BÀI GIẢNG NGÀY THỨ SÁU

Bố thí, cúng dường giúp ta xả bỏ tâm ngã mạn và tham lam

Một ví dụ khác, một người rất giàu có, triệu phú thời ấy có tên là Anathapindika, hay còn được gọi là Cấp Cô Độc. Ông ta thường hay cho nhiều Dāna (Bố thí, cúng dường). Truyền thống của người Cư sĩ là bố thí, cúng dường. Nếu ai không làm thế thì sự ngã mạng của người đó sẽ tăng trưởng. Là một Cư sĩ, ta không nên đi xin ăn từ người khác, đối với Tăng Ni thì điều này không sao. Là một Cư sĩ, ta phải kiếm tiền một cách chân chính, lương thiện, chăm chỉ. Nhưng khi bắt đầu kiếm ra tiền, ý tưởng điên cuồng sẽ tới: “Ta rất thông minh và lanh lợi, đây là lý do tại sao ta kiếm được nhiều tiền thế này”.

Người ta bắt đầu sống cuộc đời lấy bản ngã hay cái ta làm trọng, rồi khinh rẻ người khác: “Ô! Những người này, họ ngu dốt lắm, họ không thông minh, lanh lợi, không chăm chỉ, cần cù. Đó là lý do tại sao họ không kiếm ra nhiều tiền. Còn ta, nhìn xem! Ta rất thông minh, lanh lợi và cần cù”.

Cái ngã này nổi lên, điều này rất nguy hiểm. Tất cả mục đích bố thí, cúng dường (Dāna) là để làm suy giảm cái ngã này. Nhưng cũng chính việc cho Dāna ấy có thể làm cho người ta trở thành con người lấy bản ngã làm trọng. Khi lấy bản ngã làm trọng, người ta đã đánh mất Dhamma, người ta không biết tại sao mình cho Dāna.

Người này, Anathapindika (Cấp Cô Độc) đã bố thí, cúng dường rất nhiều. Ông ta có biệt hiệu là Anathapindika vì ông ta cung cấp thực phẩm và giúp đỡ cho rất nhiều người nghèo, những người cô độc. Cơ sơ Kinh doanh của ông ta có khắp trong và ngoài nước Ấn Độ. Ông lập ra một điều lệ là bất cứ ở đâu có chi nhánh, văn phòng của ông, ở đó, không có ai phải chịu đói, nhưng ông ta vẫn chưa biết Dhamma. Sau đó, Ông ta được gặp Đức Phật, được biết Dhamma và tu tập Vipassana để thanh lọc tâm, rồi chứng nghiệm được giai đoạn đầu của giải thoát (Thánh quả Nhập Lưu) và trở thành một người hoàn toàn thay đổi theo hướng tốt.

Bây giờ, mục đích của việc hiến tặng Dāna là không phải để thổi phồng bản ngã mà là giảm bớt đi bản ngã và làm cho nó tiêu tan. Ông ta nghĩ rằng: “Tất cả tiền tài mà tôi có là vì các Kamma (Thiện nghiệp) của tôi trong quá khứ, nó phải được dùng vì lợi ích của người khác. Dĩ nhiên, là một Cư sĩ, tôi phải dùng tiền để tự cấp dưỡng và nuôi dưỡng người thân. Số tiền còn lại sẽ dành cho lợi ích của người khác”. Bây giờ, ông ta đã hiểu rõ điều này.

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

 

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app