Ngày 3 – 04. Nguy Hiểm Nếu Chỉ Dừng Lại Ở Văn Tuệ Và Tư Tuệ

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BA

Tác hại của Sutta mayā Paññā (Văn tuệ) và Cinta mayā Paññā (Tư tuệ)

Từ xưa, vốn đã có tất cả những lời răn dạy này, nhưng làm sao để có thể thoát khỏi đau khổ. Nếu ta biết phát triển Bhāvanā mayā Paññā, trí tuệ thực nghiệm của chính mình. Nó sẽ giúp ta thoát khỏi khổ đau. Trí tuệ thứ nhất và thứ hai rất hữu ích nhưng chúng cũng có thể rất có hại. Có nhiều trường hợp chúng trở thành hết sức tai hại, chẳng hạn như Sutta mayā Paññā, trí tuệ thụ nhận. Một người nào đó, sinh trong một gia đình nào đó, trong một xã hội nào đó, có đức tin vào một truyền thống nào đó, với những giáo lý và đức tin nào đó.

Từ thuở nhỏ, tâm trí người đó đã bị nhồi nhét, nhồi nhét, nhồi nhét bởi tất cả những tập tục, lý thuyết và đức tin vào tín điều này. Người đó bắt đầu thấy rằng tất cả những này điều này đều tốt cả, còn tất cả các truyền thống khác đều vô dụng, sai lầm: “Truyền thống của tôi là nhất cho nên tôi chấp nhận nó”. Người đó sẽ không muốn đi thêm bước kế tiếp nữa, họ thấy hoàn toàn thỏa mãn: “Tôi chấp nhận chân lý trong Kinh điển của tôi, chân lý mà các Vị Thần Thánh và Giáo chủ tôn giáo của tôi đã giảng dạy, rất là tuyệt diệu!”.

Điều này trở thành một cản trở và ràng buộc rất lớn. Một người như vậy sẽ không bao giờ sử dụng lý trí, phân tích những điều đã được giảng dạy. Như vậy, họ rất khó mà phát triển được khả năng chứng nghiệm thực tại. Điều này trở thành một sự ràng buộc rất lớn. Có người hoàn toàn tin chắc vào Sutta mayā Paññā, trí tuệ thụ nhận, thế nhưng là con người nên họ muốn dùng lý trí để tìm hiểu. Họ bắt đầu suy luận: “Phải chăng điều này có thật? Phải chăng điều này đúng? Điều này có thể chấp nhận được không? Có thực tiễn không? ”. Rồi những bậc trưởng thượng bắt đầu lo lắng. Những trưởng lão trong gia đình, ngoài xã hội hay cộng đồng không tán thành. Họ nói: “Ồ! Con không tin tưởng à? Con không có đức tin vào giáo lý, vào Vị giáo chủ của ta à? Thế nếu con nghi ngờ, con có biết kết quả như thế nào không? Khi chết, con sẽ rơi xuống địa ngục”.

Và rồi họ diễn tả cảnh địa ngục thật là khủng khiếp, làm cho người này vội vàng van xin: “Không! Không! Không! Tôi không muốn xuống địa ngục ấy! Tôi chấp nhận hết bất cứ điều gì, dù có lý hay không có lý, thực tiễn hay không, bất cứ cái gì, tôi chấp nhận hết! Tôi không muốn phải xuống địa ngục”. Tội nghiệp cho người này, chấp nhận hết, chấp nhận vì sợ hãi.

Và rồi các bậc trưởng thượng này còn có một cách khác. Họ sẽ nói: “Này con! Nếu con chấp nhận hết tất cả những gì trong Kinh điển theo truyền thống tôn giáo, theo triết lý của chúng ta, nếu con chấp nhận thì con biết điều gì sẽ xảy ra không? Sau khi chết, con sẽ được lên thiên đàng”. Và rồi một sự diễn ta thật là tuyệt vời về thiên đàng: “Rất tuyệt vời! Rất tuyệt vời! Con sẽ hưởng thụ tất cả những khoái cảm nơi đó, tất cả những vui thú của cõi trời mà con không thể có được ở nơi hạ giới này, hết sức tuyệt diệu”.

Thế là nước miếng, nước giải bắt đầu chảy ra: “Sung sướng quá! Nếu mà được như thế thì tôi chấp nhận hết, chỉ có chấp nhận mà được lên thiên đàng thì tôi xin làm tiên phong”. Thế là Quý vị chấp nhận. Cho dù chấp nhận vì đức tin mù quáng, vì sợ hãi hay vì lòng tham lam thì ta cũng chỉ biết chấp nhận suông mà không biết dùng đầu óc của mình để tìm hiểu. Cho dù có tiến sang giai đoạn thứ hai (Tư tuệ) đi nữa thì việc chấp nhận suông như vậy cũng trở thành sự ràng buộc không kém.

Có trường hợp xảy ra, khi ta bắt đầu suy luận. Ta nhận thấy những giải thích rất hợp lý, nhất là các niềm tin trong truyền thống của mình. Cũng như một Vị luật sư giỏi, ta tìm đủ hết mọi cách để tự thuyết phục: “Thế này là đúng, vì truyền thống tôn giáo của ta bảo vậy. Tất nhiên là đúng, cái này là đúng”. Ta tiếp tục lý luận cho đến chính mình tin tưởng một cách chắc chắn: “Điều này nhất định là đúng, không còn gì bàn cãi nữa. Bây giờ, tôi đã biết tất cả mọi sự, lý trí của tôi chứng nhận là đúng”.Và ta thổi phồng cái ngã lên: “Giờ đây, tôi đã biết hết. Tôi thật là một người khôn ngoan.Tôi có thể viết rất nhiều sách về triết lý và tín ngưỡng này. Tôi có thể diễn thuyết, tranh luận, thảo luận để chứng minh rằng tất cả các tín ngưỡng khác là sai, chỉ tín ngưỡng khác là đúng”. Sự điên rồ này sẽ ngăn cản ta tiến đến giai đoạn kế tiếp (Tu tuệ hay tuệ thực chứng).

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app