Đức Phật SIKHÌ
- 3. Đức Phật VESSABHÙ
- 4. Đức Phật KAKUSANDHA
- 5. Đức Phật KONÀGAMANA
- 6. Đức Phật KASSAPA
- 7. Đức Phật GOTAMA
- 1. Sự đản sanh của Bồ Tát VIPASSÌ
- 2. Ba mươi hai tướng tốt của Bồ Tát VIPASSÌ
- 3. Sự nuôi dưỡng và ý nghĩa tên gọi của hoàng tử VIPASSÌ
- 1. Chứng kiến hiện tượng già nua
- 2. Chứng kiến hiện tượng bệnh hoạn
- 3. Chứng kiến hiện tượng tử vong
- 4. Chứng kiến hiện tượng xuất gia
- 5. Đại Phạm Thiên ba lần thỉnh nguyện đức Thế Tôn thuyết pháp độ chúng sanh
- 1. Đức Phật thuyết pháp giáo hóa chúng sanh
- 2. Đức Phật khuyến khích các đệ tử truyền bá Chánh Pháp
Giáo Án Trường Bộ Kinh
Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta)
Xuất Xứ:
Đức Phật thuyết giảng Pháp Thoại này cho một số đông tỳ khưu tăng trong am thất cây KARERI (Hoa Lâm Viên Đường), thuộc Kỳ Viên Tự của trưởng giả Cấp Cô Độc ANÀTHAPINDIKA, tại nước SÀVATTHI (Xá Vệ).
Duyên Khởi:
Do chư tỳ khưu tăng ngồi lại với nhau sau khi đã thọ thực xong, đã đem câu chuyện về chư Phật quá khư ra đàm luận.
Chánh Kinh:
Đức Phật nói đến lịch sử của bảy vị Phật (quá khứ và hiện tại)
Đó là các đức Phật VIPASSÌ, SIKHÌ, VESSABHÙ, KAKUSANDHA, KONÀGAMANA, KASSAPA, và GOTAMA.
1. Đức Phật VIPASSÌ
Thuộc chủng tộc Sát Đế Lỵ, dòng họ KODANNA, tuổi thọ loài người lúc bấy giờ là 80,000 tuổi thọ, giác ngộ dưới gốc cây PÀTALI, có hai đệ tử Chí Thượng Thinh Văn, tên là KHANDA và TISSA.
* Có ba số lượng Tăng Hội là:
- Một Tăng Hội có 68 triệu tỳ khưu tăng,
- Một Tăng Hội có 100,000 tỳ khưu tăng,
- Một Tăng Hội có 80,000 tỳ khưu tăng.
Tất cả đều là bậc Lậu Tận, A La Hán, Vô Sinh.
- Có vị đệ tử thị giả là tỳ khưu
- Phụ Vương có tên là BANDHUMÀ và Mẫu Hậu tên là BANDHUMATÌ, trị vì kinh thành BANDHUMATÌ.
2. Đức Phật SIKHÌ
Thuộc chủng tộc Sát Đế Lỵ, dòng họ KODANNNA, tuổi thọ loài người lúc bấy giờ là 70,000 tuổi thọ, giác ngộ dưới gốc cây PUNDARIKA, có hai đệ tử Chí Thượng Thinh Văn, tên là ABHIBHÙ và SAMBHAVA.
Có ba số lượng Tăng Hội là:
- Một Tăng Hội có 100,000 tỳ khưu tăng,
- Một Tăng Hội có 80,000 tỳ khưu tăng,
- Một Tăng Hội có 70,000 tỳ khưu tăng.
Tất cả đều là bậc lậu Tận, A La Hán, Vô Sinh.
- Có vị đệ tử thị giả là tỳ khưu
- Phụ Vương có tên là ARUNA và Mẫu Hậu tên là PABHÀVATÌ, trị vì kinh thành PABHÀVATÌ.
3. Đức Phật VESSABHÙ
Thuộc chủng tộc Sát Đế Lỵ, dòng họ KODANNA, tuổi thọ loài người lúc bấy giờ là 60,000 tuổi thọ, giác ngộ dưới gốc cây SÀLA, có hai đệ tử Chí Thượng Thinh Văn, tên là SONA và UTTARA.
Có ba số lượng Tăng Hội là:
- Một Tăng Hội có 80,000 tỳ khưu tăng,
- Một Tăng Hội có 70,000 tỳ khưu tăng,
- Một Tăng Hội có 60,000 tỳ khưu tăng.
Tất cả đều là bậc lậu Tận, A La Hán, Vô Sinh.
- Có vị đệ tử thị giả là tỳ khưu
- Phụ Vương có tên là SUPPATÌTA và Mẫu Hậu tên là YASAVATÌ, trị vì kinh thành
4. Đức Phật KAKUSANDHA
Thuộc chủng tộc Bà La Môn, dòng họ KASSAPA, tuổi thọ loài người lúc bấy giờ là 40,000 tuổi thọ, giác ngộ dưới gốc cây SIRÌSA, có hai đệ tử Chí Thượng Thinh Văn, tên là VIDHÙRA và SANJÌVA.
- Có một Tăng Hội là 40,000 tỳ khưu tăng, đều là bậc Lậu Tận, A La Hán, Vô Sinh.
- Có vị đệ tử thị giả là tỳ khưu
- Phụ thân Bà La Môn có tên là AGGIDATTA và Mẫu thân Bà La Môn tên là VISÀKHÀ, ở kinh thành KHEMAVAT của đức vua KHEMA đang trị vì.
5. Đức Phật KONÀGAMANA
Thuộc chủng tộc Bà La Môn, dòng họ KASSAPA, tuổi thọ loài người lúc bấy giờ là 30,000 tuổi thọ, giác ngộ dưới gốc cây UDUMBARA, có hai đệ tử Chí Thượng Thinh Văn, tên là BHIYYOSA và UTTARA.
- Có một Tăng Hội là 30,000 tỳ khưu tăng, đều là bậc Lậu Tận, A La Hán, Vô Sinh.
- Có vị đệ tử thị giả là tỳ khưu
- Phụ thân Bà La Môn có tên là YANNADATTA và Mẫu thân Bà La Môn tên là UTTARÀ, ở kinh thành SOBHAVATÌ của đức vua SOBHA đang trị vì.
6. Đức Phật KASSAPA
Thuộc chủng tộc Bà La Môn, dòng họ KASSAPA, tuổi thọ loài người lúc bấy giờ là 20,000 tuổi thọ, giác ngộ dưới gốc cây NIGRODHA, có hai đệ tử Chí Thượng Thinh Văn, tên là BHIYYOSA và UTTARA.
- Có một Tăng Hội là 20,000 tỳ khưu tăng, đều là bậc Lậu Tận, A La Hán,Vô Sinh.
- Có vị đệ tử thị giả là tỳ khưu
- Phụ thân Bà La Môn có tên là BRAHMADATTA và Mẫu thân Bà La Môn tên là DHANAVATÌ, ở kinh thành BÀRÀNASÌ của đức vua KIKÌ đang trị vì.
7. Đức Phật GOTAMA
Thuộc chủng tộc Sát Đế Lỵ, dòng họ GOTAMA, tuổi thọ loài người lúc bấy giờ là 100 tuổi thọ, giác ngộ dưới gốc cây ASSATTHA, có hai đệ tử Chí Thượng Thinh Văn, tên là SÀRIPUTTA và MOGGALLÀNA.
- Có một Tăng Hội là 1,250 tỳ khưu tăng, đều là bậc Lậu Tận, A La Hán, Vô Sinh.
- Có vị đệ tử thị giả là tỳ khưu ÀNANDA.
- Phụ Vương có tên là SUDDHODANA và Mẫu Hậu tên là MÀYÀ, trị vì kinh thành
Đức Phật nói về sự đản sanh và nuôi dưỡng Bồ Tát VIPASSÌ
*Do nhờ khéo chứng đạt Pháp Giới mà đức Phật đã rõ biết chư Phật quá khứ, những vị đã viên tịch Níp Bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Đức Phật cũng biết được chủng tộc, dòng họ, tuổi thọ, giới hạnh, pháp hạnh, tuệ hạnh, trí hạnh, v.v… một cách tường tận.
1. Sự đản sanh của Bồ Tát VIPASSÌ
- Cách đây chín mươi mốt (91) kiếp về trước, Bồ Tát từ giã cảnh giới Đâu Suất Thiên (TUSITÀ) với Chánh Niệm tỉnh giác nhập vào Mẫu Thai thì toàn quả địa cầu đều rung rinh chấn động và hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của Chư Thiên chiếu sáng ngời cả mười ngàn thế giới, làm cho tất cả chúng sanh đều trông thấy nhau rõ ràng.
- Khi Bồ Tát nhập vào Mẫu thai thì có bốn vị Thiên Tử đứng canh gác bốn phương trời bảo vệ.
- Khi Bồ Tát nhập vào Mẫu thai thì Mẫu thân của Ngài tự thọ trì Ngũ Giới một cách thường nhiên, không khởi dục tâm với một nam nhân nào, hưởng đầy đủ năm món dục lạc, và thân thể luôn được an vui mạnh khỏe. Bà luôn thấy rõ Bồ Tát đầy đủ mọi bộ phận về Tứ Chi trong thai bào của mình. Cũng như viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh khéo cắt khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Nếu với một sợi chỉ với màu sắc xanh, đỏ, trắng, hay vàng được xỏ xuyên qua viên ngọc thì với người mắt sáng tỏ cầm viên ngọc này cũng thấy được sợi chỉ với màu sắc cùng với mỹ tướng của viên ngọc một cách rõ ràng.
- Không như các người đàn bà thông thường mang thai chín hoặc mười tháng, Mẹ của Bồ Tát mang thai đúng mười tháng mới hạ sanh Bồ Tát.
- Không như các người đàn bà thông thường khi sanh ở vị thế nằm hoặc ngồi, Mẹ của Bồ Tát ở vị thế đứng mà hạ sanh Bồ Tát.
- Sau khi hạ sanh Bồ Tát được bảy ngày, Hoàng Hậu thăng hà và sanh lên cõi Đâu Suất Thiên (TUSITÀ).
- Được sanh ra từ trong bụng người mẹ với vị thế giống như vị Pháp Sư từ trên Pháp Tọa, duỗi hai chân ra và bước xuống, có bốn vị Thiên Tử đón đỡ lấy Ngài trước (rồi sau đó mới đến loài người), không cho đụng đến đất, đặt Ngài trước Mẫu Hậu và thưa, “Hoàng Hậu hãy hoan hỷ. Hoàng Hậu sanh một bậc vĩ nhân.”
- Từ trong bụng người mẹ sanh ra, Bồ Tát hoàn toàn thanh tịnh trong sạch, không bị nhiễm ô bất luận một bất tịnh nào (nước nhớt, mủ, máu). Cũng ví như viên ngọc Ma Ni bảo châu được đặt trên tấm vải KÀSIKA, cả hai đều thanh tịnh và không làm ô nhiễm lẫn
- Từ trong bụng người mẹ sanh ra, có hai giòng nước từ trên hư không, một nóng một lạnh, chảy xuống tắm rửa sạch sẽ Bồ Tát cùng với Mẫu Hậu.
- Khi Bồ Tát sanh ra, Ngài đứng vững thăng bằng trên hai chân, mặt hướng về phía Bắc và bước đi bảy bước, có một lọng trắng được che ở trên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lớn tiếng như con Ngưu Vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc Tối Thượng ở trên đời! Ta là bậc Tối Tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa.”
- Từ trong bụng người mẹ sanh ra, có một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực hơn cả Chư Thiên, chiếu sáng ngời hơn cả mười ngàn thế giới, làm cho tất cả chúng sanh đều được trông thấy nhau một cách rõ ràng, và toàn cả quả địa cầu luôn cả mười ngàn thế giới đều chuyển động mạnh, rung
- Tin Bồ Tát đản sanh được loan truyền đến phụ vương BANDHUMÀ, liền cho mời các vị Bà La Môn đến đoán tướng hoàng tử VIPASSÌ có được 32 tướng tốt, và tất cả các vị Bà La Môn Tướng Số đều nhất tề cho biết Ngài sẽ chọn một trong hai con đường:
- Nếu sống tại gia đình thì sẽ trở thành vua Chuyển Luân Thánh Vương, dùng Chánh Pháp trị vì đất nước, bình định bốn phương, đem lại an toàn cho quốc độ, với đầy đủ bảy báu vật, xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, và tướng quân báu.
- Nếu từ bỏ gia đình, xuất gia sống không gia đình, thì sẽ trở thành bậc Chánh Đẳng Giác, vén lui màn Vô Minh cho chúng sanh trong thế
2. Ba mươi hai tướng tốt của Bồ Tát VIPASSÌ
- Hai lòng bàn chân bằng phẳng, không có hũng vào.
- Hai lòng bàn chân hiện ra hình bánh xe, với 1,000 căm xe, trục xe, vành xe, hoàn toàn đầy đủ các bộ phận.
- Gót chân thon dài (bằng ba lần của người bậc trung).
- Ngón tay, ngón chân dài và nhọn lần như dùi trống.
- Bàn tay và bàn chân thật mềm mại.
- Bàn tay và bàn chân có nhiều lằn chỉ như màn da lưới thật đẹp.
- Có mắt cá nổi tròn lên như con sò.
- Có ống chân dài và tròn như sơn dương.
- Hai cánh tay thật dài, đứng thẳng không co lưng xuống, hai bàn tay cũng rờ đụng tới đầu gối.
- Có tướng Mã Âm Tàng (ngọc hành ẩn vào trong bọc da như ở loài ngựa).
- Màu sắc da sáng như vàng ròng.
- Da trơn mướt khiến bụi không thể bám dính vào.
- Mỗi lỗ chân lông chỉ mọc một sợi lông, đều nhau trong mỗi lỗ.
- Mỗi sợi lông đều mọc xoáy tròn thẳng lên, màu xanh biếc, mọc xoáy lên từng xoáy tròn nhỏ và xoáy về hướng mặt.
- Thân mình đều đặn và cao thẳng như vị Phạm Thiên.
- Có bảy chỗ tròn đầy và bằng thẳng, thịt cần cổ, hai lưng bàn tay, hai lưng bàn chân, và hai bả
- Có thân hình phân nửa phía trước như con sư tử.
- Khoảng giữa hai bả vai không có khuyết lõm, đều bằng thẳng.
- Thân thể cân đối như cây đa, bề cao của thân ngang bằng bề dài của hai tay sải rộng, bề dài của hai tay sải rộng ngang bằng bề cao của thân.
- Phần nửa thân trên vuông tròn (cần cổ tròn đều).
- Có vị giác hết sức bén nhạy, khi vật chi chạm đầu ngọn lưỡi thì những cảm giác khởi lên tại cổ họng và truyền đi khắp mọi nơi.
- Có quai hàm như con sư tử.
- Có bốn mươi cái răng (trên và dưới đều có hai mươi cái răng).
- Các răng đều đặn và bằng
- Các răng đều khít nhau (không khuyết hở).
- Răng cửa trắng trong và sạch láng.
- Tướng lưỡi dài và rộng lớn, có thể le ra che đậy cả mặt.
- Có tiếng nói trong trẻo tuyệt diệu như tiếng Phạm Thiên (Phạm Âm) hay tiếng chim KARAVÌKA.
- Hai tròng con mắt màu xanh đậm (như mắt con bò con).
- Có lông mi như lông con bò
- Giữa hai lông mày có mọc lên một sợi lông trắng, mịn màng như bông gòn.
- Tóc trên đầu khoanh tròn lại bên phía mặt như một cái mão (nhục kế).
3. Sự nuôi dưỡng và ý nghĩa tên gọi của hoàng tử VIPASSÌ
- Ngày cũng như đêm, Hoàng Tử luôn sống trên lầu và không bao giờ bước xuống lầu, luôn có một cái lọng trắng che ở phía trên Hoàng Tử với mục đích không cho lạnh, nóng, bụi bặm, hay mù sương làm quấy phiền Ngài. Được mọi người âu yếm thương yêu, chuyền tay nhau ẵm bồng Ngài, cũng ví như các loài hoa sen xanh, hồng, trắng được mọi người ưa thích.
- Khi phát âm thì hết sức tuyệt diệu, âm vận điều hòa, dịu ngọt, và hấp dẫn. Ví như tiếng hót của loài chim KARAVÌKA sinh sống trong dãy núi Hy Mã Lạp Sơn.
- Do Nghiệp báo phát sanh, Thiên Nhãn hiện ra với Hoàng Tử, và nhờ vào Thiên Nhãn, Ngài có thể nhìn khắp chung quanh đến một do tuần, ngày cũng như đêm.
- Hoàng Tử nhìn thẳng mọi sự vật với cặp mắt không nhấp nháy, như hàng Chư Thiên ở cõi Tam Thập Tam Thiên (Đao Lợi Thiên); do vậy, được gọi tên là “VIPASSÌ VIPASSÌ” (Vị đã nhìn thấy). Khi ngồi bên cạnh Phụ Vương đang xử kiện, Hoàng Tử chú tâm quan sát phương thức xử kiện đến nổi tự mình cũng có thể phán đoán được xử kiện, do vậy, được gọi tên là “VIPASSÌ VIPASSÌ” (có thể quan sát và xử kiện đúng theo luật pháp).
- Được Vua Cha xây dựng ba tòa lâu đài thích hợp với thời tiết cho hoàng tử VIPASSÌ, một cho mùa mưa, một cho mùa đông, một cho mùa nóng, với Ngũ Dục Lạc được khéo chuẩn bị đầy đủ và luôn được hầu hạ vui chơi với các nữ nhạc sĩ.
Chứng Kiến Bốn Hiện Tượng – Xuất Gia, Thành Đạo của Bồ Tát VIPASSÌ
1. Chứng kiến hiện tượng già nua
Trải qua một thời gian dài, nhiều ngày năm, vào một hôm, bảo người đánh xe đưa đi dạo vườn ngự uyển thì hoàng tử VIPASSÌ thấy được một người già nua, chân mỏi, gối dùn, run rẩy, khổ não, không còn đâu là tuổi trẻ. Liền quay trở về hoàng cung, đau khổ, sầu muộn, và trầm tư suy nghĩ, liên tưởng đến bản thân: “Sỉ nhục thay, cái gọi là Sanh. Vì ai sanh ra cũng phải già yếu như vậy.” Vua Cha biết được sự việc, khởi lòng lo lắng, lại sắp đặt cho hoàng tử VIPASSÌ được hưởng thêm Ngũ Dục Lạc nhiều hơn nữa, để cho Ngài không nghĩ đến việc xuất gia, phải ở lại trị vì Thiên Hạ, và không để cho lời của các vị Bà La Môn Tướng Số thành sự thật.
2. Chứng kiến hiện tượng bệnh hoạn
Trải qua một thời gian rất lâu dài yên lặng, nhiều ngày năm, vào một hôm, bảo người đánh xe đưa đi dạo vườn ngự uyển thì hoàng tử VIPASSÌ thấy được một người bệnh hoạn, khổ não, nguy kịch, bò lết trong tiểu tiện đại tiện của mình, cần có người khác nâng đỡ, cần có người khác dìu dắt. Liền quay trở về hoàng cung, đau khổ, sầu muộn, và trầm tư suy nghĩ, liên tưởng đến bản thân: “Sỉ nhục thay, cái gọi là Sanh. Vì ai sanh ra cũng phải già yếu, cũng phải bệnh hoạn như vậy.” Vua Cha biết được sự việc, khởi lòng lo lắng, lại sắp đặt cho hoàng tử VIPASSÌ được hưởng thêm Ngũ Dục Lạc nhiều hơn nữa, để cho Ngài không nghĩ đến việc xuất gia, phải ở lại trị vì thiên hạ và không để cho lời của các vị Bà La Môn Tướng Số thành sự thật.
3. Chứng kiến hiện tượng tử vong
Trải qua một thời gian rất lâu dài yên lặng, nhiều ngày năm, vào một hôm, bảo người đánh xe đưa đi dạo vườn ngự uyển thì hoàng tử VIPASSÌ thấy được một đám đông người lo lập dàn hỏa táng để hỏa thiêu một người vừa mới mệnh chung. Liền quay trở về hoàng cung, đau khổ, sầu muộn, và trầm tư suy nghĩ, liên tưởng đến bản thân: “Sỉ nhục thay, cái gọi là Sanh. Vì ai sanh ra cũng phải già yếu, cũng phải bệnh hoạn, cũng phải chết như vậy.” Vua Cha biết được sự việc, khởi lòng lo lắng, lại sắp đặt cho hoàng tử VIPASSÌ được hưởng thêm Ngũ Dục Lạc nhiều hơn nữa, để cho Ngài không nghĩ đến việc xuất gia, phải ở lại trị vì thiên hạ và không để cho lời của các vị Bà La Môn Tướng Số thành sự thật.
4. Chứng kiến hiện tượng xuất gia
Trải qua một thời gian rất lâu dài yên lặng, nhiều ngày năm, vào một hôm, bảo người đánh xe đưa đi dạo vườn ngự uyển thì hoàng tử VIPASSÌ thấy được một Đạo Sĩ trang nghiêm, với y ca sa đáng tôn kính. Khi được hiểu biết ý nghĩa của hạnh xuất gia, “khéo tu Pháp Hạnh, khéo tu Tịnh Hạnh, khéo hành Thiện Nghiệp, khéo hành Công Đức Nghiệp, trau giồi Thiện Sự, đem lợi ích quần sanh với tấm lòng Từ Ái cao quý.” Và ngay tại nơi ấy, hoàng tử VIPASSÌ quyết định xuất gia, từ bỏ gia đình, và sống hạnh không gia đình.
- Tin xuất gia của hoàng tử VIPASSÌ được loan truyền tại kinh đô BANDHUMATÌ làm cho một đại chúng 84,000 người phấn khởi, cũng noi theo từ bỏ gia đình, xuất gia sống hạnh không gia đình, và nương tựa vào Bồ Tát VIPASSÌ để tu tập. Nhưng được một thời gian, do đại chúng đông đảo, luôn đoanh quanh Ngài, không đem lại sự an tịnh trong tâm thức, cuối cùng Ngài quyết định sống độc cư nhàn tịnh.
- Trong trạng thái an lặng. tịnh cư thanh vắng, Bồ Tát VIPASSÌ sống quán pháp theo nguyên lý “IDA PACCAYATA PATICCA SAMUPPÀDA – Y Cư Duyên Liên Quan Tương Sinh” theo pháp sanh diệt của Thập Nhị Nhân Duyên, khởi sanh Pháp Nhãn, trí tuệ liễu tri thực tướng, quán sự sanh diệt trong Ngũ Thủ Uẩn, đoạn tận các Lậu Hoặc, thành đạt cứu cánh giải thoát, chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.
- Sau đó, đức Thế Tôn VIPASSÌ trầm tư suy nghĩ với những ý tưởng như sau: “Pháp mà Ta đã chứng ngộ, quả thật thậm thâm vi diệu, sâu kín khó thấy, cao siêu khó lãnh hội, không nằm trong phạm vi luân lý, siêu lý luận vi tế, chỉ có bậc Đại Trí mới thấu hiểu. Chúng sanh vẫn còn luyến ái trong nhục dục ngũ trần. Định lý nhân quả tương quan “Tùy Thuộc Phát Sanh” là một đề mục rất khó lãnh hội và Níp Bàn, tất cả sanh y được trừ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái diệt. Cũng là một vấn đề không phải dễ lãnh hội. Nếu nay Ta truyền dạy Pháp mà người khác không hiểu biết thì hoài công vô ích.” Thế rồi, đức Thế Tôn VIPASSÌ thốt lên bài kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên như sau: “Thật khó khăn lắm mới được chứng ngộ Chánh Pháp và ngay lúc này, chưa cần phổ biến. Pháp này khó mà chứng ngộ với những ai còn bị Tham Sân chi phối. Những ai còn bị Ái nhiễm và Vô Minh bao phủ rất khó thấy pháp này. Một pháp đi ngược dòng, vi diệu, thâm sâu, khó thấy, vi tế.”
- Với những suy tư và thốt ra lời như thế, đức Thế Tôn VIPASSÌ không muốn thuyết pháp, hướng về vô vi thụ động.
5. Đại Phạm Thiên ba lần thỉnh nguyện đức Thế Tôn thuyết pháp độ chúng sanh
- Một Đại Phạm Thiên biết được tư tưởng đức Thế Tôn, lo sợ Ngài không truyền bá Chánh Pháp thì thế giới sẽ phải chịu diệt vong, nên từ bỏ Phạm Thiên Giới đến hiện bày trước mặt đức Thế Tôn, quỳ đầu gối bên phải trên mặt đất, chấp tay hướng về đức Thế Tôn và tác bạch ba lần thỉnh nguyện Ngài, “Hãy vì thương xót chúng sanh mà thuyết pháp độ ”
- Sau đó, đức Thế Tôn VIPASSÌ nhận thấy rằng chúng sanh có kẻ ít người nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn độn căn, có hạng tánh thuận tánh nghịch, có hạng dễ dạy khó dạy, có một số ít thấy sự nguy hiểm trong tái sanh và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm. Cũng như trong hồ sen có nhiều loại sen xanh, đỏ, trắng, lẫn lộn. Có những cây mọc từ trong nước, lớn lên trong nước, sống trong lòng nước, và tươi tắn trong nước. Có những cây sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, và sống vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm đẫm ướt, không vướng chút bùn nhơ.
- Nhận lời thỉnh cầu, đức Thế Tôn VIPASSÌ tuyên bố: “Cửa vô sanh bất diệt đã được mở rộng. Hỡi những ai được nghe, hãy từ bỏ Tà Kiến của mình. Vì nghĩ đến mệt mỏi hoài công, nên trước đây Ta không muốn thuyết giảng Chánh Pháp vi diệu cho loài người.”
Đức Phật giáo hóa và khuyến khích các đệ tử truyền bá Chánh Pháp
1. Đức Phật thuyết pháp giáo hóa chúng sanh
- Vương tử KHANDA và con của Vương Tử là TISSA đang trú ở kinh đô BANDHUMATÌ, là bậc tri thức đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm ô bụi đời, là hai đối tượng đầu tiên của đức Phật VIPASSÌ trên đường giáo hóa độ chúng
- Tại lộc uyển KHEMA, kinh đô BANDHUMATÌ, pháp nhũ được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng tuần tự, có năm chi:
- Thuyết về bố thí
- Thuyết về trì giới
- Thuyết về sự an vui ở các Thiên Giới
- Thuyết về sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của Ngũ Dục Lạc
- Thuyết về sự lợi ích của xuất ly
Cuối cùng an trú vào lý Tứ Đế đã làm cho hai vị Vương Tử này được chứng đắc Pháp Nhãn, xa trần ly cấu, đoạn tận mọi nghi hoặc, xin được xuất gia thọ Cụ Túc Giới. Không bao lâu sau, nhờ sự giảng dạy và khuyến khích của đức Thế Tôn làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với Pháp Thoại, tâm trí không còn chấp thủ, hai vị này được giải thoát các Lậu Hoặc.
- Tin hai vị KHANDHA và TISSA xuất gia đã làm cho đại chúng 84,000 người phấn khởi noi theo, từ bỏ gia đình, xuất gia sống hạnh không gia đình. Đức Thế Tôn VIPASSÌ khéo thuyết giảng Pháp Thoại đã làm cho đại chúng an trú vào lý Tứ Đế, và cũng không bao lâu sau đại chúng này được giải thoát các Lậu Hoặc.
- Luôn cả 84,000 người đã xuất gia trước kia với Bồ Tát, đã đến lộc uyển KHEMA, xin đức Thế Tôn VIPASSÌ cho thọ Cụ Túc Giới. Đức Thế Tôn VIPASSÌ khéo thuyết giảng Pháp Thoại đã làm cho đại chúng giác ngộ lý Tứ Đế, và cũng không bao lâu sau đại chúng này được giải thoát các Lậu Hoặc.
2. Đức Phật khuyến khích các đệ tử truyền bá Chánh Pháp
- Khi số Tăng Hội lên đến 6,800,000 vị tỳ khưu, đức Thế Tôn VIPASSÌ khởi lên tư tưởng khuyến khích chư vị Thánh Tăng nên truyền bá Chánh Pháp: “Vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích cho Chư Thiên và Nhân Loại, chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này chư tỳ khưu, hãy thuyết giảng Chánh Pháp, Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ đời sống Phạm Hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít bị nhiễm bụi đời, nếu không được nghe Chánh Pháp, sẽ bị nguy hại. Nếu được nghe, sẽ thâm hiểu Chánh Pháp. Cứ sáu năm, hãy đến kinh đô BANDHUMATÌ để tụng đọc Giới Bổn.”
Ý nghĩa trên đã làm cho một Đại Phạm Thiên vô cùng hoan hỷ tán thán.
- Vâng lệnh đức Thế Tôn VIPASSÌ, ngay hôm ấy đã có phần lớn chư tăng lên đường đi khắp quốc độ, mỗi người một hướng đem Chánh Pháp thuyết giảng đến khắp quần sinh. Và cứ mỗi một năm trôi qua, thì có Chư Thiên nhắc nhở đến kỳ hạn để về tụ hợp lại tụng đọc Giới Bổn.
- Đúng kỳ hạn của sáu năm, vào ngày trăng tròn, đức Phật tuyên bố đọc “Biệt Biệt Giải Thoát Giới – PATIMOKKHA” cho chư tăng lắng nghe:
“Chư Phật dạy Níp Bàn là đệ nhất, Nhẫn nại, khổ hạnh, kham nhẫn là đệ nhất, Người xuất gia hại người xuất gia khác, Hại người khác như vậy không xứng gọi là Sa Môn.”
“Mọi điều Ác không làm, hướng tâm các Thiện nghiệp, Giữ tâm trí thanh tịnh, chính lời chư Phật dạy.”
“Không chỉ trích, không đánh đập, giữ mình trong Giới Bổn, Ăn uống có tiết độ, ngủ nghỉ riêng một mình,
Hướng tâm đến cao khiết, chính lời chư Phật dạy.”
Tiền thân của đức Phật Thích Ca
- Bồ Tát từ gốc cây Ta La Long Thọ tại UKKATTHA, trong khu rừng SUBHAGA, đi đến trú ngụ tại Tịnh Cư Thiên (SUDDHÀVÀSA) với đại chúng vài ngàn Chư Thiên đoanh vây đảnh lễ và kể lại câu chuyện của đức Phật VIPASSÌ đã hiện diện trong thế gian này cách đây 91 kiếp.
- Chư Thiên cũng báo cho Bồ Tát biết ngay trong kiếp hiện tại sẽ có một vị Chánh Đẳng Giác ra đời, thuộc chủng tộc Sát Đế Lỵ, dòng tộc GOTAMA, sống trong thời kỳ tuổi thọ loài người khoảng 100 tuổi hay hơn. Bồ Tát giác ngộ thành quả vị Chánh Đẳng Giác dưới gốc cây ASSATTHA, có hai vị Chí Thượng Thinh Văn đệ tử, SÀRIPUTTA và MOGGALLÀNA, có số Tăng Hội là 1,250 Thánh Tỳ Khưu Tăng, đều là bậc Lậu Tận. Có thị giả là tỳ khưu ÀNANDA. Phụ Vương có tên là SUDDHODANA, Mẫu Hậu có tên là MÀYÀ, kinh đô là KAPILAVATTHU.
- Do nhờ khéo chứng đạt Pháp Giới mà đức Phật đã rõ biết chư Phật quá khứ, những vị đã viên tịch Níp Bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Đức Phật cũng biết được chủng tộc, dòng họ, tuổi thọ, giới hạnh, pháp hạnh, tuệ hạnh, trí hạnh, v.v… một cách tường tận.
Kết Luận:
Khi chấm dứt thời Pháp Thoại, chư tỳ khưu hoan hỷ tín thọ lời dạy của đức Thế Tôn.