HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN V: TỔ CHỨC MỘT CUỘC HÀNH HƯƠNG ĐẾN ẤN ĐỘ

2. Thực Hiện Việc Bố Thí (Dana) & Cúng Dường Tăng Ni

Gần đến ngày xuất phát, người hành hương tự nhiên cảm thấy một niềm hân hoan và phấn khởi trong tâm về sự việc sắp diễn ra của một chuyến đi thật sự về vùng đất của Đức Phật và những vị A-la-hán đã từng sống và truyền dạy giáo pháp cách đây hơn 2.500 năm. Đối với những Phật tử có điều kiện và rộng lòng, họ sẽ rủ nhau cùng đi mua những đồ dùng, vật dụng, những thứ cần thiết để mang theo và đến cúng dường cho các Tăng Ni ở trong các chùa, tu viện xung quanh những thánh địa.

Nhiều Tăng Niđặc biệt là rất nhiều Tăng đến từ Sri Lanka (Tích Lan) và Myanmar (Miến Điện) đã dành phần lớn của cuộc đời mình ở những thánh địa ở Ấn Độ. Họ đã nguyện một lòng phụng sự việc chăm sóc, trông coi những thánh tích thiêng liêng, luôn luôn làm sống lại Đại Lễ Phật Đản Vaisakha Purnima (Wesak) và họ đã nổ lực giáo dục những cư dân địa phương về đạo Phật, vốn đã được sinh ra tại miền Phật giáo này và đã biến mất hơn 600 năm qua, kể từ thế kỷ 13. Sự có mặt của những nhà sư Phật giáo ở đây đã làm cho những nơi hành hương trở thành những thánh địa Phật giáo “sống”, và chúng ta có thể thỉnh cầu lời khuyên hay những giải đáp về những thánh địa từ những nhà sư này. Bằng việc cúng dườngbố thí (dana) cho các Tỳ Kheochúng ta tỏ lòng biết ơn và sự tôn kính của mình đối với Tăng Đoàn (Sangha), vì các vị Thầy đã kiên trung chăm sóc, bảo vệ những thánh tích, để cho thế hệ mai sau còn biết đến Phật giáo và sẽ đến đây và “chiêm bái với lòng thành kính”, theo đúng như lời dạy của Đức Phật.

Đối với những người hành hương đi theo đoàn, nhóm (*) thì cũng có lợi về khối lượng hành lý của mỗi người, vì có thể làm thủ tục (check-in) theo nhóm tại sân bay và thông thường tổng khối lượng hành lý không vượt quá tổng khối lượng cho phép trên tổng số lượng người của nhóm. Ví dụ những người hành hương đã mua nhiều đồ đạc, thực phẩm…để cúng dường cho Tăng Ni, nên hành lý có thể vượt quá khối lượng quy định cho mỗi cá nhân. Nhưng nếu làm thủ tục cho cả đoàn thì không sao, vì cũng có những người mang ít hành lý như những sư thầy cùng đi theo. Điều này tạo cơ hội cho nhiều Phật tử có thể mang theo nhiều sách vở và những thứ cần thiết khác mà khó có thể mua được ở Ấn Độ và cúng dường cho Tăng Ni.

Tiền mặt nếu có đem theo có thể đổi qua tiền rupees của Ấn Độ và khi cúng dường có thể trao cho thị giả hay người phụ giúp (kappiyas) của các sư hoặc có thể bỏ vào những thùng đựng tiền bố thí ở những tu viện, chùa ở những nơi hành hương. Như vậy, đồng tiền có thể được dùng vào những chi phí bảo dưỡng tu viện, chùa, tháp và những điều kiện sống khác của các sư thầy, Tỳ kheo.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app