Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần Ii: Sarnath, Nơi Đức Phật Khai Giảng Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN I: Ý NGHĨA, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

3. Sarnath, Nơi Đức Phật Khai Giảng Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên

3.1 Cách để Đi Đến Nơi:

Sarnath nằm thuộc bang Uttar Pradesh, cách thành phố Varanasi (Benares) khoảng 30 km. Sarnath cách Bồ-Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) khoảng 250 km.

3.2 Ý Nghĩa Tôn Giáo (3), (25), (26)

Sau khi trải qua 7 tuần ở 7 nơi trong khu vực Bodhgaya (Bồ-Đề Đạo Tràng) sau khi Giác NgộĐức Phật đã quyết định đi đến truyền dạy Giáo Pháp mà Người đã giác ngộ cho 5 anh em người bạn tu khổ hạnh trước đây của Người là: Kondanna (Kiều-Trần-Như), VappaBhaddiyaMahanama và Assaji, những người đã theo Người suốt 6 năm trời tu khổ hạnh. Phật đến Vườn Nai (Lộc Uyển) ở Isipatana, tức là Sarnath ngày nay, vào ngày Trăng Tròn của tháng Asalhachính xác đúng 2 tháng sau ngày Trăng Tròn tháng Wesak ở Bồ-Đề Đạo Tràng. Khi họ nhìn thấy Đức Phật từ xa, họ không muốn tiếp đón Người, nhưng khi Đức Phật đến gần, họ tự nhiên thấy ngược lại và đảnh lễ Người. Đức Phật có thể thuyết phục họ về sự Giác Ngộ, sự đắc đạo của Người. Đêm hôm đó, Đức Phật đã khai giảng bài Thuyết Pháp Đầu Tiên, đó là Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta), mà ngay sau đó, Kondanna (Kiều-Trần-Như) đã chứng đạt ngay Tầng thánh thứ nhất (Nhập Lưu). Bốn người còn lại cũng chứng được tầng thánh thứ nhất sau 4 ngày liên tiếp nghe Đức Phật giảng dạy. Sau đó, Đức Phật cũng thuyết giảng cho họ Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Sutta) mà sau khi nghe giảng xong, tất cả họ đều chứng đắc quả vị A-La-Hán, tầng thánh cuối cùng. Cũng tại Sarnath, Đức Phật đã chuyển hóa (Hán Việt: độ) chàng quý tộc Yasa và nhóm 54 người bạn của anh ta, và họ cũng chứng ngộ quả vị A-La-Hán. Sau đó, Đức Phật phải cử họ đi nhiều phương khác nhau, mỗi người một phương, để tiếp tục truyền bá Giáo PhápVì vậySarnath đã trở thành một địa danh nổi tiếng, là nơi khai giảng Giáo Pháp của Phật là nơi Tăng Đoàn (Sangha) Tu Sĩ Phật Giáo đầu tiên được thành lập

3.3 Bối Cảnh Lịch Sử (5), (27)

Vua Asoka đã đến thăm viếng Sarnath vào năm 249 trước CN, và đã cho xây nhiều đền tháp để tưởng niệm chuyến viếng thăm của mình, nổi bật là: Tháp Dhamek stupa, Tháp Dharmarajika stupa (Tháp Pháp Vương) và Trụ Đá Asoka với đầu trụ hình con Sư Tử rất nổi tiếng, nay là biểu tượng quốc huy của Ấn Độ. Vào triều đại Vua Kaniska (năm 78 sau CN), Sarnath là một trung tâm hoạt động tôn giáo lớn và có một đại tượng Bồ-tát rất lớn nổi tiếng Bodhisatta có mái lọng che trên đầu, do Tỳ kheo Bala đến từ Mathura thiết lập. Trong thời kỳ triều đại Gupta (Thế kỷ 4-6 sau CN), bảo tháp Dhamek Stupa được bao bọc bởi những tảng đá được khắc chữ, chánh điện của tu viện Mulagandhakuti được mở rộng ra và một tượng Phật Đang Giảng Pháp, một món quà từ Vua Kumaragupta, đã được thiết đặt ở đây.

Vào năm 520 sau CN, Sarnath cũng gánh chịu phần đổ nát của mình dưới sự xâm lăng và phá hoại của quân Hung Nô của tên Mihirakula man rợ. Nhưng sau khi quân Hung Nô bị đánh bại, thì Sarnath lại tiếp tục nở rộ rồi việc phát triển Phật giáo dưới thời vị Vua Phật giáo là Harsa Vardharna (606-647 sau CN), và tiếp tục là một vùng đất thánh sống động dưới thời các Vua triều đại Pala (từ thế kỷ 8-12 sau CN). Người bảo trợ Phật giáo ở Sarnath cuối cùng là Hoàng Hậu Kumaradevi, người vợ Phật tử mộ đạo của nhà Vua Govindachandra of Benares (năm 1114-1154 sau CN). Bà đã cho xây một tu viện lớn ở Sarnath tên là Dhammacakka Jina Vihara (Dhammacakka: bánh xe chuyển Pháp, Jina: người chinh phục hay người làm được, Vihara: chùa, tu viện). Di tích của ngôi chùa này được tìm thấy trong cuộc khai quật vào đầu thế kỷ 20.

Lịch sử càng ngậm ngùi hơn và Sarnath cũng không tránh được. Sau cuộc tàn sát Tăng Đoàn ở khắp nơi ở Ấn Độ, đoàn quân cực đoan tôn giáo của người Hồi giáo đã đến san bằng Sarnath. Sarnath trở thành nơi tàn phế và rơi vào quên lãng suốt 600 năm, cũng như những thánh địa khác ở bán đảo Ấn Độ.

Năm 1794, Sarnath được thế giới biết đến khi rơi vào tình cảnh bi đát nữa. Jagat Singh, một viên quan của Vua Raja Chetsingh của xứ Benares (Ba-la-nại), đã đập vỡ Bảo Tháp Dharmarajika (tháp Pháp Vươngthiêng liêng ra thành từng mãnh để lấy gạch và đá để xây những pháo đài, nhà cửa thuộc địa. Khi đập đổ bảo tháp, những người phu công đã phát hiện ở độ sâu 8.3m có một hòm bằng đá trong đó có chứa một hộp bằng đá cẩm thạch màu xanh. Bên trong hộp có chứa xá lợi người, giả thiết cho rằng đó là xá lợi Phật, bởi vì chính Vua Asoka đã xây bảo tháp và đặt xá lợi đó vào trong bảo tháp để thờ. Tuy nhiên theo phong tục của người Hindu, Jagat Singh đã mang quăng xuống sông Hằng và mãi mãi không được tìm thấy. Hành động phá hoại tôn giáo này (vandalism) những tưởng đã bị che mờ, không ai sau này biết đến, nhưng nhờ vào sự phát hiện của Ngài Jonathan Duncan, Cao Ủy xứ Benares, đã được đăng tải trên tờ “Asiatic Researches”. Nhiều sự quan tâm đổ dồn về những tàn tích của Sarnath và đến năm 1815, ColCMackenzie bắt đầu cuộc khảo sát và phát hiện ra những tượng điêu khắc, hiện nay được lưu giữ trong Viện bảo Tàng Calcutta Museum. Năm 1835-1836, Ngài Sir Cunningham đã tiến hành khai quật và phát hiện hơn 40 bức tượng điêu khắc và tượng đá khắc chữ. Lại một tình cảnh bi thương xảy ra nữa, khi những di vật này bị vô tình hay cố ý chở đi bằng xe gòng, khi Ngài Cunningham vắng mặt, cùng 60 xe đá chở ra ngoài dùng để làm vật liệu xây dựng 2 cây cầu và những cơ sở khác ở Benares (Ba-la-nại). Những cuộc khai quật tiếp theo được tiến hành không liên tục từ năm 1851 đến 1922, đã làm lộ ra bảo tháp Dhamek stupa, bảo tháp Dharmarajika stupaTu viện MulagandhakutiTrụ đá Asoka và nhiều tàn tích của nhiều tu viện. Bốn thánh tích đầu tiên đó được xem là thiêng liêng nhất, vì những thánh tích đó trong lịch sử gắn liền với Đức Phật lịch sửThánh tích thiêng liêng thứ năm có lẽ là Tháp Pancayatana, đã bị lún chìm theo thời gian, mà một số trưởng lão tin rằng đó chính là chỗ Đức Phật ngồi giảng bài thuyết Pháp Đầu Tiên.

3.4 Những Điểm cần Thăm Viếng (5), (27)

1) Chaukhandi Stupa

Đây là công trình tưởng niệm đầu tiên được nhìn thấy khi tiến vào Sarnath. Đây là khu di tích công trình được xây toàn bằng gạch hình nón vun lên cao, trên đỉnh là một khối tháp hình bát giác, tám cạnh, là di tích còn lại của đại tháp cổ này. Tháp này được xây dựng để tưởng nhớ chuyến viếng thăm của Hamuyan, vua của triều đại Mugal của Ấn Độ, cha của vua kế ngôi Akbar Khan, đã đến Sarnath năm 1588 sau CN. Nơi này được tin là chỗ Đức Phật đã dừng lại để cho 5 người tu khổ hạnh Kiều-Trần-Như nhìn thấy Người và đảnh lễ mời người bước vào trong Vườn Nai (Lộc Uyển).

2) Vườn Nai – Isipatana

Cách 1km về hướng Bắc là Vườn Nai (Migadaya), cũng được gọi là Isipatana (Chỗ Đáp Xuống của nhà Tiên Tri). Trong khu vực yên tĩnh này, chúng ta có thể thấy được những công trình tưởng niệm cổ xưa và thiêng liêng, như là:

3) Bảo Tháp Dhamek Stupa

hinh hanh huong15 1

Tháp Dhamek stupa, là công trình oai nghiêm nhất ở Sarnath, có kiến trúc hình trụ đứng, đường kính thiết diện mặt đáy là 28.5m và cao 43.6m.(Hình 24). Trong thời triều đại Gupta, phần dưới của phần tháp được bao bọc bằng đá, có khắc chữ rất đẹp. Bảng điêu khắc gồm có những chữ cổ điển nhất dạng dấu hiệu Swastikas được khắc theo nhiều mẫu hình học khác nhau, với một vòng hoa sen khắc tay chạy từ trên xuống dưới (xem thêm những hình chụp của những ‘ký tự’ Swastikas trên google.com). Trong khi đập xới một cây cột giữa trung tâm của tháp Stupa này để tìm di tích, di vật, ngài Cunningham phát hiện ra tàn tích cũ của tháp bằng gạch có từ thời Mauya. Người ta cho rằng đó có thể là Tháp stupa được dựng lên bởi Vua Asoka trong chuyến viếng thăm của ngài đến Sarnath. Không tìm thấy di tích hay xá lợi nào, nhưng có một bia đá ghi lại giáo pháp của Phật:“Ye dhamma hetuppabhava…” (“Tất cả sự vật đều có nguyên nhân…”). Bằng những ký tự của thế kỷ 6 và 7. Những dòng chữ này là rất gần với giáo Pháp của Phật. Theo như những dòng ghi chú bằng chữ khắc của Vua Mahipala triều đại Pala (năm 1026 sau CN), thì tên nguyên thủy của tháp này là Tháp Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka stupa). Ban Khảo Cổ Ấn Độ (Archeological Survey of India – ASI) đã sử dụng bằng chứng này để bảo vệ lập luận rằng, tháp này chính là sự đánh dấu chỗ Đức Phật khai giảng bài Thuyết pháp đầu TiênTuy nhiên, cũng không thể nào xác nhận tương tự cho 2 tháp còn lại, là Tháp Pháp Vương (Dhammarajika stupa) và Tháp Pancayatana của thời đại Gupta, như đã nói ở phần trên. Vì vậy, đối với những người hành hương, cách tốt nhất là cứ xem toàn bộ khu vực (Vườn Nai) này là chỗ Đức Phật khai giảng Kinh chuyển Pháp Luân và luôn luôn chánh niệm khi viếng thăm ở nơi tất cả những bảo tháp đó.

4) Tháp Pháp Vương – Dharmarajika Stupa

Tàn tích của Tháp Pháp Vương (Dharmarajika stupa) cũng nằm gần tháp Dhamek stupa về phía Bắc, bao gồm một khu nền móng hình tròn, đó là tất cả những gì còn lại sau cuộc tàn phá của viên quan Jagat Singh nghịch đạo. Bảo Tháp nguyên thủy được Vua Asoka xây dựng, có đường kính mặt đáy dài 13.4m, nhưng chúng đã được tăng rộng lên gấp đôi vào thời triều đại Gupta, như chúng ta được thấy ngày nay. Tháp Pháp Vương (Dhammarajika stupa) như tên gọi của tháp đã hiểu nghĩa, được tin là do Vua Asoka xây dựng vào thời phân chia lại xá lợi Phật từ 7 bảo tháp stupa đầu tiên sau khi Phật Bát-Niết-Bàn và đem vào đặt thờ thêm trong những bảo tháp stupa khác ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, những nhà sư Miến Điện thì cho rằng, Tháp Pháp vương (Dhammarajika stupa) được xây để đánh dấu chỗ Phật thuyết pháp đầu tiên. (Hình 23).

5) Mulagandhakuti (Hương Thất Thứ Nhất) 

Phía bắc Tháp Dhammarajika stupa là tàn tích của Mulagandhakuti (Hương Thất Thứ Nhất), nơi đức Phật trải qua mùa mưa Kiết hạ đầu tiên. (Hình 25). Theo Luận Giảng Kinh Pháp Cú, căn phòng này được cúng dường bởi một người giàu có tên là Nandiya và ngay sau khi Đức Phật chấp nhận căn phòng, thì một tòa nhà xuất hiện trên cõi trời Tavatimsa (Đao-Lợi) cho chủ của nó là Nandiya. Phòng Hương là một tòa hình vuông, mỗi cạnh dài 18.3m, cửa chính quay về hướng Đông. Khoảng trống giữa Hương Thất và Tháp Pháp Vương (Dharmarajika stupa) được tin là chỗ bức tượng Bồ-tát rất lớn nổi tiếng do Tỳ kheo Bala từ Manthura đem đến đặt.

6) Trụ Đá Asoka

Đi một chút về phía Tây của Hương Thất Mulagandhakuti, bên dưới mái che và được bọc xung quanh bằng hàng rào đứng, là phần gốc cao khoảng 2m của Trụ Đá Asoka. Trụ đá nguyên thủy cao 15m và trên đầu của trụ là tượng Sư Tử rất nổi tiếng, hiện đang được lưu giữ tại Viện Bảo Tàng Sarnath Museum. Trụ Đá này được tin rằng để đánh dấu nơi Đức Phật tập họp Tăng Đoàn (Sangha) gồm 60 A-La-Hán (5 người trong nhóm Kiều-Trần-Như và 55 người trong nhóm Yasa – ND) và đề xuất họ đi về những miền khác nhau để truyền bá giáo pháp của Đức Phật. Trên cột đá cổ một hàng chữ khác: “Không để bất cứ ai chia rẽ Tăng Đoàn”. Vào thời Vua Asoka, có nhiều nhóm Tỳ kheo thuộc những giáo phái khác nhau đang sống ở Sarnath, vì vậy, người ta tin rằng Vua Asoka cho khắc dòng chữ chỉ dụ này cho Tăng Đoàn (Sanghabhedaka) để khuyến khích sự hòa hợp của những giáo phái Phật giáo khác nhau.

7) Đền Thờ Bị Lún Pancayatana

Phía Đông của Tháp Pháp Vương (Dhammarajika stupa) là một di tích bị lún xuống bên dưới nền bê-tông. Đây là một đền tháp thờ hình vuông, được làm bằng gạch đất nung, giống như kiểu những đền vuông vào thời Gupta, được gọi là “pancayatana”. (Hình 26). Di tích đền thờ bị lún này cũng được một số đạo sư tin là chỗ Đức Phật thuyết giảng bài Thuyết Pháp đầu tiên cho 5 người bạn tu khổ hạnh. Nhưng vì di tích này không được nổi tiếng như 4 di tích kia, nên ít có người đến đây thăm viếng hơn, cho nên đây là chỗ yên lặng, rất tốt cho việc suy niệm và tọa thiền.

8) Tu Viện Mulagandhakuti Viharahinh hanh huong14

Khoảng 500m về phía Đông của Tháp Dhamek stupa là Tu Viện Mulagandhakuti Vihara, được xây dựng bởi Hội Đại Bồ-Đề của Ấn Độ vào năm 1931 bằng sự nỗ lực không mệt mõi của Tỳ kheo Anagarika Dharmapala, người đã nguyện làm cho tất cả những thánh địa ở Ấn Độ được chăm nom bởi những Tỳ kheo trong Tăng ĐoànCông trình này được tài trợ bởi một Phật tử hào hiệp của Tỳ kheo Anagarika Dharmapala là bà Mary Elizabeth Foster ở Hawaii. Vào ngày khánh thành Tu Viện, những xá lợi Phật thiêng liêng được khai quật, tìm thấy ở Taxila vào năm 1913-1914, đã được Tổng Giám Đốc Ban Khảo Cổ đại diện chính quyền mang tặng Hội Đại Bồ-Đề (Maha Bodhi Society). Những xá lợi Phật này được đặt thờ bên dưới pho tượng Phật Đang Thuyết Giảng và được lấy ra để lễ lạy trong dịp Lễ Kathina hàng năm. Những bức bích họa rất đẹp kiểu Ajanta trên hai bức tượng của Tu Viện được vẽ bởi nghệ nhân Nhật BảnKosetsu Nosu. Ông ta đã làm việc 3 năm, 1932-1935, để hoàn thành. (Hình 21).

Gần sát bên ngoài của Tu Viện là một tượng Phật bằng kích thước người thường mới được xây, để diễn tả Đức Phật đang thuyết giảng bài Kinh đầu tiên cho nhóm 5 người tu khổ hạnh. (Hình 22).

Hiện tạitrụ trì Tu viện Mulagandhakuti Vihara là Trưởng Lão Tiến Sĩ Dodangoda Rewata Thera, cũng là Phó Tổng Thư Ký Hội Đại Bồ-Đề Ấn Độ (Maha Bodhi Society of India), và cũng là tác giả của quyển sách “Con Đường Hoa Sen” (The Lotus Path), miêu tả về Tám Thánh Địa Quan Trọng của cuộc hành hương về đất Phật.

9) Viện Bảo Tàng Khảo Cổ Sarnath (Đóng cửa ngày thứ Sáu)

Viện bảo tàng lưu trú những Cổ Vật được tìm thấy và khôi phục từ những tàn tích trong khu vực Vườn Nai trong những cuộc khai quật khảo cổ từ năm 1905 trở về sau. Bên trong viện bảo tàng, có trưng bày nhiều tượng điêu khắc Phật và Bồ-tát, hầu hết là có nguồn gốc từ thời đại Gupta (thế kỷ 4-5 sau CN). Bốn tượng điêu khắc quan trọng nhất được trưng bày và có sự tích như sau:

a) Tượng Sư Tử

Bước vào sảnh chính, chúng ta có thể nhìn thấy ngay một tác phẩm điêu khắc lộng lẫy nhất từ thời Maurya của Vua Asoka – Tượng Sư Tử, vốn nguyên thủy được gắn trên đầu Trụ Đá Asoka ở Vườn Nai. Bức tượng bằng đá sa thạch được đánh bóng, cao 2.3m bao gồm 4 con sư tử đang ngồi giáp lưng với nhau trên mặt đế lăng trụ tròn, dày khoảng 0.3m. Mặt ngoài lăng trụ có khắc 4 con vật đang chạycách nhau bằng những bánh xe Pháp (Dhammacakka wheel), đó là: con tượng trưng cho dấu hiệu Đức Phật đản sinh; con Voi tượng trưng cho ý nghĩa Hoàng Hậu Maya Devi đã nằm mộng thấy có con voi chui vào bụng của Hoàng hậu, con Ngựa tượng trưng cho cuộc từ bỏ hay xuất gia của Bồ-tát (tức Thái Tử Siddhattha) khi Người ra đi trên lưng ngựa Kanthaka; con Sư Tử tượng trưng cho Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên của Đức Phật (hay Kinh Chuyển Pháp Luân). Bốn con sư tử ngồi trên mặt đế tròn đó tượng trưng cho Giọng nói rền vang bốn phương của Đức Phật (tiếng gầm Sư Tử hống). Tượng Sư Tử trên đầu Trụ Đá Asoka đó ngày nay trở thành Quốc Huy của Ấn Độ và Bánh Xe Pháp (Dhammacakka) trở thành Quốc Hiệu trên lá cờ của Ấn Độ.

b) Đại Tượng Bồ-tát

hinh hanh huong16

Tượng Bồ-tát lớn này được làm bằng đá sa thạch màu đỏ, được cúng dường bởi Tỳ kheo Bala đến từ Mathura vào năm 81 sau CN, thuộc triều đại vua Kaniska và đây là tác phẩm đại diện tốt nhất cho nền nghệ thuật Mathura. Sau bức tượng là một trụ đá để làm thân nâng một lộng che được điêu khắc rất đẹp. Lộng che bằng đá này cũng được thấy ở ngay sảnh chính của viện bảo tàng.

c) Những Bảng Ghi Chú Cuộc Đời Đức Phật

Có một bảng điêu khắc mô tả Bốn Sự Kiện Chính, quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật, đó là: Đản Sinh, Giác Ngộ, Khai Giảng Giáo Pháp và Đại Bát-Niết-Bàn. Một bảng khác mô tả Tám Sự Kiện trong cuộc đời Đức Phật, đó là: Bốn Sự Kiện Chính và Bốn Nơi Diễn Ra Điều Kỳ Diệu – Đó là: Nơi Kỳ Diệu ở Sravasti (Savatthi, Xá-vệ), Nơi Đức Phật Hạ Thế từ cõi trời Đao Lợi ở Sankasya, Nơi Đức Phật hàng phục Voi Điên Nalagiri ở Rajagaha (Vương-xá) và Nơi bầy khỉ cúng dường mật ong cho Đức Phật ở Vesali.

d) Tượng Đức Phật Đang Thuyết Giảng

Tượng Đức Phật trong tư thế đang ngồi thuyết giảng Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka mudra) là một trong những bức tượng điêu khắc đẹp nhất của nghệ thuật Gupta. Bức tượng điêu khắc nổi tiếng này là một món quà cúng dường của Vua Kumaragupta, người trị vì từ năm 414-455 sau CN. Vầng hào quang trên đầu được khắc bằng những thiết kế hoa văn và 2 chư Thiên ở 2 bên góc trên. Mặt đứng dưới mặt đế là 7 hình điêu khắctượng trưng cho 5 người khổ hạnh đang nghe thuyết giảng, và Hoàng hậu và người con trai của bà đang quỳ để đảnh lễ Bánh Xe Pháp. Một bức hình chụp tượng Phật đang thuyết giảng này được in làm trang bìa của quyển sách “Kinh Pháp Cú” (The Dhammapada) của Ngài K. Sri Dhammananda.

10) Hội Đại Bồ-Đề (Mahabodhi Society)

Công đức khôi phục lại Sarnath trở thành một thánh địa sống là của Ngài Tỳ  Kheo Anagarika Dharmapala, người sáng lập ra Hội Đại Bồ-Đề Ấn Độ. Ngài đã lập ra Hội Đại Bồ-Đề ở Sarnath, đặt văn phòng ở bên trái Tu Viện Mulagandhakuti Vihara, bên cạnh những trường học Hội Đại Bồ-Đề, trường cao đẳng, thư viện, trường đào tạo tăng, ni. Sau đó, Hội Đại Bồ-Đề cũng xây một bệnh viện để chăm sóc những bệnh nhân nghèo xung quanh Sarnath.

11) Những Chùa & Tu Viện ở Sarnath

Có nhiều chùa và tu viện được xây dựng trong vài thế kỷ ở Sarnath, mà người hành hương cũng nên viếng thăm. Đó là: Chùa Miến Điện, Chùa Trung Hoa, Chùa Nhật Bản, Chùa Triều Tiên, Chùa Thái Lan và 3 Tu viện Tây tạngTu Viện Miến Điện được gọi tên là Dhammacakka Vihara (Chùa Chuyển Pháp Luân) được thành lập bởi Ngài Chandramani từ Kushinagar. Hiện tại, thầy trụ trì là HT. U Wannadhaza, một Tu sĩ Miến Điện (Burmese Sayadaw), người đã ở Sarnath đã nhiều năm. Sau này, Chùa được xây thêm một khu nhà khách để cho người hành hương ở lại khi viếng thăm Sarnath.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app