BÀI GIẢNG NGÀY THỨ MƯỜI

Samādhi (Định tâm) phải là Sammā samādhi (Chánh định)

Không có Sīla, ta sẽ không thể có được giai đoạn kế tiếp là Samādhi (Định tâm). Người ta có thể thực hành Samādhi thông thường còn Sammā samādhi (Chánh định). Loại Samādhi chân chánh này có thể đưa ta tới Paññā (Trí tuệ), vốn sẽ đưa ta đến giải thoát. Sẽ không thể có được nếu chúng ta tiếp tục phạm các Sīla. Ta phải gìn giữ Sīla bằng cách phải tập làm chủ được tâm theo phương cách đúng đắn. Bây giờ, ta phải tập làm chủ tâm trước hay nên tập giữ giới trước. Điều này trở nên hết sức khó khăn. Ta nên đặt con ngựa trước cổ xe hay đặt cổ xe trước con ngựa. Thật là khó, để đưa ra giải pháp, những khóa Thiền như khóa này được tổ chức ngay cả vào thời Đức Phật.

Ta đến với một khóa Thiền như thế này và bởi vì hoàn cảnh ở đây với chương trình học nặng nề từ 4h hay 4h30 sáng đến 9h hay 9h30 tối. Ta không có cơ hội nào để phạm giới. Làm sao có thể phạm giới được vì ta luôn bận rộn theo thời khóa nên đang gìn giữ Sīla của mình. Cùng một lúc, ta thực tập Samādhi và Samādhi của mình trở thành Sammā samādhi, định tâm chân chánh. Loại Samādhi dựa trên nền tảng của ảo tưởng, vô minh, lầm lạc, hay tưởng tượng có thể được thực tập mà không cần Sīla. Samādhi dựa trên nền tảng của sự tụng niệm, hình dung hay ham muốn, ghét bỏ có thể được thực tập mà không cần Sīla.

Nhưng loại Samādhi dùng đến đối tượng của sự thật, sự thật của bản thân không có ham muốn, không có ghét bỏ. Để phát triển loại Samādhi này, Sīla quả thực tuyệt đối cần thiết. Do đó, những khóa Thiền này giúp ích cho mình. Sīla giúp cho Samādhi vững vàng, Samādhi vững vàng nhằm tạo Paññā. Như tôi đã nói, Samādhi đã được thực hành ở Ấn Độ, ngay cả trước thời Đức Phật. Ở Ấn Độ, vào thời Đức Phật, ngay cả thời Đức Phật, đã có những Thiền sư dạy Sīla. Sīla không phải là điều mới lạ lúc Đức Phật bắt đầu giảng dạy. Tương tự như thế, Samādhi cũng đã có đó. Samādhi cũng không phải là điều mới lạ, lúc Đức Phật bắt đầu giảng dạy. Chính Ngài trước khi thành Phật đã thọ giáo với hai Vị Thiền sư và Ngài đạt hai tầng Thiền định rất sâu, Jhāna thứ 7 (Vô sở hữu xứ định) và Jhāna thứ 8 (Phi tưởng phi phi tưởng xứ định). Hai tầng Thiền định mà ngày nay Ấn Độ và cả thế giới đã hoàn toàn đánh mất. Ngài đã chứng hai tầng Thiền định Samādhi này. Nhưng đây không phải là loại định đúng. Ngài thấy rằng những Samādhi này không thể diệt trừ tất cả mọi bất tịnh trong tâm. Cho nên, Ngài phải phát triển và nỗ lực tu tập bằng Paññā.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app