Pháp có bảy chi

–  Tài  sản  của  bậc  thánh  nhơn  có  7  (hay  của  quí):  1) saddhādhanaṃ: đức tin là tài sản quí báu; 2) sīladhanaṃ: giới hạnh là tài sản quí báu; 3) hiridhanaṃ: hổ thẹn tội lỗi là tài

sản quí báu; 4) ottappadhanaṃ: ghê sợ tội lỗi là tài sản quí báu; 5) sutadhanaṃ: nghe nhiều học rộng pháp là tài sản quí báu; 6) cāgadhanaṃ: sự dứt bỏ (bố thí) là tài sản quí báu; 7) paññādhanaṃ: trí tuệ là tài sản quí báu.

–  Thất  giác  chi  hay  là  bảy  nhân  sanh  quả  bồ  đề:  1) satisambojjhaṅgo:  sự  ghi  nhớ  hay  là  bồ  đề  niệm;  2) dhammavicayasambojjhaṅgo: sự quán xét chân lý hay là bồ đề huệ; 3) viriyasambojjhaṅgo: sự tinh tấn hay bồ đề tấn; 4) pītisambojjhaṅgo:   sự   phỉ   lạc   hay   bồ   đề   hỷ;   5) passaddhisambojjhaṇgo: sự yên tịnh hay là bồ đề tịnh; 6) samādhisambojjhaṅgo: sự định tâm hay là bồ đề định; 7) upekkhāsambojjhaṅgo: sự xả tâm hay là bồ đề xả.

– Pháp phụ tùng thiền định có 7: là Bát chánh đạo trừ chánh định ra, còn 7 pháp là phụ tùng cho pháp chánh định; – Bảy pháp của bậc thiện trí thức: 1) dhammaññūtā: biết rõ pháp chân lý (là cái nhân); 2) atthaññūtā: biết rõ lý pháp (là cái quả); 3) attaññūtā: biết rõ mình (là trình độ bậc nào); 4) mattaññūtā: biết tri túc trong vật thực; 5) kātaññūtā: biết rõ sự áp dụng thì giờ (hợp thời hay không); 6) purisaññūtā: biết rõ công chúng (trình độ như thế nào trong khi hội họp); 7) puggataññutā: biết rõ nhân vật (trình độ bậc nào). 

–  Sức  lực  có  7:  1)  saddhābalaṃ:  sức  lực  đức  tin;  2) vīriyabalaṃ: sức lực tinh tấn; 3) hiribalaṃ: sức lực hổ thẹn tội lỗi; 4) ottappabalaṃ: sức lực ghê sợ tội lỗi; 5) satibalaṃ: sức lực sự ghi nhớ; 6) samādhibalaṃ: sức lực của thiền định; 7) paññābalaṃ: sức lực của trí tuệ. 

–  Chỗ  trú  ngụ  có  7  (viññānaṭṭhiti): 1)  nānattakāyā nānattasaññino: có nhóm chúng sanh thân hình khác nhau, tư tưởng cũng khác nhau (như người ta, Chư Thiên, ngạ quỉ); 2) nānattakāyā ekattasaññino: có chúng sanh thân hình khác nhau, nhưng tư tưởng giống nhau (như Chư Thiên trên cõi sắc giới thuộc hạng sơ thiền); 3) ekattakāyā nānattasaññino: có chúng sanh thân hình giống nhau, nhưng tư tưởng khác nhau (như Chư Thiên trong cõi trời Abhassara sắc giới, thuộc hạng nhị thiền); 4) ekattakāyā ekattasaññino: có chúng sanh thân hình giống nhau luôn tư tưởng cũng giống nhau (như Chư Thiên trên cõi trời Subhakinhā sắc giới, thuộc hạng tam thiền); 5) ākāsānañcāyatanūpagā: có chúng sanh vượt qua khỏi những tư tưởng trong cảnh sắc nhập vào cõi không vô biên thiên lấy hư không vô tận làm cảnh giới; 6) viññāṇañcā yatanūpagā: có chúng sanh vượt qua khỏi cảnh không vô biên thiên, nhập vào cõi thức vô biên thiên lấy thức vô biên làm cảnh giới; 7) ākiñcaññāyatanūpagā: có chúng sanh vượt qua khỏi cõi thức vô biên nhập vào cảnh vô hữu sở thiên, lấy dầu cho vật chi nhỏ nhen vi tế hết sức làm cảnh giới cũng không có (là lấy sự không có chi cả làm cảnh giới cho tâm an trụ).

– Phiền não ngủ ngầm trong tâm có 7: 1) kāmarāgānusaya: tình dục ngủ ngầm (chờ có dịp sẽ dấy động lên); 2) paṭighānusaya: bất bình ngủ ngầm; 3) diṭṭhānusaya: kiến thức ngủ ngầm; 4) vicikicchānusaya: hoài nghi ngủ ngầm; 5) mānānusaya: cống cao, ngã mạn ngủ ngầm; 6) bhavarāgānusaya: mê thích tam giới ngủ ngầm; 7) ajjānusaya: vô minh ngủ ngầm.

– Đặc tính người có tính si mê có 7: 1) thīnaṃ: hay hôn mê; 2) middhaṃ: hay dã dượi, buồn ngủ; 3) uddhaccaṃ: phóng tâm (vì bị cảnh bên ngoài xao động); 4) kukkuccaṃ: loạn tâm (không yên tịnh tự bên trong không cần tiếp xúc cảnh bên ngoài mà vẫn vọng động); 5) vicikicchā: hoài nghi; 6) āhānaggahitā:  hay  cố  chấp  cái  chi  mình  đã  biết;  7) duppaṭinissaggā: cố chấp cái chi rồi khó dứt bỏ được.

– Đặc tính người có đức tin có 7: 1) muttacāgatā: thường hay dứt bỏ của cải để bố thí; 2) ariyānaṃ dassanakāmatā: hay mong gặp được bậc thánh nhân; 3) saddhammaṃ sokamatā: hay mong mỏi được nghe Phật pháp; 4) pāmojjabahulatā: hay có tâm vui thích hoan hỉ; 5) asathatā: ít hay khoe khoan; amāyāvitā: không có giả dối (luôn luôn thành thật); 7) pasādanīyesu thānesu pasādo: trong sạch nơi đáng trong sạch.

– Đặc tính người có tánh sưu tầm có 7: 1) bhassabahulatā: người có tánh nói nhiều; 2) gaṇnārāmatā: ưa thích theo bè bạn, phe đảng; 3) kusalānuyoge arati: không ưa thích làm điều phước thiện; 4) anavaṭṭhita kiccatā: làm công việc gì không bền, không quyết định; 5) rattidhūmāyanā: ban đêm coi như ban ngày; 6) divāpajjatanā: ban ngày coi như không; 7) hurāhuraṃ dhāvanā: tâm hay suy nghĩ viển vông (lông bông).

– Đặc tính người có tánh giác ngộ có 7: 1) savacassatā: người dễ  dạy;  2)  kalyāmittatā:  ưa  gần  bạn  lành;  3) bhojane mattaññutā:  là  người  có  sự  tri  túc  trong  vật  thực;  4) satisampajañña:   có   sự   ghi   nhớ   và   biết   mình;   5) jāgariyānuyogo: có sự tinh tấn hay thức tỉnh ít ưa ngủ; 6) saṃvejaniyesu thānesu saṃvego: tâm chán nản trong chỗ đáng chán; 7) saṃviggassa yoniso padhānaṃ: tinh tấn chủ tâm trong pháp chán nản.

– Bảy hạng vợ: 1) vadhakābhariyā: lang tâm thê (vợ như kẻ nghịch, ngoại tình còn muốn giết chồng); 2) carībhariyā: đạo tặc thê (vợ như người trộm cướp của chồng); 3) ayyābhariyā: ác khẩu thê (vợ như người chủ nhà, rầy la chửi mắng chồng như tôi tớ); 4) mātābhariyā: như mẫu thê (vợ thương yêu săn sóc chồng như mẹ săn sóc cho con); 5) bhaginibhariyā: như muội thê (vợ lo săn sóc cung kính chồng như em gái sợ anh trai); 6) sahāyābhariyā (hay là) sakhībhariyā: bằng hữu thê (vợ như bạn hiền hằng chăm nom giúp đỡ cho chồng); 7) dāsībhariyā: thọ trái thê (vợ mà bị hành hạ coi như người tôi tớ vì thọ oan trái với nhau nên vẫn ráng nhẫn nại mà chịu khổ cực).

– Pháp cung kính có 7: cũng giống như 6 pháp cung kính chỗ đoạn pháp có 6 chi, chỉ thêm samādhigāravatā: cung kính pháp thiền định, như bậc xuất gia nào mà không tham thiền thì gọi là không cung kính vậy).

– Suy xét về sự chết của 7 hạng người: 1) yasamahaggato: suy xét sự chết của người có nhiều quyền thế; 2) puññamahaggato: sự chết của người phước đức; 3) thāmamahaggato: sự chết của người có nhiều sức lực mạnh mẽ; 4) iddhimahaggato: sự chết của người có nhiều thần thông; 5) paññāmahaggato: sự chết của người có nhiều trí tuệ; 6) paccekabuddhato: sự chết của Đức Phật Độc giác; 7) sammā sambuddhato: sự chết của bậc Toàn giác (Đức Phật). 

– Bảy thứ lửa: 1) rāgaggi: lửa tình; 2) dosaggi: lửa sân; 3) mohaggi: lửa si; 4) āhuṇayyaggi: lửa cha mẹ (thiêu đốt con bất hiếu); 5) dakkhiṇeyyaggi: lửa Thánh nhơn (là lửa chư Tăng);  6)  gahapataggi:  lửa  gia  đình  (lửa  vợ  chồng);  7) pakataggi hay là kaṭṭhaggi: lửa thường hay là lửa cháy của cây. 

– Bậc thầy tổ có những đức lành đáng kính: 1) piyo: có tánh tình  đáng  yêu  mến;  2)  garu:  bậc  đáng  cung  kính;  3) bhāvaniyo: bậc đáng khen ngợi; 4) vattā: siêng năng dạy dỗ; 5) vacanakkhamo: nhẫn nại được lời nói  của người; 6) gambhīra kathaṃ kattā: hay nói những lời cao thượng sâu xa; 7) no aṭṭhane niyojeti: không dắt dẫn đệ tử những điều vô ích.

– Bảy báu của đức vua Chuyển luân vương: 1) cakkaratana: bánh xe báu; 2) hatthīratana: voi báu; 3) assaratana: ngựa báu; 4) maṇiratana: ngọc báu; 5) itthiratana: vợ báu; 6) gahapatiratana: bá hộ báu; 7) parināyakaratana: tôi báu hay là con báu. 

– Bảy pháp để sanh về trời Đế Thích hay là Ngọc Hoàng: 1) mātāpetibhara:   nuôi   dưỡng   cha   mẹ   suốt   đời;   2) kulejeṭṭhāpacāyī: cung kính các bậc trưởng lão (trong gia tộc); 3) saṇhavaca: nói lời dịu ngọt; 4) pesuneyyappahāyī: dứt bỏ lời nói đâm thọc; 5) maccheraviriye: tinh tấn dứt bỏ sự bỏn xẻn (hay bố thí); 6) sacca: nói lời chân thật; 7) kodhābhibhū: đè nén tâm sân hận không cho phát sanh được.

– Nên thân cận bạn lành có 7 chi: 1) duddadaṃ dadāti: cho vật hiếm có (là ít cho được); 2) dukkaraṃ karoti: làm điều mà ít ai làm được (cho bạn); 3) dukkhanaṃ khamati: nhịn việc mà khó nhịn được; 4) guyhamassa āvikaroti: nói thật tâm sự của mình (nói chuyện kín); 5) guyhamassa pariguhati: giấu sự bí mật của bạn không nói với ai; 6) āpadāsu na jahāti: không bỏ nhau trong khi có hoạn nạn; 7) khīno nātimāññeti: khi bạn bị suy sụp cũng không bỏ và khi dể.

– Thiện tín có 7 điều, thầy tỳ khưu không nên đến nhà: 1) na manāpena paccuṭṭhenti: không sẵn lòng đứng dậy tiếp rước; 2) na manāpena abhivādenti: không sốt sắng đảnh lễ; 3) na manāpena  āsanaṃdenti:  không  vui  lòng  mời  ngồi;  4) santamassa parigūhanti: giấu không cho thấy vật đã có; 5) bahukamhi thokaṃ denti: có đồ nhiều nhưng chỉ cho một chút ít; 6) paṇītamhi lūkhaṃ denti: có vật quí nhưng chỉ cho vật xấu hèn; 7) asakkaccaṃ denti: cho không có vẻ cung kính. (Nếu thiện tín có 7 chi ngược lại thì nên đến nhà). 

– Thầy tỳ khưu có 7 pháp có thể làm cho pháp trầm luân tiêu tan: 1) saddho hoti: có đức tin; 2) sīlavā hoti: có giới hạnh; 3) bahussuto hoti: nghe nhiều học rộng; 4) paṭisallino hoti: là xa lánh bè đảng ở một mình nơi thanh vắng; 5) āraddhavirito hoti: có sự tinh tấn; 6) satimā hoti: có sự ghi nhớ; 7) paññavā hoti: có trí tuệ. 

– Pháp ví như mũi tên có 7: 1) rāgasalla: ái tình như mũi tên; 2) dosasalla: sân hận; 3) mohasalla: si mê; 4) mānasalla: cống cao, ngã mạn; 5) sokasalla: sự khóc than thương tiếc; 6) kathaṃkathosalla: hoài nghi; 7) diṭṭhisalla: kiến thức (hiểu sai lầm). 

–  Sự  khuyết  điểm hay bất  hạnh  của  thiện  tín  có  7:  1) bhikkhudassanaṃ hāpeti: bỏ  không  muốn gặp thấy Chư Tăng; 2) saddhammassavanaṃ pamajjati: dể duôi trong sự nghe pháp (ý không muốn nghe); 3) addhisīlena sikkhati: không có giới hạnh (không muốn giữ giới); 4) appasāda bahulohoti: tâm không trong sạch (Tam bảo); 5) upārambhacitto dhammaṃ sunāti randhagavesī: trong khi nghe pháp cố ý tìm lỗi và phát tâm sân hận; 6) ito bahiddhā dakkhineyya gavesati: kiếm người ngoài Phật giáo để bố thí; 7) tattha ca pubbakāraṃ karoti: bố thí cho người tu ngoại đạo (tưởng làm như vậy là đúng cao thượng). (Trái lại 7 điều này là thiện tín có đức hạnh và đầy đủ).

– Tỳ khưu có 7 pháp làm cho bậc đồng đạo cảm mến: 1) na lābhakāmo: không tham lợi; 2) na sakkārakāmo: không ham sự cúng dường; 3) na anavaññattikāmo: không chấp nhứt; 4) hirimā: có sự hổ thẹn tội lỗi; 5) ottappī: có sự ghê sợ tội lỗi; 6) anissukī ; không có sự ganh tị; 7) amaccharī: không có sự bỏn xẻn, rít rống. (Ngược lại 7 điều làm cho các bậc đồng đạo chán ghét).

– Ví dụ sự lặn xuống nước của 7 hạng người: 1) sakiṃ nimmuggo nimmuggova hoti: lặn xuống một lần rồi đi luôn không có ngóp lên (là ngụ ý người tà kiến nhất là đoạn kiến); 2) ummujjitvā nimmujjati: ngóp lên rồi lặn xuống nữa (như người đã qui y giữ giới rồi phạm giới hoặc bỏ đi); 3) ummujjitvā jhito hoti: ngóp lên rồi đứng đó (như thường nhơn có giới hạnh); 4) ummujjitvā vipassati viloketi: ngóp lên rồi dòm kiếm đặng đi (như bậc Tu-đà-huờn); 5) ummujjitvā patarati: ngóp lên rồi dòm ngay hướng mình phải đi đến (là bậc Tư-đà-hàm); 6) ummujjitvā patigādhappatto hoti: ngóp lên rồi lội qua tới bờ kia ở đó không trở lại nữa (như bậc A-na-hàm); 7) ummujjitvā tiṇṇo hoti: ngóp lên rồi lội qua tới bờ kia lên đứng trên bờ (như bậc đã đắc A-la-hán).

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app