Kho Tàng Pháp Bảo – Pháp Có Mười Bốn Chi

Pháp có mười bốn chi 

– Tánh ác có 14 thứ: 1) moha: tánh si mê; 2) ahirika: không biết hổ thẹn tội lỗi; 3) anottappa: không ghê sợ tội lỗi; 4) uddhacca: phóng túng (xao xuyến); 5) lobha: tánh tham lam; 6) diṭṭhi: tà kiến; 7) māna: ngã mạn; 8) dosa: sân hận; 9) issā: ganh tị; 10) macchariya: bỏn xẻn; 11) kukkucca: hay lo nghĩ viển vông, hối hận, hay quên mình nhớ theo chuyện chi không nhất định; 12) thīna: tánh dụ dự, uể oải, không sốt sắng; 13) middha: buồn ngủ, hôn mê, quên mình (trong lúc tham thiền); 14) vicikicchā: hoài nghi, không nhất định dứt khoát. 

– Vật thực dâng cúng có 14 cách: 1) saṅgha bhatta: vật thực dâng cúng đến chư Tăng (4 vị trở lên); 2) uddesabhatta: vật thực dâng cho 1, 2, 3 vị (do Tăng phái đi); 3) nimantanabhatta: vật thực dâng cho thí chủ thỉnh lại; 4) salāka bhatta: vật thực dâng cúng do thí chủ bắt số được (vị nào chẳng hạn); 5) pakkhika bhatta: vật thực chỉ dâng trong ngày thượng huyền hoặc những ngày hạ huyền; 6) uposathika bhatta: vật thực chỉ dâng trong ngày bát quan trai giới; 7) pāṭipadika bhatta: vật thực chỉ dâng trong ngày mùng một và ngày 16; 8) āgantuka bhatta: vật thực dâng cho tỳ khưu khác mới đến; 9) gamikabhatta: vật thực dâng cho tỳ khưu sửa soạn đi đường xa; 10) gilānabhatta: vật thực dâng cho tỳ khưu có bệnh (đang chữa bệnh); 11) gilānupaṭṭhakabhatta: vật thực dâng cho tỳ khưu nuôi bệnh; 12) niccabhatta: vật thực dâng cúng chư Tăng luôn luôn mỗi ngày; 13) kuṭikabhatta: vật thực dâng riêng cho chư Tăng trong một liêu cốc tịnh thất nào; 14) vārakabhattaṃ: vật thực thay phiên nhau mà dâng cúng.

– Bố thí cá nhân có 14 hạng: 1) bố thí cho súc vật 100 lần bằng bố thí người thường không giới hạnh 1 lần; 2) bố thí cho người không giới hạnh 100 lần bằng bố thí cho người thường nhơn có giới hạnh trong sạch 1 lần; 3) bố thí cho người thường nhơn có giới hạnh trong sạch 100 lần bằng bố thí cho người tu ngoài Phật giáo (có tâm chán nản ngũ trần) 1 lần; 4) bố thí cho người tu ngoài Phật giáo 100 lần bằng bố thí cho người đang hành đạo cho đắc Tu-đà-huờn 1 lần; 5) bố thí cho người hành đạo cho đắc Tu-đà-huờn 100 lần bằng bố thí cho người đã đắc quả Tu-đà-huờn 1 lần; 6) bố thí cho người đã đắc quả Tu-đà-huờn 100 lần bằng bố thí cho người đang hành đạo cho đắc Tư-đà-hàm 1 lần; 7) bố thí cho người đang hành đạo cho đắc Tư-đà-hàm 100 lần bằng bố thí bậc đã đắc quả Tư-đà-hàm 1 lần; 8) bố thí cho bậc đã đắc quả Tư-đà-hàm 100 lần bằng bố thí cho người đang hành đạo cho đắc A-na-hàm 1 lần; 9) bố thí cho người đang hành đạo cho đắc A-na-hàm 100 lần bằng bố thí cho bậc đã đắc quả A-na-hàm 1 lần; 10) bố thí cho bậc đã đắc quả A-na-hàm 100 lần bằng bố thí cho người hành đạo cho đắc A-la-hán đạo 1 lần; 11) Bố thí cho người đang hành cho đắc đạo A-la-hán 100 lần bằng bố thí cho bậc đã đắc quả A-la-hán 1 lần; 12) bố thí cho bậc đã đắc quả A-la-hán 100 lần bằng bố thí cho Đức Phật Độc Giác 1 lần; 13) bố thí cho Đức Phật Độc Giác 100 lần bằng bố thí cho Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác 1 lần; 14) bố thí cho Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác 100 lần bằng bố thí đến chư Tăng 1 lần (tứ phương Tăng chúng).

– Nghiệp trả quả khác nhau có 14 thứ: 1) sát sanh thì chết yểu hoặc giảm tuổi thọ; 2) không sát sanh thì được trường thọ; 3) vì đánh đập người khác hoặc thú vật nên bị nhiều bệnh hoạn, đau đớn; 4) không đánh đập chúng sanh nên được khỏe mạnh không bị bệnh hoạn; 5) vì sân hận nên có sắc xấu xa; 6) không sân hận (có lòng mát mẻ bác ái ) thì được sắc đẹp, màu da tươi tốt; 7) vì ganh tị nên không có chức phận hay quyền thế chi cả; 8) không ganh tị (tâm hay hoan hỷ) nên có quyền thế và chức phận lớn; 9) không bố thí nên sanh lên không có của cải nhiều (phải bị nghèo đói); 10) bố thí nên được nhiều của cải, giàu có; 11) vì tánh xấc xược, không cung kính bậc nên cung kính nên sanh vô dòng thấp hèn đê tiện; 12) vì hạ mình cung kính nên sanh vào dòng quí phái; 13) ví lười biếng không chịu học hỏi đời hoặc đạo nên phải chịu ngu si không trí tuệ; 14) nhờ siêng năng học hỏi nên có nhiều trí tuệ.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app