09. Ý Nghĩa Quy Y Tăng Bảo, Đức Tin & 4 Người Bạn Tốt Khác – Ngày 7

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BẢY

Ý nghĩa quy y Tăng Bảo

Tương tự như thế, có người nói: “Tôi hướng về nương tựa Saṅgha, nương tựa Tăng bảo”. Người ta không hướng về nương tựa người nào mà hướng về nương tựa phẩm hạnh của người đó.

Supatipanno Bhagavato savaka sangho
Uju patipanno Bhagavato savaka sangho
Naya patipanno Bhagavato savaka sangho
Samici patipanno Bhagavato savaka sangho
Yadidam cattari purisa yugani
Attha purisa puggala
Esa Bhagavato savaka sangho
Ahuneyyo Pahuneyyo
Dakkhineyyo Anjali karaniyo
Anuttaram punnak-khetam lokassa ti

Bất cứ người nào đi theo con đường chân chánh, đúng đắn, của sự thật, của trí tuệ và đã đạt đến giai đoạn người ấy trở thành con người thánh thiện, thì được gọi là một Saṅgha, một Tăng Già.

Có 4 giai đoạn giải thoát, nếu ai đạt được ít nhất là giai đoạn đầu (Nhập lưu thánh quả), người ấy mới là một Vị Tăng thực sự. Nhờ gặp được con người thánh thiện như thế, người ta có được sự cảm hứng. Với cảm hứng này, người ta bắt đầu bước đi trên con đường giải thoát. Đấy là nương tựa vào Tăng, niềm tin này là sự kính tín tốt lành, có trí tuệ, khi người ta áp dụng Dhamma vào cuộc sống hàng ngày và phát triển những phẩm hạnh này trong cuộc đời của mình.

Đây là Saddhā (đức tin), người bạn quan trọng thứ nhất của chúng ta.

Nỗ lực (Tinh tấn – Viriya)

Đây là người bạn quan trọng thứ hai, nỗ lực phải đúng đắn. Nếu không biết làm sao để nỗ lực đúng đắn, ta sẽ nỗ lực sai lầm và không thu được kết quả mong đợi. Vậy ta cần phải làm gì? Ở Ấn Độ có một câu chuyện. Một đêm sáng trăng ở Varanasi, thánh điện cổ kính ở miền bắc Ấn Độ, có bốn người bạn quyết định chèo thuyền suốt đêm. Varanasi là một thành phố nha phiến. Sau khi hút nha phiến, họ bắt đầu chèo thuyền suốt đêm, toát mồ hôi. Trời tảng sáng, họ thấy thuyền không nhích được một chút nào mà vẫn ở nguyên chỗ cũ. Có cái gì không ổn? Rồi có người tìm ra nguyên nhân, sợi dây cột thuyền vào gốc cây trên bờ vẫn còn nguyên, chẳng có ai tháo ra cả. Sợi dây vô minh vẫn còn đấy, cứ thế mà chèo toát mồ hôi. Chúng ta sẽ được thêm những gì? Ta phải biết cách tu tập, rồi phải tu tập một cách thích hợp với trí tuệ đi kèm, hiểu rõ con đường hay phương pháp Thiền là gì. Đúng thế! Chúng ta sẽ đạt đến mục đích cuối cùng. Nếu không, mọi nỗ lực sẽ bị uổng phí.

Ý thức (Chánh niệm – Sati)

Người bạn quan trọng thứ ba là ý thức. Chữ Sati có hai nghĩa, có một nghĩa là tưởng nhớ. Đôi khi, người ta dùng nghĩa này, chúng ta nhớ lại. Nhưng tưởng nhớ về quá khứ không phải là một phần của phương pháp giải thoát. Nghĩa còn lại của Sati là ý thức, ý thức luôn luôn về giây phút hiện tại. Ta không thể có ý thức về quá khứ mà chỉ có thể tưởng nhớ về quá khứ. Ta cũng không thể ý thức về tương lai mà chỉ có thể nghĩ về tương lai. Ý thức phải luôn luôn thuộc về giây phút hiện tại từng giây phút một. Những gì chứng nghiệm được, ta ý thức được chúng, ý thức ở bề mặt, ở bề sâu.

Khi tu tập với cảm giác, ta có ý thức ở bề sâu. Khi đang đi, ta ý thức được mình đang đi. Khi đang ăn, ta ý thức được mình đang ăn. Nhưng đồng thời, ta cũng ý thức được cảm giác của chính mình. Nếu ý thức bị mất đi, thì việc ấy không đưa ta đến mục tiêu ta đến mục tiêu cuối cùng. Ta có thể có ý thức rất rõ ràng là mình đang đi. Ta phát triển một khả năng tuyệt vời để duy trì sự tỉnh thức về tất cả các hành động của mình. Nhưng sự ý thức ấy không đưa ta đến mục tiêu cuối cùng của sự giải thoát, nếu ta bỏ sót cảm giác của mình.

Tôi đưa ra ví dụ về cô gái trong gánh xiếc. Cô ta bước trên sợi dây rất căng và ý thức được từng bước của mình. Nếu không, cô ta có thể bị ngã gãy xương và có thể chết. Cho nên, cô ta ý thức rất rõ từng bước, nhưng cô ta không thể trở thành một Arahan được. Cô ta không thể hoàn toàn giải thoát, bởi vì cô ta không biết cảm giác là gì cũng như không biết giữ sự bình tâm trước những cảm giác. Hay một cô gái nhảy múa trên khán đài, cô ta ý thức từng bước, từng cử động, nhưng không biết gì về cảm giác. Sự thiếu sót này không đưa ta đến mục tiêu cuối cùng.

Cảm giác chính là giáo huấn của Đức Phật. Khi tu tập với cảm giác, ta ý thức được cảm giác và hiểu được bản tính của nó là Aniccā (Vô thường). Với sự hiểu biết đó, ta giữ được sự bình tâm. Có thế, ta mới ở trên con đường giải thoát. Vì đây là cách ta thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm mình ở tầng lớp sâu thẳm nhất. Nếu không, ta chỉ tu tập ở bề mặt của tâm. Do đó, Sati phải là Sati đúng đắn. Với trí tuệ đúng đắn, phải hiểu rõ Satilà gì, rồi ta tu tập theo đó với Sati đạt tới đích cuối cùng.

Định tâm (Samādhi)

Một lần nữa, Samādhi phải là Sammā Samādhi, loại Samādhi đúng đắn. Sự hiểu biết thế nào là Sammā Samādhi phải là sự hiểu biết đúng đắn. Chỉ có định không thôi thì không hữu hiệu. Định phải đi với tâm thanh tịnh. Điều này của nghĩa là nền tảng phải không còn vô minh. Nếu tâm người ta có một tưởng tượng nào đó, và với sự trợ giúp của đối tượng tưởng tượng này, họ định được tâm. Nhưng nó không phải là Sammā Samādhi (Định chân chánh). Hay ở nền tảng của tâm, ta có ham muốn: “Nhờ vào Samādhi này, ta sẽ đạt được cái này, ta sẽ đạt được cái kia”, không hữu hiệu đâu. Tâm phải không có ham muốn, oán ghét hay tưởng tượng. Điều gì mà ta đang cảm nghiệm, ý thức trong từng khoảnh khắc, ý thức trong thực tại bao lâu trong từng giây phút, đây là Samādhi đích thực của mình.

Paññā (Trí tuệ)

Người bạn thứ năm là Paññā (Trí tuệ) và Upekkhā (sự bình tâm) rất quan trọng. Một lần nữa, nếu Paññā này chỉ ở mức độ trí thức hay chỉ là điều mà ta đã nghe, đã đọc (Suttamayā Paññā hay Cinta mayā Paññā). Trí tuệ ấy không giúp được gì cho mình mà trí tuệ này phải là Bhāvanā mayā Paññā (Trí tuệ thực chứng). Đó là sự đóng góp của Đức Phật cho thế giới loài người. Ta phải chứng nghiệm trí tuệ ở mức độ cảm giác của mình. Chỉ có thế mới là Paññā đích thực. Trí tuệ ở mức độ cảm giác là sự chứng nghiệm trực tiếp, là sự bình tâm, trí tuệ của mình. Trí tuệ này sẽ giúp cho ta không còn ham muốn, ghét bỏ ngay ở mức độ sâu thẳm nhất của tâm.

Đây là điều chúng ta đã bắt đầu làm ở đây và thực hành trong đời mình. Trong khi thực hành hàng ngày, ta có các cảm giác nhưng không phản ứng lại bằng ham muốn hay ghét bỏ. Ta lúc nào cũng hiểu rằng đây là Aniccā (Vô thường) và tâm ta trở nên quân bình. Rồi chúng ta sẽ thấy rằng sự bình tâm này bắt đầu tự thể hiện trong đời sống hàng ngày. Sự bình tâm ấy phải thể hiện. Nếu ta chỉ chấp nhận Aniccā hay sự bình tâm ở mức độ trí thức và tin tưởng không thôi, ta không thể trông mong nó thể hiện trong đời sống hàng ngày được.

Chắc chắn là có những thăng trầm trong đời sống hàng ngày, chắc chắn những khó khăn sẽ đến. Làm sao để đối phó được với mọi hoàn cảnh trong đời sống hàng ngày của mình với sự bình tâm. Có được như vậy, Paññā mới là Paññā thực sự.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app