BÀI GIẢNG NGÀY THỨ HAI

Hãy tự chiến đấu để cứu lấy mình

Không ai có thể giúp cho mình được. Quý vị phải chiến đấu cuộc chiến của chính mình, phải tự tu tập để tự cứu mình, để tự giải thoát. Không ai khác có thể làm giúp cho mình được. Có người đã thành công trong việc kiểm soát tâm, thanh lọc tâm và trở nên giải thoát, giác ngộ.

Với tất cả tâm từ và lòng thương yêu, người này chỉ dạy cho chúng ta con đường giải thoát. Nhưng chính chúng ta phải bước trên con đường ấy, từng bước một. Quý vị phải tự đi đến đích cuối cùng, sẽ không có ai cõng mình trên vai để đi đến đích cuối cùng ấy. Không ai có thể cõng người khác trên vai để đi đến đích cuối cùng cả.

Không thể được! Mỗi người phải tự tu tập. Dĩ nhiên, khi ta bắt đầu bước chân trên con đường Dhamma, con đường giải thoát, con đường giác ngộ. Luật tự nhiên là thế, quy luật chung của tự nhiên là thế. Quý vị sẽ học hòa nhập với từ trường tốt lành của Thánh nhân, của Dhamma (giáo pháp), ta sẽ có được tất cả niềm hứng khởi và sức mạnh. Ta bắt đầu nhận được rất nhiều hỗ trợ từ kinh nghiệm bản thân, của nhiều Thiền sinh khác. Tôi biết là Quý vị sẽ được hỗ trợ. Quý vị có thể cho đó là ân phước, gọi đó là ân sũng hay là bất cứ cái gì mình muốn, ta sẽ được giúp đỡ. Tuy nhiên, ta vẫn phải từng bước, từng bước trên con đường này.

Một chuyện xảy ra trong cuộc đời của Đức Phật Gotama, một lần Ngài ở trung tâm Thiền lớn tại thành phố Savatthi (Thành Xá Vệ – Thủ đô nước Kosala). Có một số đông Tăng, Ni, nam và nữ Cư sĩ đến học phương pháp Thiền Vipassana với Ngài để được lợi ích. Có một người thường đến nghe giảng vào buổi tối nhưng không bao giờ chịu thực hành. Một hôm, người ấy đến hơi sớm và thấy chỉ có một mình Đức Phật. Người ấy đảnh lễ Ngài và nói:

  • Bạch Thế Tôn! Có câu hỏi này cứ lãng vãng trong tâm, nhưng con ngại không dám hỏi vì quanh Ngài có nhiều người quá. Bây giờ, chỉ có một mình Ngài ở đây, xin cho phép con hỏi câu này.
  • Ồ! Anh cứ hỏi đi, không nên để điều gì còn mơ hồ, lẫn lộn về Dhamma (Phương pháp thiền) ở trong tâm cả. Cứ hỏi đi!
  • Thưa Thế Tôn, con đến đây học đã mấy năm nay. Con hiểu những điều Ngài giảng dạy thật tốt lành. Nhưng cứ xem xét những người đến đây học đạo, con nhận thấy rằng: Có người thật sự được giải thoát và giác ngộ hoàn toàn, rõ ràng là qua cách cư xử, cách sống, cách hành xử với người khác và trong các hoàn cảnh, rõ ràng họ là những người đã được giải thoát; Và có một số người chưa được giải thoát hoàn toàn, nhưng sự thay đổi lớn lao đã đến trong cuộc đời họ. Con nhận thấy rằng có sự thay đổi tốt đẹp. Nhưng Bạch Thế Tôn! Vẫn có những người như con không thay đổi gì cả, xưa thế nào bây giờ vẫn vậy. Câu hỏi của con là: Bạch Thế Tôn! với đầy quyền lực và lòng từ ai như Ngài, nếu có người đến và nương tựa nơi Ngài, tại sao Ngài không dùng hết quyền năng để giải thoát cho họ? Tại sao vẫn có người chưa được giải thoát hay chỉ được giải thoát có một nữa ? Bạch Thế Tôn! Câu hỏi ấy cứ lãng vãng trong đầu con. Đức Phật mỉm cười, đây là điều Ngài luôn dạy đi, dạy lại nhưng vẫn có người không chịu hiểu. Ngài có thể làm gì được. Thế là Ngài lại giải thích và tùy theo trình độ của người hỏi, cách giải thích của Ngài có khác đi. Đôi khi Ngài trả lời bằng cách hỏi ngược lại, cũng thế, trong trường hợp này, Ngài bắt đầu hỏi ngược lại.
  • Này, anh từ đâu đến?
  • Bạch Thế Tôn! Con từ thành phố Savatthi này, thủ đô của nước Kosala.
  • Ồ! Không! không! Cứ theo diện mạo, tôi biết anh không phải ở vùng này. Anh từ vùng khác đến đây lập nghiệp.
  • Thưa Thế Tôn! Ngài nói đúng. Thật ra, nguyên quán của con ở Magatha, Rasgheri. Con đến đây lập nghiệp được vài năm qua.
  • Tốt! Đã đến đây lập nghiệp, anh đã cắt đứt mọi liên hệ với Rasgheri, với Magatha. Anh không trở lại nơi đó ư?
  • Thưa Thế Tôn! Không phải vậy, con vẫn trở lại nơi đó. Con còn họ hàng, thân hữu, cơ sở Kinh doanh ở đó. Mỗi năm con đi Rasgheri vài lần.
  • À! Thì ra là vậy. Thường đi Rasgheri như thế, chắc anh phải biết rõ con đường từ đây đến đó vì anh đã đi qua đường này nhiều lần.
  • Thưa Thế Tôn! Con biết rất rõ con đường này.
  • Bây giờ, hãy nói cho ta nghe, anh cư ngụ ở miền này, anh hẳn có nhiều bạn bè. Trong số những người bạn này, phải có người thân thiết với anh phải không?
  • Thưa Thế Tôn! Có vài người trở nên thân thiết với con.
  • Những người đó chắc chắn họ biết anh không thuộc vùng này, họ biết anh thực ra từ Maghatha, từ Rasgheri đến đây lập nghiệp và họ cũng phải biết là mỗi năm từ Rasgheri trở về nhiều lần.
  • Thưa Thế Tôn! Phải.
  • Như vậy, những người này biết là anh biết rõ từ đây đến Rasgheri?
  • Thưa Thế Tôn! Phải.
  • Vài người trong số đó chắc đã hỏi anh: “Con đường này ra sao? Như thế nào?”. Anh có giải thích rõ hay giữ bí mật tuyệt đối.
  • Bí mật tuyệt đối nào thưa Thế Tôn. Con giải thích rõ ràng cho họ: “Bạn bắt đầu đi từ đây về hướng đông, rẽ hướng này, hướng kia và bạn đến Vanarasi, rồi bạn cứ tiếp tục đi hướng này, hướng kia, bạn sẽ đến Gada và cứ tiếp tục đi hướng này đến Rasgheri. Con chỉ trọn vẹn con đường ấy rất rõ ràng.
  • Như thế, nếu ai được anh chỉ con đường ấy đều chắc chắn đã tới Rasgheri?
  • Làm sao được, thưa Thế Tôn! Nếu không đặt chân bước đi trên con đường ấy, làm sao tới được Rasgheri?
  • Này, anh bạn trẻ. Đấy là điều ta vẫn thường nói mỗi ngày. Đại chúng đến với ta biết rất rõ ràng đây là người đã hoàn toàn giải thoát, người đã đến đích cuối cùng. Họ gặp ta và hỏi con đường giải thoát là gì. Ta có giữ bí mật con đường ấy không? Ta giải thích cho họ rất rõ ràng: “Bạn bước đi như thế này, rồi sẽ đến giai đoạn này, cứ tiếp tục đi như thế, bạn sẽ đến đích cuối cùng”. Nếu có người nghe như thế và nói: “ Lành thay! Lành thay! Lành thay! Sadhu! Sadhu! Sadhu!” và đảnh lễ 3 lần, nhưng không hề đặt chân trên con đường giải thoát, làm sao người này đi đến đích cuối cùng được. Ta có thể làm gì được? Ta đã chỉ cho con đường, công việc của ta đã xong.

Có người đã bước đi trên con đường giải thoát. Có người chỉ bước một bước trên con đường này, người này đến gần đích hơn một bước. Có người chỉ bước 100 bước trên con đường giải thoát, người này đến gần đích hơn 100 bước. Có người đã đi hết con đường giải thoát, người này đã đến đích. Mỗi người phải tự mình bước đi trên con đường giải thoát. Không ai khác có thể bước dùm được, không ai khác. Nếu tôi khát nước và người khác uống nước, tôi không thể hết khát được.

Để tự giải cơn khát, tôi phải uống nước. Nếu tôi bị bệnh mà người khác uống thuốc, tôi sẽ không khỏi bệnh được, tôi phải tự uống thuốc. Giản dị đến thế, nhưng chúng ta không muốn làm như vậy, chúng ta mong đợi một thứ quyền lực rất siêu nhiên, Đấng Thượng đế nào đó làm giúp chúng ta. Mong đợi như thế, không ích lợi gì cả.

Mỗi người hãy tự tu tập, hãy tự cứu mình, mỗi người hãy tự bước chân đi trên con đường giải thoát.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app