Pháp có sáu chi

– Lục căn: 1) cakkvāyatanaṃ: nhãn căn; 2) sotāyatānaṃ: nhĩ căn; 3) ghānāyatanaṃ: tỉ căn; 4) jīvhāyatanaṃ: thiệt căn; 5) kāyāyatanaṃ: thân căn; 6) manāyatanaṃ: ý căn.

– Lục trần: 1) rūpāyatanaṃ: sắc trần; 2) saddāyatanaṃ: thinh trần; 3) gandhāyatanaṃ: hương trần; 4) rasāyatanaṃ: vị trần; 5) phoṭṭhabbāyatanaṃ: xúc trần; 6) dhammāyatanaṃ: pháp trần. 

– Lục thức: cakkhu viññānaṃ: nhãn thức, v.v…

– Lục xúc: cakkhu samphasso: nhãn xúc, v.v…

– Lục thọ: cakkhu samphassajā vedanā: nhãn thọ, v.v… 

– Lục tưởng: rūpasaññā: sắc tưởng, thinh tưởng, v.v…

– Lục hành: rūpasañcetanā: sắc hành, thinh hành, v.v… 

– Lục ái (dục): rūpataṇha: sắc ái, thinh ái, v.v…

– Sự cung kính có 6: 1) Buddha gāravatā: cung kính Phật; 2) Dhamma gāravatā: cung kính Pháp; 3) Saṅgha gāravatā: cung kính Tăng; 4) sikkhā gāravatā: cung kính điều học; 5) appamāda gāravatā: cung kính trong sự không dể duôi; 6) paṭisanthāra gāravatā: cung kính trong sự tiếp đãi (giao thiệp). 

– Pháp nên ghi nhớ hay là lục hòa: 1) mettaṃ kāyakammaṃ: mỗi hành động của thân nên ghi nhớ cho có lòng bác ái (thân hòa); 2) mettaṃ vacīkammaṃ: mỗi hành động của khẩu nên có lòng bác ái (khẩu hòa); 3) mettaṃ manokammaṃ: sự hành vi của tâm nên có lòng bác ái (ý hòa); 4) lābhā dhammikā: lợi lộc nào hợp pháp, được nên chia cho nhau thọ hưởng (lợi hòa); 5) sīlasāmaññagato: có giới hạnh đồng với các bậc phạm hạnh khác (là giới trong sạch giới hòa); 6) diṭṭhisāmaññagato: có kiến thức chân chánh như các bậc đồng đạo (kiến hòa). 

– Nguyên nhân phát sanh lên sự cãi cọ bất hòa: 1) agāravo: không có sự cung kính (như trong lục hòa); 2) makkhī hoti palāsī: quên ơn, phản phúc, hay tâng mình; 3) issukī hoti maccharī: ganh tị và bỏn xẻn; 4) satho hoti māyāvī: khoe khoang và làm bộ giả dối; 5) pāpiccho hoti micchādiṭṭhi: ham muốn xấu xa và tà kiến; 6) sandiṭṭhi paramāsī hoti ādānaggāhī duppaṭinissaggī: cố chấp kiến thức của mình rất kiên cố, khó mà dứt bỏ được.

– Lục đại (6 nguyên chất làm căn bản): 1) pathavīdhātu: chất đất;  2)  āpodhātu:  chất  nước;  3)  tejodhātu:  chất  lửa;  4) vāyodhātu: chất gió; 5) ākāsadhātu: chất khí hư (là không khí hư vô của không gian); 6) viññāṇadhātu: chất thức (là chất thức hết sức vi tế ở lẫn lộn trong vi trần). 6 chất này là căn nguyên để phát sanh lên pháp hữu vi hay là tạo hóa. 

–  Vô thượng bửu pháp – anuttariya có 6: 1) dassanānuttariyaṃ: quý báu do sự thấy (thấy bậc thánh nhơn và đạo quả); 2) savanānuttariyaṃ: quý báu do sự nghe (được nghe Pháp Bảo); 3) lābhānuttariyaṃ: quý báu do được lợi (là được bảy tài sản của Phật giáo nhất là đức tin v.v…); 4) sikkhānuttariyaṃ: quý báu do được học hành theo giáo pháp; pāricariyānuttariya: quý báu do phụng sự Tam bảo; 6) anussatānuttariya: quý báu do sự niệm niệm (thiền định).

–  Đề  mục  để  làm  căn  cứ  cho  sự  niệm  niệm  có  6:  1) Buddhānussati: niệm Phật; 2) Dhammānussati: niệm Pháp; 3) Saṅghanussati: niệm Tăng; 4) sīlānussati: niệm giới hạnh; 5) cāgānussati: niệm ân đức bố thí; 6) devatānussati: niệm ân đức Chư Thiên (do nhờ phước báu mà được sanh về cảnh Chư Thiên).

– Sáu pháp thường trụ trong bậc A-la-hán: là khi tiếp xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp tâm không vui thích, không bực tức chỉ có tâm xả trung bình do nhờ hai pháp là sự ghi nhớ và biết mình.

–  Sáu  tư  tưởng  đưa  người  hướng  về  Niết-bàn:  1) aniccasaññā: tưởng sự vô thường (các pháp hữu vi); 2) dukkhasaññā: tưởng sự khổ não (của pháp vô thường); 3) anattasaññā:  tưởng  sự  vô  ngã  (của  pháp  khổ  não);  4) phānassaññā: tưởng sự dứt bỏ (3 tà tư duy); 5) virāgasaññā: tưởng sự chán nản tình dục (ngũ trần); 6) nirodhasaññā: tưởng pháp diệt tắt sự khổ não là Niết-bàn. 

– Những pháp căn bản của minh sát tuệ có 6: 1) khandha: ngũ uẩn; 2) āyatana: lục căn; 3) dhātu: tứ đại; 4) indrīya: 22 căn   hay   giác   quan;   5)   ariyasacca: tứ đế;   6) paṭiccasammuppāda: nhân quả liên quan.

 – Đại khái bản tính con người có 6: 1) rāgacarita: tánh ái tình; 2) dosacarita: tánh sân hận; 3) mohacarita: tánh si mê; vitakkacarita: tánh suy tầm; 5) saddhācarita: tánh hay tin; buddhaicaruta: tánh giác ngộ.

– Đặc tính người có tánh sân có 6: 1) kodho: hung dữ; 2) upanāho: thù oán; 3) makkho: bạc ơn; 4) palāso: tặng mình (cho  mình  bằng  như  người);  5)  issā:  ganh  tị;  6) macchariyaṃ: bỏn xẻn.

 – Phương pháp diệt trừ tham dục có 6: 1) asubhanimittassa uggaho: nên học tham thiền về đề mục bất tịnh (tử thi); 2) asubhabhāvanānuyogo: phải luôn luôn tham thiền về đề mục bất tịnh không sạch; 3) indriyesu guttadvāro: phải thâu thúc lục căn; 4) bhojane mattaññutā: có tiết độ trong vật thực; 5) kalyāṇa mittatā: thân cận với bạn lành; 6) sappāyakathā: nghe và nói những lời phù hạp với thiền định. (Lời nói phù hạp có 10, xem ở pháp 10 chi).

– Phương pháp dứt bỏ thù oán có 6: 1) mettā nimittassa uggaho:  nên  học  tham  thiền  về  pháp  bác  ái;  2) mettābhāvanānuyogo: phải luôn luôn tham thiền về pháp bác ái; 3) kammassakatā: phải suy xét chúng sanh đều có cái nghiệp của mình; 4) paṭisaṅkhānabahulatā: phải suy xét cho thật nhiều cái nghiệp; 5) kalyāṇamittatā: thân cận với bạn lành (thiện trí thức); 6) sappāyakathā: nghe và nói những lời phù hạp.

–  Phương  pháp  dứt  bỏ  hôn  trầm  có  6:  1)  atibhojane nimittaggaho: phải xem xét và tri túc trong vật thực; 2) iriyāthasamparivattanatā: phải thay đổi 4 oai nghi cho điều hòa; 3) ālokasaññā manasikāro: phải chú ý nhìn xem ánh sáng; 4) abbhokāsavāso: nên ở nơi trống trải (như ở ngoài trời); 5) kalyānamittatā: thân cận bạn lành; 6) sappāyakathā: nghe và nói những lời phù hạp.

– Phương pháp dứt bỏ phóng dật có 6: 1) bahussuttā: phải nghe nhiều học rộng; 2) paripucchakatā: phải siêng hỏi điều phải lẽ quấy; 3)vinaye pakataññutā: phải rành mạch trong giới luật; 4) vuḍḍhasevitā: nên thân cận các bậc Đại đức trưởng lão và học hỏi; 5) kalyāṇamittatā: nên thân cận bạn lành; 6) sappāyakathā: nghe và nói những lời phù hạp.

– Phương pháp dứt bỏ hoài nghi có 6: 1) bahussuttā: phải nghe nhiều học rộng; 2) paripucchakatā: phải siêng hỏi điều phải lẽ quấy; 3) vinaye pakataññutā: phải rành mạch giới luật; 4) adhimokkhabahulatā: phải có sự tin tưởng chắc chắn; 5) kalyāṇamittatā: nên thân cận bạn lành; 6) sappāyakatthā: nghe và nói những lời phù hạp.

–  Pháp  khuynh  hướng  của  người  tu  thiền  có  6:  1)alobhajjhāsaya:   có   khuynh   hướng   không   tham;   2) adoajhāsaya:   có   khuynh   hướng   không   sân;   3) amohajjhāsaya:  có  khuynh  hướng  không  si  mê;  4) nekkhammajjhāsaya: có huynh hướng muốn xuất gia; 5) pavivekajjhāsaya: có khuynh hướng muốn ở chỗ thanh vắng; 6) nissaraṇajjhāsaya: có khuynh hướng muốn giải thoát cái khổ. 

– Cách đảnh lễ có 6: 1) abhivāda: làm lễ bằng cách chấp tay quì một chân như Chư Thiên; 2) vandanākāra: quì hai chân xuống; 3) nipaccanākāra: chỉ cúi đầu; 4) añjakamma: chấp tay lại; 5) namakāra: chấp tay lại xá xuống; 6) namassakāra: quì mọp xuống đảnh lễ như thường.

– Tội của sự uống rượu có 6: 1) sandiṭṭhikā dhanajāna: làm cho của cải hao mòn thấy hiện tại; 2) kalahappavaḍḍhanī: làm cho sanh rầy rà cãi lộn; 3) rogānaṃāyatanaṃ: nguyên nhân làm cho lục căn sanh bệnh; 4) akittisañjanī: làm cho mất danh tiếng (phẩm hạnh tốt); 5) hirikopīnaniddaṃsanī: làm cho không biết hổ thẹn (mất nết, lả lơi, có khi nằm dưới đất bùn không quần áo); 6) paññāya dubbalīkaraṇī: nguyên nhân làm cho trí tuệ lu mờ.

– Cách bố thí về tạng luận có 6: 1) rūpadānaṃ: bố thí sắc; 2) saddadānaṃ: bố thí thinh; 3) gandhadānaṃ: bố thí hương; 4) rasadānaṃ: bố thí vị (trần); 5) phoṭṭhabbadānaṃ: bố thí xúc; 6) dhammadānaṃ: bố thí pháp. 6 cách bố thí này là khi tâm vui thích có luôn cả trí tuệ thấy rõ sự lợi ích dùng sắc hoặc thinh, hương v.v… làm cảnh giới cho tâm, rồi mới xuất ra của cải bố thí.

– Sáu cõi trời dục giới: 1) Catumahārājikā: cõi trời Tứ Đại Thiên Vương; 2) Tāvatiṃsā: cõi trời Đạo Lợi; 3) Yāmā: cõi Diêm Ma; 4) Tusita: cõi trời Đâu Xuất; 5) Nimmānaratī: cõi trời Tha Hóa Tự Tại; 6) Paranimmitavasavatī: cõi trời Lạc Biến Hóa.

– Phật cho phép 6 thứ y: 1) khomaṃ: vải làm bằng vỏ cây; 2) kappāsikaṃ: vải làm bằng bông vải hoặc gòn; 3) koseyyaṃ: vải làm bằng tơ tằm; 4) kambalaṃ: vải làm bằng tóc người hoặc lông thú; 5) sānaṃ: vải làm bằng chỉ cây gai cây bố; 6) bhaṅgaṃ: vải làm bằng nhiều thứ chỉ dệt chung lại. 

– Tư cách làm cho xấu hèn có 6: 1) alassa: lười biếng; 2) pamāda: dể duôi; 3) anuṭṭhāna: không cố gắng; 4) asaññama: không cẩn thận; 5) nindā: ưa ngủ; 6) anabhirati: tâm không vui thích uể oải. 

–  Người  xuất  gia  không  nên  đi  đến  thường  6  chỗ:  1) vesiyāgocara: không nên đi đến nhà điếm; 2) vidhavāgocara: không nên đi đến nhà đàn bà góa; 3) thūlāgocara: không nên đi đến nhà phụ nữ lỡ thời (gái già); 4) bhikkhuniyāgocara: không nên đi đến chỗ ở của tỳ khưu ni; 5) paṇḍakāgocara: không nên đi đến nhà người lại cái; 6) pānāgārāgocana: không nên đi đến nhà bán rượu (nhà hàng rượu). 

– Ái dục nương 6 cảnh mà phát sanh: 1) rūpataṇhā: sắc ái; 2) saddataṇhā: thinh ái; 3) gandhataṇhā: hương ái; 4) rasataṇhā: vị ái; 5) phoṭṭhabbataṇhā: xúc ái; 6) dhammataṇhā: pháp ái. 

– Hạng người không đáng hành đầu đà có 6: 1) pāpiccho: ham muốn xấu xa; 2) issāpakato: có tâm ganh tị; 3) kuhako: người có tánh giả dối; 4) odariko: chỉ tính cho no bụng mình; 5) lābhakāmo: muốn được lợi lộc; 6) hetukāmo: muốn cho người khen.

– Tội của sự tham, sân, si có 6: 1) andhakaraṇa: làm cho tối tăm;  2)  acakkhukaraṇa:  làm  cho  thấy  rõ  chân  lý;  3) aññāṇakaraṇa: làm cho không có trí tuệ; 4) vighāṭapakkhika: làm cho tâm bực tức, bẩn chật; 5) paññānidrodhaka: làm cho tắt giống trí tuệ; 6) Anibbāna saṃvattanika: làm cho không thấu rõ Niết-bàn. 

– Lục thông có 6: 1) iddhividhi: thần thông; 2) dibbasota: nhĩ thông;3)cetopariññāṇa:thatâmthông; 4) pubbenivāsānussati:  túc  mạng  thông;  5) cutūpapātaññṇa: nhãn thông hay sanh tử thông; 6) āsavakkayaññāṇa: lậu tận thông;

– Tội lỗi của người đi chơi đêm có 6: 1) attāpissa agutto arakkhito hoti: là người không hộ vệ bảo bọc thân mình; 2) puttadāropissa agutto arakkhito hoti: là người không gìn giữ vợ con; 3) sāpateyyaṃ pissa  agutto  arakkhito: là người không gìn giữ của cải; 4) saṅkiyo ca hoti: làm cho người ta nghi nan; 5) abhūtavacanañca tasmiṃ ruhati: những lời phao vu sẽ đưa đến; 6) bahunnañca dukkhadhammānaṃ purakkhato hoti: sẽ gặp và bị nhiều điều bất hạnh, đau khổ. 

– Tội lỗi của người cờ bạc có 6: 1) jayaṃ veraṃ pasavati: người thắng làm cho người ghét và thù oán; 2) jino cittamanusocati: người thua sanh ra tiếc của; 3) sandiṭṭhikā dhanajānī: sự hư hao tiêu hoại của cải thấy hiện tại; 4) sabhāgatassa vacanaṃ naruhati: lời người cờ bạc làm chứng không ai tin; 5) mittā maccānaṃ paribhūto hoti: bè bạn không cờ bạc họ khi dể mình; 6) āvāhavivāhakānaṃ apattito hoti: không ai chịu gả con hay cưới vợ, làm vợ.

– Thân cận bạn ác thấy 6 điều tội lỗi: 1) ye dhuttā: họ cờ bạc cũng thấy rõ; 2) yesoṇda: họ theo đàn điếm; 3) ye pipasā: họ uống  rượu;  4)  ye  nakatikā:  họ  lường  gạt  người;  5)  ye vañcanikā: họ mưu sỉ giựt của người trước mặt mình thấy rõ; 6) ye sāhasikā: họ trộm cắp của người mình thấy rõ.

– Người lười biếng dựa với lý do có 6 cách: 1) atisīta: lạnh quá làm việc không được; 2) ati uṇhaṃ: nóng quá (nắng); 3) atisāya: chiều quá; 4) atipāto: sớm quá; 5) atichāto: đói quá; 6) atipipāsito: khát quá làm việc không được. 

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app