BÀI GIẢNG NGÀY THỨ MƯỜI
Thước đo cho sự tiến bộ trong Dhamma
Phẩm chất thứ nhất là người ta cảm thấy cần phải phục vụ người khác mà không mong đợi được đền đáp. Chắc chắn là không có chuyện mong đợi bất cứ lợi lộc, vật chất nào rồi, Nhưng nếu mong đợi danh vọng, chức vụ, quyền lực hay địa Vị nào đó, người ấy chẳng hiểu Dhamma là gì cả. Người ta chỉ cống hiến thôi, chỉ san sẻ những gì trải nghiệm được. Người ta đã thu nhận được nhiều lợi ích từ Dhamma, và cảm thấy muốn phục vụ người khác, phân phát Dhamma đến cho người khác. Có phẩm chất này hay không? Nếu phẩm chất này không được tăng cường thì có cái gì sai trái rồi.
Người này vẫn là con người Vị kỷ: “Cho dù, ông ta hay bà ta có nói về giải thoát thì đó chỉ là sự giải thoát riêng của người ấy, người khác có dính dáng gì đến tôi”, thì sự thanh lọc tâm vẫn chưa bắt đầu. Người ấy vẫn có cuộc đời vị kỷ. Khi bản ngã bắt đầu tiêu tan, người ta tự hỏi làm sao mình có thể giúp được người khác, làm sao càng ngày càng có nhiều người nhận được Dhamma. Đây là một phẩm chất phục vụ của mọi người trong Dhamma mà không mong đợi được đáp đền điều gì cả.
Phẩm chất thứ hai là phát triển lòng biết ơn. Điều này rất quan trọng, ngay đến việc tiếp nhận của cải, vật chất nhỏ bé từ một người nào đó, ta phải có lòng biết ơn. Bây giờ, nếu ta được Dhamma, cho dù ta không nương tựa vào Đức Phật như nương tựa vào một người, ta đã nhận Dhamma từ Đức Phật, Dhamma đã cho mình con đường giải thoát vốn hữu ích. Nếu không có một mảy may biết ơn Vị Phật này thì không đâu, ta không hề có tiến bộ tí nào cả. Trở thành Phật không phải là chuyện dễ dàng, trong vô lượng kiếp người ta tu tập phát triển Pārami, 10 phẩm hạnh mà chúng ta đã thảo luận ngày hôm qua, phát triển số lượng rất lớn, số lượng khổng lồ, để có thể trở nên hoàn toàn giác ngộ.
Sự phát triển này đòi hỏi rất nhiều kiếp. Người ta tiếp tục phát triển Pārami không những chỉ để giải thoát cho riêng mình. Để giải thoát cho riêng mình, người ta có thể phát triển các Pārami với số lượng ít và đã có thể giải thoát. Nhưng để đạt đến giai đoạn Sammā sambuddhassa (Chánh đẳng – Chánh giác), giai đoạn của bậc hoàn toàn giải thoát và có khả năng phục vụ người khác, thường được gọi là Bậc chánh đẳng chánh giác, người ta phải phát triển 10 phẩm hạnh rất sâu với số lượng rất lớn, để thành tựu được sự phát triển này hết kiếp này đến kiếp khác. Phải luôn luôn có lòng từ ái. Ngay trước khi Ngài trở nên hoàn toàn giác ngộ lòng từ này đã sẵn có. Ta sẽ phát triển trong Dhamma vì lợi ích của người khác. Dĩ nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa, ta sẽ được giải thoát nhưng cũng vì lợi ích của người khác.
Nếu không nỗ lực tu tập như thế, Ngài đã không trở thành một Sammā sambuddhassa. Cho dù, Ngài đã trở thành Sammā sambuddhassa, nếu Ngài không ban phát Dhamma, làm sao hôm nay, chúng ta có thể có được Dhamma. Chúng ta sẽ không thể có được Dhamma, nếu Ngài đã quyết định: “Bây giờ ta đã hoàn toàn giải thoát, ích lợi gì mà theo đuổi những con người trần tục này? Họ sẽ chẳng hiểu Dhamma, ta thà bỏ đi và sống trong hang động nào đó hay trong dãy Hy Mã Lạp Sơn hết đời còn lại, và thọ hưởng an lạc niết bàn nội tâm. Sao lại phải nhận lấy rắc rối lo cho những người này?”. Nếu thế, Ngài sẽ không phải là Phật. Lòng bi mẫn, thương xót sau khi hoàn toàn giác ngộ ở tuổi 35 cho đến khi 80 tuổi (năm Ngài qua đời), trong suốt 45 năm Ngài không ngừng phục vụ chúng sanh.
Với những người đã được Ngài truyền dạy, Ngài chỉ thị cho họ: “Vì lợi ích của người khác, hãy đi ra ngoài truyền bá Dhamma, vì an lạc của người khác, không mong đợi được đền đáp một điều gì, chỉ vì lòng từ bi, theo Dhamma phục vụ chúng sanh”. Cứ thế, Dhamma được lan truyền, rồi cứ thế truyền từ Thầy đến trò, hết thế hệ này qua thế hệ khác. Dhamma được bảo tồn trong sự tinh khiết ban sơ của nó trong 25 năm thế kỷ qua. Điều này không phải dễ dàng. Như vậy, đối với tất cả các Thiền sư,một dòng truyền thừa của các Thiền sư, những người bảo tồn sự tinh khiết ban sơ của phương pháp Thiền này. Ta thấy có lòng biết ơn các Vị và cảm kích, biết ơn Đức Phật, biết ơn một dòng truyền thừa của các Thiền sư đã bảo tồn sự tinh khiết ban sơ của phương pháp Thiền này.
Thật khó mà bảo tồn phương pháp Thiền trong sự tinh khiết nguyên thủy của nó. Chỉ vì để làm vui lòng đệ tử, người ta làm ô nhiễm nó. Nếu người đệ tử muốn dạy phương pháp Thiền theo cách này thì được rồi chỉ việc làm vui lòng đệ tử. Tôi xuất thân từ giới Kinh doanh nên tôi biết rất rõ chuyện làm vừa lòng thân chủ. Thân chủ luôn luôn đúng, khách hàng luôn luôn đúng. Nếu khách hàng muốn theo cách này, được làm theo cách này. Nếu họ muốn theo cách kia, được rồi làm theo cách kia. Người nào chiều theo thân chủ người ấy không phải Thiền sư dạy Dhamma. Số lượng không có nghĩa gì cả, phẩm chất mới quan trọng. Cho dù chỉ có vài người thực hành thôi, họ phải thực hành theo phương cách đúng đắn. Nỗ lực của chúng ta không phải để làm vui lòng người khác mà là để giúp đỡ họ. Toàn bộ dòng truyền thừa của các Thiền sư này đã duy trì phương pháp Thiền trong sự tinh khiết, nguyên thủy của nó. Chúng ta rất biết ơn các Vị ấy. Như thế, phẩm chất phát triển lòng biết ơn này đối với đức Phật có đó. Đó không phải nương tựa vào con người của Đức Phật mà nghĩ rằng: “Ngài sẽ giải thoát cho tôi. Tôi đã nương tựa Đức Phật nên giờ đây tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn và Ngài sẽ giải thoát cho tôi”.
Chẳng ích lợi gì cả, đây không phải là Dhamma, điều này đi ngược lại với Dhamma. Ta phải tự giải thoát cho mình, Đức Phật chỉ có thể chỉ cho con đường. Ngài đã chỉ ra cách thức, đã dạy phương pháp Thiền. Phương pháp Thiền này chúng ta có được ngày nay là nhờ có những người đã duy trì nó trong bản thể tinh nguyên trong đầu. Ta phải nỗ lực tu tập theo phương pháp Thiền này, phát triển trong Dhamma và được giải thoát. Nhưng sự cảm kích, lòng biết ơn rất quan trọng. Đó là lý do tại sao ta nương tựa Tam Bảo.
Bài viết trích từ Pháp Thoại Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy và hướng dẫn.
AUDIOS BÀI GIẢNG KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)