Ngày 5 – 07. Tại Sao Có Sự Ràng Buộc, Ham Muốn,.. Chuỗi Nhân Duyên

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ NĂM

(Tại sao có Thủ – Ái – Thọ – Xúc – Lục Căn – Danh Sắc – Thức – Hành?)

Tại sao có sự ràng buộc (Upādāna – Thủ)?

Đức Phật còn đi sâu hơn nữa: “Nhưng rốt cuộc, tại sao có sự ràng buộc?”, và vấn đề trở nên rõ ràng. Một ham muốn nảy sinh, ham muốn những gì ta mong muốn. Ta muốn sở hữu nó, ta muốn giữ nó lại. Ta phát sinh ra sự ràng buộc một cách mãnh liệt ham muốn này. Và rồi, ham muốn mau chóng trở thành sự ràng buộc, bám víu. Hay như ta không muốn một điều gì đó, ta muốn dẹp bỏ nó nhưng lại không dẹp nó được. Ồ! Ham muốn ấy trở thành ràng buộc, bám víu và khổ đau bắt đầu. Đức Phật đã không chơi trò chơi trí thức. Ngài cũng không đọc hay bàn luận Kinh điển. Ngài thực nghiệm như một khoa học gia: “Cái gì đang xảy ra ở sâu tận bên trong?”.

Tại sao có ham muốn (Taṇhā – Ái)?

Một mong ước nhỏ bé xuất hiện, ta bắt đầu thích nó. Rất nhanh, mong ước ấy trở thành ham muốn. Một mong ước nhỏ bé muốn loại trừ một điều gì đó, mong ước này biến thành sự ghét bỏ. Ngôn ngữ thời ấy gọi sự ham muốn, thèm khát là Taṇhā. Ham muốn biến thành ràng buộc. Những mong ước nhỏ bé biến thành ham muốn, ham muốn biến thành ràng buộc. Ngay đến những mong ước nhỏ bé này cũng trở thành ham muốn, tại sao thế? Nguyên nhân là gì? Vấn đề trở nên rõ ràng khi Ngài đã chứng nghiệm nó, những cảm giác này trên cơ thể.

Khi ta cảm nhận được cảm giác trên cơ thể và cảm giác ấy là dễ chịu, ta bắt đầu thích cảm giác ấy. Rồi cái thích sẽ mau chóng biến thành ham muốn, ràng buộc. Khi ta cảm thấy cảm giác khó chịu, rất mau chóng, cảm giác khó chịu biến thành ghét bỏ, giận dữ. Ta muốn trừ khử nó, Ồ! Chính các cảm giác ấy là nguyên nhân của sự ham muốn, rồi ham muốn này biến thành ràng buộc.

Tại sao có những cảm giác này (Vedanā – Thọ)?

Ngài đã thực nghiệm, tìm tòi những gì đã xảy ra. Có sự xúc chạm, và ngay khi có sự xúc chạm, chắc chắn sẽ có một cảm giác trên cơ thể. Sự xúc chạm giữa cái gì và cái gì? Đó là 6 cửa giác quan (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) tiếp xúc tương ứng với 6 đối tượng bên ngoài (Sắc, thanh, khí, vị, xúc và pháp). Ở cửa thị giác, mắt tiếp xúc với hình dáng, màu sắc, ánh sáng…. Ở cửa thính giác, âm thanh tiếp xúc với tai. Ở cửa khướu giác, mùi (khí) tiếp xúc với mũi. Ở cửa Vị giác, hương vị tiếp xúc với lưỡi. Ở cửa xúc giác, cái gì cụ thể như trơn, nhám… tiếp xúc với thân. Ở cửa tâm ý, bất cứ tư tưởng, cảm xúc nào tiếp xúc với ý thức. Khi có xúc chạm giữa 6 cửa giác quan và 6 đối tượng bên ngoài, chắc chắn có cảm giác trên cơ thể.

Tại sao có xúc chạm (Phassa – Xúc)?

Vì có 6 giác quan nên có xúc chạm. Một khi ta có 6 cửa giác quan này, chắc chắn sẽ có xúc chạm nào đó thông qua cửa giác quan nào đó với đối tượng tương ứng riêng của chúng. Toàn thể thế giới này có đầy những đối tượng tương ứng. Như vậy, có xúc chạm vì chúng ta có 6 cửa giác giác cùng với những đối tượng tương ứng của chúng.

Tại sao có 6 giác quan (Saḷāyatana – Lục căn)?

Rất rõ ràng vì cơ cấu thân và tâm nên có 6 giác quan. Khi có sự tổng hợp của cả hai cơ cấu Rūpa (Thể xác) và Nāma (Tinh thần), nghĩa là dòng chảy và sự liên tục của sự sống bắt đầu. Nó bắt đầu bằng 6 cửa giác quan này.

Tại sao có sự sống của tâm và thân (Nāma-rūpa – Danh Sắc)?

Điều này rõ ràng lắm. Bởi vì luồng tâm thức này luôn luôn hiện hữu. Ngay khi một kiếp sống chấm dứt, luồng tâm thức này tiếp xúc với một sự sống khác và nảy sinh ở một chỗ nào khác. Nó cứ tiếp tục nảy sinh và diệt đi. Lúc chết, nó diệt đi và lại nảy sinh ở một kiếp sống khác, trong một cơ thể khác và bắt đầu trôi chảy theo cùng một kiểu cách.

Tại sao lại có Thức (Viññāṇa – Thức)?

Thật quá rõ, bởi vì các hoạt động có chủ ý của tâm đã diễn ra. Tất cả các hoạt động có chủ ý của tâm này chịu trách nhiệm cho thức khởi lên trong khoảnh khắc kế tiếp. Vào khoảnh khắc này, tôi khởi lên một Saṅkhāra. Saṅkhāra là một phản ứng, một hoạt động có chủ ý của tâm. Khi tạo ra một Saṅkhāra, vào khoảnh khắc kế tiếp sẽ có thức nảy sinh. Vào lúc chết, một Saṅkhāra nằm rất sâu như vết khắc sâu bằng dùi đục và búa trên đá. Saṅkhāra này sẽ trồi lên trên bề mặt, tạo ra một sức đẩy mạnh và thức nảy sinh ở một chỗ nào khác. Như thế, luồng tâm thức ấy tiếp tục là do Saṅkhāra này.

Tại sao lại có Saṅkhāra (Hành) này?

Thật rõ ràng, vì vô minh nên có hoạt động chủ ý của tâm. Ồ! Vô minh, mọi người tạo ra Saṅkhāra chỉ vì vô minh. Vô minh nào? Vô minh không phải vì người ta không đi học trung học, đại học. Vô minh không phải vì người ta không đọc Kinh điển, không nghe thuyết pháp. Vô minh ở mức độ thực nghiệm, người ta không biết khổ đau này sinh ra sâu tận bên trong như thế nào, có cảm giác khắp nơi ra sao.

Và với các cảm giác dễ chịu, người ta phản ứng bằng các Saṅkhāra ham muốn ra sao. Với các cảm giác khó chịu, người ta không ngừng phản ứng bằng các Saṅkhāra ghét bỏ như thế nào. Toàn thể tiến trình này tiếp diễn sâu tận bên trong và ở bề mặt bên ngoài, người ta không biết gì về những gì đang xảy ra. Tiến trình gia tăng gấp bội này tạo ra khổ đau. Gia tăng gấp bội khổ đau lại tạo ra khổ đau, tạo ra Saṅkhāra, rồi gia tăng gấp bội Saṅkhāra … chỉ vì vô minh.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app