Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần Iv: Bảng Chỉ Dụ Bằng Đá Của Vua Asoka (thạch Pháp Dụ Asoka) Ở Delhi

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN IV: NHỮNG THÁP TƯỞNG NIỆM ĐÁNG GHI NHỚ TRÊN ĐƯỜNG HÀNH HƯƠNG

6. Bảng Chỉ Dụ Bằng Đá Của Vua Asoka (Thạch Pháp Dụ Asoka) ở Delhi (41)

Nằm giữa 2 khu vực Srinivaspuri và khu Đông Kailash nằm ở phía Nam Delhi là Công Viên Asoka, tập trung hấp dẫn là một khối đá lớn nổi lên. Ít người biết đến một tiểu Thạch Dụ Asoka ở Delhi. Đây là một phát hiện tình cờ bởi một nhà thầu xây dựng, khi họ đang san bằng để xây dựng những kiến trúc thuộc địa. (Hình 49). Lời Chỉ Dụ (hay sắc lệnh của nhà Vua) được khắc trên mặt đá nghiêng của trụ đá, nơi những đứa trẻ hay leo lên trụ đá và tuột xuống như chơi cầu tuột vậy. Trên mặt đá, bao gồm 10 hàng chữ khắc Brahmi theo Phương ngữ Prakrit. Những dòng chữ khắc trên Thạch Pháp Dụ Delhi được đọc như sau:

“Đây là lời của Người con yêu dấu của các vị Trời:

Tri qua gần hai năm rưỡi kể từ lúc ta trở thành một Phật tử cư sĩ. Nhưng Ta đã không nổ lực hết mình cho sự nghiệp chánh Pháp trong suốt một năm đầu. Tuy vậy, hơn một năm sau Ta đã hết lòng mộ đạo gắn bó với Tăng Đoàn và đã nổ lực hết mình.

Những vị Trời, vốn không hòa lẫn với loài người trong cõi Diêm Phù Đề (Jambudvipa) từ bao thời xưa đến ngày hôm nay, đã được Ta làm cho hòa hợp với loài người*. Điều này đích thực có được là do sự nổ lực hết sức mình của Ta trong sự nghiệp của chánh Pháp.

Và kết quả này không phải chỉ làm được bởi những người ở vị trí thượng lưu như Ta; mà ngay cả một người nghèo khổ cũng hoàn toàn có khả năng chứng đạt cảnh thiên giới, nếu người đó tràn đầy nhiệt tâm trong sự nghiệp của chánh Pháp.

Giờ đây, tuyên ngôn này được thông cáo cho những mục đích sau đây, nghĩa là, người nghèo và người giàu hãy hết sức nổ lực bằng chính mình, ngay cả những người ngoài lãnh thổ của đế chế của Ta cũng nhận thấy được sắc dụ này; Và rằng sự nổ lực của mọi người có thể phải tốn nhiều thời gian lâu dài. Ta sẽ thúc đẩy sự nghiệp này tiến triển ít nhiều hơn một lần rưỡi.”**

(*Tức là loài người có thể được sinh vào cảnh giới của những vị Trời, nếu nhiệt thành với chánh Pháp-ND).

(**Có rất nhiều bản dịch bằng những ‘nghĩa’ rất khác nhau từ các câu trong tiểu Thạch Pháp Dụ Dehli này, có bản dịch lại có thêm một câu cuối cùng nói là nhà Vua đã thông cáo sắc dụ này 250 lần khắp nơi trong chuyến hành hương của mình. -ND).

 

Pháp dụ bằng đá này được đặt ngay trung tâm Thủ Đô của Ấn Độ được khắc vào khoảng năm 263 trước CN, hiển nhiên minh chứng cho sự bảo hộ Phật giáo của vua Asoka, và Dehli đã là một trung tâm Phật giáo quan trọng vào thời Asoka.

6.1 Delhi Vào Thời Đức Phật

Vào thời Đức Phật, Dehli là một thành thị sầm uất của nước Kuru. Cho thấy đã gắn liền với Phật giáo ngay từ hồi sơ khai ban đầu của Phật giáo, theo những chứng tích của việc Phân chia lại Xá lợi được ghi trong quyển Đại Phật Sử (Buddhavamsa), những dao cạo và những hộp kim chỉ của Phật đã được thờ trong những tháp tưởng niệm ở Indapatta, Dehli.

Trong Kinh Janavasabha Sutta thuộc Trường Bộ Kinh, Kuru được ghi lại như một trong những xứ sở (Janapadas) nơi Đức Phật đã thuyết giảng một số bài Kinh. Theo Jatakas (Chuyện Tiền Sinh của Đức Phật), nước Kuru có 300 liên minh và Indapatta (gần Dehli ngày nay) là kinh đô của nó. Trong những chuyến viếng thăm, Đức Phật thường ngụ tại Kammasadhamma, một khu phố chợ của người Kuru.

Tên của địa danh Kammasadhamma được ghi lại nhiều lần trong kinh điển Pali, bởi vì Đức Phật đã thuyết giảng một số kinh ở nơi đó. Một trong những Kinh quan trọng nhất là Kinh Đại Niệm Xứ (Maha-Satipatthana Sutta) và Kinh Đại Duyên (Maha-Nidana Sutta) thuộc Trường Bộ Kinh. Luận giảng ghi rằng, Đức Phật thuyết giảng những bài kinh này cho người Kuru ở Kammasadhamma bởi vì họ thông minh. Luận giảng nói rằng, mỗi một hộ gia đình ở Kammasadhamma đều có một thánh đệ tử (ariya) và họ chánh niệm trong mọi công việc hàng ngày.

Khu di tích của Kammasadhamma vẫn chưa ai tìm thấy. Đó có thể là khu vực nằm sau Công Viên Asoka ở phía Nam Dehli.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app