Pháp Có Bốn Chi

– Tứ niệm xứ: 1) kāyānupassanā satipatthānaṃ: niệm thân (trong thân); 2) vedanānupassanā satipatthānaṃ: niệm thọ (trong  thọ);  3)  cittānupassanā  satipatthānaṃ:  niệm  tâm (trong tâm); 4) dhammānupassanā satipaṭṭhānaṃ: niệm pháp (trong các pháp).

– Tứ chánh cần: 1) saṃvarappadhānaṃ: tinh tấn thu thúc lục căn; 2) pahānappadhānaṃ: tinh tấn dứt bỏ (3 tà tư duy ); 3) bhāvanāppadhānaṃ: tinh tấn tham thiền (7 nhân sanh quả bồ đề); 4) anurakkanāpadhānaṃ: tinh tấn gìn giữ pháp thiền định đã đắc được (là 9 thứ tử thi và vật bất tịnh).

–  Tứ  thần  túc  (là  căn  bản  của  pháp  thần  thông):  1) chand’iddhipāda: nguyện vọng thần túc; 2) viriy’iddhipāda: tinh tấn thần túc; 3) citt’iddhipāda: tâm năng thần túc; 4) vīmams’iddhipāda: huệ suy tầm thần túc.

–  Sự  tấn  hóa  và  lợi  ích  của  thiền  định:  1)  diṭṭha dhammasukha vihāro: được sự an vui trong hiện tại; 2) ñāṇadassana: được phát sanh trí tuệ thấy rõ đạo quả; 3) satisampajañña:  được  sự  ghi  nhớ  và  biết  mình;  4) āsavakkhaya: được diệt tận phiền não.

– Tứ vô lượng tâm: 1) mettā: từ; 2) karuṇā: bi; 3) muditā: hỉ; 4) upekkhā: xả. 

– Bốn cõi thiền vô sắc: 1) ākāsānañcāyatanajjhāna: không vô biên thiên thiền; 2) viññāṇañcāyatanajjhāna: thức vô biên thiên thiền; 3) ākiñcaññāyatanajjhāna: vô sở hữu thiên thiền; 4) nevasaññānāsaññāyatanajjhāna: phi phi tưởng thiên thiền. 

– Tri túc của bậc Thánh nhơn: 1) cīvara santosa: tri túc trong y phục (được thế nào thì dùng xài thứ ấy không khen, chê, mê thích); 2) piṇdapāta santosa: tri túc trong vật thực; 3) senāsana santosa: tri túc trong chỗ ở (cốc liêu v.v…); 4) pahānārāmo hoti: tri túc là ưa thích trong sự dứt bỏ, sự không tặng mình và khinh khi kẻ khác.

– Trí tuệ hiểu biết trong tứ diệu đế: 1) dukkha ñānaṃ: trí tuệ thấy rõ khổ đế; 2) dukkhasamudaye nāṇaṃ: trí tuệ thấy rõ tập đế; 3) dukkhanirodhe ñāṇaṃ: trí tuệ thấy rõ diệt đế; 4) dukkhanirodha gāmiyā paṭipadāya ñāṇaṃ: trí tuệ thấy rõ đạo đế (là con đường thực hành để đi đến nơi diệt khổ).

– Quả báu của sa-môn có 4: 1) sotāpattiphalaṃ: Tu-đà-huờn quả (Nhập lưu quả); 2) sakadāgāmiphalaṃ: Tư-đà-hàm quả (Nhất lai); 3) anāgāmiphalaṃ: A-na-hàm quả (Bất lai); 4) arahattaphalaṃ: A-la-hán quả (Ứng cúng).

– Tứ đại có 4: 1) pathavīdhātu: chất đất; 2) āpo dhātu: chất nước; 3) tejodhātu: chất lửa; 4) vāyodhātu: chất gió.

– Vật thực có 4: 1) kabalīkārāhāro: vật thực thô sơ như cơm bánh v.v… 2) phassāhāro: vật thực vi tế là sự tiếp xúc lục căn và lục trần; 3) manosañcetanāhāro: tác ý thiện ác là vật thực để tái sanh; 4) viññāṇāhāro: tâm thức là vật thực để phát sanh danh sắc.

– Tư vị có 4: 1) chandāgati: vì thương mà tư vị; 2) dosāgati: vì ghét mà tư vị (là ghét mà không cho vật nọ vật kia hoặc khi có chuyện chi thì phân xử cho là sái); 3) mohāgati: vì si mê mà tư vị; 4) bhayāgati: vì sợ mà tư vị.

–  Trạng  thái  thực  hành  có  4:  1)  dukkhā  patipadā dandābhiññā:  hành  khổ  khi  giác  ngộ  chậm;  2)  dukkhā patipadā khippābhiññā: hành khổ nhưng khi giác ngộ mau; 3) sukhā patipadā dandābhiññā: hành dễ khi đắc chậm (khó); 4) sukhā patipadā khippābhiññā: hành dễ khi đắc dễ (mau). 

– Cách thọ trì có 4: 1) paccuppannaṃ dukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṃ: sự thọ trì khổ hạnh trong kiếp hiện tại lại bị quả khổ trong kiếp vị lai (như cách thọ trì của bọn ngoại đạo như đạo bò, đạo chó, đạo lõa thể); 2) paccuppannaṃ dukkhañceva āyattiñca sukhavipākaṃ: sự thọ trì khổ hạnh trong kiếp hiện tại nhưng kết quả yên vui trong kiếp vị lai (như các vị tỳ khưu nào nhiều phiền não cố gắng hành đạo gắt gao dữ dội nhưng cũng không đắc được đạo quả có khi tức quá phải khóc); 3) paccuppannaṃ sukhañceva āyatiñca āyatiñca dukkhavipākaṃ: sự thọ trì dễ dãi yên vui trong kiếp hiện tại nhưng phải chịu quả khổ trong kiếp vị lai (như người nói mình hành đạo nhưng thân tâm còn vướng mắc trong tình dục ngũ trần như nhóm người đã xuất gia mà còn đôi bạn); 4) paccuppannaṃ sukhañcave āyatiñca sukhavipākaṃ: sự thọ trì dễ dàng yên vui trong kiếp vị lai (như các bậc xuất gia trong Phật giáo hành trung đạo được sự yên vui của thiền định hiện tại và sẽ hưởng quả tốt đẹp trong kiếp vị lai).

– Nguyện vọng có 4 (là pháp căn bản của bậc cao nhân): 1) paññādhiṭṭhāna: nguyện vọng trí tuệ (là nguyện vọng trong đạo quả); 2) saccādhiṭṭhāna: nguyện vọng chân chánh là lời nói chân chánh); 3) cāgādhiṭṭhāna: nguyện vọng dứt bỏ (là dứt bỏ tứ vật dụng); 4) upasamādhiṭṭhāna: nguyện vọng yên lặng (là làm cho phiền não yên lặng).

– Cách trả lời câu hỏi có 4: 1) ekaṃsa byākaraṇīyo pañho: câu hỏi nên trả lời liền; 2) paṭipucchā byākaraṇāyo pañho: câu hỏi phải hỏi lại, mới trả lời; 3) vibhājja byākaraṇīyo pañho: câu hỏi nên trả lời cho thật rộng đầy đủ chi tiết (như hỏi hành đạo cách nào); 4) thapanīyo pañho: câu hỏi phải trả lời bằng cách làm thinh (như hỏi sư muốn ăn chi? hoặc sư đắc đạo chưa? chỉ làm thinh thôi).

– Nghiệp trả quả có 4 cách: 1) kammaṃ kaṇhaṃ kaṇha vipākaṃ: nghiệp đen (ác) trả quả đen (khổ); 2) kammaṃ sukkaṃ sukkavipākaṃ: nghiệp trắng (thiện) cho quả trắng (vui); 3) kammam kaṇhasukkaṃ kaṇhasukkavipākaṃ: nghiệp quả đen và trắng thì cho quả cả đen lẫn trắng (là vui lẫn khổ); 4) kammaṃ akaṇha asukkaṃ akaṇha asukkavipākaṃ: nghiệp không trắng không đen cho quả cũng không trắng không đen (là nghiệp hành trong 4 đạo tuệ).

– Bốn pháp chìm đắm: 1) kāmogha: chìm đắm trong tình dục (ngũ trần); 2) bhavoga: chìm đắm trong cảnh hữu sắc và vô sắc; 3) diṭṭhogha: chìm đắm trong kiến thức; 4) avijjogha: chìm đắm trong vô minh. (1 pháp trầm luân (āsava) và 4 pháp dính líu (yoga) cũng giống như trên chỉ đổi lại phía sau chữ āsava và yoga thôi);

– Cố chấp có 4: 1) kāmupādānaṃ: cố chấp trong tình dục (ngũ trần); 2) diṭṭhupādānaṃ: cố chấp trong kiến thức; 3) silabbatupādānaṃ: cố chấp trong lệ cúng tế (quỷ thần); 4) attavādupādānaṃ: cố chấp nơi thân này có bản ngã.

– Sự sanh lên có 4: 1) aṇḍajayoni: noãn sanh (sanh ra trong trứng); 2) jalābujayoni: thai sanh (sanh vào trong thai bào); 3) saṃsedajayoni: thấp sanh (sanh lên do nơi ẩm thấp, hấp 
hóa khí âm dương); 4) opapātikayoni: hóa sanh (sanh ra như Chư Thiên hoặc ở địa ngục tự hóa ra).

– Chúng sanh sanh vào bào thai có 4 cách: 1) (Phạn ngữ dài quá nên không kể) có chúng sanh khi vào đầu thai trong thai bào cũng không biết mình, khi ở trong thai bào cũng không biết mình, khi ra khỏi lòng mẹ cũng không biết mình (như thường nhơn); 2) có chúng sanh khi vào bụng mẹ thì biết mình đương vào, khi ở trong thai bào thì không biết, khi sanh ra khỏi sản môn cũng không biết (như các bậc Đại Thinh văn); 3) có chúng sanh khi vào bụng mẹ thì biết mình đương vào, khi ở trong thai bào cũng biết nhưng khi sanh ra khỏi lòng mẹ thì không biết mình (như 2 vị Thượng Thinh văn và Phật độc giác); 4) có chúng sanh khi sanh vào thai bào, khi ở, khi ra khỏi lòng mẹ đều biết mình không lầm lộn (như Bồ tát kiếp sẽ thành Phật).

– Bốn pháp tế độ (saṇgahavatthu): 1) dānaṃ: do sự cho; 2) piyavajjaṃ: do lời nói đáng yêu mến; 3) atthacariyā: do sự hành vi có lợi ích; 4) samānattā: do tư cách người bình đẳng (trong sự vui, khổ, ăn ở, v.v…).

– Cách nói của bậc thánh nhân có 4: 1) diṭṭhe diṭṭha vāditā: thấy nói thấy; 2) sute sutavāditā: nghe nói nghe; 3) mute mutavāditā: tiếp xúc nói có tiếp xúc; 4) viññāte viññātaditā: biết rõ nói biết rõ.

– Bốn hạng người thiêu đốt (làm cho nóng nảy): 1) trong đời này có người cố gắng làm cho mình đau khổ, nóng nảy và làm cho kẻ khác cũng bị đau khổ, nóng nảy (như các vị vua chúa mỗi khi tế thần lửa); 2) trong đời này có người không làm cho mình đau khổ nóng nảy, cũng không cố gắng làm cho kẻ khác đau khổ vì mình (như các bậc tỳ khưu); 3) trong đời này có người chỉ cố gắng làm cho mình đau khổ nóng nảy (như các hạng tu hành khổ hạnh ép xác); 4) trong đời này có người chỉ cố gắng làm cho kẻ khác đau khổ (như các nhà độc tài hoặc các người trộm cướp, chúa ngục, thợ săn, người giết xúc vật để bán, v.v…) (T;Tg 43e trang 161).

– Cách đi đến của 4 hạng người: 1) tamo tamaparāyano: từ chỗ tối sẽ đi đến chỗ tối (như người thấp hèn đê tiện mà còn làm điều ác); 2) tamo jotiparāyano: từ chỗ tối đi đến chỗ sáng (thấp hèn nhưng cố gắng làm điều thiện); 3) joti tamaparāyano: từ chỗ sáng đi đến chỗ tối (như ở cảnh phú quí cao sang nhưng vẫn làm tội ác); 4) joti jotiparāyano: từ chỗ sáng đi đến chỗ sáng.

– Sa-môn có 4 hạng: 1) samaṇamaccalo: bậc Sa-môn không xao động (Tu-đà-huờn); 2) samaṇapadumo: bậc Sa-môn như hoa sen đỏ (Tư-đà-hàm); 3) samaṇapuṇdarīko: bậc Sa-môn như hoa sen trắng (A-na-hàm); 4) samaṇasukhumālo: bậc Sa-môn rất mềm mại và vi tế (A-la-hán).

– Bốn đề mục hay vị trí thường nhơn không nên suy nghĩ (nó có thể làm cho mình đau khổ, hoài nghi có khi cũng điên cuồng): 1) Buddhavisayo acinteyyo: không nên suy nghĩ đến vị trí hay trí tuệ của Đức Phật; 2) jhānavisayo acinteyyo: không nên suy nghĩ đến năng lực của thiền định hoặc pháp thần thông; 3) kammavipāko acinteyyo: không nên suy nghĩ về cái quả của nghiệp; 4) lokacintā acinteyyo: không nên suy nghĩ sự tạo hóa của vũ trụ (như suy nghĩ nhật, nguyệt, tinh tú, núi sông, thảo mộc, ai sanh ra trước hết, hoặc nghĩ tại sao con quạ đen, cò trắng, v.v…).

– Bốn điều không thể nào có được: 1) ākāseva padaṃ natthi: dấu chân trên hư không, không thể có; 2) samaṇo natthi bāhiro: bậc Sa-môn không bao giờ có ngoài Phật pháp; 3) saṅkhārā sassatā natthi: các pháp hữu vi được thường tồn không khi nào có; 4) natthi buddhānamiñjitaṃ: sự rung động (sợ sệt) của chư Phật không bao giờ có.

– Bốn điều lợi cao quí nhất: 1) arogaya paramā lābhā: sự vô bệnh là điều lợi ích cao quí; 2) santuṭṭhī paramaṃ dhanaṃ: sự tri túc là của cải cao quí nhất; 3) vissāsa paramā ñātī: sự thân mật là thân quyến cao quý; 4) nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ: Niết-bàn là nơi an vui độc nhất.

– Bồn điều sợ: 1) Attānuvāda bhayaṃ: sợ tự mình khiển trách mình; 2) Parānuvāda bhayaṃ: sợ người khác khiển trách chê bai mình; 3) Daṇḍa bhayaṃ: sợ hình phạt (của quốc gia, vua chúa); 4) Duggati bhayaṃ: sợ sanh vào cảnh khổ (địa ngục, ngạ quỉ, v.v…).

– Vị trí hay là căn bản của sự giác ngộ có 4: 1) Ussāho: có sự tinh tấn chắc vững; 2) Ummaggo: có trí tuệ sáng suốt; 3) Avaṭṭhānaṃ: có nguyện vọng cứng rắn; 4) Hitacariyā: có sự thực hành lợi ích cho kẻ khác, nhất là tâm bác ái.

–  Sự  phát  tâm  trong  sạch  với  Đức  Phật  có  4:  1) rūpappamāṇikā: có người trong sạch do nơi thấy Đức Phật có 32 tướng tốt; 2) ghosappamāṇikā: do nơi nghe tiếng nói rất hay và êm dịu; 3) lūkhappamāṇikā: do nơi tâm bình đẳng không phân biệt vật tốt xấu, sạch dơ chi cả, ai dâng chi cũng được; 4) dhammappamāṇikā: do nơi nghe pháp Ngài thuyết thật hay và hợp lý.

– Người thông thái có 4: 1) cintakavi: thông thạo do sự suy nghĩ; 2) sutakavi: do sự nghe; 3) atthakavi: thông thạo lý chân chánh; 4) paṭibhāṇakavi: thông thạo cách phân tách. 

– Vị trí giới hạnh có 4: 1) Cetanāsīlaṃ: tác ý giới (tác ý muốn thọ trì giới); 2) Cetasikasīlaṃ: tánh giới (tánh muốn xa lìa các điều tội ác); 3) Samvarasīlaṃ: thu thúc giới (như thu thúc lục căn); 4) Avitikkamaīlaṃ: sự không dám vượt qua khỏi điều học.

– Giữ giới có 4 cách: 1) pakatisīlaṃ: thông thường giới (là mọi người bên Bắc Cu Lô Châu đều giữ ngũ giới hết thảy); 2) ācārasīlaṃ: đức hạnh giới (là giới của người giữ do nơi phẩm hạnh thanh cao của các bậc tiền bối trong gia tộc); 3) dhammatāsīlaṃ: tự nhiên giới (là giới của Phật mẫu khi Bồ tát giáng sanh vào lòng rồi thì tự nhiên xa lánh tình dục); 4) pubbahetukasīlaṃ: tiến nhân giới (là giới của các vị Bồ tát đã thọ trí trong nhiều kiếp trước cho tròn đủ pháp ba-la-mật). 

– Tứ thanh tịnh giới có 4: 1) pāṭimokkhasaṃvarasīla: giới bổn ba la đề mộc xoa (227 điều học); 2) indriyasaṃvarasīla: giới thu thúc lục căn; 3) ājīvaparīsuddhisīla: giới nuôi mạng chân chánh; 4) paccayasannissitasīla: giới quán tưởng khi thọ tứ vật dụng.

– Tứ diệu đế có 4: 1) dukkhaṃ: khổ đế; 2) dukkhāsāmudoyo: tập đế (nguyên nhân phát sanh cái khổ); 3) dukkhanirodho: diệt đế (nơi diệt khổ); 4) dukkhanirodhagāminīpaṭipadā: đạo đế (là con đường hành theo để đi đến nơi diệt khổ).

– Đặc tính của pháp vô thường có 4: 1) uppādavaya vattilo: có đặc tính là sanh lên rồi phải diệt; 2) viparināma: có trạng thái luôn luôn thay đổi; 3) tāvatālika: thường có (sự vô thường) trong khắp thời gian; 4) niccapaṭipakkha paṭṭhena: có trạng thái tương đối với thường tồn.

– Đặc tính của pháp khổ não có 4: 1) santāpa: có đặc tính làm cho nóng nảy; 2) dukkhama: có đặc tính làm cho không thể chịu được; 3) dukkhavatthuka: là vị trí của sự khổ não (khó nhẫn nại được); 4) sukhapaṭipakkhapaṭṭhena: có trạng thái tương đối với sự an vui.

– Đặc tính của pháp vô ngã có 4: 1) vase attattanāyeva: không ở dưới quyền của ai cả; 2) attavipakkhabhāvato: có trạng thái tương đối với bản ngã; 3) suññattā: có trạng thái rỗng không; 4) asusamikattā: không có ai làm chủ được.

– Thầy tổ có 4 bậc: 1) pabbajjācāriya: thầy cho tu xuất gia sa di; 2) upasampadācāriya: thầy tế độ (cho tu lên tỳ khưu); 3) nissayācāriya: thầy chỉ dẫn (cho sa di hoặc tỳ khưu trong khi mình chưa đúng 5 hạ mà đã xa thầy tế độ); 4) udesācāriya hay là dhammācāriya: thầy dạy mình học đạo (Pāli, kinh luật và tham thiền).

– Bốn điều khó: 1) kiccho manussapaṭilābho: khó được sanh làm người; 2) kicchaṃ macānajīvitaṃ: khó gìn giữ tuổi thọ cho sống lâu; 3) kicchaṃ saddhammassavanaṃ: khó mà được nghe Phật pháp; 4) kiccho Buddhānamuppādo: khó mà gặp Đức Phật ra đời.

– Bốn điều sợ của người xuống nước: 1) ūmibhayaṃ: sợ sóng; 2) kumbhīlabhayaṃ: sợ sấu; 3) āvatabhayaṃ: sợ nước xoáy; 4) susukābhayaṃ: sợ cá mập. 

– Ví dụ như 4 điều sợ của bậc xuất gia khó mà tu lâu được: 1) sợ sóng (là ý nói sợ người hay mỗi chút bất bình sân hận); 2) sợ sấu (là ý nói sợ đói hoặc không có vật thực chi độ cho vừa lòng); 3) sợ nước xoáy hay là vực sâu (là ý nói sợ ngũ trần lôi cuốn); 4) sợ cá mập (là ý nói sợ phụ nữ vì trong khi đi vào xóm không thu thúc lục căn để cho tâm phát lên tình dục).

– Bốn pháp lợi dưỡng thấp hèn của kẻ phàm phu: 1) bālo pāṇe vidhitvā attānaṃ sukheti pineti: trong đời này, có kẻ phàm phu chuyên nghề sát sanh mà làm cho mình được an vui, khỏe mạnh; 2) adinnaādiyitvā attānaṃ sukheti pineti: trong đời này có kẻ phàm phu chuyên nghề trộm cướp mà làm cho mình được an vui no ấm; 3) musā bhaṇitvā attānaṃ sukheti pineti: trong đời này, có người chuyên nghề nói láo lường gạt người mà làm cho mình được an vui no ấm; 4) pañcahi kāmaguṇehi samappito saṅgibhūto paricāreti: trong đời này, có người chuyên làm cho mình được an vui no nê, đầy đủ trong ngũ trần (hoặc cho người hầu hạ cho đầy đủ cách vui thú của ngũ dục).

– Bốn pháp lợi dưỡng của bậc cao nhân làm cho phát sanh sự chán nản, sự giác ngộ, sự diệt tắt và Niết-bàn: 1) pathamaṃ jhānaṃ: tâm yên lặng các pháp ác nhập vào sơ thiền có đầy đủ sự an vui khoái lạc; 2) dutiyaṃ jhānaṃ: tâm yên lặng tầm và sát nhập vào nhị thiền; 3) tatiyaṃ jhānaṃ: tâm chán nản phỉ lạc nhập vào tam thiền; 4) catutthaṃ jhānaṃ: tâm dứt bỏ luôn sự vui khổ nhập vào tứ thiền chỉ có tâm xả trong sạch như gương.

– Sự ràng buộc của tinh thần có 4: 1) abhijjhā: tham xan; 2) byāpādā: thù oán; 3) sīlabbattaparāmāsa: ràng buộc trong sự cố chấp lệ cúng tế (ritual and ceremonial observances); 4) idamsaccabhinivesa: cố chấp cho lời nói của mình là chân chánh (của người khác đều sai hết).

– Ābhā – ánh sáng có 4 thứ: 1) candābhā: nguyệt quang (ánh sáng mặt trăng); 2) suriyābhā: thái dương quang (ánh sáng mặt trời); 3) agyābhā: hỏa quang (ánh sáng lửa, đèn); 4) paññābhā: tuệ quang (ánh sáng trí huệ).

– Huệ phân tích có 4: 1) atthappatisambhidā: huệ biết rõ cái lý hay cái quả (là biết tất cả lý chú giải); 2) dhammappatisambhidā: huệ phân tách rõ cái nhân hay tất cả Phật ngôn; 3) niruttippatisambhidā: huệ phát sanh lên biết rõ các thứ tiếng; 4) paṭibhānappaṭisambhidā: huệ phân tách trong tất cả các sự vật (sẵn sàng và bén).

– Tài sản có 4 thứ: 1) thāvaranidhi: của cải chắc vững không dời được (bất động sản); 2) jaṅgamānidhi: của cải đem đi được (động sản như vàng, bạc v.v…); 3) aṅgasamanidhi: của cải như thủ túc (là sự thông thạo học thức nghề nghiệp, v.v…); 4) anugāmikanidhi: của cải dính theo mình luôn hoài trong những kiếp vị lai (là phước báu mà mình đã tạo).

– A-la-hán có 4 bậc: 1) sukkhavipassako: bậc đắc nhất minh là lậu tận minh, làm cho phiền não diệt hết do nhờ minh sát tuệ; 2) tevijjo: bậc đắc tam minh (là nhãn minh, túc mạng minh và lậu tận minh); 3) chalabhiñño: bậc đắc lục thông (coi noi pháp 6 chi); 4) paṭisambhidappatto: bậc đắc tuệ phân tích (coi huệ phân tích có 4).

 – Sự khuynh hướng của 4 hạng người: 1) kodhagaru na saddhammagaru: khuynh hướng (hay nặng nề) sự sân hận chờ không thiên về giáo pháp; 2) makkhagaru na saddhammagaru: khuynh hướng nhiều về sự bạc ơn phản bội chớ không nặng về giáo pháp; 3) lābhagaru na saddhammagaru: khuynh hướng về sự lợi lộc, v.v…; 4) sakkhāragaru na saddhammagatce: khuynh hướng về sự cúng dường.

– Sự ở chung của 4 hạng (vợ chồng): 1) chavo chavāya saddhiṃ samvasati: ngạ quỉ nam ở với ngạ quỉ nữ; 2) chavo devāya saddhiṃ samvasati: ngạ quỉ nam ở chung với tiên nữ; devo chavāya saddhiṃ saṃvasati: Chư Thiên ở với ngạ quỉ nữ; 4) devo deviyā saddhiṃ saṃvasati: Chư Thiên ở chung với tiên nữ.

– Sự so sánh 4 hạng người với trời mưa và sấm sét: 1) tajjitā no vassitā: chỉ có gầm không, nhưng không mưa; 2) vassitā no tajjitā: khi không phát mưa, chớ không có gầm (sấm sét); 3) neva tajjitā no vassitā: sấm sét không có mà mưa cũng không; 4) tajjtā ca vassitā ca: gầm sấm sét và mưa tuôn (thí dụ cũng như người chỉ nói khoe khoang nhưng không làm).

– Người nên làm bảo tháp thờ có 4 hạng: 1) Đức Phật Chánh biến tri; 2) Phật Độc giác; 3) A-la-hán; 4) Chuyển luân vương. 

– Bốn hạng người không tốt: 1) alaso gihi kāma bhāgī na sādhu: người gia chủ chỉ biết say mê tình dục mà lười biếng là điều không tốt; 2) asaññato pabbajito na sādhu: người xuất gia mà không thu thúc, không tiết độ là một điều không tốt; 3) rājā na sādhu anisammakārī: đức vua không có suy xét kỹ lưỡng cứ làm càng theo ý là một điều không tốt; 4) yo paṇḍito kodhano taṃ na sādhu: bậc trí thức mà mất hết (hay sân) là một điều không tốt.

– Bốn hạng bạn hữu không nên thân cận: 1) aññadattuharo: bạn nào chỉ lo lợi ích cho mình; 2) vacīparamo: bạn nào chỉ tốt bằng lời nói (tốt ngoài miệng); 3) anuppiya bhānī: bạn nào chỉ nói bợ xuôi theo cho vừa lòng với mình; 4) apāyasahāyo: bạn nào trong đường trụy lạc (là bạn cờ bạc rượu chè).

– Bốn điều sợ: 1) aggibhaya: sợ lửa; 2) udakabhaya: sợ nước; 3) rājabhaya: sợ vua; 4) corabhaya: sợ trộm cướp.

– Pháp không ai ngăn cản được có 4: 1) jarā: sự già; 2) byādhi: sự đau; 3) maraṇa: sự chết; 4) vipāka: sự trả quả.

– Nơi phát sanh sự thương và ghét có 4: 1) pemā pemajāyati: sự thương sanh lên do sự thương; 2) pemā doso jāyati: sự ghét sanh lên do sự thương; 3) dosā pemaṃ jāyati:sự thương sanh lên do sự ghét; 4) dosā doso jāyati: sự ghét sanh lên do sự ghét.

– Cách nằm có 4: 1) petaseyyo: nằm như ngạ quỉ (nằm ngửa vì đói khát nên ốm lắm); 2) kāmabhogiseyyo: cách nằm của người mê thích tình dục ngũ trần, nằm thường nghiêng qua bên tay trái); 3) sīhaseyyo: cách nằm như sư tử (nằm nghiêng qua bên tay mặt); 4) tathāgataseyyo: cách nằm của Đức Phật (cũng nằm nghiêng qua phía tay mặt nhưng nhập vào thiền định).

– Sự lợi ích hiện tại có 4: 1) uṭṭhāna sampadā: đầy đủ sự siêng năng; 2) ārakkha sampadā: đầy đủ sự gìn giữ; 3) kalyāṇamittatā: thân cận bạn lành; 4) sama jīvitā: dùng xài của cải biết phân chia độ lượng.

– Sự lợi ích vị lai có 4: 1) saddhā sampadā: có đức tin; 2) sīlasampadā: có giới hạnh; 3) cāga sampadā: có sự dứt bỏ (của cải ra bố thí); 4) paññā sampadā: có trí tuệ (biết rõ tội phước và thật tướng của sự hành vi).

– Có 4 thứ con: 1) attaja: con đẻ; 2) khettaja: con sanh ra trong địa phận của mình (như hàng Chư Thiên nào sanh vào trong ranh đất của mình gọi là con của phần mình); 3) dinnaka: con nuôi; 4) antevāsika: đệ tử (học trò).

– Đức tin có 4 cách: 1) kammassaddhā: tin nghiệp (nhân); 2) vipākassaddhā: tin quả; 3) kammassakatā saddhā: tin chúng sanh đều có cái nghiệp là của mình; 4) tathāgata bobhissaddhā: tin bồ đề giác của Đức Phật.

– Sự chết có 4 cách (của loài người): 1) āyukkhaya maraṇa: chết vì hết tuổi thọ; 2) kammakkhaya maraṇa: chết vì hết nghiệp phải trả; 3) ubhayakkhaya maraṇa: chết vì hết cả tuổi thọ và nghiệp cùng lượt; 4) upacchadakakammunā: chết vì do một nghiệp nào vào hãm hại cắt đứt mạng sống.

– Sự chết của Chư Thiên có 4 cách: 1) āyukkhayena: do hết tuổi thọ của cảnh Chư Thiên; 2) puññakhayena: chết do hết phước; 3) āhārakkayena: chết do nhịn đói (hay quên ăn vật thực); kodhena: chết do lòng sân hận phát sanh lên.

– Cách làm cho mình được trong sạch có 4: 1) desanā parisuddhi: trong sạch do sự thành tâm sám hối tội lỗi; 2) saṃvara parisuddhi: trong sạch do sự thu thúc (lục căn); 3) pariyaṭṭhita parisuddhi: trong sạch do sự siêng đi bát kiếm vật thực; 4) paccavekkhaṇa parisuddhi: trong sạch do nhờ sự quán tưởng.

– Pháp đặc biệt của bậc trí thức có 4: 1) kataññū: biết ơn người; 2) atta suddhi: làm cho mình được trong sạch; 3) para suddhi: làm cho người khác được trong sạch; 4) saṅgaha: có tâm hay tế độ giúp đỡ.

– Pháp thiền định phù hợp cho tất cả các tánh người có 4: 1) Buddhānussati: niệm Phật; 2) mettā: bác ái; 3) asubha: niệm vật bất tịnh (không sạch như tử thi); 4) maraṇassati: niệm sự chết.

– Chơn ngôn có 4 thứ: 1) Buddhabhāsita: Phật ngôn; 2) Sāvakabhāsita: Thinh văn ngôn; 3) Isibhāsita: đạo sĩ ngôn (các nhà tu sĩ ngoài Phật giáo nhưng nói chân chánh là nói có tội phước v.v…); 4) Devatābhāsita: Chư Thiên ngôn.

– Tạng luận giải về 4 pháp: 1) citta: tâm; 2) cetasika: tánh; 3) rūpa: sắc tướng; 4) nibbāna: Niết-bàn. 

– Nói tổng quát, tâm có 4 hạng: 1) kāmāvacaracitta: tâm trong cảnh dục; 2) rūpāvacaracitta: tâm trong cảnh sắc; 3) arūpāvacaracitta: tâm trong cảnh vô sắc; 4) lokuttaracitta: tâm bậc Thánh nhơn.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app