BÀI GIẢNG NGÀY THỨ CHÍN

Sīla Pārami (Giới hạnh)

Một Ba la mật khác nữa là hạnh giữ giới. Năm giới ta đã thọ nhận ở đây, ta cũng giữ 5 giới ấy trong cuộc sống ngoài đời. Nhưng ở ngoài đời, rất khó giữ được 5 giới ấy nên mình phạm hết giới này đến giới khác. Ở đây, không có cơ hội cho mình phạm giới nào cả, dù có thể là nhờ hoàn cảnh. Ta bị bận rộn từ 4 giờ hay 4 giờ 30 sáng đến 9 giờ hay 9 giờ 30 tối, ít nhất trong khoảng 9 đến 10 ngày ta giữ được Sīla của mình hết sức trọn vẹn. Ngày mai, ngày thứ 10, khi ta bắt đầu nói chuyện sẽ gặp chút ít nguy hiểm. Đó là lý do tại sao ta giữ im lặng trong 9 ngày để giữ Sīla này. Vì khi nói chuyện, ta có thể nói phóng đại hay giấu giếm điều gì đó, và ta phạm giới. Như thế, ít nhất trong 9 ngày, ta thật giữ Sīla trọn vẹn, ta có được Pārami tuyệt diệu này.

Viriya Pārami (Hạnh tinh tấn)

Ba la mật kế tiếp là hạnh tinh tấn, nỗ lực. Là Cư sĩ, người ta phải có nỗ lực, nhưng tất cả nỗ lực được tạo ra là để kiếm tiền mưu sinh. Phải! Người ta phải làm việc. Nhưng đến với một khóa Thiền như thế này, Viriya ấy là loại nỗ lực thật sự để thanh lọc tâm và sống cuộc sống tốt đẹp. Tất cả mọi nỗ lực ta tạo nên là những nỗ lực để thanh lọc tâm mình. Sự nỗ lực này được ghi nhận vào công đức của ta, loại công đức Pārami về nỗ lực.

Paññā Pārami (Hạnh trí tuệ)

Và kế đến là Ba la mật về trí tuệ. Ở nhà, đọc Kinh điển hay đi nghe pháp thoại ở chỗ nào đó, ta có được hai loại trí tuệ Sutta mayā Paññā (Văn tuệ) và Cinta mayā Paññā (Tư tuệ). Nhưng đây không phải là Pārami. Pārami ở đây chính là Bhāvanā mayā Paññā (Trí tuệ thực chứng). Ta phải sống với tuệ giác. Tất cả điều này diễn ra khi ta ở đây 10 ngày. Ta đang chứng nghiệm trí tuệ, đang sống trong tuệ giác ấy. Ta đang chứng nghiệm sự thật của thực tại nội tâm và luật tự nhiên nội tâm. Ta đang chứng nghiệm cách làm thế nào để sống hòa hợp với luật tự nhiên. Sự chứng nghiệm này trở thành Pārami của mình, Pārami về trí tuệ.

Khanti Pārami (Hạnh kham nhẫn)

Một Ba la mật khác nữa là hạnh kham nhẫn, lòng bao dung. Đến với một khóa Thiền như thế này, 100 hay 200 Thiền sinh cùng ngồi Thiền với nhau. Ta cố không làm phiền người khác nhưng có người bắt đầu làm phiền ta. Ai đó bắt đầu ho, ợ hơi, nấc cục, có chuyện gì đó xảy ra và ta cảm thấy khó chịu: “Những người điên này! Sao họ lại làm phiền người khác thế?” Rồi đột nhiên, ta nhận ra rằng: “Ồ! Ta đến đây không phải để phát sanh ra tâm bất thiện mà chỉ nên phát sanh ra lòng từ bi, tình thương thôi. Người này không biết gì hay bị đau ốm. Tại sao ta lại phát sanh ra bất thiện?”. Và ta thoát ra khỏi tâm bất thiện này và học cách phát triển cho mình hạnh nhẫn nại, lòng bao dung, độ lượng.

Sacca Pārami (Hạnh chân thật)

Và Ba la mật kế là hạnh về sự thật. Sự thật ở lời nói là một Pārami tốt nhưng ở mức độ sâu sắc và tinh tế hơn. Từng bước trên con đường giải thoát phải đi đôi với sự thật mà ta chứng nghiệm được. Không phải sự thật được Đức Phật Gotama chứng nghiệm hay do chúa Giêsu chứng nghiệm hoặc do vị Thầy của mình chứng nghiệm, chẳng ích lợi gì cả. kinh nghiệm của chính mình từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. kinh nghiệm đó sẽ đưa ta tới mục đích cuối cùng của sự thật tối hậu. Như thế, Pārami về sự chân thật này trở nên mạnh hơn.

Adhiṭṭhāna Pāramī (Hạnh quyết tâm)

Và quyết tâm mạnh mẽ là Ba la mật tiếp theo. Đến với một khóa Thiền như thế này, việc đầu tiên người ta làm là quyết tâm: “Tôi sẽ ở lại đây 10 ngày, chuyện gì xảy ra cứ để cho nó xảy ra”. Vào ngày thứ 2:“Tôi sẽ không bỏ đi”. Vào ngày thứ 6: “Tôi sẽ không bỏ đi, tôi sẽ không bỏ đi vào bất cứ ngày nào cả. Tôi sẽ ở lại đây 10 ngày và sẽ chấp nhận bất cứ cuộc giải phẫu nào”. Một sự quyết tâm khác nữa người ta làm là tôi sẽ tôn trọng tất cả quy tắc, nội quy, kỷ luật, thời khóa biểu. Một Adhiṭṭhāna khác nữa sẽ đến sau khi học Vipassana, ta ngồi Thiền 3 lần một ngày, mỗi lần một giờ. Ta không thay đổi tư thế, không duỗi chân, duỗi tay, không mở mắt, sẽ rất đau nhức đấy, nhưng ta thành tựu Adhiṭṭhāna của mình. Pārami này là Pārami tuyệt diệu về lâu về dài và rất có ích.

Ta nên hiểu rằng, khi Đức Phật trở nên hoàn toàn giác ngộ, đêm ấy Ngài ngồi dưới gốc cây, ngồi với lòng cương quyết Adhiṭṭhāna rằng: “Ta sẽ không thay đổi tư thế ngồi của mình, không phải chỉ sau 1 hay 2 giờ mà cho đến khi nào trở nên hoàn toàn giác ngộ. Dù có thể phải mất nhiều năm liên tiếp không chừng. Hãy để cho xương của ta bị vương vãi khắp nơi, ta cũng chẳng ngại. Ta sẽ không thay đổi tư thế ngồi”.

Nếu ta đã đến giai đoạn này, và ngồi xuống, sau 10 phút bắt đầu có cơn đau, và ta nói: “Ồ! Thôi, thôi, thôi, một lát nữa tôi sẽ ngồi”. Điều này không giúp được gì cho ta cả. Như vậy, trong nhiều kiếp ta đã phải phát triển Pārami này. Để đến đúng thời điểm ta ngồi với sự quyết tâm và sau đó thành công, sự quyết tâm này rất quan trọng.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app