Kho Tàng Pháp Bảo – Pháp Có Hai Mươi Đến Hai Mươi Lăm Chi

Pháp Có hai mươi đến hai mươi lăm chi

Pháp có 20 chi

– Thân kiến có 20 cách: Trong sắc uần có 4: 1) rūpaṃ attato samanupassati: cho rằng sắc là bản ngã (kiến thức thấy); 2) rūpavantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là sắc; 3) attāni rūpaṃ samanupassati: cho rằng sắc có trong bản ngã; 4) rūpasmiṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã có trong sắc. 

Trong thọ uẩn có 4: 1) vedanaṃ attato samanupassati: cho rằng thọ là bản ngã; 2) vedanāvantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là thọ; 3) attāni vedanaṃ samanupassati: cho rằng thọ có trong bản ngã; 4) vedanāya attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã có trong thọ.

Trong tưởng uẩn có 4: 1) saññaṃ attato samanupassati: cho rằng tưởng là bản ngã; 2) saññāvantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là tưởng; 3) attāni saññaṃ samanupassati: cho rằng tưởng có trong bản ngã; 4) saññāya attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã có trong tưởng.

Trong hành uẩn có 4: 1) saṅkhāre attato samanupassati: cho rằng hành là bản ngã; 2) saṅkhāravantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là hành; 3) attāni sankhāre samānupassati: cho rằng hành có trong bản ngã; 4) saṅkhāresu attānam samanupassati: cho rằng bản ngã có trong hành.

Trong thức uẩn có 4: 1) viññāṇaṃ attato samanupassati: cho rằng thức là bản ngã; 2) viññāṇa vantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là thức; 3) attāni viññāṃ samanupassati: cho rằng thức có trong bản ngã; 4) viññanasmiṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã có trong thức.

– Phận sự của bậc Sa-môn có 20 điều: 1) seṭṭhabhāmisayo: ở trong phạm vi cao thượng (như có tâm từ bi và chân chánh); 2) agge niyamo: rất điều hòa trong phận sự quí báu; 3) cāro: có sự thực hành; 4) vihāro: ở trong Phật pháp và oai nghi tốt đẹp; 5) saññamo: sửa dạy thân tâm (là thâu thúc lục căn); 6) sīlasaṃvaro: thâu thúc trong giới hạnh cho thanh cao; 7) khanti: nhẫn nhục; 8) soraccaṃ: có tánh cách yên lặng; 9) ekantābhirati: tâm vui thích chắc vững trong giáo pháp; 10) ekantacariyā: tâm hành vi chắc vững trong giáo pháp; 11) paṭisallinī: thường ẩn cư một mình (hay niệm pháp thiền định); 12) hiri: có sự hổ thẹn tội lỗi; 13) ottappaṃ: ghê sợ tội lỗi; 14) viriyaṃ: có sự tinh tấn; 15) appamādo: không dể duôi (trì huởn); 16) uddeso: siêng năng học hỏi Phật ngôn (Buddhavacana); 17) paripucchā: siêng năng học hỏi chú thích (atthakathā); 18) sīlādirati: vui thích trong những đức lành nhất là giới hạnh; 19) nirālayatā: không có sự quyến luyến, mến tiếc; 20) sikkhāpadapāripūrī: có sự đầy đủ trong các điều học.

– 20 hạng phụ nữ không nên phạm tà dâm: 1) māturakkhitā: phụ nữ do mẹ gìn giữ; 2) pīturakkhitā: cha gìn giữ; 3) mātāpīturakkhitā: do cha và mẹ gìn giữ; 4) bhāturakkhitā: anh hoặc em trai gìn giữ; 5) bhaginirakkhitā: chị gìn giữ (bảo bọc, trông nom); 6) ñātirakkhitā: thân quyến gìn giữ; 7) gottarakkhitā: dòng họ gìn giữ; 8) dhammarakkhitā: do pháp và luật gìn giữ (như con nuôi, xin đỡ đầu, hoặc sa di ni cô, sikkhāmāna và tỳ khưu ni); 9) sārakkhā: phụ nữ có chồng; 10) saparidaṇtā: phụ nữ có người đã chiếm trước chờ cho lớn mới cưới (như đức vua ra lệnh cấm không ai được vi phạm); 11) dhanakkītā: phụ nữ do người nam xuất của ra mua hoặc chuộc để làm vợ; 12) chandavāsinī: phụ nữ do hai bên thương nhau làm vợ chồng; 13) bhogavāsinī: phụ nữ do muốn được của cải vào làm vợ chồng; 14) paṭavāsī: phụ nữ nghèo khổ quá muốn được y phục rồi làm vợ chồng; 15) odapattakinī: phụ nữ do người nam đi cưới hỏi theo phong tục; 16) obhatacumbhaṭā: phụ nữ do người nam tiếp đỡ vật nặng cho rồi bằng lòng làm vợ chồng; 17) dāsī ca bhariyā ca: phụ nữ vừa làm tôi mọi vừa làm vợ; 18) kammakārī ca bhariyā ca: phụ nữ vừa làm công làm mướn vừa làm vợ; 19) dhajāhaṭā: phụ nữ bắt đặng ở chiến trường đem về làm vợ; 20) muhuttikā: phụ nữ do người nam gìn giữ trong chốc lát (trong lúc hứa hẹn ấy không ai được phép vi phạm).

– Trong thân con người có 20 chất đất: 1) kesā: tóc; 2) lomā: lông; 3) nakhā: móng; 4) dantā: răng; 5) taco: da; 6) mamsaṃ: thịt;  7) ñhāru:  gân; 8)  aṭṭhi: xương; 9) aṭṭhi minjaṃ: tủy xương; 10) vakkaṃ: thận; 11) hadayaṃ: tim; 12) yakanaṃ: gan; 13) kilomakaṃ: bầy nhầy; 14) pihakaṃ: bao  tử;  15)  papphāsaṃ:  phổi;  16)  antaṃ:  ruột  già;  17) antagunaṃ:  ruột  non;  18)  udariyaṃ:  vật  thực  mới;  19) karīsaṃ: phẩn; 20) matthaluṇkaṃ: óc.

Pháp có 22 chi

Tư  chất  tác  dụng  của  22  căn  (indriya  –  faculty): 1) cakkhudriyaṃ: nhãn căn; 2) sotindriyaṃ: nhĩ căn;  3) ghāṇindriyaṃ: tỉ  căn;  4)  jivhindriyaṃ: thiệt căn; 5) kāyiṇdriyaṃ: thân căn;  6) itthindriyaṃ: nữ căn; 7) purisindriyaṃ: nam căn; 8)  jīvitindriyaṃ:  mạng căn  (sự sống); 9) manindriyaṃ: ý căn; 10) sukhindriyaṃ: an căn (sự an vui); 11)  dukkhindriyaṃ: khổ căn; 12) somanassindriyaṃ: thích căn (sự vui vẻ); 13) domanassindriyaṃ: hận căn (buồn phiền); 14) upekkhindriyaṃ: xả căn; 15) saddhindriyaṃ: tín căn; 16) viriyindriyaṃ:  tấn  căn;  17)  satindriyaṃ:  niệm  căn;  18) samādhindriyaṃ: định căn; 19) paññindriyaṃ: huệ căn; 20) anañña taññassāmitindriyaṃ: khả năng biết rằng: ta sẽ thấy rõ Niết-bàn mà ta chưa được thấy (Tu-đà-huờn đạo tuệ căn); aññindriyaṃ: khả năng đã thấy rõ Niết-bàn (Tu-đà-huờn quả tuệ căn cho đến A-la-hán đạo tuệ căn); 22) āññātāvitindriyaṃ: A-la-hán quả tuệ căn. 

Pháp có 23 chi

Vải paṃsukūla có 23 thứ (vải dơ bỏ các vị hành đầu đà lượm may y): 1) sosaṇikacīvaraṃ: vải bỏ nơi mồ mả hoặc có tử thi; 2) āpanika cīvaraṃ: vải bỏ rớt nơi mấy cái sập ngoài chợ; 3) rathiya coḷa cīvāraṃ: vải bỏ rớt từ trên xe hoặc vải thí chủ cố ý muốn làm phước bỏ theo đường xe (khi tỳ khưu đi thấy lượm về may y mặc); 4) sankāracoḷa: vải bỏ nơi đống rác; 5) sotthiya cīvaraṃ: vải chùi vật nhơ nhớp khi sanh con rồi bỏ; 6) nahānoḷa cīvaraṃ: vải đi tắm bỏ (sau khi làm phù phép chữa bệnh rồi đi tắm bỏ); 7) titthacoḷa cīvaraṃ: vải cũ người bỏ gần mé nước; 8) gatapaccāgata cīvaraṃ: vải sau khi đốt tử thi hoặc đem tử thi đi bỏ địa mồ rồi về tắm xong và cho vải ấy xui xẻo rồi bỏ; 9) aggidadaddha cīvara: vải bị lửa cháy chút ít bỏ; 10) gokhāyita cīvaraṃ: vải bị bò gặm nhai; 11) upacikā khāyita cīvaraṃ: vải bị mối ăn lủng lỗ bỏ; 12)andūrakkhāyita cīvaraṃ: vải bị chuột cắn; 13) antacchinna cīvaram: vải rách hai đầu bỏ; 14) dasācchinna cīvaraṃ: vải xười bìa người bỏ; 15) dhajāhaṭa cīvaraṃ: vải cờ, hai bên kéo cờ đánh nhau xong chạy bỏ; 16) thūpacīvaraṃ: vải bao ổ mối cúng xong họ bỏ; 17) samaṇa cīvaraṃ: vải của các bậc Sa-môn đồng đạo bỏ cho; 18) ābhisekikacīvaraṃ: vải sau làm lễ tôn vương họ bỏ; 19) iddhimaya cīvaraṃ: vải phát sanh do thần thông (hoặc vải của các vị abhibhikkhu tự phát sanh lên khi tu); 20) panthika cīvaraṃ: vải rớt ở ngoài đường; 21) vātāhaṭa cīvaraṃ: vải do con rối hoặc dông gió cuốn đem rớt; 22) devadattiya cīvaraṃ: vải của Chư Thiên dâng cho (như một vị tiên nữ dâng y cho Đại đức A-Nậu-Đa); 23) sāmuddiya cīvaraṃ: vải ngoài biển bị sóng đánh đưa lên bờ.

Pháp có 24 chi

Liên kết sắc có 24 (upādāya rūpa) nương với tứ đại mà phát sanh: 1) cakkhu pasāda: nhãn căn; 2) soptapasāda: nhĩ căn; 3) ghāṇapasāda: tỉ căn; 4) jīvhā pasāda: thiệt căn; 5) kāya pasāda: thân căn; 6) rūpāramaṇa: sắc trần (cảnh); 7) saddāramaṇa: thinh trần; 8) gandhāramaṇa: hương trần; 9) rasāramaṇa: vị trần; 10) itthindriya: nữ căn; 11) purisindriya: nam căn; 12) jīvitindriya: mạng căn (sự sống); 13) hadayavatthu: thủy tâm căn; 14) kāya viññatti: sự cử động của thân; 15) vacīviññatti: sự cử động của khẩu; 16) ākāsa dhātu: chất không khí; 17) lahutā rūpa: sắc nhẹ nhàng; 18) mudutārūpa: sắc mềm mại; 19) kammaññatā rūpa: sắc có thể làm công việc được; 20) uccayarūpa: sắc cấu tạo thêm lên cho đầy đủ (như lúc thọ thai nhỏ lần lần thêm lên cho đến khi đầy đủ lục căn); 21) santatirūpa: liên tục sắc (là sắc cứ liên tiếp phát sanh nối liền hoài); 22) jaratārūpa: sắc già (là sắc luôn luôn biến chuyển ra khác); 23) aniccatā rūpa: sắc vô thường (vì bị chi phối dưới sự biến chuyển); 24) kavajinkāhārarūpa: sắc vật thực (đã ăn vô).

Pháp có 25 chi

Những pháp làm cho tâm trở nên yếu hèn có 25: 1) kodho: hung dữ; 2) upanāho: thù oán; 3) makkho: bạc ơn; 4) palāso: kiêu hãnh; 5) issā: ganh tị; 6) macchariyaṃ: bỏn xẻn (hà tiện); 7) māyā: giả dối (làm bộ tịch); 8)  sātheyyaṃ: phản phúc (khoe khoang); 9) thambho: cứng đầu; 10) sārambho: cang ngạnh; 11) māno: ngã mạn; 12) atimāno: tự cao (hống hách); 13) mado: say đắm; 14) pamādo: dể duôi (cẩu thả); 15) thinamiddhaṃ: uể oải hôn mê; 16) tandī: thân uể oải lười biếng sau khi ăn cơm rồi; 17) ālasyaṃ: mỏi mệt, lười biếng; 18) dubbalaṃ: yếu đuối, bạc nhược; 19) pāpamittappasevi: thân cận bạn ác; 20) rūpaṃ: vui thích theo sắc; 21) saddaṃ: vui thích theo thinh; 22) gandhaṃ: vui thích theo hương; 23) rasaṃ: vui thích theo vị trần; 24) phoṭṭhabbaṃ: vui thích theo xúc; 25) khuddāpīpāsā: sự khao khát, thèm thuồng (vật thực).

– CHUNG –

Soạn xong tại Phnom-Penh, Trung thu năm Tân Sửu, PL.2505 – DL.1961

Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn

– Dứt tác phẩm Kho tàng Pháp bảo –

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app