Pháp Có Năm Chi

– Ngũ uẩn hay là ngũ ấm có 5: 1) rūpakkhandho: sắc uẩn; 2) vedanākhandho: thọ uẩn; 3) saññākhandho: tưởng uẩn; 4) saṅkhārakkhandho: hành uẩn; 5) viññāṇakkhandho: thức uẩn (uẩn là một khối đống, sự tập trung lại).

– Ngũ trần hay ngũ dục có 5: 1) rūpa: sắc; 2) sadda: thinh; 3) gandha: hương; 4) rasa: vị; 5) phoṭṭhabba: xúc.

– Gati cảnh giới thọ sanh có 5: 1) nirayo: địa ngục; 2) tiracchāno: súc sanh; 3) petavisayo: ngạ quỉ; 4) manusso: con người; 5) devo: Chư Thiên.

– Sự bỏn xẻn có 5 (gần như ganh gổ): 1) āvāsa macchariyaṃ: bỏn xẻn chỗ ở; 2) kula macchariyaṃ: bỏn xẻn gia quyến (hay đệ tử của mình không cho trong sạch hoặc cho theo ai); 3) lābha macchariyaṃ: bỏn xẻn lợi lộc; 4) vaṇṇa macchariyaṃ: bỏn xẻn danh hay là sắc tốt (nhưng đây không chịu ai khen người khác hơn mình); 5) dhamma macchariyaṃ: bỏn xẻn giáo pháp (giấu không muốn nói hoặc dạy cho ai biết).

– Năm pháp che lấp hay là pháp cái: 1) kāmacchanda: tình dục;  2)  byāpāda:  thù  oán;  3)  thinamiddha:  hôn  mê;  4) uddhaccakukkucca: phóng dật; 5) vicikicchā: hoài nghi.

– Năm pháp thằng thúc (cột trói) bậc hạ: 1) sakkāyadiṭṭhi: thân kiến; 2) vicikicchā: hoài nghi; 3) silabbataparāmāsa: chấp lệ cúng tế (thần thánh, lửa, v.v…); 4) kāmacchanda: tình dục; 5) byāpāda: thù oán.

– Năm pháp thằng thúc bậc thượng: 1) rūpa rāga: thích trong cảnh sắc; 2) arūpa rāga: thích trong cảnh vô sắc; 3) māna: ngã mạn; 4) uddhacca: loạn tâm – phóng tâm; 5) avijjā: vô minh.

– Ngũ giới là: 1) pānātipātā veramaṇī: tránh xa sự sát sanh; 2) adinnādānā veramaṇī: tránh xa sự trộm cướp; 3) kāmesu micchācārā  veramaṇī:  tránh xa sự  tà dâm;  4) musāvādā veramaṇī:   tránh   xa   sự   nói   dối;   5) surāmeraya  majjappamādatthānā veramaṇī: tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

– Đầy đủ có 5: 1) nātisampadā: đầy đủ thân quyến; 2) bhogasampadā: đầy đủ của cải; 3) ārogyasampadā: đầy đủ sức   khỏe;   4)   sīlasampadā:   đầy   đủ   giới   hạnh;   5) diṭṭhisampadā: đầy đủ kiến thức (có chánh kiến).

–  Người  đầy  đủ  giới  hạnh  sẽ  được  5  quả  báo:  1) appamādādhikaraṇaṃ mahantaṃ bhogakkhandhaṃ adhigacchati: được nhiều của cải do nhờ sự không dể duôi; 2) kalyāṇo kittsaddo abbhuggacchati: có danh thơm tiếng tốt bay đi khắp các nơi; 3) visārado upasaṅkamati: tâm rất dạn dĩ khi vào chỗ tụ họp; 4) asammūīho kālaṃ karoti: khi sắp chết không có loạn tâm; 5) sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati: khi chết được sanh về nhàn cảnh.

– Quả báo của sự bố thí có 5: 1) bahuno janassa piyo hoti manāpo: được nhiều người thương mến; 2) santo sappurisā bhajanti: các bậc trí thức ưa thích thân cận; 3) kalyāṇo kattisaddo abbhuggacchanti: có danh tiếng tốt đi khắp nơi; 4) visārado upasaṅkamati: rất dạn dĩ khi vào chỗ tụ họp; 5) kāyassa bhedo parammaraṇā suggatiṃ upapajjati: khi chết được sanh về nhàn cảnh.

– Quả báo của sự nhẫn nại có 5: 1) piyo hoti manāpo: được nhiều người thương mến; 2) naverabahulo: không có nhiều thù  oán;  3)  navajjabahulo:  không  có  nhiều  tội  lỗi;  4) asammūḷho:  khi  sắp  chết  không  loạn  tâm;  5)  suggatiṃ upapajjati: được sanh về nhàn cảnh.

– Quả báo của sự nghe pháp có 5: 1) assutaṃ suṇāti: được nghe bài pháp chưa từng nghe; 2) sutaṃ pariyodapeti: pháp đã nghe rồi càng thêm rõ rệt; 3) kaṅkhaṃ vihanati: được dứt sự hoài nghi; 4) diṭṭhaṃ ujiṃkaroti: làm cho kiến thức được chơn chánh; 5) citta massapasīdati: tâm càng được trong sạch.

– Thầy tỳ khưu muốn cáo lỗi người phải có 5 cách: 1) kālena vakkhāmi: tố cáo trong lúc hợp thời; 2) bhūtena vakkhāmi: tố cáo trong chuyện thật; 3) saṇhena vakkhāmi: tố cáo bằng lời dịu ngọt (không vì sân hận); 4) atthasañhitena vakkhāmi: tố cáo vì sự lợi ích; 5) mettacittena vakkhāmi: tố cáo với lòng bác ái (với người bị cáo).

– Sự cứng rắn của tâm (mà thầy tỳ khưu không chịu cố gắng để hành đạo) có 5: 1) satthari kaṅkhati: có sự nghi ngờ không trong sạch Đức Phật; 2) dhamme kaṅkhati: hoài nghi không trong sạch trong giáo Pháp; 3) saṅghe kaṅkhati: hoài nghi không trong sạch trong chư Tăng; 4) sikkhāya kaṅkhati: hoài nghi trong điều học; 5) sabrahmacārisu kupito hoti anattamano: tỳ khưu có nhiều sự bất bình, sân hận đối với các bậc đồng phạm hạnh.

– Ngũ căn về vật chất có 5: 1) cakkhindriyaṃ: nhãn căn; 2) sotindriyaṃ:  nhĩ  căn;  3)  ghānindriyaṃ:   tỉ  căn;  4) jīvhindriyaṃ: thiệt căn; 5) kāyindriyaṃ: thân căn. 

– Ngũ căn về tinh thần có 5: 1) saddhindriyaṃ: tín căn; 2) vriyindriyaṃ:  tấn  căn;  3)  satindriyaṃ:  niệm  căn;  4) samādhindriyaṃ: định căn; 5) paññindriyaṃ: huệ căn. 

– Tư tưởng làm cho pháp giải thoát càng già dặn có 5: 1) aniccassaññā: hằng tưởng sự vô thường của pháp hữu vi; 2) dukkhasaññā: hằng tưởng sự khổ não của pháp hữu vi; 3) anattasaññā: hằng tưởng sự vô ngã của pháp khổ não; 4) pahānasaññā:  hằng  tưởng  sự  dứt  bỏ  (3  tà  tư  duy);  5) virāgasaññā: hằng tưởng đến sự dứt bỏ tình dục, phiền não (là pháp Niết-bàn yên lặng, cao thượng quí báu).

 – Pháp làm cho người trở nên có giá trị có 5: 1) bayatto: người  thông  thạo;  2)  visārado:  người  tánh  dạn  dĩ;  3) bahussuto: người được nghe nhiều học rộng (bác học); 4) dhammodharo:  người  được  nhớ  nhiều  giáo  pháp;  5) dhammassa hoti anudhammacārī: người thực hành pháp (đạo) đúng theo chơn lý. 

– Sự bất hạnh hay suy sụp có 5: 1) ñāti byasanaṃ: sự suy sụp của thân quyến; 2) bhogabyasanaṃ: sự suy sụp của cải; 3) raga byasanaṃ: sự bất hạnh vì bệnh hoạn; 4) sīla byasanaṃ: sự hư hại giới hạnh; 5) ditṭṭha byasanaṃ: sự hư hại về kiến thức.

– Đề-Bà-Đạt-Đa xin Phật 5 điều (Tam Tạng 2e trang 292): 1) bhikkhu yāvajīvaṃ araññakā assu: các thầy tỳ khưu phải ở trong rừng suốt đời (không được ở trong xóm); 2) bikkhu yāvajīvaṃ piṇḍapātikā assu: thầy tỳ khưu phải đi khất thực suốt đời (không được thọ lãnh vật thực người dâng cúng hoặc trai tăng); 3) bikkhu yāvajīvaṃ paṃsukūtikā assu: các thầy tỳ khưu phải lượm vải bỏ mà làm y mặc suốt đời (không được thọ lãnh y thí chủ dâng cúng cho); 4) bikkhu yāvajīvaṃ rukkhamūlikā assu: các thầy tỳ khưu phải ở cội cây suốt đời (không được ở liêu cốc); 5) bikkhu yāvajīvaṃ macchamaṃsaṃ na khādeyyuṃ: các thầy tỳ khưu không được phép ăn cá thịt suốt đời.

– Đức Phật trả lời 5 điều ấy cho Đề-Bà-Đạt-Đa: 1) các thầy tỳ khưu nên ở trong rừng, nếu không thể ở được hoặc không muốn ở thì được phép ở trong xóm làng; 2) các thầy tỳ khưu phải đi khất thực xin ăn, nếu không nguyện giữ pháp đầu đà đi khất thực thì được phép thọ trai tăng hoặc vật thực người dâng cúng; 3) các thầy tỳ khưu phải lượm vải bỏ may y mặc suốt đời, nhưng nếu không nguyện pháp đầu đà ấy, có thí chủ trong sạch dâng y cũng được phép thọ lãnh; 4) các thầy tỳ khưu nên ở dưới cội cây trong 8 tháng (trừ 4 tháng mùa mưa phải kiếm chỗ kín đáo như liêu cốc để nhập hạ), nếu không nguyện giữ phép đầu đà ấy, có thí chủ làm chùa chiền liêu cốc dâng ở cũng được; 5) thầy tỳ khưu không nên thọ cá thịt mà biết người giết quyết định để cho mình ăn (uddissamaṃsaṃ); nhưng được phép thọ tam tịnh nhục là không thấy, không nghe, không nghi ngờ (anujānāmi bhikkhave, tikoti parisudhaṃ macchamaṃsaṃ paribhuñjituṃ adiṭṭhaṃ aparisankitaṃ); như vậy để nhận thức cho thấy rõ Phật giáo là trung đạo không thẳng lắm và cũng không dùn lắm (Đề-Bà-Đạt-Đa xin Phật không được mới chia rẽ tăng chúng, lập mưu hại Phật mà phải bị đọa xuống cảnh khổ). 

–Quả báo của thiền định có 5:1) diṭṭhadhammasukhavihārānisamsā: có quả báo là tâm thường được ở trong pháp yên vui hiện tại; 2) nānākilesappahānaṃ: được dứt bỏ các thứ phiền não; 3) ariyamaggānisaṃsā:đượcđắcthánhđạo;4) ariyaphalānisamsā: được đắc thánh quả; 5) nirodhānisamsā: được nhập đại định (diệt thọ tưởng định). 

– Cách hạ mình tôn kính có 5: 1) abhivādanaṃ: sự làm lễ (cúi  lạy);  2)  paccutthānaṃ:  sự  đứng  dậy  tiếp  rước;  3) āsanadānaṃ: sự mời ngồi; 4) maggadānaṃ: sự nhường tránh đường; 5) sakkāragarukāramānapūjā: sự tiếp đãi, mến thích, cung kính, cúng dường.

– Sự hỏi có 5 cách: 1) adiṭṭhajotanā pucchā: hỏi để hiểu biết điều mình chưa thấy, chưa biết; 2) diṭṭhasaṃsandanā pucchā: hỏi điều mình đã biết cho càng rõ rệt; 3) vimaticchadanā pucchā: hỏi để dứt bỏ sự hoài nghi của mình; 4) anumati pucchā: hỏi để cho người trả lời xác nhận ý kiến của mình; 5) kathetukamyatā pucchā: hỏi có ý nghĩ nếu người không biết thì tự mình trả lời.

– Năng lực có 5: 1)  kāyabalaṃ: năng lực  của thân; 2) bhogabalaṃ: năng lực của cải; 3) amaccabalaṃ: năng lực của quan quyền; 4) abhijaccabalaṃ: năng lực của dòng giống

quý phái; 5) paññābalaṃ: năng lực của trí tuệ.

– Cách bố thí của bậc trí thức có 5: 1) saddhāya daṃ: bố thí do đức tin trong sạch (tin lý nhân quả); 2) sakkaccaṃ dānaṃ: bố thí cách cung kính; 3) kālena dānaṃ: bố thí hạp thời (là lúc nào nên bố thí vật chi); 4) anuggahacittena dānaṃ: bố thí do tâm tiếp độ; 5) attānañca parañca anupahacca dānaṃ: bố thí không có đụng chạm (là làm hại mình và kẻ khác).

– Bố thí mà không được phước có 5 điều: 1) majjadānaṃ: cho  rượu;  2)  sammajjadānaṃ:  cho  tiếng  âm  nhạc;  3) itthīdānaṃ: cho phụ nữ đến người nam (làm vợ chồng); 4) usabhadānaṃ: cho bò cái đến bò đực; 5) cittakammadānaṃ: cho hình tượng (có tánh cách dục tình, như hình lỏa thể v.v…).

– Bố thí hạp thời có 5: 1) āgantuka dānaṃ: bố thí cho người khách mới đến; 2) gamika dānaṃ: bố thí cho người sắp khởi hành; 3) dubbhikkha dānaṃ: bố thí trong lúc bị nạn đói kém; 4)nava dānaṃ: bố thí trái cây (hay vật chi) có trong đầu mùa; 5) gilāna dānaṃ: bố thí cho người đang có bệnh.

– Năm phép đại thí: 1) dhanapariccāgo: thí của cải; 2) puttapariccāgo:  thí  con;  3)  dārapariccāgo:  thí  vợ;  4) aṅgapariccāgo: thí thân (như tay, chơn, mắt, mũi v.v…); 5) jīvitapariccāgo: thí mạng sống (như cho tim, gan). 

– Quả báo bố thí pháp có 5: 1) atthadhammmapaṭisamvedī: làm cho người nghe được hiểu lý kinh; 2) pāmojjaṃ: làm cho người nghe được thỏa thích; 3) pīti: làm cho người nghe được sự phỉ lạc; 4) passaddhi: tâm người nghe được yên tịnh; 5) samādhi: tâm người nghe được an trụ (định lại một chỗ).

– Surā – rượu có 5 thứ: 1) piṭṭhasurā: rượu làm bằng bột; 2) pūvasurā: rượu làm bằng bánh; 3) odanasurā: rượu làm bằng cơm;  4)  kiṇṇapakkittasurā:  rượu  làm  bằng  men;  5) sambhārasaṃyuttasurā: rượu làm với nhiều thứ hợp chung lại.

– Meraya – chất say có 5: 1) pupphāsavo: chất say làm bằng bông (như bông thốt nốt); 2) phalāsavo: chất say làm bằng trái cây; 3) madhuvāsavo: chất say làm bằng mật ong; 4) guḷāsavo: chất say làm bằng mía (nước mía chạy chè); 5) sambhārasaṃyutta: chất say làm với nhiều thứ hợp chúng lại. 

– Thuần thục trong thiền định có 5: 1) āvajjanavasī: thuần thục trong sự nhớ chi của thiền định; 2) samāpajjanavasī: thuần thục trong cách nhập định; 3) adhiṭṭhānavasī: thuần thục trong cách nguyện vọng thiền (là án thiền lại lâu mau tùy ý định); 4) vuṭṭhānavasī: thuần thục trong cách xả thiền; 5) paccavekkhaṇavasī: thuần thục trong sự suy xét tội lỗi của chi thiền bậc thấp (mới có thể đắc thiền bậc cao).

– Quả báo của sự tham thiền về hơi thở có 5: 1) santo ceva: tâm được yên lặng; 2) paṇītoca: hơi thở được vi tế; 3) asecannaka: không cần dùng nước mát (vì ít khát nước); 4) sukhoca  vihāro:  tâm  được  ở  trong  sự  an  vui;  5) uppannupaṇṇe pāpake: tâm đè nén các pháp ác được dễ dàng. 

– Trong thời Đức Phật còn hiện tại có 5 người bị đất rút chôn sống: 1) Đức vua Subba Buddha: ông là nhạc gia Đức Phật, tà kiến không tin lời Đức Phật giảng, lại cấm đường không cho Phật đi bát; 2) Đề-Bà-Đạt-Đa: ông là bà con và cũng là đệ tử của Phật, lập mưu hại Phật nhiều lần và chia rẻ tăng chúng; 3) Cô Ciñca: cô vì ham tiền bọn ngoại đạo mướn mà dám phao vu cho Phật ở với cô có thai; 4) Nandamāṇava: cậu trai này vì hiếp dâm một vị tỳ khưu ni đã đắc A-la-hán; 5) Nandayakkha: con dạ xoa (chằn) này đánh một gậy sắt trên đầu Đại đức Xá Lợi Phất đang khi nhập định;

– Đứt giới có 5 nguyên nhân: 1) lābhapariyantasīla: giới đứt đoạn do nơi vì lợi lộc; 2) yasapariyantasīla: giới đứt do nơi vì danh vọng; 3) ñātapariyantasīla: giới đứt vì lo bảo bọc thân quyến; 4) añgapariyantasīla: giới đứt vì lo bảo giữ thân thể (như tay, chân, mắt, mũi, v.v…); 5) jīvitapariyantasīla: giới đứt vì mạng sống (vì lý do muốn bảo thủ gìn giữ những vật này mà làm cho đứt giới).

– Quả báo của sự đi kinh hành có 5: 1) addānakkhamo hoti: có sự nhẫn nại trong lúc đi đường xa; 2) padhānakkhamo hoti: có sự nhẫn nại trong lúc tinh tấn hành đạo; 3) appābādho hoti: ít có sự bệnh hoạn; 4) asitaṃ pitaṃ khayitaṃ sāyitaṃ sammā parinānaṃ gacchati: vật thực đã ăn, uống được tiêu hóa dễ dàng; 5) cañkamādhigato samādhi ciraṭṭhitiko hoti: pháp thiền định nào mà phát lên trong khi kinh hành, thì còn được lâu dài khó mất.

– Sự đầy đủ có 5: 1) saddhā sampadā: đầy đủ đức tin (theo lý nhân quả); 2) sīlasampadā: đầy đủ giới hạnh; 3) suta sampadā: đầy đủ sự nghe nhiều học rộng pháp bảo; 4) cāga sampadā: đầy đủ sự dứt bỏ (để bố thí); 5) paññā sampadā: đầy đủ trí tuệ (theo chánh kiến). 

– Trong lúc nên hành đạo có 5: 1) daharo hoti: trong khi còn đang khỏe mạnh hoặc lúc tuổi còn nhỏ; 2) appābādho hoti: trong lúc không có bệnh hoạn chi; 3) subhikkaṃ hoti: trong lúc có vật thực dễ dàng (không bị nạn đói kém); 4) manussā samaggā: trong khi mọi người được hòa thuận; 5) saṅgho samaggo: trong khi chư Tăng được hòa thuận. (Còn trong lúc không nên hành là ngược lại với 5 pháp trên).

– Năm điều khó được của người già xuất gia: 1) nipuṇo: người tu già khó dạy cho bỏ được tật xấu hoặc thói quen; 2) akappasampanno: khó được hạnh kiểm thanh cao; 3) bahussuto: khó được thông suốt kinh luật (vì hay quên); 4) dhammakathiko: khó thành được một vị pháp sư có tài; 5) vinayadharo: khó mà gìn giữ giới luật cho trong sạch (là ít chịu làm theo giới luật vì phải thu thúc khó khăn). 

– Đặc tính về lời nói của bậc trí tuệ có 5: 1) kālavādī: nói trong lúc hợp thời nên nói; 2) bhūtavādī: nói những điều chân thật; 3) atthavādī: nói những điều có lợi ích; 4) dhammavādī: nói kinh luật (giảng giải pháp chân chánh); 5) vinavadadī: nói giới luật hoặc những điều nào nên làm và không nên làm.

– Đặc tính của pháp vô ngã có 5: 1) paraṃ: là của kẻ khác; 2) rittaṃ: không phải của mình; 3) tucchaṃ: vật không có; 4) suññaṃ: vật rỗng không không; 5) anattā: không có ta, tương đối với bản ngã.

– Cách thay đổi hình thể trong thời gian thành thai: 1) kalala: bảy ngày đầu hình như dầu mè trong và thật vi tế; 2) abbuda: bảy ngày kế hình giống nước máu dợt dợt; 3) pesi: bảy ngày nữa hình như chất thịt thật mềm mại như nước chì; 4) ghana: bảy ngày nữa thành như cục thịt bằng hột gà; 5) pañcasākhā: bảy ngày kế cục thịt chia ra làm 5 bộ phận, 2 tay và 2 chân hết sức vi tế, rồi lần lần phát sanh ra mắt, tai, mũi, lưỡi, v.v…

– Sự thí dụ của ngũ uẩn: 1) pheṇupiṇdūpanaṃ rūpaṃ: sắc uẩn ví như bọt nước; 2) vedanā pubbulūpamā: thọ uẩn ví như bong bóng nước; 3) marīkūpamā saññā: tưởng uẩn ví như trời nắng có sao hoặc như trò quỉ thuật; 4) saṅkhārākaddalūpamā: hành uẩn ví như cây chuối (không có lõi); 5) mayūpamañcaviññānaṃ: thức uẩn ví như trò chơi mà người giả bộ (là không có sự thật).

– Con đường nguy hiểm hay có hại có 5: 1) corakantāra: tai hại vì trộm cướp; 2) bāḷakantāra: nguy hiểm vì thú dữ; 3) amanussakantāra: nguy hiểm vì bị phi nhân hãm hại (như dạ xoa); 4) niruddakantāra: nguy hiểm vì không có nước uống; 5) appabhakkhakantāra: nguy hiểm vì không có vật thực.

– Khi sắp ngủ có sự ghi nhớ biết mình có 5 quả báo: 1) sukhaṃ supati: khi ngủ cũng được sự an vui; 2) sukhaṃ paṭibujjhati: khi  thức  dậy cũng  được sự  yên vui; 3)  na pāpakaṃ supīnaṃ passati: không có ác mộng (là chiêm bao không thấy điều dữ); 4) devatā rakkhanti: Chư Thiên hộ trì; 

5) asuci na muccati: không bị di tinh. Nếu khi sắp ngủ mà không có sự ghi nhớ biết mình (là ý nói không có niệm đề mục tham thiền) thì bị 5 điều không tốt ngược lại;

– Đặc tính của người không dể duôi có 5: 1) sīle patiṭṭhito: ở trong khuôn khổ giới luật; 2) indriyesu saṃvuto: thu thúc lục căn thanh tịnh; 3) bhojane mattaññū: biết tri túc (độ lượng)

trong sự ăn uống; 4) jāgariyaṃ anuyañjati: thường hay thức tỉnh ít mê ngủ; 5) bhāvayaṃ kusalaṃ dhammaṃ: tinh tấn tham thiền hành đạo để đắc đặng những pháp cao siêu.

– Chơn ngôn có 5: 1) kālena bhāsitā: nói trong lúc hợp thời; 2) sacca bhāsitā: nói điều chân chánh (chuyện thật); 3) saṇhabhāsitā: nói lời dịu ngọt; 4) atthasañhitā: nói ra cho có lợi ích; 5) metta cittabhāsitā: nói ra có lòng bác ái đến người nghe. 

– Thuyết Pháp theo thứ tự có 5: 1) dānakatthā: thuyết bố thí; 2) sīlakatthā: giải về trì giới; 3) saggakāthā: giải sự yên vui cõi  trời;  4)  kāmādinavakathā:  giải  tội  ngũ  trần;  5) nekkammakathā: quả báo của sự xuất gia.

– Phận sự Đức Phật trong mỗi ngày có 5: 1) pubbaṇhe piṇḍapātaṃ:  buổi  sáng  trì  bình  khất  thực;  2)  sāyaṇhe dhammadesanaṃ: buổi xế thuyết pháp độ đời; 3) padose bhikkhu ovādaṃ: buổi chiều tối ban huấn từ cho hàng tỳ khưu; 4) aḍḍharatte devapañhanaṃ: trong lúc nửa đêm trả lời những câu hỏi của Chư Thiên; 5) paccūseva gote kāle bhabbābhabbe vilokanaṃ: gần hừng sáng Ngài coi chúng sanh nào có duyên lành hay không đặng đi đến độ.

– Sự làm cho Phật giáo mau tiêu hoại có 5: 1) na sakkaccaṃ dhammaṃ saṇanti: không cung kính khi nghe pháp; 2) na sakkaccaṃ dhammaṃ parigāpuṇanti: không cung kính học hỏi pháp; 3) na sakkaccaṃ dhammaṃ dhārenti: không cung kính hộ trì hay gìn giữ pháp; 4) na sakkaccaṃ dhatānaṃ dhammānaṃ atthaṃ upaparikkhanti: không cung kính suy xét lý pháp mà mình gìn giữ cho chu đáo; 5) na sakkaccaṃ atthamaññāya paṭipajjanti: biết lý kinh rồi nhưng không cung kính thực hành theo.

– Thật pháp sư có 5 chi: 1) thuyết theo thứ tự không bỏ xót lý kinh (mà nói lạc đề); 2) dùng nguyên nhân lý lẽ làm cho người nghe dễ hiểu; 3) có tâm bác ái muốn cho thính giả được sự lợi ích; 4) không chú tâm đến sự lợi lộc (chỉ mong cho người nghe được thoát khổ); 5) thuyết cách không hại mình và kẻ khác (là tặng mình và hạ mạt người khác).

– Luật thu thúc có 5: 1) sīlasaṃvara: thu thúc trong giới hạnh; 2) satisaṃvara: thu thúc sự ghi nhớ (là lục căn); 3) ñāṇasaṃvara: thu thúc trí tuệ (là ngăn ngừa lòng ái dục); 4) khantisaṃvara: thu thúc trong sự nhẫn nại; 5) vīriyasaṃvara: thu thúc trong sự tinh tấn (là ráng dứt bỏ 3 tà tư duy).

– Luật dứt bỏ có 5: 1) tadaṅgappahāna: dứt bỏ phiền não từ phần do minh sát tuệ; 2) vikkambhanappahāna: dứt bỏ phiền não do thiền định (nhất là 5 pháp che lấp); 3) samucchadappahāna: dứt bỏ phiền não do nhờ đạo tuệ; 4) paṭipassaddhipppahāna: dứt bỏ phiền não do nhờ đắc quả; 5) nissaraṇappahāta: dứt bỏ phiền não và giải thoát (do nhờ Niết-bàn).

– Thiện tín nên xa lánh 5 nghề buôn bán: 1) satthavaṇijjā: buôn bán khí giới; 2) sattavaṇijjā: buôn bán người hoặc thú; 3) maṃsavaṇijjā: buôn bán thịt; 4) majjavaṇijjā: buôn bán rượu; 5) visavaṇijjā: buôn bán thuốc độc.

– Vô gián nghiệp có 5 (là nghiệp trả quả liền trong kiếp kế): 1) mātughāta: giết mẹ; 2) pitughāta: giết cha; 3) arahantaghāta: giết A-la-hán; 4) lohituppāda: làm cho Đức Phật đổ máu; 5) saṅghabheda: làm cho tăng chúng chia rẽ (từ 8 vị trở lên).

– Năm pháp tiêu hoại (mất đi): 1) pariyatti antaradhāna: tiêu hoại pháp học (không ai thuộc lòng hết Tam tạng); 2) paṭipatti antaradhāna: tiêu hoại pháp hành (mất sự cố gắng thực hành đạo (giải thoát); 3) paṭivedha antaradhāna: tiêu mất đạo quả (mất pháp thành); 4) liṅga antaradhāna: tiêu mất tăng tướng (là không còn mặc y casa nữa); 5) dhātu antaradhāna: tiêu hoại Xá Lỵ (xương Đức Phật). (Coi Chánh giác tông có giải rộng 5 pháp tiêu hoại).

– Tội của người ác có 5: 1) attāpi attānaṃ upavadati: tự mình khinh bỉ mình được; 2) anuvicca viññū garahanti: bậc trí thức cũng khinh khi mình được; 3) pāpako kittisaddo abbhuggacchati: tiếng xấu bay đi khắp nơi; 4) sammuḷho kālaṃ karoti: khi chết loạn tâm, cuồn trí; 5) apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati: sau khi chết sẽ sanh làm súc sanh, hoặc ngạ quỉ, địa ngục (trong một cảnh nào).

– Pháp hư hỏng hay ngăn cản có 5: 1) kammantarāya: hư hỏng vì nghiệp (như 5 vô gián nghiệp); 2) vipākantarāya: hư hỏng vì hưởng quả (như lại cái, đui, điếc, câm, v.v…); 3) kilesantarāya: hư hỏng vì phiền não nhiều (như tà kiến v.v…); 4) upavādantarāya: hư hỏng vì chửi mắng, hay là khinh bỉ bậc thánh nhơn; 5) ānāvitikkammantarāya: hư hỏng vi phạm giới của mình đã thọ trì. 

– Nguyên nhân làm cho tuổi thọ giảm có 5: 1) asappāyakārī: không làm cho mình được vui vẻ (cứ lo lắng buồn bực); 2) appāye matttaṃ na jānāti: khi được sự vui vẻ không biết tri túc sự vui ấy (vui quá lố); 3) apariṇatabhojī: dùng vật thực vô độ lượng (ham ăn, ăn liền và nhiều); 4) akālacārī: đi dạo chơi trong lúc không phù hợp (đi quá giờ, sái giờ); 5) abrahmacāri: hành dâm vô độ. (Ngược lại 5 điều này thì làm cho tuổi thọ được tăng lên).

–  Pháp  tương  đối  của  5  pháp  thiền  định:  1)  samādhi kāmacchandassa paṭipakkho: định nghịch với tham dục; 2) pīti byāpādassa paṭipakkho: phỉ lạc nghịch với thù oán; 3) vitakko thīnamiddhassa paṭipakkho: suy tầm nghịch với hôm trầm; 4) sukhaṃ uddhaccakukkuccassa paṭipakkho: an vui nghịch với phóng tâm; 5) vicāro vicikicchāya paṭipakkho: quan sát nghịch với hoài nghi. 

– Pīti – phỉ lạc có 5 thứ: 1) khuddhakā pīti: phỉ lạc phát sanh làm cho rởn ốc mình; 2) khaṇikā pīti: phỉ lạc phát sanh làm cho thấy như trời chớp nhán; 3) okantikā pīti: phỉ lạc phát sanh làm cho rùng mình, hoặc như sóng đập vô mình đưa tới lui; 4) ubeṅgā pīti: phỉ lạc làm cho thân mình nhẹ nhàng có khi như bay bổng lên không trung; 5) pharaṇā pīti: phỉ lạc thấm nhuần khắp châu thân làm cho mát lạnh.

– 5 pháp không thể nhất định biết trước được (thường nhơn): 1) jīvita: mạng sống; 2) byādhi: tật bệnh; 3) kāla: sự chết hoặc thì giờ; 4) dehanikhepana: chỗ chết (chỗ bỏ xác thân); 5) gati: chết rồi không biết sanh đi đâu.

– Ma vương có 5 thứ: 1) khandha māra: ngũ uẩn ma vương; 2) kilesamāra: phiền não ma vương; 3) abhisaṅkhāra māra: pháp hành vi ma vương (thiện hoặc ác cũng đều ma vương); 4) devaputta māra: Chư Thiên Ma vương (ở cõi Lạc Biến Hóa); 5) maccu māra: tử thần ma vương.

– Mọi người phải quán tưởng 5 pháp: 1) jāra: sự già ta không thể nào tránh khỏi; 2) byādhi: tật bệnh ta không thể nào tránh khỏi; 3) maraṇa: sự chết ta không thể nào tránh khỏi; 4) viyoga: sự chia ly nhân vật mà ta thương mến; 5) kamma: cái nghiệp của ta làm, ta phải thọ lãnh quả báo không sai.

– Con nên đối với cha mẹ có 5 điều: 1) bharaṇa: nuôi dưỡng cha  mẹ;  2)  kiccakaraṇa:  làm  công  việc  thay  thế;  3) kulavaṃsaṭhapana: gìn giữ gia truyền không cho hư hại; 4) dāyajjā hapaṭipajjana: gìn giữ nết hạnh cho xứng đáng lãnh gia tài; 5) dakkhiṇānuppadāna: cha mẹ đã quá vãng phải làm phước hồi hướng.

– Cha mẹ đối với con có 5 điều: 1) pāpā nivāreti: ngăn cấm con không làm điều ác; 2) kalyāṇo nivesenti: dẫn dắt con làm điều lành; 3) sippaṃ sikkhāpenti: cho con học tập nghề nghiệp; 4) paṭirupena dārena saṃyojenti: cưới vợ, gả chồng cho con tùy theo gia phong; 5) samaye dāyajjaṃ niyyādenti: chia của cải cho con trong lúc hợp thời.

– Học trò đối với thầy có 5 điều: 1) uṭṭhānena: đứng dậy tiếp rước khi thầy đến; 2) paccuppaṭṭhānena: hầu hạ thầy theo thời giờ nhất định; 3) sussusāya: nên nghe theo lời thầy dạy

dỗ;  4)  pāricariyāya:  hầu  hạ  công  chuyện  lặt  vặt;  5) sakkaccaṃ sippuggahaṇene: phải kính cẩn trong khi học.

– Thầy đối với học trò có 5 điều: 1) suviñitaṃ vinenti: dạy dỗ học trò cho tốt đẹp; 2) suggahitaṃ gāhāpenti: giảng giải, tập luyện học trò cho thuần túy; 3) sabbasippesu taṃ samakkhāyino bhavanti: dạy hết sự hiểu biết của mình cho học trò (không giấu nghề); 4) mittāmaccesu paṭivedenti: khen tài học trò trước mặt bè bạn và quan quyền; 5) disāsu parittānaṃ karonti: có ý bảo bọc học trò trong mọi sự.

– Chồng đối với vợ có 5 điều: 1) sammānanāya: tỏ sự mến thích bằng lời dịu ngọt; 2) avimānanāya: không làm phiền bằng cách khinh bỉ; 3) anaticariyāya: không nên ngoại tình (với phụ nữ khác); 4) issariya vossaggena: giao quyền trong nhà cho vợ; 5) alaṅkārānuppadānena: lo sắm nữ trang cho vợ (tùy theo sức). 

– Vợ đối với chồng có 5 điều: 1) susaṃvihita kammantā: phải sắp đặt công việc gia đình cho vén khéo; 2) susaṅgahita parijanā: giúp đỡ quyến thuộc hai bên đồng nhau; 3) sambhatañca anurakkhati: biết gìn giữ của cải chồng giao cho; 4) anaticārīnī: không có ngoại tình với chồng; 5) dakkhā ca hoti analasā sabbakiccesu: thông thạo, siêng năng trong tất cả công chuyện nhà. 

– Người thân thiết đối với bạn có 5: 1) dānena: cho của cải; 2) piyavajjena: nói lời êm dịu (đáng thương); 3) atthacariyāya: làm cho bạn được sự lợi ích; 4) samānattatāya: có tâm bình đẳng đối với bạn; 5) avisaṃvādanatāya: không có ý nói láo để giấu giếm chuyện mình với bạn.

– Bạn đối với người thân thiết có 5: 1) pamattaṃ rakkhanti: tiếp giúp đỡ trong khi quên mình dể duôi; 2) pamattassa sāpateyyaṃ rakkhanti: tiếp giữ gìn của cải trong khi dể duôi; 3) bhītassa saranaṃ honti: có thể làm cho nương nhờ được trong khi có sự kinh sợ; 4) āpadāsu na vijahanti: không bỏ nhau trong khi thất bại, suy sụp; 5) aparappajaṃ pissa paṭipūjenti: có lòng thương mến con cháu dòng họ của người thân thiết mình.

– Chủ đối với tôi tớ có 5 điều: 1) yathābalaṃ kammanta savidhānena:  phân  cắt  công  việc  tùy  theo  sức  lực;  2) bhattavettanānuppadānena: cho vật thực và trả tiền công tử tế; 3) gilānuppaṭṭhanena: nên săn sóc tôi tớ trong khi có bệnh; 4) achariyānaṃ rasānaṃ saṃvibhāgena: chia vật lạ ngon ngọt khi có; 5) samaye vossaggena: nên cho nghĩ ngơi trong lúc mệt nhọc.

– Tôi tớ đối với chủ có 5 điều: 1) pubbuṭṭhāyino: phải luôn luôn thức sớm làm việc trước chủ; 2) pacchānipātino: luôn luôn nghỉ làm sau chủ; 3) dinnādāyino: chỉ lấy vật nào chủ cho; 4)  sukatakammakārakā: làm công việc chú ý cẩn thận kỹ lưỡng; 5) kittivaṇṇaharā: đem nói những điều tốt của chủ khắp nơi. 

–  Người  thế  đối  với  bậc  Sa-môn  có  5:  1) mettena kāyakammena: sự hành vi của thân có vẻ bác ái; 2) mettena vacikammena: sự hành vi của khẩu có bác ái; 4) mettena manokammena: sự hành động của tâm cũng có lòng bác ái; 4) anāvaṭadvāratāya: không có đóng cửa nhà (là không có lòng bỏn xẻn); 5) āmisānuppadānena: cho vật thực (tùy sức mình có). 

–  Bậc  Sa-môn  đối  với  người  thế  (thiện  tín)  có  6: 1) pāpānivārenti: ngăn cản không cho làm điều ác; 2) kalyāṇo nivesenti:  hướng  dẫn  cho  làm  điều  lành;  3)  kalyānena manasā anukampanti: có tâm từ giúp đỡ; 4) asutaṃ sāventi: nói pháp nào chưa từng nghe; 5) sutaṃ pariyādapenti: pháp nào đã nghe rồi càng giải rộng cho hiểu rõ; 6) saggassa maggaṃ ācikkhanti: chỉ con đường thực hành để đi về nhàn cảnh. 

–  Quả  báo  của  sự  quét  chùa,  sân  tháp  xá  lỵ  có  5:  1) sakkacittaṃ pasīdati: khi quét dọn xong, tâm của mình cũng vui thích và trong sạch; 2) paracittaṃ pasīdati: người khác thấy sạch sẽ cũng phát tâm trong sạch; 3) devatā attamano hoti: Chư Thiên thấy cũng vui thích; 4) pāsādika samvattanikaṃ puṇṇaṃ upacināti: là người làm được phước lành, có thể làm cho người khác trong sạch và khen ngợi đủ cách3; 5) sugatiṃ saggaṃ lokaṃ uppajjati: khi chết được sanh về nhàn cảnh.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app