Những Pháp Có Ba Chi

– Nguồn cội của pháp ác có 3: 1) lobha: tham; 2) dosa: sân; 3) moha: si. 

– Nguồn cội của pháp lành có 3: 1) alobha: không tham; 2)adosa: không sân; 3) amoha: không si. 

– Hành ác có 3: 1) kāya duccaritaṃ: hành ác do nơi thân; 2) vacī duccaritaṃ: hành ác do khẩu (là lời nói); 3) manoduccaritaṃ: hành ác do nơi ý (tâm); 

– Hành thiện có 3: 1) kāya sucaritaṃ: hành thiện do thân; 2) vacī sucaritaṃ: hành thiện do khẩu; 3) mano sucaritaṃ: hành thiện do ý; 

– Suy nghĩ ác (tà tư duy) có 3: 1) kāma vitakko: suy nghĩ về tình dục ngũ trần; 2) byāpāda vitakko: suy nghĩ về sự thù oán; 3) vihiṃ vitakko: suy nghĩ về sự hãm hại người.

 – Suy nghĩ thiện (chánh tư duy) có 3: 1) nekkhamma vitakko: suy nghĩ về cách xuất trần (xuất gia); 2) abyāpāda vitakko: suy nghĩ không thù oán (lòng bác ái); 3) avihiṃsā vitakko: suy nghĩ không hãm hại (lòng bi mẫn).

 – Về sự tìm kiếm và sự tư tưởng thiện và ác cũng có 3 chi in nhau. Vicāro, saññā. 

– Bản chất (elément) có 3:1) kāma dhātu: bản chất có tình dục; 2) pūpa dhātu: bản chất có sắc tướng (nhưng không tình dục); 3) arūpa dhātu: bản chất vô sắc.

 – Bản chất có 3 khác nữa: 1) rūpa dhātu: bản chất có sắc tướng; 2) arūpa dhātu: bản chất vô sắc tướng; 3) nirodha dhātu: bản chất diệt tắt (là Niết-bàn).

– Ái dục hay là say mê có 3: 1) kāma taṇhā: ái dục trong cảnh dục; 2) rūpa taṇhā: ái dục trong cảnh sắc; 3) arūpa taṇhā: ái dục trong cảnh vô sắc.

– Ái dục có 3 nữa là: 1) rūpa taṇhā: ái dục trong cảnh sắc; 2) arūpa taṇhā: ái dục trong cảnh vô sắc; 3) nirodha taṇhā: ái dục trong sự diệt tắt (là đoạn kiến ưa thích cho rằng con người khi chết thì diệt mất luôn).

– Tam Tạng có 3: 1) suttanta pitaka: tạng kinh (có 21000 pháp môn); 2) vinaya pitaka: tạng luật (có 21000 pháp môn);

3) abhidhamma pitaka: tạng luận (có 42000 pháp môn).

– Tam bảo có 3: 1) Buddha ratana: Phật bảo (vật quí báu); 2) Dhamma ratana: Pháp bảo ; 3) Saṅgha ratana: Tăng bảo.

– Tam qui có 3: 1) Buddha saraṇa: qui y Phật (là núp ẩn,nương nhờ Phật); 2) Dhamma saraṇa: qui y Pháp (là nương nhờ theo giáo pháp Phật); 3) Saṅgha saraṇa: qui y Tăng (là nương nhờ theo chư Tăng tứ phương).

– Pháp trầm luân có 3 là: 1) kāmāsava: trầm luân trong tình dục theo ngũ trần; 2) bhavāsava: trầm luân trong cảnh giới;

3) avijjāsava: trầm luân trong vòng vô minh.

– Cảnh giới có 3: 1) kāma bhava: dục cảnh (cảnh giới còn tình dục); 2) rūpa bhava: sắc cảnh (chỉ có sắc tướng nhưng không có tình dục); 3) arūpa bhava: vô sắc cảnh (là cảnh giới không có sắc tướng chỉ có danh pháp là thọ, tưởng, hành, thức mà thôi).

– Tam độc có 3: 1) lobha: tham; 2) dosa: sân; 3) moha: si.– Tam học có 3: 1) sīla: giới; 2) samādhi: định; 3) paññā: huệ.

– Sự tìm kiếm có 3: 1) Kāmesanā: sự tìm kiếm tình dục (ngũ trần); 2) Bhavasanā: sự tìm kiếm cảnh giới (là người tìm cảnh an vui); 3) Brahmacariyesanā: sự tìm kiếm phạm hạnh.

– Ngã mạn có 3: 1) seyyahamasmīti vidhā: chấp ta là cao thượng hơn người; 2) sadiso hamasmīti vidhā: chấp cho ta bằng người; 3) hīnohamasmīti vidhā: chấp cho ta thấp hèn hơn người.

– Thời kỳ có 3: 1) atītakāla: thời kỳ quá khứ; 2) anāgatakāla: thời kỳ vị lai; 3) paccuppannakāla: thời kỳ hiện tại.

– Thọ có 3: 1) sukhā vedanā: thọ vui; 2) dukkhāvedanā: thọ khổ; 3) adukkhamasukhā vedanā: thọ xả (thọ không vui không khổ).

– Sự khổ não có 3: 1) dukkha dukkhatā: khổ vì sự khổ (là do nơi sự thọ khổ); 2) saṅkhāra dukkhatā: khổ vì còn pháp hữu vi; 3) viparināma dukkhatā: khổ vì sự thay đổi (vô thường biến chuyển).

– Tóm lại, ân đức Phật có 3: 1) parisudhi guṇa: ân đức hoàn toàn trong sạch; 2) karunā guṇa: ân đức bi mẫn tất cả chúng sanh; 3) paññā guṇa: ân đức huệ hoàn toàn sáng suốt.

– Lửa có 3: 1) rāgaggi: lửa tình; 2) dosaggi: lửa sân; 3) mohaggi: lửa si.

– Pháp hành vi hoặc tạo tác có 3: 1) puññābhisaṅkhāra: hành vi về phước thiện; 2) apuññābhisaṅkhāra: hành vi ác; 3) aneñjābhisaṅkhāra: hành vi không rung động (là hành vi trong 4 cõi thiền vô sắc).

– Nhân vật có 3 hạng: 1) sekkho puggalo: bậc hữu học (từ Tu-đà-huờn đến A-la-hán đạo); 2) asekkho puggalo: bậc vô học (là A-la-hán quả); 3) nevasekkho nāsekkho puggalo: bậc không phải hữu học và vô học là bậc phàm nhơn.

– Vật đề phát sanh lên phước thiện có 3: 1) dāna mayaṃ: do sự bố thí; 2) sīla mayaṃ: do sự trì giới; 3) bhāvanā mayaṃ: do sự tham thiền.

– Cách phát sanh lên trí tuệ có 3: 1) cintā mayā paññā: trí tuệ phát sanh lên do nhờ sự suy nghĩ; 2) sutā mayā paññā: trí tuệ phát sanh lên nhờ sự nghe; 3) bhavanā mayā paññā: trí tuệ phát sanh lên do sự tham thiền.

– Khí giới để giữ mình có 3: 1) sutāvudham: sự nghe nhiều Phật ngôn là một món khí giới; 2) pavivekāvudhaṃ: sự yên lặng (thân, tâm và phiền não) là món khí giới; 3) paññnāvudhaṃ: trí tuệ sáng suốt là món khí giới.

– Nhãn có 3 thứ: 1) mamsā cakkhu: nhục căn (con mắt thịt thường của mọi người); 2) dibba cakkhu: thần nhãn (có nhãn thông như Chư Thiên); 3) paññā cakkhu: tuệ nhãn (là trí tuệ của bậc phàm và thánh).

– Tánh cách quí báu có 3: 1) dassanānuttoriyaṃ: quý báu vì sự thấy (là làm thấy được pháp minh sát); 2) paṭipadānuttariyam : quý báu vì sự thực hành (tâm vừa đắc đạo); 3) vimuttānuttariyam: quý báu vì được giải thoát (tâm đã đắc quả).

– Sự say đắm có 3: 1) ārogya mada: say mê trong sự tráng kiện (sự vô bịnh); 2) yobhanamada: say mê với tuổi thọ của mình; 3) jātimada: say mê theo dòng giống.

– Trọng đại có 3: 1) attdhipateyyaṃ: lấy bản ngã làm trọng đại (mà xa tránh tội lỗi); 2) lokādhipateyyaṃ: lấy thế gian làm trọng đại (mà xa tránh tội lỗi); 3) dhammādhipateyyaṃ: lấy thánh pháp làm trọng đại (mà xa tránh tội lỗi).

– Minh triết có 3: 1) pubbenivāsānussatiññānaṃ: túc mạng minh (biết tiền kiếp); 2) cutūpapātaññānaṃ: sanh tử minh (biết sự sanh tử luân hồi của chúng sanh); 3) āsavakkhayaññānaṃ: lậu tận minh (diệt tận phiền não).

– Tịnh cư pháp có 3: 1) dibbo vihāro: thần tịnh cư (là tâm ở trong bát thiền); 2) brahmmavihāro: phạm hạnh tịnh cư (là 4 vô lượng tâm thường trụ); 3) ariyo vihāro: thánh quả tịnh cư

(là tâm ở trong thánh quả).

– Pháp lạ phi thường có 3: 1) iddhippāṭihāriyaṃ: sự lạ lùng của pháp thần thông; 2) adesanāpaṭihāriyaṃ: phi thường về sự biết được tâm kẻ khác; 3) anussāsanīṭihāriyaṃ: sự lạ lùng của lời giáo huấn (cho biết cách hành theo giới, định, tuệ).

– Phạm hạnh có 3 hạng: 1) hīna brahmacariya: phạm hạnh bậc hạ (hành đạo vì lòng tham muốn); 2) majjhima brahmacariya: phạm hạnh bậc trung (hành để giải thoát); 3) uttama brahmacariya: phạm hạnh bậc thượng (các bậc thánh nhơn và Bồ tát).

– 3 điều sợ mà không ai tránh khỏi: 1) jarābhayaṃ: sợ già; 2) byādhibhayaṃ: sợ bệnh; 3) maraṇabhayaṃ: sợ chết. 

–  3  vật  mở  trống  ra  được  sự  lợi  ích  và  tốt  đẹp:  1) candamaṇdalaṃ: mặt trăng; 2) suriyamaṇdalaṃ: mặt trời; 3) tathāgatappavedito dhammavinayo: kinh luật của đức Phật đã thuyết ra (mở rộng càng tốt).

– 3 hạng bạn tốt nên cận thân: 1) duddadaṃdadāti: cho vật ít có (quí báu khó cho được); 2) dukkaraṃ karoti: làm những việc khó làm; 3) dukkhamaṃ khamati: nhẫn nhịn trong việc khó nhẫn nại.

– Quả báu giới có 3: 1) sīlam setumahesakkho: giới có năng lực cao cả; 2) sīlam gantho anuttaro: giới có mùi thơm quý báu; 3) sīlam vilepanam settham yena vāti disodisaṃ: giới như vậy để thoa mình có mùi thơm bay đi khắp các nơi.

– Cách giữ bát quan trai giới có 3 hạng: 1) gopāla uposatha: giữ bát quan trai như người chăn bò; 2) nigaṇdha uposatha: giữ bát quan trai như bọn nigandha ngoại đạo (là cử không được sát sanh chỉ trong 1 do tuần mà thôi v.v…;); 3) ariyuposatha: giữ bát quan trai như của bậc Thánh nhơn.

– Con 3 hạng: 1) avajāta putta: con hèn hơn cha mẹ (như học lực, địa vị, v.v…); 2) anujāta putta: con bằng cha mẹ (như học lực, địa vị, v.v…); 3) abhijāta putta: con hơn cha mẹ (như học lực, địa vị, v.v…).

– Đức Chánh Biến Tri có 3 bậc: 1) paññādhika: đức Phật thuộc về huệ lực (do trí tuệ); 2) saddhādhika: đức Phật thuộc về tín lực (do đức tin); 3) viriyādhika: đức Phật thuộc về tấn lực (do sự tinh tấn).

– Niết-bàn có 3 thời kỳ: 1) kilesa nibbāna: phiền não Niết-bàn (khi diệt tận phiền não rồi đắc Niết-bàn, nhưng còn hiện tại); 2) khaṇdhanibbāna: ngũ uẩn Niết-bàn (khi diệt cả ngũ uẩn rồi nhập Niết-bàn, lúc chết); 3) dhātu nibbāna: xá lợi Niết-bàn (là đúng thời kỳ nhất định xả ly họp lại một chỗ, lửa tự nhiên phát cháy tiêu). 

– Tác ý của người làm phước có 3: 1) pubba cetanā: tác ý đầu tiên (là suy tính trước khi làm phước); 2) muñcana cetanā: tác ý đang làm (là vui thích trong lúc làm); 3) aparāpara cetanā: tác ý suy nghĩ thỏa thích sau khi làm rồi. 

– Duyên lành có 3: 1) danūpanissaya: duyên lành của sự bố thí;  2)  sīlūpanissayo:  duyên  lành  của  sự  trì  giới;  3) bhāvanūpanissayo: duyên lành của sự tham thiền.

– Bố thí có 3 hạng: 1) dāsadānaṃ: nô lệ bố thí (mình dùng vật quý khi cho lấy vật thấp hèn); 2) sahāyadānaṃ: bằng hữu bố thí (mình dùng vật chi thì cho vật ấy); 3) sāmīdānaṃ: tôn trọng bố thí (mình dùng xài vật tầm thường nhưng khi bố thí thì cho vật cao quý như cúng dường thầy tổ). 

– Trì giới có 3 hạng: 1) hīna sīlaṃ: trì giới cách thấp hèn (là mong mỏi được danh lợi hoặc tặng mình và chê bai kẻ khác không bằng mình); 2) majjhima sīlaṃ: trì giới bậc trung (là mong cầu cho được giải thoát không tặng mình và chê bai kẻ khác); 3) panīta sīlaṃ: trì giới bậc cao thượng quý báu (là giới của Bồ tát và các bậc Thánh nhơn).

– Giới hàng thiện tín có 3 bậc: 1) nicca sīlaṃ: ngũ giới (giữ luôn suốt đời); 2) uposatha sīlaṃ: bát quan trai giới (8 giới giữ trong 1 ngày 1 đêm); 3) atireka sīlaṃ: thập giới (10 giới giữ trong thời kỳ nhất định).

– Cách xa lánh tội lỗi có 3: 1) samādāna virati: xa lánh tội lỗi do nơi sự thọ trì; 2) sampatti virati: xa lánh tội lỗi tự do nơi mình cho rằng không tốt rồi xa lánh; 3) samuccheda virati: xa lánh tội lỗi do nơi đắc đạo.

– Pháp nhơ bẩn (mala) có 3: 1) rāga: ái tình; 2) dosa: sân hận; 3) moha: si mê. 

– Sự lầm lạc có 3: 1) saññnā vipalāsa: tư tưởng lầm lạc; 2) citta vipalāsa: tâm lầm lạc; 3) diṭṭhi vipalāsa: kiến thức lầm lạc. 

– Phật có 3 bậc: 1) Sabbaññūbuddha: Toàn giác Phật; 2) Paccekabuddha: Độc giác Phật; 3) Anu buddha hay sāvaka buddha: Thinh văn giác (là nghe được Phật chánh giác thuyết Pháp mới giác ngộ theo).

– Pháp bảo có 3 hạng: 1) pariyatti dhamma: pháp học; 2) pattipattidhamma: pháp hành; 3) paṭivedhadhamma: pháp thành (là đạo, quả và Niết-bàn).

– Huấn từ của chư Phật có 3: 1) sabbapāpassa akaranaṃ: không nên làm điều ác; 2) kusalassūpasampadā: nên làm các điều lành; 3) sacittapariyodapanaṃ: nên trau dồi tâm cho được trong sạch.

– Tu-đà-huờn có 3 bậc: 1) ekabījī: có vị còn tái sanh làm người một kiếp nữa mới đắc A-la-hán; 2) kolamkola: có vị còn sanh lại từ 2 đến 6 kiếp nữa; 3) sattakkhattuṃ: có trì hoãn lắm là 7 kiếp nữa cũng đắc A-la-hán.

– Những điều không biết chán có 3: 1) sipina: sự ngủ; 2) surāmerayapāna: uống rượu và chất say; 3) methunadhamma samāpatti: sự hành dâm.

– Tư cách người sạch sẽ có 3: 1) kāyasoceyya: thân sạch; 2) vacīsoceyya: khẩu sạch; 3) manosoceyya: ý sạch. 

– Người già có 3 hạng: 1) jātivuḍḍhi: già về dòng giống (như dòng vua); 2) vayavuddhi: già tuổi thọ; 3) guṇavuddhi: già về đức hạnh (nhất là giới đức).

– Pháp thắng người nghịch có 3: 1) dakkhābhāva: tánh cách thông thái; 2) sūrabhāva: tánh cách dạn dĩ; 3) paññā: có trí tuệ.

– Sự yên lặng có 3: 1) kāya viveka: thân yên lặng (do nhờ ở nơi thanh vắng một mình); 2) citta viveka: tâm yên lặng (do nhờ thiền định mà có 5 pháp che lấp yên lặng); 3) upadhiviveka: phiền não yên lặng (do đạo quả).

– Sự tri túc hay điều độ có 3: 1) pariyesanamattā: có điều độ trong sự tìm kiếm (là không thấy chỗ nào xin được xin hoài); 2) patiggahaṇamattā: có điều độ trong sự thọ lãnh; 3) paribhoga mattā: có điều độ trong sự dùng xài (như mới tu muốn dùng đồ quí báu ).

– Sự tốt đẹp của giáo pháp có 3: 1) ādikalyāṇa: sự tốt đẹp chặng đầu (là giới); 2) majjhekalyāṇa: sự tốt đẹp chặng giữa (là định); 3) pariyosāṇakalyāṃa: sự tốt đẹp cuối cùng (là trí tuệ).

– Cách thông thạo có 3: 1) āya kosalla: thông thạo trong sự tấn hóa; 2) apāya kosalla: thông thạo trong sự thối hóa (suy đồi, tai hại); 3) upāya kosalla: thông thạo phương thế.

– 3 chân tướng của pháp hữu vi: 1) aniccatā: vô thường; 2) dukkhatā: khổ não; 3) anattatā: vô ngã.

– Sự lợi ích có 3: 1) diṭṭadhammikattha: lợi ích hiện tại; 2) samparāyikattha: lợi ích vị lai; 3) paramattha: lợi ích cao thượng là Niết-bàn. 

– Bồ tát hạnh có 3: 1) lokattha cariyā: thực hành cho lợi ích đến nhân loại; 2) ñātattha cariyā: thực hành lợi ích cho thân quyến; 3) buddhattha cariyā: thực hành lợi ích cho mình (là cho được giác ngộ).

– Chư Thiên có 3 bậc: 1) sammati deva: Chư Thiên do sự chỉ định tôn trọng (như đức vua); 2) upapatti deva: Chư Thiên do phước lành sanh lên (như trên cõi trời); 3) visuddhi deva: Chư Thiên là bậc trong sạch (như các vị A-la-hán).

– Gánh nặng có 3: 1) khandha bhāra: gánh nặng của ngũ uẩn; 2) kilesa bhāra: gánh nặng của phiền não; 3) abhisaṅkhāra bhāra: gánh nặng của pháp hành vi (thiện ác).

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app