Pháp có tám chi

– Pháp chân chánh hay là Bát chánh đạo: 1) sammādiṭṭhi: chánh kiến; 2) sammā saṅkappo: chánh tư duy; 3) sammāvācā: chánh ngữ; 4) sammākammanto: chánh nghiệp; 5) sammā ājivo: chánh mạng; 6) sammā vācāmo: chánh tinh tấn; 7) sammā sati: chánh niệm; 8) sammā samādhi: chánh định (Tương đối cũng có tám pháp tà vậy – micchatta – con đường tà).

– Bậc đáng thọ lãnh đồ cúng dường của tín thí có 8: 1) Tu-đà-huờn đạo; 2) Tu-đà-huờn quả; 3) Tư-đà-hàm đạo; 4) Tư-đà-hàm quả; 5) A-na-hàm đạo; 6) A-na-hàm quả; 7) A-la-hán đạo; 8) A-la-hán quả.

– Ỷ lại vì lý do mà sanh lười biếng huỡn đãi có 8: 1) kammaṃ kātabbaṃ hoti: nghĩ rằng công việc này ta phải làm, vậy thì ta phải nghỉ cho khỏe vì lý do mà huỡn đãi sự hành đạo; 2) kammaṃ kataṃ hoti: nghĩ rằng ta mới vừa làm công việc rồi v.v…; 3) maggo gantabbo hoti: nghĩ rằng ta có công chuyện phải đi đường xa…; 4) maggo gato hoti: nghĩ rằng ta đi đường xa mới đến còn mệt nhọc…; 5) gāmaṃ vā nigamaṃvā piṇdāya caronto: nghĩ rằng ta sẽ đi vào xóm hoặc thành thị để khất thực, phải bị mệt nhọc v.v…; 6) gāmaṃ vā nigama vā piṇdāya caronto alatthaṃ lūkhassa vā paṇītassa vā: nghĩ rằng ta đã đi khất thực được vật tốt xấu ít nhiều vừa đủ no nhưng ta còn mệt nhọc v.v…; 7) uppanno hoti appamattako ābādho: nghĩ rằng trong người ta vừa mới phát bệnh chút ít thì ta phải nghỉ cho khỏe v.v…; 8) gilānā vuṭṭhito hoti: nghĩ rằng ta vừa mới khỏi bệnh còn mệt nhọc yếu đuối vậy phải nghỉ cho khỏe đã v.v… Nghĩ như vậy rồi sanh ra lười biếng, huỡn đãi sự hành đạo. (Ngược lại trong 8 điều là sự sốt sắng, tinh tấn – ārabbhavatthu).

– Tám hạng người bố thí: 1) āsajja dānaṃ deti: cho vì người ta tới nhà mình; 2) bhayā dānaṃ deti: cho vì sợ người biếm nhẻ, chê bai, hoặc cảnh khổ; 3) adāsi meti dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng họ đã cho mình lại; 4) dassati meti dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng họ sẽ cho mình lại; 5) sādhu dānanti dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng bố thí làm cho ta được sự lợi ích và tốt đẹp; 6) apacantānadānaṃ dānaṃ na dātunti dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng mình nấu mà người không nấu (không cho như vậy là không nên); 7) kalyāṇo kittisaddo abbhuggacchatīti: cho vì nghĩ rằng ta sẽ được danh tiếng đi khắp nơi; 8) cittālaṅkāra citaparikkhāratthaṃ dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng đây là vật phụ thuộc để trang điểm (trao đổi) cho tâm tốt đẹp.

– Pháp thế gian có 8 (khi nào đắc quả thánh mới hết): 1) Lābho: được lợi; 2) Alābho: thất lợi; 3) Yaso: được danh; 4) Ayaso: thất danh; 5) Nindā: bị chê; 6) Pasaṃsā: được khen; 7) Sukho: được vui; 8) Dukkho: bị khổ. Tám pháp thế gian này luôn luôn ám ảnh, đè nén tâm của bậc phàm nhân nhiều hay ít. Còn thế gian thì vẫn còn bị nó sai khiến.

– Tám món giải thoát – vimokkha: 1) rūpāni passati: thấy những sắc bên ngoài (như 10 kasiṇa); 2) ajjhattaarūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati: có người chủ ý danh pháp bên trong rồi thấy sắc pháp bên ngoài; 3) subhanteva adhimokkho hoti: quyết định tin chắc trong các đề mục kasiṇa; 4) ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati: nhập vào cõi Không vô biên thiên (vì tâm đã diệt hết sắc tưởng); 5) viññāṇañyatanaṃ ūpasampajja viharati: nhập vào cõi Thức vô biên thiên (vì tâm đã vượt khỏi cảnh không vô biên thiên); 6) ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati: nhập vào cõi Vô hữu sở thiên (vì tâm đã vượt khỏi cảnh thức vô biên thiên); 7) nevasaññānāsāññāyatanaṃ apasampajjaviharati: nhập vào cõi Phi phi tưởng thiên (vì tâm đã vượt khỏi cảnh vô hữu sở thiên); 8) sañña vedayitanirodhaṃ upasampajja viharati: nhập vào ‘Đại định’ diệt thọ tưởng (diệt tất cả tư tưởng và thọ).

– Tám vị đại A-la-hán trong 8 hướng: 1) Đại đức Xá Lợi Phất ở hướng Nam; 2) Đại đức Ānanda ở hướng Tây; 3) Đại đức Mục Kiền Liên ở hướng Bắc; 4) Đại đức Koṇdañña ở hướng Đông; 5) Đại đức Gavampati ở hướng Đông Nam; 6) Đại đức Upālī ở hướng Tây Nam; 7) Đại đức Ca Diếp ở hướng Tây Bắc; 8) Đại đức Rāhula ở hướng Đông Bắc;

– Các pháp đồng hợp (có thể nguyện thành Phật Tổ được): 1) manussattaṃ: loài người; 2) liṅgasampatti: phải là người nam; 3) hetu: có duyên lành có thể đắc A-la-hán quả được; 4) satthāradassanaṃ: được gặp Đức Phật Chánh Giác; 5) pabbajjā: phải là bậc xuất gia; 6) guṇasampatti: phải có đức lành như đắc bát thiền; 7) adhikāro: có được làm phước báu (nhất là 5 pháp đại thí); 8) chandatā: có tâm nguyện vọng muốn cho thành 1 bậc Chánh giác.

– Bố thí của bậc trí thức có 8: 1) suciṃdeti: cho vật sạch sẽ; 2) pantīaṃ deti: cho vật quí trọng; 3) kālena deti: cho trong lúc hạp thời; 4) kappiyaṃ deti: cho vật hợp pháp; 5) viceyya deti: suy xét rồi mới cho; 6) abhiṇhaṃ deti: cho thường thường; 7) dadaṃ cittam pasādeti: đang khi cho tâm rất trong sạch vui thích; 8) datvā attamano hoti: khi cho rồi tâm cũng vui thích. 

– Tám pháp điên (nguyên nhân làm cho điên cuồng): 1) kāmummattako: điên vì tình; 2) kodhummattako: điên vì sân hận; 3) diṭṭhummattako: điên vì tà kiến; 4) mohummattako:

điên vì si mê; 5) yakkhummattako: điên vì quỉ nhập; 6) pittummattako: điên vì mật xao động; 7) surummattako: điên vì rượu; 8) byasanummattako: điên vì gặp sự tai hại biến cố đến mình.

– Nguyên nhân làm cho tai hại suy sụp có 8: 1) itthīsoṇḍa: ưa đàng điếm (theo gái); 2) surāsoṇḍa: ưa uống rượu; 3) pūvasoṇḍa:  ưa  làm  tiệc  ăn  uống,  bánh  trái  v.v…  4) akkadhutta: ưa cờ bạc hoặc chơi cá với nhau (như cá ngựa); 5) pāpamitta: ưa bạn ác; 6) ālassa: tánh lười biếng; 7) rattiyā vicaraṇa: ưa đi chơi đêm; 8) samajjavicaraṇa: ưa đi coi hát xướng hoặc âm nhạc khiêu vũ.

– Pháp suy xét làm cho phát sanh sự chán nản có 8: 1) jātidukkha: suy xét khổ của sự sanh; 2) jarādukkha: suy xét khổ của sự già; 3) byādhidukkha: suy xét khổ bệnh; 4) maraṇadukkha: suy xét cái khổ sự chết; 5) apayādukkha: suy xét cái khổ của bốn đường ác đạo; 6) atītadukkha: suy xét cái khổ đã qua; 7) anāgatadukkha: suy xét cái khổ sẽ đến trong vị lai; 8) āhārapariyeṭṭhitadukkha: suy xét cái khổ của sự kiếm tìm vật thực để nuôi mạng sống. 

– Đặc tính của pháp để so sánh coi phải kinh luật hay không: 1) virāga: pháp nào thực hành cho dứt bỏ tình dục; 2) visaṃyoga: để thoát khỏi khổ; 3) apacaya: để xa lìa phiền não; 4) appicchatā: làm cho ít ham muốn; 5) santuṭṭhi: được sự tri túc; 6) paviveka: làm cho được sự yên lặng; 7) viriyārambha: làm cho có sự tinh tấn; 8) subharatā: làm cho người dễ nuôi. (Nếu ngược lại cũng 8 điều thì không phải kinh luật chân chánh).

– Vô minh có 8 điều: 1) dukkhe aññāṇaṃ: không biết rõ cái khổ; 2) dukkhasamudaye aññāṇaṃ: không biết nguyên nhân phát sanh cái khổ; 3) dukkha nirodhe añjāṇaṃ: không biết nơi diệt khổ; 4) dukkha nirodha gāminī paṭipadāya aññāṇaṃ: không biết rõ con đường thực hành cho đến nơi diệt khổ; 5) pubbante añjāṇam: không biết rõ chỗ khởi thủy đầu tiên của con người; 6) aparante aññāṇam: không biết chỗ cuối cùng sau này của loài người; 7) pubbantāparante aññāṇaṃ: không biết rõ chỗ khởi thủy và chỗ cuối cùng của loài người; 8) paṭiccasamuppāde aññāṇaṃ: không biết rõ lý nhân quả liên quan.

–  Tám  thứ  nước  trái  cây  được  uống  lúc  chiều: 1) ambapānaṃ: nước trái xoài; 2) jambūpānaṃ: nước trái trâm hay mận; 3) cocapānaṃ: nước trái chuối hột; 4) mocapāna: nước trái chuối thường; 5) madhukapānaṃ: nước trái viết (giống như trái cà na mùi rất thơm ngon); 6) muddikapānaṃ: nước trái thị; 7) sālukapānaṃ: nước làm bằng củ sen, củ co, bông súng v.v…; 8) phārusakapānaṃ: nước làm bằng trái thanh trà. 

– Minh triết – vijjā có 8: 1) pubbenivāsānussatiññāṇa: túc mạng minh (biết tiền kiếp); 2) cutūpapātaññāṇa: thiên nhãn minh hay là sanh tử minh; 3) āsavakkayaññāṇa: lậu tận minh (diệt tận phiền não); 4) vipassanā ñāṇa: minh sát minh (huệ thấy thật tướng pháp hữu vi); 5) manomayiddhi: phân tâm minh (dùng tâm hóa ra nhiều người); 6) iddhividhiññāṇa: thần thông minh (biết biến hóa đủ cách); 7) dibbhasota: nhĩ minh (tai nghe đủ thứ tiếng dầu xa gần); 8) cetopariññṇa: tha tâm minh (biết rõ tâm của kẻ khác).

– Phụ nữ cột người nam (làm cho quyến luyến) có 8 cách: 1) rūpena:  do  sắc  đẹp;  2)  hasitena:  do  sự  cười  duyên;  3) bhaṇitena: do sự chuyện vãng với nhau qua lại; 4) gītena: do tiếng ca hát hay; 5) rennena: do sự kêu gọi chào hỏi; 6) ākappena: so tánh cách điệu bộ; 7) vana bhaṅgena: do cho bông hoa hoặc vật nọ vật kia; 8) phassena: do sự thân cận đụng chạm với nhau. 

– Sự sát sanh do 8 nguyên nhân: 1) rāgavasena: giết vì tình dục; 2) dosavasena: giết vì sân hận; 3) mohavasena: giết vì si mê; 4) mānavasena: giết vì tự cao; 5) lobhavasena: giết vì lòng tham; 6) jīvitatthāya: giết vì để nuôi mạng sống; 7) añāṇavasena:  giết  vì  không  biết  tội  phước  chi;  8) vinayavasena: giết vì lệ luật (như lệ luật của vua, hoặc tế thần lửa v.v…). 

– Tám điều lạ của bể cả: 1) bờ biển từ từ đi sâu xuống (không bẩn như sông, giếng); 2) nước biển một nực, không khi nào tràn lên khỏi bờ; 3) biển cả luôn luôn sạch không có tử thi, nếu có sóng cũng đánh đưa lên bờ; 4) tất cả nước sông rạch ao hồ khi chảy ra bể cả rồi thì mất tên của mình chỉ gọi chung là nước biển vậy thôi; 5) từ lúc nào cũng vậy, dầu cho nước bao nhiêu sông rạch chảy vào nhưng cũng không làm cho biển tràn lên hoặc lưng bớt rõ rệt; 6) nước biển lúc nào cũng chỉ có một mùi mặn mà thôi; 7) trong biển có rất nhiều bảo vật, như vàng, bạc, xích châu, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách v.v…; 8) trong biển có nhiều loại thú to lớn có đến 4, 5 trăm do tuần.

– Sự so sánh trong Phật giáo với tám điều lạ của bể cả: 1) Phật pháp cũng dạy từ chỗ cạn đến chỗ sâu (như giới, định, tuệ); 2) trong Phật pháp, các thầy tỳ khưu đều thọ trì điều học in nhau hết thảy không dám vượt qua điều học mà Đức Phật đã chế định; 3) trong giáo pháp luôn luôn trong sạch, không có người phạm tội bất cộng trụ mà còn ăn chung ở chung với tăng chúng, dầu cho có cũng phải đưa ra khỏi tăng già; 4) tất cả các dòng, giống dân tộc nào một khi đã vào xuất gia theo Phật giáo đều mất hết tên dòng giống của mình, chỉ gọi chung là Thích Ca Tử hoặc người samôn tu Phật vậy thôi; 5) trong giáo pháp có Niết-bàn là nơi chứa đựng, dầu cho bao nhiêu người đắc đạo nhập Niết-bàn cũng không làm cho đầy hay vơi rõ rệt; 6) Phật pháp chỉ có một mùi giải thoát mà thôi; 7) trong Phật giáo cũng có nhiều bảo vật như 7 báu của Phật giáo, tứ niệm xứ, tứ chánh cần, ngũ căn, ngũ lực, v.v…; 8) trong Phật giáo cũng có nhiều nhân vật to lớn như bậc Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và Đức Chánh Biến Tri.

– Tám hạng người không thể suy xét lý pháp sâu xa: 1) rāgacarito: người có tánh ái tình; 2) dosacarito: tánh sân hận; 3) mohacarito: có tánh si mê; 4) mānacarito: có tánh ngã mạn; 5) luddho: người tư cách thấp hèn; 6) alasso: tánh lười biếng, trễ nải; 7) ekacintito: người chấp theo ý riêng mình (không chịu nghe theo ai); 8) bālo: người có tánh tình hung ác. 

– Tám hạng người không nên (không đáng) nguyện pháp đầu đà: 1) pāpiccho: người ham muốn xấu xa; 2) icchāpakato: người hay ganh tị; 3) kuhako: người có tánh giả dối; 4) kuluddho: người tham lam đê hèn; 5) odariko: người tính lo cho được no bụng mình; 6) lobhakāmo: người mê thích sự tham muốn cho được lợi; 7) yasahetu: người ưa thích danh vọng, địa vị; 8) kittikāmo: người thích danh tiếng khen ngợi. 

– Tám nguyên nhân làm cho huệ phân tách được đầy đủ: 1) pubbapayogo: đã từng thực hành pháp minh sát với Đức Phật nào trong kiếp trước (nhưng chưa đắc đạo); 2) bāhusaccaṃ: đã từng nghe nhiều học rộng trong các môn nghệ thuật; 3) desabhāsā: đã từng thông thạo nhiều thứ tiếng (nhất là tiếng Pāli); 4) āgamo: đã có học Phật ngôn ít nhiều; 5) paripucchā: đã có hỏi đạo, luận đạo lý trong Tam Tạng; 6) adhīyayo: đã đắc được quả thánh nào trong Tứ Thánh; 7) garuissannissamo: đã từng ngồi gần bên thầy sáng suốt mà học hỏi và nghe đạo; 8) tathā mittasampatti: đã từng thân cận bạn lành là bậc thông thạo có nhiều trí tuệ.

–  Nguyên  nhân  buộc  lòng  người  bố  thí  có  8: 1) chandadānaṃ: vì thương mà cho; 2) dosadānaṃ: vì giận mà cho; 3) mohadānaṃ: vì si mê mà cho; 4) bhayadānam: vì sợ mà cho; 5) dinna pubbadāna: cho vì nghĩ rằng gia quyến mình đã quen cho; 6) sugati uppajjanadānaṃ: cho vì nghĩ rằng mình sẽ được sanh về nhàn cảnh; 7) cittappasādanadānaṃ: cho do tâm trong sạch khi làm; 8) cittalaṅkāradānaṃ: cho để làm vật trau dồi tốt đẹp cho tâm. 

– Địa ngục có 8: 1) Sanjiva; 2) Kālasuta; 3) Saṅghāta; 4) Rorava; 5) Mahārorava; 6) Tāpa; 7) Mahātāpa; 8) Avīci. (Nếu nói địa ngục có 10 cảnh thì thêm 2 cảnh nữa là: Mahāvivīci và Lokantara).

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app