Ngày 4 – 12. Tâm Và 4 Phần Chính Của Tâm: Thức-tưởng-thọ-hành

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ TƯ

Tâm là gì?

Khởi đầu, ta sẽ gặp những kinh nghiệm rất thô thiển, chắc đặc, mãnh liệt trên thân thể, nhưng rồi từ từ, chúng sẽ bắt đầu tan rã. Ta tiến tới một giai đoạn không còn gì ngoài sự luân lưu thông suốt của những rung động hay năng lượng rất vi tế. Cũng tương tự, tâm được chia cắt, mổ xẻ, phân tán. Bậc đã hoàn toàn giác ngộ, đã khảo sát toàn thể cơ cấu thân và tâm, chia cắt cơ cấu thân xác. Ngài đạt tới giai đoạn mà trong đó vi tử nhỏ bé nhất, mà Ngài gọi là Attha Kalāpa do 8 thứ hợp thành không thể chia cắt hơn nữa.

Cũng tương tự cho tâm, chia cắt, mổ xẻ tâm ý ra, Ngài đã đạt tới giai đoạn thấy rằng có 121 loại tâm (Tâm vương) và 52 loại nội dung của tâm (Tâm sở). Mọi tâm đều nảy sinh cùng với tâm sở này hay tâm sở khác. Ở giai đoạn này, khi ta mới chập chững ở lớp mẫu giáo của Thiền Vipassana, nên không có lợi ích gì phải nhớ 52 loại tâm sở và 121 loại tâm vương. Bây giờ, chỉ cần nhớ 4 phần chính của tâm (Thức, Tưởng, Thọ, Hành). Ta có thể thể hiểu chúng, cách hoạt động của chúng ra sao và ta sẽ chứng nghiệm được chúng. Điều này rất hữu ích.

Viññāṇa (Thức – Hay biết)

Phần thứ nhất của tâm theo ngôn ngữ thời đó, Đức Phật gọi là Viññāṇa (Thức), là hay biết. Sáu giác quan của ta gồm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Sáu giác quan này có 6 Viññāṇa (Thức) hay 6 sự hay biết riêng biệt là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Khi có vật gì tiếp xúc với bất kỳ cửa giác quan nào. Một âm thanh tiếp xúc với cửa giác quan của tai thì nhĩ thức sẽ phát sinh.

Một hình thể, màu sắc, ánh sáng tiếp xúc với cửa giác quan của mắt thì nhãn thức sẽ phát sinh. Một mùi tiếp xúc với mũi thì tỷ thức sẽ phát sinh. Một Vị tiếp xúc với lưỡi thì thiệt thức sẽ phát sinh. Cái gì cụ thể tiếp xúc với cơ thể thì thân thức sẽ phát sinh. Một ý nghĩ, cảm xúc tiếp xúc với tâm thì ý thức phát sinh. Công việc của 6 thức này là hay biết những gì vừa xảy ra.

Saññā (Tưởng – Nhận định)

Có một âm thanh tiếp xúc với tai, nhĩ thức sẽ phát sinh: “Xem kìa! Một cái gì vừa xảy ra”. Ngay tức khắc, một phần khác của tâm sẽ xuất hiện. Theo ngôn ngữ thời đó, phần đó được gọi là Saññā (Tưởng), là nhận định. Một âm thanh vừa chạm vào tai, phần thứ nhất của tâm (Thức) sẽ nói: “Một cái gì đó vừa xảy ra tại cửa thính giác”, chỉ vậy thôi. Phần thứ hai (Tưởng) sẽ nhận định cái gì đã xảy ra: “Lời nói. Lời nói gì? Lời chê bai hoặc lời khen ngợi”. Nó nhận biết dựa trên kinh nghiệm, các điều kiện và ký ức trong quá khứ. Chẳng những nó nhận biết mà còn đánh giá: “Lời chê bai, Ồ! Xấu xa quá! Lời khen ngợi, Ồ! Tuyệt quá!”.

Vedanā (Thọ – Cảm nhận)

Khi phần thứ hai (Tưởng) làm xong nhiệm vụ thì phần thứ ba bắt đầu hoạt động. Ngôn ngữ thời đó gọi là Vedanā (Thọ), là cảm giác, cảm nhận được các cảm giác trên cơ thể. Khi sự đánh giá vừa xong, rằng đó là những lời khen và lời đó tốt đẹp, ta để ý và thấy một dòng luân lưu những rung động vi tế và dễ chịu khắp trên thân. Với những lời chê bai, sự đánh giá được đưa ra là xấu xa và ta sẽ thấy có một luồng cảm giác rất khó chịu trên thân thể. Phần thứ ba của tâm (Thọ) thể nghiệm những cảm giác trên người dễ chịu hoặc khó chịu.

Saṅkhāra (Hành – Phản ứng)

Và rồi ngay tức khắc, phần thứ tư của tâm xuất hiện. Theo ngôn ngữ thời xưa, nó được gọi là Saṅkhāra (Hành). Công việc của nó là phản ứng. Hãy nhớ chữ này, tôi sẽ dùng Saṅkhāra nhiều lần trong 6 ngày tới đây. Saṅkhāra (Hành) chính thực là động lực, phản ứng của tâm. Nó tựa như là một tập hợp các động tác. Phần đầu (Thức – hay biết) không phải là một động tác, nó không tạo ra quả. Tưởng (sự nhận biết) không phải là một động tác nên cũng không tạo ra quả. Cảm nhận (Thọ) cũng không phải là một động tác nên cũng không tạo ra quả. Nhưng Saṅkhāra (Phản ứng) là một hành động nên tạo ra quả vì ta luôn luôn lặp đi lặp lại. Lời khen ngợi, cảm giác dễ chịu và phần này của tâm luôn lặp đi lặp lại với sự ham muốn, bám víu liên tục: “Tôi muốn nó, muốn nữa, muốn nữa”. Lời chê bai, cảm giác khó chịu, phần này của tâm không ngừng phản ứng bằng ghét bỏ, oán hận: “Tôi không thích, tôi không thích nó, tôi muốn vứt bỏ nó đi”.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app