Kho Tàng Pháp Bảo – Pháp Có Mười Một Chi

Pháp có mười một chi

– Pháp của người chăn bò có 11: 1) na rūpaññū hoti: không biết sắc của con bò (vàng, trắng, đốm, đen, v.v…); 2) na lakkhaṇa kusalo hoti: không rành dấu (xoáy) của bò; 3) na āsāṭikaṃ sāṭeta hoti: không gợt trừng ruồi cho bò; 4) na vanaṃ paṭicchādetā hoti: không đắp bó ghẻ cho bò; 5) na dhūmaṃ kattā hoti: không biết ung khói cho bò; 6) na titthaṃ jānāti: không biết bến nước cho bò uống; 7) na pītaṃ jānāti: không biết bò đã uống hay chưa; 8) na vīthiṃ jānāti: không biết đường bò đi; 9) na gocarakusalo hoti: không thạo chỗ dẫn cho bò ăn; 10) anavasesadohī hoti: nặn hết sữa bò (không chừa cho bò con bú); 11) ye te usabhā gooitāro goparināyakā te na atirekapūjāya pūjetā hoti: không chăm nom, khao thưởng những vật đặc biệt đến con bò chúa là phụ huynh, là hướng đạo của bầy bò. Người chăn bò nào không thông thạo cách chăn bò như trên đây thì không thể làm cho bầy bò tấn hóa được, thì lần lần bầy bò sẽ suy nhược, gầy yếu làm cho không hưởng được 5 thứ sữa bò vậy. 

– Tỉ dụ: thầy tỳ khưu trong Phật pháp cũng có 11 pháp: 1) thầy tỳ khưu không biết sắc của bò là không biết sắc này là tứ đại giả hiệp và liên thuộc sắc (upādāya rūpa) mà tạo thành; 2) không rành dấu (xoáy) của bò là thầy tỳ khưu không biết rõ đặc tánh của kẻ ác, người thiện mà thân cận; 3) không gợt trứng ruồi cho bò là thầy tỳ khưu không rán dứt bỏ 3 tà tư duy; 4) không đắp che cho bò là không thu thúc lục căn cho thanh tịnh; 5) không biết ung khói cho bò là không nói đạo, thuyết pháp tùy sức mình cho thiện tín (để nung đúc đức tin người); 6) không biết bến nước cho bò uống là không biết thân cận các bậc thông hiểu kinh luật để học hỏi điều phải lẽ quấy; 7) không biết bò đã uống nước hay chưa là trong khi ấy các vị trưởng lão đang nói đạo thuyết pháp mà tâm không được vui vẻ thỏa thích, trong lý nhiệm mầu của đạo là nhân làm cho không được sự hỉ lạc; 8) không biết đường cho bò đi là không biết thực hành theo Bát chánh đạo; 9) không thạo chỗ dẫn cho bò ăn là không thạo cách cho tâm mình niệm theo tứ niệm xứ; 10) nặn sữa bò không chừa cặn là không biết gìn giữ đức tin của thí chủ khi họ yêu cầu 4 món vật dụng, tham lam quá độ, xin vật này vật nọ làm cho người mất đức tin; 11) không chăm nom, khao thưởng đến bò chúa là không biết chăm nom, lễ bái, cúng dường đến các vị Đại đức là bậc phụ huynh, là bậc lãnh đạo, là bậc đã tu học lão thành. Thầy tỳ khưu nào mà không thông thạo những cách thực hành trên đây thì không thể nào làm cho mình được tấn hóa trong đường đạo rồi lần lần giảm đức tin, giải đãi không thể hưởng được 5 điều giải thoát của Phật giáo vậy.

– Quả báu của sự rải lòng bác ái có 11: 1) sukhaṃ supati: khi ngủ cũng được an vui; 2) sukhaṃ paṭibujjhati: khi thức dậy cũng được an vui; 3) na pāpakaṃ suninaṃ passati: không nằm mộng thấy điều dữ; 4) manussānaṃ piyohoti: mọi người đều thương mến; 5) amanussānaṃ piyo hoti: phi nhơn cũng thương mến; 6) devatā rakkanti: Chư Thiên thường hộ trì; 7) nāssa aggi vā visaṃ vā sathaṃ kamati: lửa, thuốc độc, khí giới không làm hại được; 8) tuvāṭaṃ cittaṃ samādhiyati: tâm nhập thiền một cách mau lẹ; 9) mukkhavaṇṇo vippasīdati: màu da, gương mặt được tươi tỉnh; 10) asammuḷho kālaṃ karoti: khi sắp lâm chung, tâm được bình tĩnh; 11) uttariṃ appativijjhanto brahmalokūpago hoti: nếu chưa đắc đạo quả thì khi chết được sanh về cõi trời Phạm Thiên (sắc giới).

– Đặc tính của sự dể duôi có 11: 1) asakkaccaṃ kiriyatā: làm không cung kính; 2) asātacca kiriyatā: không làm thường thường; 3) aniṭṭhita kiriyatā: làm không chắc chắn (làm nghỉ làm  nghỉ);  4)  olana  vuttitā:  làm  một  cách  dụ  dự;  5) nikkhittacchandatā: giảm ý muốn (thôi lui sự tinh tấn); 6) nikkhita dhuratā: bỏ phế phận sự (phải làm); 7) asevanā: không làm cho rõ rệt; 8) abhāvanā: không tham thiền; 9) abahulī kammaṃ: không ráng thực hành cho nhiều; 10) anadhiṭṭhānaṃ:  không  nguyện  vọng  chắc  chắn;  11) ananuyogo: không cố gắng. 

– Phương châm làm cho dứt bỏ sự lười biếng có 11: 1) apāyabhayappaccavekkhaṇatā: suy xét làm cho ghê sợ cảnh ác đạo; 2) anissaṅsa dassāvitā: thấy quả báo của sự tinh tấn; 3) gamana vitthippaccavekkhaṇatā: suy xét con đường của Đức Phật và các bậc thinh văn đã hành mà đắc đạo; 4) piṇḍapātāpacāyanatā: cung kính trong vật của người cho mình; 5) dāyajjamahattappaccavekkhaṇatā: suy xét gia tài Đức Phật để lại cho ta rất quí báu là bảy tài sản trong nhà Phật; 6) satthumahattappaccavekkhaṇatā: suy xét đến Đức Phật là một bậc vĩ nhân; 7) jātimahattappaccavekkhaṇatā: suy xét đến dòng giống quý báu của Đức Phật mà mình tu theo; 8) sabrahmacāri mahattappaccavekkhaṇatā: suy xét đến đức lành của các bậc đồng phạm hạnh với mình; 9) kusīta puggala parivajjanatā: xa lánh người có tâm lười biếng; 10) āraddhaviriya puggala sevanatā: thân cận người có sự tinh tấn; 11) tadadhi muttatā: ta nên xu hướng theo bồ đề tấn.

– Nguyên nhân suy xét cho phát sanh sự hỉ lạc có 11: 1) Buddhānussati: nhớ ân đức Phật; 2) Dhammānussati: nhớ ân đức  Pháp;  3)  Saṅghānussati:  nhớ  ân  đức  Tăng;  4) Sīlānussati: nhớ ân đức Pháp; 5) cāgānussati: nhớ sự bố thí; 6) Devatānussati: nhớ ân đức Chư Thiên; 7) upasamānussati: nhớ ân đức Niết-bàn (yên lặng không phiền não); 8) lūkha puggala parivajjanatā: xa lánh người nhơ bẩn xấu xa; 9) siniddhapuggala sevanatā: thân cận người trong sạch (người lành); 10) pasādaniyasuttanta paccavekkhavatā: suy xét những bộ kinh có tánh cho tâm trong sạch vui vẻ; 11) tadadhimuttatā: tâm nên xu hướng theo bồ đề hỉ. 

– Lửa phiền não có 11 thứ: 1) rāgo: lửa tình; 2) doso: lửa sân; 3) moho: lửa si; 4) jāti: lửa sanh; 5) jarā: lửa già; 6) maraṇaṃ: lửa tử; 7) soko: lửa khóc than; 8) paridevo: lửa mến tiếc; 9) dukkhaṃ: lửa khổ não; 10) domanasso: lửa buồn rầu, phiền muộn; 11) upāyāso: lửa âu sầu, sự khó chịu. 

– Pháp bảo so sánh với thành vua có 11: 1) sīlapākāraṃ: giới ví như vách thánh (hay tường rào); 2) hiriparikkhaṃ: sự hổ thẹn, tội lỗi ví như hầm chung quanh tường; 3) satidovārikaṃ: sự ghi nhớ ví như người giữ cửa; 4) nānadavārakoṭṭhakaṃ: sự hiểu biết ví như pháo đài trông coi xa; 5) viriya aṭṭhāsaka: sự tinh tấn ví như quân lính; 6) saddhā isakaṃ: đức tin ví như chót đền; 7) paññāpāsādaṃ: trí tuệ ví như đền đài; 8) suttantapaccaraṃ: tạng Kinh ví như đường vua đi; 9) abhidhamma singhā takaṃ: tạng Luận ví như đường ngã tư giữa công trường; 10) vinaya vinicchayaṃ: tạng Luật ví như đền để quyết định (phân xử); 11) satipaṭṭhāna vithīkaṃ: có Tứ niệm xứ ví như bốn con đường rộng lớn. 

– Tùy phiền não của thiền định có 11: 1) viccikicchā: hoài nghi; 2) amanasikāra: không chú ý; 3) thinamiddha: dã dượi, hôn  trầm;  4)  chambhitattaṃ:  ngơ  ngác,  hôn  trầm;  5) ubbilaṃ: tự đắc, phách lối; 6) duṭṭhulaṃ: tâm xao động, hay nghĩ điều tục tĩu, xấu xa; 7) acchāraddhavīriyaṃ: cố gắng quá sức; 8) atilīnavīriyaṃ: hành động huỡn đãi, lôi thôi (cố gắng yếu ớt); 9) abhijappā: ước muốn quá lố (ham quá sức); 10) nānattasaññā: tư tưởng rời rạc (nhớ chỗ này chỗ kia); 11) atinijhāyitattaṃ rūpānaṃ: mê mẫn nhìn xem theo sắc tướng, hoặc quan sát theo sắc tướng lâu quá. 

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app