BÀI GIẢNG NGÀY THỨ SÁU

Các thức ăn vật chất và tinh thần

Ta cung ứng 4 loại thức ăn cho chúng (2 loại thức ăn vật chất, 2 loại thức ăn tinh thần). Các thức ăn vật chất và tinh thần này chịu trách nhiệm trong việc tạo ra các Kalāpa khác nhau trong cơ thể. Ta sẽ chứng nghiệm điều này khi ta tiến bước trên con đường giải thoát, điều này sẽ dần dần trở nên rõ ràng hơn. Sự hấp thụ vật chất là thực phẩm ăn vào một, hai hoặc ba lần một ngày. Bất cứ loại thực phẩm nào ta ăn vào, những Kalāpa của loại thực phẩm đó sẽ bắt đầu nảy sinh với ưu thế của nguyên tố này hay nguyên tố kia. Ta tiến bộ trên con đường tu tập và ngày càng trở nên nhạy cảm với cảm giác của mình hơn, tiến trình này sẽ trở nên rất rõ ràng. Ví dụ, một hôm ta ăn món thật cay như món cay Ấn Độ có ớt. Khi ngồi Thiền, ta có cảm giác nóng bỏng chỗ này, chỗ kia, đó là nguyên tố lửa.

Ta đã thọ nhận thức ăn đó và bây giờ cảm thấy các nguyên tử khởi lên với ưu thế của nguyên tố lửa. Nếu ăn thức ăn cũ có nhiều dầu mỡ, khi ngồi Thiền, ta cảm thấy rất nặng nề do nguyên tố đất. Nếu ăn thức ăn lành mạnh, cơ thể mình sẽ khoẻ mạnh, ngược lại, cơ thể ta rất yếu và bệnh hoạn. Đây là luật tự nhiên.

Sự hấp thụ vật chất thứ hai là từ bầu khí quyển xung quanh chúng ta. Từng khoảnh khắc, cơ thể này cứ hấp thụ tiếp tục không khí xung quanh nó. Nếu sống ở xứ có khí hậu lạnh, người ta có một loại cơ thể. Nếu sống ở xứ nóng, người ta có một loại cơ thể khác. Những loại Kalāpa này phát sinh vì lớp không khí bên ngoài.

Sự hấp thụ thứ ba là sự hấp thụ tinh thần. Khi ở giây phút hiện tại, tâm ta đang phát sinh một loại Saṅkhāra nào đó. Loại tâm với Saṅkhāra này sẽ bắt đầu phát sinh những vi tử li ti (Kalāpa) với một loại nguyên tố nào đó. Ví dụ, ở giây phút này, tâm ta nổi giận, các Kalāpa nảy sinh lúc này là các Kalāpa nguyên tố lửa: “Cháy bừng, cháy bừng, cháy bừng”. Hay khi tạo ra các Saṅkhāra sợ hãi, ta cảm thấy run rẩy, đó là nguyên tố không khí. Loại đồ ăn nào được cung cấp ở dạng tinh thần vào giây phút này. Đây là cách tinh thần chuyển hóa thành vật chất hoặc tinh thần ảnh hưởng đến vật chất, hay làm cho vật chất nảy sinh theo một phương cách riêng nào đó.

Sự hấp thụ thứ tư là các Saṅkhāra cũ của mình. Trong từng khoảnh khắc, thực tại của tâm bị Saṅkhāra ảnh hưởng, hoặc là ta cứ tiếp tục tạo ra các Saṅkhāra hết khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, hay là ngưng tạo ra các Saṅkhāra mới. Khi ta thực tập Thiền Vipassana và không tạo ra bất cứ Saṅkhāra nào ngay trong khoảnh khắc này, thì số tồn kho cũ sẽ trồi lên trên bề mặt. Số tồn kho cũ này là kết quả của các Saṅkhāra cũ trong ta. Khi ta đã củng cố vững vàng trong phương pháp Thiền, điều này cũng trở nên rõ ràng trong đời sống hàng ngày.

Khi có một điều gì khó chịu hoặc dễ chịu xảy ra, trước khi nó xảy ra bên ngoài, có một cảm giác khó chịu hay dễ chịu đã nảy sinh bên trong. Khi hạt giống được gieo trồng là một cảm giác thì quả gặt hái được trước tiên cũng là một cảm giác. Ví dụ, khi gieo hạt giống của sự giận dữ (Saṅkhāra giận dữ), ta cảm thấy rất nóng nực. Kết quả của loại Saṅkhāra đó, khi trổ ra, sẽ trổ ra cùng với loại cảm giác ấy là hơi nóng, rất nóng. Như vậy, Saṅkhāra mà tôi tạo ra bây giờ là một sự hấp thụ vào và nó tạo ra nguyên tố lửa trong thân. Nếu Saṅkhāra trong quá khứ là giận dữ, quả của nó sẽ có nguyên tố lửa.

 

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app