BÀI GIẢNG NGÀY THỨ MƯỜI

Bhāvanā mayā Paññā (Tu tuệ) mới là tuệ giác

Bấy giờ, Paññā cũng đã có ở Ấn Độ, ngay cả trước thời Đức Phật, vào thời Đức Phật và sau thời Đức Phật. Nhưng Paññā này luôn luôn là Suttamayā Paññā (Văn tuệ) là trí tuệ thụ nhận do nghe được hay đọc lại từ người khác, Cinta mayā Paññā (Tư tuệ) là tuệ tư duy do suy luận mà có. Nhưng loại Bhāvanā mayā Paññā (Tu tuệ) là trí tuệ do sự tự chứng nghiệm thì thiếu vắng. Làm sao áp dụng Paññā vào đời sống hàng ngày? Làm sao sống đời sống Paññā? Loại Paññā sống động.

Điều này không thấy có và đây là sự đóng góp của Đức Phật. Samādhi, sự định tâm được làm cho rất tinh khiết, trở thành một đóng góp của Đức Phật. Đối tượng của sự định tâm không còn bị vô minh nữa. Ta tu tập với sự thật liên quan đến chính mình, hơi thở, hơi thở tự nhiên khi nó đi vào, khi nó đi ra. Các cảm giác, các cảm giác tự nhiên thuộc về cơ thể của chính mình, thuộc về tâm của chính mình. Ta tu tập với sự thật về chính mình, không có ảo tưởng, lầm lạc, ham muốn hay ghét bỏ.

Samādhi trở thành Samādhi đúng đắn và Paññā trở thành Paññā thực nghiệm đúng đắn. Ta phải nghi nhớ rằng, nếu thực sự muốn tiến bộ trên con đường giải thoát, sự tinh khiết của phương pháp Thiền phải được duy trì. Ta đến đây 10 ngày chỉ để xem xét, thử nghiệm và thực hành phương pháp này một cách công bằng. Hết 10 ngày, ta là chủ nhân của chính mình. Nếu ta thấy rằng phương pháp Thiền này hay, tốt, thì đừng trộn lẫn với bất cứ thứ gì khác. Hãy duy trì sự tinh khiết của nó. Giờ đây, cái gì là sự tinh khiết của phương pháp Thiền này? Khi ta tu tập với Samādhi, ta đã bắt đầu bằng hơi thở ra vào. Có nhiều phương pháp Thiền, trong đó, người ta tập phát triển Samādhi với sự trợ giúp của hơi thở. Một số phương pháp Thiền nào đó dạy người ta duy trì nhịp độ hơi thở, kiểm soát hơi thở. Những phương pháp này có những lợi ích riêng. Ở đây, ta không lên án các phương pháp Thiền khác, nhưng về phương pháp Thiền này mà nói, chúng ta sử dụng hơi thở tự nhiên khi nó đi vào, khi nó đi ra.

Hãy chấp nhận thực tại đúng như thật!

Còn về toàn thể con đường giải thoát này, Ngài dùng chữ “Đúng như thật”, chứ không phải như ý ta muốn mà đúng như thật. Không phải là thực tại được sáng tạo hay bị áp đặt mà là thứ thực tại tự nhiên, đúng như nó đang xảy ra, hay biểu hiện trong từng khoảnh khắc. Bây giờ, ta đang quan sát hơi thở tự nhiên.

Nếu hơi thở ấy sâu, ta chỉ chấp nhận thực tại này, hơi thở ấy sâu. Nếu hơi thở ấy cạn ta chỉ chấp nhận thực tại này hơi thở ấy cạn. Hơi thở đi qua mũi bên trái, qua mũi bên phải, hay qua cả 2 ống mũi, nếu hơi thở ấy cạn, đừng có bắt nó phải sâu; nếu hơi thở ấy sâu, đừng cố bắt nó phải cạn. Nếu hơi thở ấy đi qua mũi bên trái, đừng đổi nó qua mũi bên phải. Nếu hơi thở ấy đi qua mũi bên phải, đừng đổi nó qua mũi bên trái. Chỉ chấp nhận thực tại đúng như thật.

Dĩ nhiên, với một Thiền sinh mới, khi hơi thở rất vi tế, đôi khi ta không thể cảm thấy hơi thở hiện đang đi vào hay đi ra. Trong trường hợp này, ta được phép thở vài hơi, chỉ vài hơi thở hơi mạnh, hơi thở cố ý, hơi thở cố tình. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng được dùng làm đối tượng định tâm, chỉ một vài lần thôi. Ta phải trở lại với hơi thở tự nhiên, bình thường, nhẹ nhàng. Nếu hơi thở ấy cạn, thì nó là cạn. Nếu hơi thở ấy nhẹ nhàng thì nó là nhẹ nhàng. Ta phải phát triển ý thức về hơi thở êm dịu nhất, hơi thở ngắn nhất, hơi thở nhẹ nhất của mình. Đây là cách ta làm cho tâm mình được sắc bén. Một điều quan trọng khác, khi cảm nhận hơi thở của mình đang đi vào và đi ra, ta phải chú tâm vào một khu vực nhỏ hẹp.

Khu vực càng nhỏ, tâm mình chắc chắn sẽ trở nên bén nhạy hơn. Nếu ta chọn một khu vực lớn trên cơ thể và chú tâm vào đó, cố gắng cảm nhận hơi thở của mình đang đi vào và đi ra. Sự chú tâm sẽ được tập trung, nhưng tâm ấy sẽ không trở nên đủ bén nhạy, để có thể cảm nhận được các cảm giác vi tế hơn trên cơ thể. Đó là lý do tại sao Đức Phật nói: “Phần cửa mũi trước mặt”. Hãy giữ sự chú tâm của mình ở khu vực này.

Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.

AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Các Bài Viết Này Được Trích Ra Từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app