Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần I: Tiến Sĩ Babasaheb Ambedkar, Người Lãnh Tụ Của Giai Cấp Hạ Tiện Ấn Độ

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN I: Ý NGHĨA, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

10. Tiến Sĩ Babasaheb Ambedkar, Người Lãnh Tụ Của Giai Cấp Hạ Tiện Ấn Độ (20), (21), (22)

10.1 Một Người Uyên BácHọc Rộng

Nếu nói về cuộc khôi phục Ấn Độ mà không nhắc đến Tiến Sĩ Bhimrao. R. Ambedkar thì thật là thiếu sót. Ông là nhà vô địch, người lãnh tụ của giai cấp hạ tiện Ấn Độ và bản thân là một người, thuộc giai cấp hạ tiện, thiên tài và xuất chúng nhất ở Ấn Độ. Ông chuyển hóa theo Phật giáo năm 1956 và nỗ lực cả cuộc đời để chuyển hóa hàng triệu người theo Phật giáo. Nhờ vậy, mà ngày nay đã có 50 triệu Phật tử ở Ấn Độ. Tuần báo Illustrated Weekly (ngày 1824/11/1979) miêu tả ông là người vĩ đại nhất sau Đức Phật. “Vậy còn thánh Gandhi?”, nhiều người lại hỏi. “Chúng tôi không ý chỉ điều gì về ai hơn ai so với Mahatma Gandhi. Mọi người ai đọc cuốn sách này sẽ đồng ý với ý kiến của tuần báo về Babasaheb”, ông V. T. Rajshekar đã viết vậy trong Tựa Đề cho quyển sách “Annihilation of Caste with a Reply to Mahatma Gandhi” (Sự Tiêu Diệt giai cấp bằng một Câu Trả Lời Cho Mahatma Gandhi”, do tiến sĩ B. R. Ambedkar viết.

(Nếu nói hết về TS. Bhimrao R. Ambedkar, ta cần nhiều quyển sách mới nói hết được về ông. Trong khuôn khổ quyển sách này, chỉ xin lược dịch và tóm lược tiểu sử và đóng góp cho công cuộc khôi phục Phật giáo Ấn Độ của ông – ND).

TS. Bhimrao Ramji Ambedkar sinh ngày 14 tháng 4, 1891 trong một gia đình Mahar Hindu giáo ở thị trấn Mhow, gần Indore, Madhya Pradesh. Ông từng giảng dạy khoa Kinh Tế Chính Trị tại Đại Học Sydenham College. Từ lúc sinh ra cho đến lúc học tiểu học, trung học và đến mãi lúc về nước giảng dạy khoa Kinh Tế Chính Trị tại Đại Học Sydenham College, ông vẫn luôn bị phân biệt đối xử là người thuộc giai cấp hạ tiện của Ấn Độ giáo Hindu, một pariah. Ông thậm chí bị cấm uống nước từ những bình nước để trong phòng cho các giáo viên uống.

Ông là một người hiếu học và uyên bác, có lẽ là người học nhiều trường và có nhiều bằng cấp nhất không những trong lịch sử thế giới giai cấp hạ tiện ở Ấn Độ của ông, cả toàn Ấn Độ mà còn có thể cả toàn thế giới cho đến ngày hôm nay. Ông có bằng Thạc Sĩ Khoa Học, Thạc sĩ & Tiến Sĩ Kinh Tế Học (London); Tiến Sĩ Luật (Columbia); Tiến Sĩ Khoa Học, Tiến Sĩ Văn Chương (Osmania); Luật Sư (Gray’s Inn, London)…

10.2 Dẫn Dắt Phong Trào Giải Phóng Giai Cấp Cho Những Người Thuộc Giai Cấp Hạ Tiện Đối Với Hindu Giáo.

Năm 32 tuổi, trở thành một người uyên bác và tài năng nhất đất nước, ông lập ra Hội Phúc Lợi của Tầng Lớp Bị Áp Bức (Bahishkrit Hitakarini Sabha) vào tháng 7, 1924 với mục tiêu khuyến họccải thiện văn hóa và điều kiện sống và tiếng nói của tầng lớp nghèo nàn bị khinh khi. Ông cũng sáng lập tổ tuần báo “Bahishkit Bharat” để thông tin cho quần chúng. Năm 1926, ông lập ra tổ chức “Samta Sanik Dal” (có nghĩa là: Đội Quân Vì Bình Đẳng Xã Hội). Năm 1927-1932, ông dẫn đầu phong trào bất bạo động (Satyagrahacho phép những người thuộc giai cấp hạ tiện được bước vào đền thờ Hindu và được uống nước từ những giếng hay hồ nước công cộng như mọi người Hindu khác. Hai lần nổi bật là phong trào tại đền thờ Kalaram Temple ở Nashik và tại Hồ Nước Chowdar ở Mahad với hàng chục ngàn người tham gia mỗi lần. Phong trào đòi bình quyền ở Hồ Nước Chowdar cũng chứng kiến cảnh những người hạ tiện đốt quyển “Manu Smriti”, quyển sách Luật Hindu cổ đại là công cụ đối xử phân biệt, khinh khi người nghèo khó, ‘hạ tiện’ một cách bất công và hướng dẫn cho tầng lớp ‘thượng lưu’ Hindu trừng phạt và đánh đập giai cấp ‘hạ tiện’ khi họ dám cả gan đọc hay nghe Kinh Vệ-đà!.

Việc làm giúp những người bị khinh khi của TS. Ambedkar đã gây sự chú ý đối với ngài Thống Đốc Bombay, ông này sau đó bổ nhiệm Ambedkar vào Hội Đồng Lập Pháp Bombay. Đây là bước đầu của 20 năm sau đó ông được chọn làm Bộ Trưởng Tư Pháp và là Kiến Trúc Sư Trưởng của Hiến Pháp Ấn Độ khi nước này giành lại độc lập năm 1947.

Ông đã tạo nền móng pháp lý để xóa bỏ sự khinh khi đối với giai cấp bần cùng. Cũng chính ông là người soạn thảo và đưa những biểu tượng Phật giáo thành những biểu tượng quốc gia của Ấn Độ, ví dụ như: biểu tượng Bánh Xe Chuyển Pháp Luân trên nền cờ Ấn Độ và biểu tượng Sư Tử trên đầu Trụ Đá Asoka ở Sarnath trên đồng tiền của Ấn Độ.

10.3 Sự Đối Đầu Của TS. Babasaheb Đối Với Gandhi

Trong quá trình đi tìm quyền lợi tốt hơn cho giai cấp cùng đinh, Ts Ambedkar đã phải đối đầu với nhân vật nổi tiếng là Gandhi, ông này từ chối việc trao những quyền về chính trị cho giai cấp “hạ tiện”. Tại Hội Nghị Bàn Tròn ngày 12 tháng 11, 1930 TS đã yêu cầu chính quyền thuộc địa trao quyền chính trị cho giai cấp “hạ tiện” Ấn ĐộHội nghị thống nhất theo yêu cầu của ông, tuy nhiên điều đó không được hiện thực hóa, vì Đảng Quốc Đại do Gandhi lãnh đạo đã không tham dự phiên họp thứ nhất mà chỉ dự phiên họp thứ hai vào ngày 15 tháng 9, 1931 và họ đã bác bỏ việc trao quyền chính trị cho giai cấp “hạ tiện” Ấn Độ, mặc dù họ lại không phản đối việc giao quyền tương tự cho những người Sikhs và người Hồi giáo. Nhưng sự phản bác của Gandhi cũng bị thất bại, bởi vì Thủ Tướng Anh Quốc Ramsay MacDonald đã cho phép quyền bầu cử chính trị của Giai cấp “Hạ Tiện” (Dalits) trong một quyết định văn bản là Communal Award (Giải thưởng Cộng đồng) cho những người cùng đinh về công cuộc đấu tranh đòi quyền bầu cử độc lập do chính thủ tướng ban hành vào tháng 8, 1932. Sau khi thất bại trên Bàn Tròn, Gandhi áp dụng vũ khí cuối cùng của mình là Tuyệt Thực cho đến chết! Để yêu cầu sửa đổi quyết định của chính phủ Anh Quốc. Vì vậy, văn bản ban thưởng ‘The Communal Award’ đã phải bị sửa đổi và thay bằng Đạo Luật Poona Pact ngày 25 tháng 9, 1932, mà TS Ambedkar đành lòng phải ký vào để cứu sống Gandhi khỏi chết vì tuyệt thực và vì Ambedkar nhận thấy, nếu vì việc này mà M. Gandhi qua đời, những người Hindu (theo Ấn Giáo) có thể sẽ trả thù và có thể sẽ sát hại nhiều người thuộc giai cấp cùng đinhĐạo luật mới dành nhiều chỗ từ giai cấp cùng đinh cho những giai cấp khác. (Vấn đề của Gandhi bề ngoài có vẻ sẽ ủng hộ những số ghế bầu cử cho giai cấp hạ tiện, nhưng mục đích chính của ông hoàn toàn về chính trị. Ông muốn giữ đa số ghế hay quyền phủ quyết về tay số người giai cấp cao của Hindu để đối phó với số ghế người Hồi giáo, bởi vì người ‘hạ tiện’ chỉ chiếm ¼ dân số Ấn Độ. Theo ông Gandhi, vào lúc đó chưa thể xóa bỏ triệt để hệ thống giai cấp).

TS. Ambedkar bắt đầu ý định từ bỏ đạo Hindu mà ông biết rõ từ trong chính thống là một tôn giáo phân biệt giai cấp và đối xử tàn bạo người cùng đinhCuộc đời bản thân ông cũng đã chứng kiến và là nạn nhân. Những người theo đạo Hindu, nhưng chỉ bởi vì mình thuộc tầng lớp hạ tiện, nghèo hèn, thì không được bước vào đền thờ Hindu! Và không được uống nước sạch chung với những người Hindu giai cấp cao hơn!. Tại cuộc gặp mặt với quần chúng ngày 13 tháng 10, 1935 ở Yeola, ông nói với quần chúng rằng nếu họ chưa bao giờ được đạo Hindu che chở và bênh vực, họ nên nghĩ đến chuyện thay đổi ‘đức tin’ của mình để tìm đến một tôn giáo có đối xử bình đẳngbình quyền. Còn nói về bản thân mình, ông phát biểu rằng: “Thật không may, tôi đã sinh ra là một người Hindu. Điều đó ngoài khả năng ngăn cản việc đó xảy ra của tôi, nhưng tôi thề chắc rằng tôi sẽ không chết là một người Hindu.

Khi TS. Ambedkar tuyên bố từ bỏ đạo Hindu, nhiều tôn giáo đã tiếp cận ông như một người nổi tiếng để khuyến khích ông theo tôn giáo của họ, như Thiên Chúa GiáoHồi Giáo, đạo Sikhs, nhưng ông đã khước từ ngay. Trong bài phát biểu lịch sử “What way for Liberty?” (Con Đường Nào cho Tự Do?) ngày 30 & 31 tháng 5, 1936 ở Dadar, Mumbai, ông đã nói về con đường dẫn đến sự Tự Do của mỗi con người và ông không đặt vấn đề là chuyển hóa qua tôn giáo nào, nhưng ông đã dẫn những lời cuối cùng của Đức Phật nói với ngài Ananda được chép lại trong Kinh Đại Bát-Niết-bàn: Hãy là hòn đảo cho chính mình, là nơi nương tựa của chính mình, không nên tìm nơi nương tựa từ bên ngoài; với Giáo Pháp là hòn đảo của mình, là nơi nương tựa của mình, không nên tìm nơi nương tựa khác”.

Và ông đã chọn đạo Phật làm tôn giáo mới của mình, bởi vì đạo Phật chủ trương không phân biệt giai cấpcông bằng xã hội, đúng như lời dạy của Đức Phật khi giảng giải đúng sai cho một ông Bà-la-môn ngạo mạn về sự trái đạo lý của sự phân biệt giai cấp, khinh khi người khác trong “Kinh về Những Người Hạ Tiện” (Vasala Sutta, Suttanipata 1.7).

Ngày 14 tháng 10, 1956, ông đã kêu gọi và triệu tập Lễ chuyển đạo và Quy y đạo Phật một lần cho 380.000 người tại một khu đất rộng 14 mẫu Diksha Bhumi ở Nagpur, bang Maharashtra, trong đó có sự tham dự của Hòa Thượng Sayadaw U Chandramani ở Kushinagar. Tất cả 380.000 người cùng đọc theo ông lời tuyên thệ Quy y Tam Bảo và Tuân theo Ngũ giới. Đây là một cuộc chuyển đạoquy y lớn nhất trong lịch sử tôn giáo. Trong buổi lễ này, ông cũng soạn thảo ra 22 điều quy y dành cho tất cả Phật tử mới. Nhiều người tiếp tục kéo đến Diksha Bhumi và hai ngày sau, ngày 16 tháng 10, 1956 hơn 300.000 người tiếp tục quy y cùng đọc 22 lời thệ nguyện.

10.4 Hai Mươi Hai Lời Thệ Nguyện Của Phật Tử Ấn Độ

22 Lời thệ nguyện đó là:

  1. Tôi sẽ không tin vào Brahma (Phạm Thiên), Thần Vishnu và Mahesh và sẽ không thờ phụng họ.
  2. Tôi sẽ không tin vào Rama và Krishna được cho là hóa thân của Thượng đế và sẽ không thờ phụng họ.
  3. Tôi không tin vào ‘Gauri’, Ganapati và những thần hay nữ thần khác của Hindu và sẽ không thờ phụng họ.
  4. Tôi không tin vào sự hóa thân của Thượng Đế
  5. Tôi không tin Đức Phật là hóa thân của thần Visnu. Tôi tin đấy chỉ là điều ngông cuồng và tuyên truyền sai trái.
  6. Tôi sẽ không thực hành lễ ‘Shraddha’ và sẽ không thực hành lễ ‘pind-dan’ của Hindu.
  7. Tôi sẽ không làm điều gì xâm phạm hay ngược lại những giới hạnh và giáo pháp của Đức Phật.
  8. Tôi sẽ không chấp nhận theo những nghi lễ do Bà-la-môn cử hành.
  9. Tôi tin vào sự bình đẳng của con người.

10. Tôi sẽ nỗ lực để thiết lập sự bình đẳng.

11. Tôi sẽ đi theo ‘Bát Chánh Đạo’ của Đức Phật.

12. Tôi sẽ đi theo mười hạnh ‘paramitas’ (Ba-la-mật) do Đức Phật chỉ ra.

13. Tôi sẽ có lòng từ bi đối với mọi chúng sinh và bảo vệ họ.

14. Tôi sẽ không ăn cắp.

15. Tôi sẽ không nói dối.

16. Tôi sẽ không sát sanh.

17. Tôi sẽ không dùng những chất độc hại như rượu, ma túy…[5]

18. Tôi sẽ nỗ lực đi theo Bát Chánh Đạo và thực hành lòng từ bi trong từng ngày.

19. Tôi từ bỏ Hindu giáo, vì nó làm phương hại đến con người và cản trở sự tiến bộ và phát triển của nhân loại, bởi vì nó dựa vào sự bất bình đẳng. Và tôi chọn đạo Phật là tôn giáo của tôi.

20. Tôi tin chắc Giáo Pháp của Đức Phật là một tôn giáo đích thực.

21. Tôi tin rằng tôi có tái sinh.

22. Tôi xin thệ nguyện và tin chắc rằng từ đây về sau tôi sẽ sống cuộc đời mình theo giới hạnh và giáo pháp của Đức Phật.

10.5 Tại Sao Những Người Hạ Tiện Chuyển Đạo Qua Phật Giáo?

Ngày 12 tháng 5, 1956 TS. Ambedkar đã trả lời trên đài BBC rằng: Theo ông, Phật giáo có 3 nguyên tắc kết hợp mà những tôn giáo khác không có. Những tôn giáo khác đều chủ trương có Thượng đế và Đời sống sau khi chết hay Linh hồn”. Phật giáo thì nhắm đến trí tuệ bát-nhã (pannahiểu biết hơn là vấn đề mê tín và siêu nhiên; nhắm đến lòng bi mẫn (karuna) là tình yêu giữa người và người, chứ không phải kiểu quan hệ kiểu chủ-tớ; và sự bình đẳng (samata) thay thế cho sự phân biệt giai cấp. Đó là những thứ con người cần có để sống một cuộc đời tốt đẹp và hạnh phúc trên trái đất này. Thượng đế hay Linh hồn không thể làm điều đó. Ba nguyên lý này đã làm cho ông tham gia vào Phật giáo và ông muốn cả thế giới cũng biết đến như vậy.

Nhờ công đức của TS. Babasaheb Ambedkar, tầng lớp quần chúng đã quay lại được với đạo Phật của cha ông mình trong quá khứ sau khi bị liệt vào giai cấp ‘hạ tiện’ kể từ thời đại Gupta Period khoảng năm 400 sau CN. Ngày nay, con số Phật tử Ấn Độ đã lên đến 50 triệu người.

Nếu bạn hành hương qua Ấn Độ và gặp những Phật tử Ấn Độ ở những nơi hành hương thiêng liêng, bạn chỉ cần đưa tay lên chào và nói: “Jhai Bhim!” (Bhim sống mãi!). Điều này sẽ làm ấm áp tấm lòng của họ, bởi vì đối với họ, Bhim (tên gọi tắt và thân mến của TS. Bhimrao Ramji Ambedkar) đã giành lại vị trí và danh dự cho tầng lớp bị khinh khi, áp bức. Họ sẽ đáp lại lời chào bằng chính câu: “Jhai Bhim!” từ những khuôn mặt hạnh phúc của họ và điều này luôn mang lại thêm nhiều niềm vui và niềm hoan hỷ cho trong suốt chuyến hành hương về đất Phật của chúng ta.

● Xem Hình “Bốn Nhà Tiên Phong Trong Cuộc Phục Hưng Phật Giáo Ở Ấn Độ”: (sau Phần V) – (1), (2), (3), (4).

▪ Dần dần, tất cả “thánh địa quan trọng” trong cuộc hành hương đều đã được khôi phục và phát triển như là những khu di tích và du lịch. Hầu hết những nơi thánh địa đều lấy lại được vẻ huy hoàng trong quá khứ và đều đang sống theo nhịp của cuộc sống, nhờ vào sự nỗ lực cùng nhau của Tăng Đoàn, những nhà khảo cổ, những nhà lịch sử và những đóng góp của những Phật tử vào trong việc phục hồi các di tíchĐặc biệt là vai trò và những đóng góp của tăng Đoàn ở Miến Điện và Tích Lan trong việc xây thêm tu việntịnh xá (vihara: tịnh xátu viện) để cho Tăng Đoàn, để các Tỳ kheo có thể cư ngụ và làm những người giữ gìn; và đã làm tăng thêm tính thiêng liêng của những khu vực thánh tích. Nhiều khu di tích nằm ở những vùng nông thôn xa xôi, thiếu thốn mọi phương tiện và những tu sĩ đến khu thánh tích đó đã góp phần quan trọng vào việc dạy học và giúp đỡ những người địa phương. Một lần nữa, đó là những di tíchthánh tích ‘sống’, đáng được tôn thờ và chiêm bái, mà hàng ngàn tín đồ đến viếng thăm mỗi năm từ khắp nơi trên thế giới để tỏ lòng thành kính đối với bậc Đại Sư (Sattha) mà thế giới đã hằng biết đến – Đức Phật – và để tích tạo công đức bằng những cuộc hành hương của lòng kính đạo và niềm tin. Một cuộc hành hương về những di sản Phật giáo chắc chắn sẽ làm cho Tâm cao đẹp hơn và làm tăng trưởng nhiều phẩm chất tốt đẹp trong mỗi người. Nhìn cảnh những người đạo hữu hành hương đến từ những miền xa xôi với cùng mục đích tôn vinh Đức Thế Tônchắc chắn sẽ làm khởi sinh những cảm giác hoan hỉ (mudita) ấm áp trong lòng người hành hương.

Đối với những người hành hương ‘để tâm’ và ‘khéo nhìn’, quang cảnh của những đền tháp huy hoàng ngày xưa, nay chỉ còn là những tàn tích và những đống đổ nát, có thể là cơ hội để mình quán chiếu và chiêm nghiệm thêm về sự Vô Thường của tất cả những pháp hữu vi (sankhara), những gì được sinh ra dù kiên cố đến đâu rồi cũng tàn hoại. Điều đó có thể sẽ khởi sinh trong lòng sự thúc giục về mặt tâm linh để mau mau tinh tiến thực hành con đường và Giáo Pháp của Đức Phật.

Những Phật Tử sau khi hoàn thành cuộc hành hương của lòng tin và lòng kính đạo, sẽ còn mang mãi những cảm giác khó thay đổi và khó quên trong lòng.

Không nơi đâu trên trái đất này có thể làm xúc động thật mạnh lòng người và thúc giục tâm linh hơn là những nơi chúng ta đến viếng thăm và tôn kính ở Tám Thánh Địa Phật Giáo này. Những thánh tích thiêng liêng cũng mang lại cho chúng ta những niềm ‘yên ủi’ và ‘an lạc’ cho đến tận sau này.

Những người Phật tử kính đạo nên lắng nghe theo lời dặn của Đức Phật trước khi Người ra đi và hãy cố gắng thu xếp một cuộc hành hương về đất Phật, ít nhất một lần trong cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app