BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BẢY

Năm người bạn hữu ích giúp Thiền sinh vượt qua chướng ngại

Sự thực hành liên tục sẽ giúp ta, sóng gió có thể vẫn còn, nhưng bây giờ, sau khi học xong 7 ngày, ta đã có đủ sức mạnh để đối diện với chúng. Đừng lo lắng gì cả, chẳng có sóng gió nào làm cho ta dao động nhiều đâu. Năm kẻ thù, năm chướng ngại hành thiền (Ham muốn, ghét bỏ, lười biếng, phóng tâm và hoài nghi) vẫn còn đấy nhưng chúng yếu dần.

Chúng ta cũng có năm người bạn, những người bạn tuyệt vời. Hãy giữ những người bạn này bên cạnh và ta sẽ thấy rằng họ rất hữu ích. Những người bạn này thật sự hữu ích với điều kiện là sự tinh khiết của họ vẫn còn tồn tại. Nếu mất đi sự thuần khiết, chính những người bạn này sẽ trở thành kẻ thù và sẽ rất có hại. Vậy những ai là bạn hữu của ta? Sự thuần khiết của những người bạn này là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu năm người bạn này.

Sự thành tâm, tin tưởng (Saddhā – Tín)

Theo ngôn ngữ thời ấy, người thứ nhất được gọi là Saddhā (sự thành tâm, tin tưởng). Đây là người bạn rất quan trọng. Người nào không có chút thành tâm, tin tưởng nào trong những gì mình làm thì làm sao người ấy có thể thực hiện công việc một cách đúng đắn được. Nếu lúc nào cũng nghi ngờ, hoài nghi thì người ta không thể hành Thiền được. Ta phải có sự tin tưởng vững chắc, phải có niềm tin. Bảy ngày trôi qua, bây giờ, ta nên tin tưởng vào phương pháp Thiền hay con đường giải thoát này để có thể hành Thiền một cách hữu hiệu hơn. Nhưng lòng tin vững chắc này, sự kính tín này có thể trở thành kẻ thù to lớn nếu chúng trở thành mù quáng. Đức tin mù quáng, tôn sùng mù quáng, tín ngưỡng mù quáng, những thứ này không giúp ích gì cho ta.

Chúng là những kẻ thù lớn, đừng cho phép chúng trở thành mù quáng. Khi tất cả năm người bạn này trở nên mù quáng, chúng trở thành vô dụng, không giúp ích được gì cả. Như thế, đi cùng với chúng phải có trí tuệ. Mỗi người bạn phải có trí tuệ để ta nhận rõ được sự thuần khiết của người bạn đặc biệt này. Sự thuần khiết của lòng kính tín chỉ đến khi ta có lòng kính tín đi cùng với trí tuệ.

Không có trí tuệ, lòng tin này trở thành mù quáng. Trí tuệ ví như cặp mắt, lòng kính tín ví như đôi chân của chúng ta. Người không có mắt vẫn có thể bước đi, thậm chí có thể chạy trên con đường nhưng sẽ không biết khi nào mình đi sai đường, và sẽ rơi xuống hố. Người chỉ có mắt nhưng không có chân, không có lòng kính tín, một người như thế chỉ có thể nhìn vào con đường giải thoát mà nói: “Ồ! Đạo lộ này rất tuyệt vời, vĩ đại! Giáo huấn của Đức Phật thật huyền diệu, Dhamma thật huyền diệu”. Nhưng người ấy không bước đi dù chỉ một bước bởi vì họ không có lòng kính tín. Cả hai trí tuệ và lòng kính tín đều quan trọng, sự hợp nhất của cả hai tạo cho ta rất nhiều sức mạnh. Bởi vì từ đó sự kính tín ấy trở nên sáng suốt, nó trở thành sự thành tâm đi kèm với sự thông minh biết phân biệt phải trái, cho phép chúng ta biết cái gì là cốt tủy của lòng kính tín. Chúng ta không chỉ chấp nhận một cách mù quáng. Cái gì là cốt tủy của lòng kính tính?

Ta có thể có lòng kính tín với bất cứ người nào, bất cứ Vị thần thánh hay Bậc Giác Ngộ nào. Tại sao ta có lòng kính tín đối với người này, Vị này? Bởi vì Vị này là một Thánh nhân, Vị ấy có một số đức hạnh nào đó. Ta có đức tin đối với các đức hạnh ấy, nhìn vào các đức hạnh ấy. Ta có lòng hứng khởi và cảm hứng phát triển các đức hạnh này nơi mình.

Như thế, lòng kính tín ấy rất có ích, hữu dụng và có mục đích, nếu không, chẳng có lợi lạc gì cả. Nếu ta chỉ thể hiện lòng kín tín của mình bằng một cái bình bát ăn xin. Nếu ta cứ cầu khẩn: “Kính lạy Thượng đế toàn năng, kính lạy Nữ thần, xin cho con cái này, xin cho ý nguyện này, ý nguyện kia được thành tựu”. Lòng kính tín ấy là thứ sùng tín mù quáng, nó chẳng giúp được gì cả. Lòng kính tín nên hướng về phẩm hạnh, có được cảm hứng muốn phát triển chính những đức hạnh này nơi chính mình, mới là lòng tin huyền diệu.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app